Kinh Đời

Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể.

handshake

Nguồn:What is the origin of the handshake“, History, 08/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình. Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo. Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung.”

Một trong những miêu tả sớm nhất về bắt tay được tìm thấy trong một bản khắc nổi có niên đại từ thế kỷ 9 TCN, trong đó thể hiện Vua Shalmaneser III của xứ Assyria đang bắt tay với nhà cai trị xứ Babylon để xác lập một liên minh. Nhà sử thi Homer đã mô tả những cái bắt tay nhiều lần trong các trường ca “Iliad” và “Odyssey” của mình, trong đó chúng thường liên quan đến những cam kết và những biểu thị của niềm tin. Cử chỉ này cũng là một motif được lặp lại trong các tác phẩm nghệ thuật về tang lễ vào thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Các bia mộ thường mô tả hình ảnh người quá cố bắt tay với một thành viên trong gia đình, thể hiện hoặc là một lời tiễn biệt cuối cùng hoặc mối liên kết vĩnh cửu giữa người còn sống và người đã chết. Trong khi đó, vào thời Rome cổ đại, bắt tay thường được sử dụng như một biểu tượng của tình hữu nghị và lòng trung thành. Hình ảnh đôi bàn tay siết chặt thậm chí còn xuất hiện trên đồng tiền La Mã.

Trong khi bắt tay có nhiều ý nghĩa trong thế giới cổ đại, ngày nay nó được sử dụng như một lời chào hàng ngày. Một số nhà sử học tin rằng nó được phổ biến bởi những người Quaker vào thế kỷ 17, khi họ xem một cái bắt tay đơn giản như là một hình thức thay thế mang tính bình đẳng hơn so với việc cúi chào hoặc nhấc mũ chào. Về sau, lời chào như vậy trở nên phổ biến, và vào những năm 1800, các hướng dẫn về nghi thức thường bao gồm các hướng dẫn về kỹ thuật bắt tay phù hợp. Như thường được nói đến ngày nay, một cái bắt tay kiểu thời Victoria được cho là phải rắn rỏi nhưng không quá mạnh. Một hướng dẫn vào năm 1877 tư vấn cho các độc giả của mình rằng, “một quý ông mà thô lỗ bóp mạnh bàn tay được chìa ra cho mình khi chào hỏi, hoặc lắc bàn tay quá thô bạo, thì không bao giờ có cơ hội để lặp lại hành vi xúc phạm đó một lần nữa.”

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/10/nguon-goc-cua-viec-bat-tay/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể.

handshake

Nguồn:What is the origin of the handshake“, History, 08/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình. Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo. Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung.”

Một trong những miêu tả sớm nhất về bắt tay được tìm thấy trong một bản khắc nổi có niên đại từ thế kỷ 9 TCN, trong đó thể hiện Vua Shalmaneser III của xứ Assyria đang bắt tay với nhà cai trị xứ Babylon để xác lập một liên minh. Nhà sử thi Homer đã mô tả những cái bắt tay nhiều lần trong các trường ca “Iliad” và “Odyssey” của mình, trong đó chúng thường liên quan đến những cam kết và những biểu thị của niềm tin. Cử chỉ này cũng là một motif được lặp lại trong các tác phẩm nghệ thuật về tang lễ vào thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Các bia mộ thường mô tả hình ảnh người quá cố bắt tay với một thành viên trong gia đình, thể hiện hoặc là một lời tiễn biệt cuối cùng hoặc mối liên kết vĩnh cửu giữa người còn sống và người đã chết. Trong khi đó, vào thời Rome cổ đại, bắt tay thường được sử dụng như một biểu tượng của tình hữu nghị và lòng trung thành. Hình ảnh đôi bàn tay siết chặt thậm chí còn xuất hiện trên đồng tiền La Mã.

Trong khi bắt tay có nhiều ý nghĩa trong thế giới cổ đại, ngày nay nó được sử dụng như một lời chào hàng ngày. Một số nhà sử học tin rằng nó được phổ biến bởi những người Quaker vào thế kỷ 17, khi họ xem một cái bắt tay đơn giản như là một hình thức thay thế mang tính bình đẳng hơn so với việc cúi chào hoặc nhấc mũ chào. Về sau, lời chào như vậy trở nên phổ biến, và vào những năm 1800, các hướng dẫn về nghi thức thường bao gồm các hướng dẫn về kỹ thuật bắt tay phù hợp. Như thường được nói đến ngày nay, một cái bắt tay kiểu thời Victoria được cho là phải rắn rỏi nhưng không quá mạnh. Một hướng dẫn vào năm 1877 tư vấn cho các độc giả của mình rằng, “một quý ông mà thô lỗ bóp mạnh bàn tay được chìa ra cho mình khi chào hỏi, hoặc lắc bàn tay quá thô bạo, thì không bao giờ có cơ hội để lặp lại hành vi xúc phạm đó một lần nữa.”

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/10/nguon-goc-cua-viec-bat-tay/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm