Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Nguyễn, 1911… - Việt Nhân
(HNPĐ) Với nhiều người khi đã không ưa, thì không để mắt tới chứ nói gì đến đọc, còn mỗ tôi có lẽ vì cái tò mò quá nặng mà lăn vào tìm hiểu, trước đây khi gặp phải cái rối do ma trận cố tình của cộng sản đã có lúc cái đúng sai bó tay đành chịu. Nhưng nay đã khác, có khá nhiều tài liệu như HCM: The Missing Years của Bà Sophie Quinn- Judge, hay HCM: A Life của Ông William J.Duiker, và nhất là HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, giáo sư người Đài Loan…
Với HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, nói hoàn toàn tin thì không hẳn là vậy, nhưng thích cái cốt lõi của vấn đề do giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra: Nguyễn là Nguyễn, Hồ là Hồ, với điều đó mọi lấn cấn đều được giải. Hơn hết là luận cứ chứng minh, Nguyễn không là tác giả “Nhật ký trong tù”, ai đó dù cuồng Hồ đến đâu cũng phải tin… Khả năng Hán văn và Pháp văn của Nguyễn có được là từ trường đời hơn là do trường lớp, ý nói thời gian cắp sách của Nguyễn!
Cái dối trăm khéo cũng không là sự thật, dù An Nam cộng đảng cũng đã lớp lang cho phần tiểu sử Hồ Chí Minh, lúc (Nguyễn Sinh Coong) học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba ở Huế. Nguyễn học tiếng Pháp lớp Nhì (1907), lớp Nhất (1908), với vốn liếng tiếng Pháp đó, ba năm sau, ngày 05/06/1911, Nguyễn với chân phụ bếp lên tàu Đô đốc Latouche-Tréville sang Pháp ‘cứu nước’… Đúng là phi thường khi tuyên giáo đảng cố gắng dựng nên một bác vĩ đại!
Ngày 06/07/1911 đặt chân lên đất Pháp, việc làm đầu tiên là viết hai lá đơn (ngày 15/09/1911), một gửi Tổng Thống Pháp, một gửi Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, Nguyễn viết để xin vào học Trường Thuộc Địa, một trường đào tạo các viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Đã cho thấy rất rõ chủ đích của Nguyễn đến Pháp, và chắc chắn tính luôn cả con đường tương lai cho mình… Vậy Nguyễn đi Pháp là tìm đường tự cứu, và tất cả mọi người đều thấy rõ!
Chính trị lúc đó rất là xa lạ với Nguyễn, ngay trong “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”, người viết Trần Dân Tiên tức Hồ, trang 46 có câu: “Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội… chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản…” Cho thấy nói dối đầu đuôi bất nhất là tự chôn mình!
Nguyễn đến với chính trị sau này là bởi cuộc sống! Cái sở học của Nguyễn có được từ trường lớp là rất kém, những gì nói về Hồ đoạn đầu (1890-1932) là do bộ máy tuyên truyền dàn dựng cho một Nguyễn không quá cách biệt, và xứng tầm một lãnh tụ. Còn Hồ sau này là ai không là cái đặt nặng, ai cũng đều được cả, có thể 99% là người Tầu, nhưng chắc chắn không là Nguyễn, người Việt quê Nghệ An, nay qua Hồ Tuấn Hùng có đươc một Hồ Tập Chương thì ta cứ xài tạm.
Ở Pháp đến cuối 1912 Nguyễn sang Hoa Kỳ, đến cuối 1913 lại sang Anh, vẫn làm các nghề bồi bàn, phụ bếp, cào tuyết… những nghề này vất vả nhưng tiền công lại không là mấý, cuối năm 1917 Nguyễn trở lại nước Pháp cho đến 1923. Theo Wikipedia, mà cũng là tài liệu đảng An Nam cộng, lần đầu Nguyễn đến Liên Xô năm 1922 tham gia Đại hội IV Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin (?!) và tháng 06/1923, Nguyễn đến Moskva học tại Đại Học CS Phương Đông.
Sau khóa học, Nguyễn rời Liên Xô cuối năm 1924, theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô Mikhail Markovich Borodin, đến Quảng Châu dưới cái tên Lý Thụy. Đây là lần may mắn độc nhất trong những năm tháng Nguyễn sống nơi đất người, và cũng là trong đời Nguyễn, khi làm nhân viên có lương cho Quốc Tế Cộng Sản, thực hiện các công tác bành trướng Chủ Nghĩa CS tại vùng Đông Nam Á. Xin được trích ra đây thư và báo cáo trong “HCM toàn tập, tập-2”:
***Thư gửi ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.
Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản - Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này - Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.
Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? – Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v.. v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga – Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).
Ngày 11-4-1924.
Và đây là bản báo cáo 1927 sau đó 3 năm: ***Gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản:
Từ tháng 11-1924, tôi được Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sàn và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương. Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.
Yêu cầu của tôi: Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:
Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc:) $3.600.00
Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla): $ 4,800.00
Tiền chi bất thường $1,100.00
Tổng cộng $9,500.00
Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.
Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng đưa tôi vào bệnh viện. Khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.
Gửi các đồng chí lời chào cộng sản - Mátxcơva tháng 6-1927.
Như vậy từ 1924, Nguyễn đã là nhân viên làm việc có lương cho Quốc Tế Cộng Sản, với Nguyễn đây là một cái nghề, chúng ta thấy được điều đó trong câu: “Khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.” Nguyễn đã xin vào bệnh viện cho thấy bệnh lao của Nguyễn đã nặng!
Nhưng cũng trong thời gian này, lại có một biến cố lớn dính líu đến tiền bạc, đó là Nguyễn cùng Lâm Đức thụ đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy 150.000 bạc Đông Dương! Chuyện đã xảy ra như thế nào, Nguyễn cần tiền, hay chỉ là manh động của một kẻ cơ hội như Nguyễn? Đó là câu chuyện kỳ tới: Cụ Phan và Nguyễn.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Nguyễn, 1911… - Việt Nhân
(HNPĐ) Với nhiều người khi đã không ưa, thì không để mắt tới chứ nói gì đến đọc, còn mỗ tôi có lẽ vì cái tò mò quá nặng mà lăn vào tìm hiểu, trước đây khi gặp phải cái rối do ma trận cố tình của cộng sản đã có lúc cái đúng sai bó tay đành chịu. Nhưng nay đã khác, có khá nhiều tài liệu như HCM: The Missing Years của Bà Sophie Quinn- Judge, hay HCM: A Life của Ông William J.Duiker, và nhất là HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, giáo sư người Đài Loan…
Với HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng, nói hoàn toàn tin thì không hẳn là vậy, nhưng thích cái cốt lõi của vấn đề do giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra: Nguyễn là Nguyễn, Hồ là Hồ, với điều đó mọi lấn cấn đều được giải. Hơn hết là luận cứ chứng minh, Nguyễn không là tác giả “Nhật ký trong tù”, ai đó dù cuồng Hồ đến đâu cũng phải tin… Khả năng Hán văn và Pháp văn của Nguyễn có được là từ trường đời hơn là do trường lớp, ý nói thời gian cắp sách của Nguyễn!
Cái dối trăm khéo cũng không là sự thật, dù An Nam cộng đảng cũng đã lớp lang cho phần tiểu sử Hồ Chí Minh, lúc (Nguyễn Sinh Coong) học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba ở Huế. Nguyễn học tiếng Pháp lớp Nhì (1907), lớp Nhất (1908), với vốn liếng tiếng Pháp đó, ba năm sau, ngày 05/06/1911, Nguyễn với chân phụ bếp lên tàu Đô đốc Latouche-Tréville sang Pháp ‘cứu nước’… Đúng là phi thường khi tuyên giáo đảng cố gắng dựng nên một bác vĩ đại!
Ngày 06/07/1911 đặt chân lên đất Pháp, việc làm đầu tiên là viết hai lá đơn (ngày 15/09/1911), một gửi Tổng Thống Pháp, một gửi Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, Nguyễn viết để xin vào học Trường Thuộc Địa, một trường đào tạo các viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Đã cho thấy rất rõ chủ đích của Nguyễn đến Pháp, và chắc chắn tính luôn cả con đường tương lai cho mình… Vậy Nguyễn đi Pháp là tìm đường tự cứu, và tất cả mọi người đều thấy rõ!
Chính trị lúc đó rất là xa lạ với Nguyễn, ngay trong “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”, người viết Trần Dân Tiên tức Hồ, trang 46 có câu: “Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội… chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản…” Cho thấy nói dối đầu đuôi bất nhất là tự chôn mình!
Nguyễn đến với chính trị sau này là bởi cuộc sống! Cái sở học của Nguyễn có được từ trường lớp là rất kém, những gì nói về Hồ đoạn đầu (1890-1932) là do bộ máy tuyên truyền dàn dựng cho một Nguyễn không quá cách biệt, và xứng tầm một lãnh tụ. Còn Hồ sau này là ai không là cái đặt nặng, ai cũng đều được cả, có thể 99% là người Tầu, nhưng chắc chắn không là Nguyễn, người Việt quê Nghệ An, nay qua Hồ Tuấn Hùng có đươc một Hồ Tập Chương thì ta cứ xài tạm.
Ở Pháp đến cuối 1912 Nguyễn sang Hoa Kỳ, đến cuối 1913 lại sang Anh, vẫn làm các nghề bồi bàn, phụ bếp, cào tuyết… những nghề này vất vả nhưng tiền công lại không là mấý, cuối năm 1917 Nguyễn trở lại nước Pháp cho đến 1923. Theo Wikipedia, mà cũng là tài liệu đảng An Nam cộng, lần đầu Nguyễn đến Liên Xô năm 1922 tham gia Đại hội IV Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin (?!) và tháng 06/1923, Nguyễn đến Moskva học tại Đại Học CS Phương Đông.
Sau khóa học, Nguyễn rời Liên Xô cuối năm 1924, theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô Mikhail Markovich Borodin, đến Quảng Châu dưới cái tên Lý Thụy. Đây là lần may mắn độc nhất trong những năm tháng Nguyễn sống nơi đất người, và cũng là trong đời Nguyễn, khi làm nhân viên có lương cho Quốc Tế Cộng Sản, thực hiện các công tác bành trướng Chủ Nghĩa CS tại vùng Đông Nam Á. Xin được trích ra đây thư và báo cáo trong “HCM toàn tập, tập-2”:
***Thư gửi ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.
Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản - Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này - Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.
Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? – Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v.. v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga – Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).
Ngày 11-4-1924.
Và đây là bản báo cáo 1927 sau đó 3 năm: ***Gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản:
Từ tháng 11-1924, tôi được Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sàn và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương. Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.
Yêu cầu của tôi: Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:
Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc:) $3.600.00
Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla): $ 4,800.00
Tiền chi bất thường $1,100.00
Tổng cộng $9,500.00
Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.
Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng đưa tôi vào bệnh viện. Khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.
Gửi các đồng chí lời chào cộng sản - Mátxcơva tháng 6-1927.
Như vậy từ 1924, Nguyễn đã là nhân viên làm việc có lương cho Quốc Tế Cộng Sản, với Nguyễn đây là một cái nghề, chúng ta thấy được điều đó trong câu: “Khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.” Nguyễn đã xin vào bệnh viện cho thấy bệnh lao của Nguyễn đã nặng!
Nhưng cũng trong thời gian này, lại có một biến cố lớn dính líu đến tiền bạc, đó là Nguyễn cùng Lâm Đức thụ đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy 150.000 bạc Đông Dương! Chuyện đã xảy ra như thế nào, Nguyễn cần tiền, hay chỉ là manh động của một kẻ cơ hội như Nguyễn? Đó là câu chuyện kỳ tới: Cụ Phan và Nguyễn.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)