Kinh Đời
Nguyễn Quý Đại: Canada Đất Rộng Người Thưa
Thời tiết ở Đức lạnh như Canada, bởi vậy nhiều người Đức không muốn đến Canada mà họ đến các quốc gia có nắng ấm hơn. Chúng tôi đi du lịch đường dài từ Houston, Miami, Washington, New York… Hãng bảo hiểm xe cho phép chúng tôi sang Canada, nhưng từ chối đến Mexico, chứng tỏ đời sống ở Canada an toàn như ở Mỹ. Trung tuần tháng năm dù thời tiết ở vùng Bắc Mỹ còn se lạnh, chúng tôi không bỏ cơ hội đi thăm Canada.
Địa lý và lịch sử Canada tóm lược
Canada
có diện tích lớn thứ hai trên thế giới khoảng 10 triệu km2; (sau Liên
bang Nga), nằm ở lục địa Bắc Mỹ, phía nam giáp Hoa Kỳ, phía bắc giáp
Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía đông giáp Đại tây Dương, phía tây giáp
Thái Bình Dương. Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị đóng băng bao phủ
vĩnh cửu. Canada có bờ biển dài nhất thế giới là 202.080 km và biên
giới đất liền với Hoa Kỳ dài 8.891 km. Canada có khí hậu ôn đới, chia
thành hai mùa chính: mùa đông kéo dài, tuyết băng phủ kín; mùa hè mát,
ấm. Ngũ Đại Hồ (bao gồm Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ
Erie và Hồ Ontario). Dân số 35,16 triệu.
Từ tiểu bang New York đi Québec thời tiết gió lạnh, nhiều nơi còn đọng
lại những đống tuyết trắng dưới những gốc thông già xanh lá. Thành phố
Québec diện tích 454,1 km² dân số trên 500 ngàn người, nhà cửa kiến trúc
giống như ở Pháp. Đời sống thành phố nầy ảnh hưởng văn hóa Pháp, còn
một khu phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm
1985. Vì vậy Québec còn được gọi là Cố đô (La Vieille Capitale). Gió rất
mạnh và lạnh trên sân Lâu đài Fontenac, người ốm yếu có thể bay theo
gió, nhưng không thể làm đổ những khẩu súng đồng đen cổ nặng nằm yên với
nòng súng hướng về dòng sông Saint-Laurent thơ mộng, nhiều ghe tàu qua
lại. Khu phố cổ Petit Champlain yên tĩnh. Nhà thờ Sainte-Anne-de-Beaupré
cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn, theo tài liệu thành phố Québec được
Samuel de Champlain chính thức thành lập ngày 3.7.1608, dưới sự bảo trợ
của Pierre Dugua de Mons, được xem là nơi khởi thủy của cộng đồng nói
tiếng Pháp ở Bắc Mỹ.
Năm 1535 người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm Jacques
Cartier, ông đi thuyền ngược lên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng
nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong phố Québec hiện nay) của thổ
dân Iroquois và năm 1608 nhà thám hiểm Samuel de Champlain cũng đến
đây. Từ đó Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis
XII và được đặt tên là Nouvelle-France / New France), đến 1663 thì vua
Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp.
Năm 1763 Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc
Anh. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho dân chúng giữ các phong tục
và luật lệ của người Pháp.
Hotel Hilton Quebec cách viện bảo tàng nghệ thuật khoảng 1,5 km và toà
nhà Quốc hội 5 phút đi bộ. Về đêm trên tầng 10 nhìn xuống phố rất đẹp,
Hotel ở Canada nếu xử dụng Wilan phải trả tiền 10 dollar Canada (CAD),
chỗ đậu xe một ngày từ 20-30 CAD trong lúc bên Mỹ xài WFI, đậu xe thoả
mái không phải trả thêm tiền.
Từ
Québec về Montréal hai bên xa lộ ít nhà cửa, những cánh đồng rộng mênh
mông màu xám của đất, thời tiết lạnh các nông trại chưa canh tác. Xăng
dầu, bier, rượu ở Canada đắt gấp đôi Mỹ, nhưng thuốc tây thì rẻ hơn. Mua
nước phải trả tiền thế võ, chai như ở Đức, vì bảo vệ môi trường không
bỏ chai vào thùng rác như ở Mỹ. Các thành phố của Canada, muốn tìm nhà
vệ sinh vào Mc Donald´s phải mua ít nhất 10 CND, thì nhân viên phục vụ
họ sẽ mở cửa WC. Hay vào các phòng hướng dẫn du lịch Info. của thành phố
sạch sẽ thoả mái, nhưng chỗ đậu xe là một vấn đề khó khăn. Nên để xe ở
Hotel đi phương tiện công cộng tiện lợi, đôi khi đậu xe bị phạt, bị đập
kính lấy trộm nhiều người bị mất hết quần áo, laptop “lỡ khóc lỡ cười”.
Thành phố Montréal có diện tích 365,13 km², dân số vào khoảng 1,6 triệu
là một hòn đảo lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch
sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980,
Montréal vẫn còn là thành phố đông dân nhất của Canada, phần lớn nói
tiếng Pháp, thế hệ trẻ nói cả 2 ngôn ngữ Anh và Pháp.
Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng
ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16
(Jacques Cartier – 1535; Samuel de Champlain – 1608). Đến 1642 các nhà
truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một
làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là
Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người
Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp
nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành
Ville-Marie cho Đế quốc Anh năm 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland,
Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây.
Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên
1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal, nhiều
người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi
các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.
Montréal
vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, về thương mại, kỹ nghệ,
đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa.
Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới
ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư
nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một gạch nối tự nhiên giữa Châu
Âu và Bắc Mỹ, giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19
cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở
kinh doanh xây vào thập niên 1950, 1960. Khu Montréal Cổ (Vieux
Montréal/ Old Montreal) còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của
thị trấn Ville-Marie ngày xưa, có hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền
với các hệ thống xe lửa và xe buýt sang hai thành phố bên kia bờ sông
của Montréal (Laval và Longeuil) có đường hầm dưới sông Saint-Laurent.
Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học (có 8 trường đại học và
nhiều trường cao đẳng), cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm
thành phố được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất
là Giáo hội Công giáo La Mã, từng phát triển hàng trăm nhà thờ to nhỏ
khác nhau tại Montréal. Nhà thờ Thờ Thánh Giuse đẹp, trên đồi cao “đồi
vọng cảnh” nhìn xuống phố phong cảnh bao la.
Chúng tôi đến thủ đô Ottawa trời mưa nặng hạt kéo dài cả ngày, không thể
đi dạo xem phong cảnh, đành phải chạy xe quanh thành phố “cưỡi ngựa xem
hoa”. Các công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament
Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang
(Confederation Building), viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường
đại học Carleton và Đại học Ottawa. Trước tòa Nhà Quốc Hội có ngọn
Lửa/Centennial Flame được xây vào năm 1967 để đánh dấu thời lập quốc của
Canada. Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia tại quảng trường
Confederation.
Thành
phố Ottawa cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại
giống như Montréal. Ottawa nằm trong thung lũng cách Toronto 400 km và
Montréal 190 km, diện tích 2.778,64 km², dân số trên 800 ngàn người (xếp
thứ 4 Canada). Giả từ Ottawa đến vùng biển hồ ngàn đảo (1000 islands
Cruises), mặt hồ còn mù sương, tàu thuyền đậu ở bến chỉ có đàn chim hải
âu bay lượn tìm mồi. Vùng nầy mùa hè nhiều du khách đi thuyền trên hồ
thưởng thức phong cảnh thiên nhiên mây nước. Nhờ vắng khách nên Hotel
cũng hạ giá, trước khi đến Toronto ghé vào Kingston, thành phố này là
thủ đô đầu tiên từ thuộc địa của Anh lớn nhất ở Bắc Mỹ (ngày 31.12.1857
Nữ hoàng Victoria được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada gồm tỉnh bang
Québec và Ontario và bà đã chọn Ottawa).
Năm 1841 thành lập đại học Queen’s University ở Kingston lâu đời nhất
Canada số sinh viên theo học hơn 16 ngàn người. Cuối thế kỷ 19 và những
năm đầu thế kỷ 20, Kingston là một thành phố cảng lớn đóng tàu và sản
xuất đầu máy xe lửa còn lưu lại đầu máy màu đen “trơ gan cùng tuế
nguyệt!” trên có hàng chữ “Canadian Pacific” tại bến cảng Port Royal
lộng gió.
Chúng
tôi ghé thăm “The big Apple” nơi sản xuất bánh, mức rượu táo, đặc sản
nổi tiếng thơm ngon. Về chiều trời quang đãng hơn từ xa có thể nhìn thấy
Toronto với những nhà cao tầng và tháp CN (Canadian National Tower) cao
553,33m, chúng tôi vào thành phố thời gian người ta đi làm về nên bị
kẹt xe cả tiếng đồng hồ, sau đó đến nhà anh chị Tùng-Cân dùng cơm tối
với vài người bạn thân. Anh Tùng là bạn từ thời học trung học ở Tam Kỳ
với cậu Văn, nên gặp nhau rất vui, thường kể chuyện thời niên thiếu. Khi
trưởng thành cậu Văn vào Không quân, anh Tùng còn là sinh viên khoa học
ở Sài Gòn, năm 1972 anh bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức, ra
trường đi tác chiến, sau 1975 bị tù (tập trung cải tạo) và vượt biển đến
Canada 1980. Anh chị có 3 cháu gái tốt nghiệp đại học, 2 cô lập gia
đình. Trước khi đến Canada tôi có mail và dự định thăm nhà văn Trần Gia
Phụng và anh Nguyễn Văn Phát là chủ tịch HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ
ĐỨC ONTARIO. Anh Phát là người gọi cellphone nhiều lần khi tôi đến Mỹ,
anh nhiệt tình mời chúng tôi về nhà. Cảm ơn anh chị Phát rất nhiều vì
anh chị còn đi làm, tôi không muốn làm phiền, may mắn có anh chị Tùng
Cân làm hướng dẫn viên du lịch và dành cho mỗi người một phòng vì các
con đã ra riêng. Trong những ngày gặp nhau nghe giọng nói đặc địa phương
xứ Quảng “chu choa, hỉ, răng hè… “ của chị Cân chúng tôi cảm thấy rất
vui và gần gũi… Trời lạnh ăn bánh xèo của các bà đổ ngon tuyệt cú mèo,
có thêm món bê thui mua ở nhà ông “Bắc Kỳ” chấm với mắm “cái” cá cơm rất
ngon vì ở Houston, cũng như Munich không có bán. Ở Canada không thể
thiếu món tôm hùm vùng Halifax, New Founland (Atlantic Ocean). Cua nổi
tiếng thì vùng biển Vancouver tỉnh bang British Columbia.
Tôi và anh Tùng tới thăm gia đình anh Phát, khi tới gần nhà thì thấy 2
cột cờ cao cờ Canada và cờ Vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió chiều, đúng
là nhà ông chủ tịch với tinh thần chống cộng. (Anh Phát vượt biên đến
Pulau Bidong tháng 5 năm 1981 và đến Canada cuối tháng 10, 1982). Chúng
tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện về sinh hoạt của người Việt
tại địa phương và Canada… Chị Phát làm các món nhậu để anh em lai rai
trước khi chị về cùng ăn tối. Anh Đặng Sơn là webmaster của trang nhà http://thuduc-ontario.ca
đến cùng nâng ly vui mừng ngày gặp nhau trong tình thân cùng một lý
tưởng… Cuộc tiệc chưa tàn chúng tôi phải chia tay vì anh Tùng phải đi
phi trường đón cô gái út về thăm nhà. Hy vọng các anh Sơn, anh Phát có
dịp đi Âu Châu ghé Munich tôi sẽ là hướng dẫn viên du lịch và nhiều thì
giờ tâm sự hơn.
Toronto có diện tích 630 km² là thành phố đông dân nhất tại Canada trên
2.615.060 người. Mỗi năm có trên 100.000 người nhập cư đến khu vực
Toronto. Lịch sử Toronto bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 khi Anh Quốc mua đất
của người bản địa. Khu định cư được thiết lập tại đây mang tên là York,
và được Phó Thống đốc John Graves Simcoe chọn làm thủ đô của Thượng
Canada (Upper Canada). (thời đó Canada chia làm 2 phần thượng và hạ)
Thành phố bị tàn phá trong chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc năm 1812.
Ngày 6.3.1834. York đổi tên là Toronto, là thành phố đứng đầu về kinh
tế, thương nghiệp của Canada, là nơi đặt trụ sở của sở giao dịch chứng
khoán và ngân hàng lớn nhất Canada. Những khu vực kinh tế hàng đầu trong
thành phố là tài chính,viễn thông, hàng không, giao thông, truyền
thông, nghệ thuật, xuất bản, sản xuất Software, nghiên cứu y tế, giáo
dục, du lịch và kỹ thuật.
Người Việt Tại Canada
Trước năm 1975 có một số Sinh viên miền Nam du học và sau 30.4.1975
Chính phủ Canada mở rộng vòng tay nhân đạo, đón nhận thuyền nhân Việt
Nam tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á Châu. Theo tài liệu thì người Canada
gốc Việt/ Vietnamese Canadian sống tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario
83.330 (45%); Québec 33.815 (19%); British Columbia 30.835 (18%), và
Alberta 25.170 (14%). Đa số sống ở các vùng đô thị: Toronto 56.095;
Montreal 30.515; Vancouver 26.110; hay Calgary 14.285. Sinh hoạt của
cộng đồng người Việt phát triển về văn hóa, chính trị, tâm linh: có
khoảng 40 chùa, trong đó có 8 ở Montreal, 7 ở Toronto, và 4 ở Vancouver,
số còn lại ở các tỉnh bang khác.
Cộng Đoàn Kitô giáo, có nhiều giáo xứ và Linh mục tuyên uý người Việt.
Đặc biệt Giám mục trẻ tuổi nhất của Tổng Giáo Phận Toronto là Đức Cha
Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, được cử làm Chuởng Ấn kiêm Trưởng Văn Phòng
Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto. Từ vị Cha Sở trẻ tuổi nhất của St.
Cecilia, Linh mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu trở thành vị GM Canada tiên
khởi gốc thuyền nhân Việt Nam có tuổi đời trẻ nhất trong hàng Giám mục
Canada. Một dự án xây dựng Đền dâng kính Đức Mẹ La-Vang Nữ Vương Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được thực hiện trong tương lai.
Sinh họat về truyền thông báo chí: có ba hay bốn nhà xuất bản Việt ngữ
và khoảng 30 tờ báo và tạp chí. Đài truyền hình SBTN phát hình tin tức
quảng cáo suốt ngày. HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ ĐỨC ONTARIO vào dịp
TẾT Việt Nam đều phát hành Đặc San Lửa Thiêng nội dung phong phú, với
những cây bút một thời từng vào sanh ra tử trên chiến trận khói lửa khắp
bốn vùng chiến thuật. Đặc San là một sự nối kết tinh thần huynh đệ chi
binh. Cũng như Liên Hội Người Việt tại Canada đấu tranh cho Tự do và Dân
chủ cho Việt Nam, vận động người đi trước bảo trợ cho những người sau
kém may mắn bị từ chối cho đi định cư còn ở lại bên đất Phi, một số gia
đình được bảo trợ về tài chánh, nhà cửa… được định cư tại Canada. Đó là
một nghiã cử cao đẹp của người Việt đi trước. Trong những năm qua Liên
Hội vận động xây dựng dự án “Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân” số tiền thu được
trên 1,5 triệu CND, vì vật giá leo thang nên chưa thực hiện được dù đã
có đất! Nhiều tiệm Nails cũng như Restaurant do người Việt Nam làm chủ,
các bạn một thời Phan Châu Trinh cho biết cô Trần Thiếu Lan nữ sinh Phan
Thanh Giản (Tú tài IBM) cũng là Webmaster của trang nhà Phan Thanh
Giản, kinh doanh về Restaurant. Tôi mail hỏi địa chỉ để cùng thân hữu
đến ăn tối, nhưng Thiếu Lan đã về vui thú điền viên. http://ptgdn.com
Nhìn
chung người Việt tại Canada, cũng như trên thế giới hội nhập thành công
tốt đẹp. Chúng ta có thể hãnh diện thế hệ thứ hai phần lớn tốt nghiệp
đại học các ngành như: Khoa học kỹ thuật, Chính trị, Kinh Tế làm rạng
danh Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS. Tại Ontario có ông Ngô Thanh Hải
từng là sĩ quan Quân lực VNCH, định cư từ năm 1975. Hiện nay là Thượng
nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario. Trước
khi ông được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, ông là một chánh án chuyên
về Di trú & Quốc tịch tại thành phố Ottawa. Trong những sinh hoạt
về văn hoá, biểu tình chống CSVN luôn có sự đồng hành của ông Ngô Thanh
Hải.
Canada đất rộng, dân số hơn 35 triệu, so với VN dân số trên 90 triệu còn
chậm tiến lạc hậu vì theo chế độ độc tài CS. Canada phát triển vững
mạnh về kinh tế, từng tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal, Thế
vận hội Mùa đông 1988 tại Calgary, Thế vận hội Mùa đông 2010 tại
Vancouver và đang chuẩn bị tổ chức PanAm Games vào tháng 7, 2015 tại
Toronto. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế với những quốc gia có
nền công nghiệp hàng đầu của thế giới như: G8, G20. Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Canada là một trong các cường quốc công nghiệp với sự phát triển vượt
bậc về kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa. Chính phủ dành tới 5.2%
GDP để đầu tư đào tạo nhân lực, các nguồn chi từ người dân cũng chiếm
1.8 % GDP. Canada chú ý đến vấn đề giáo dục là quan trọng để phục vụ
phát triển nền kinh tế. GDP trung bình mỗi người ở mức 51.990 USD. Tài
nguyên dồi dào phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Về phúc lợi xã
hội hệ thống y tế hiện đại và hoàn toàn miễn phí cho người dân. Hệ thống
giáo dục cấp trung học miễn phí, nhà nghèo, cha mẹ thu nhập thấp thì
tiền hàng tháng chính phủ trợ cấp cho gia đình có con cái càng nhiều,
giúp đỡ đối với trẻ em sinh ra tàn tật. Sinh viên được Chính phủ cho vay
tiền học, cho tiền ăn ở (nếu thu nhập thấp).
Canada có nền dân chủ Đại Nghị Liên Bang, là một quốc gia quân chủ lập
hiến, là một thành viên của Thịnh vượng chung các quốc gia, xử dụng hai
ngôn ngữ chính tiếng Anh, tiếng Pháp và một số ngôn ngữ của các dân tộc
thông dụng là tiếng: Quảng Đông (1.072.555 người), Punjab (430.705), Tây
Ban Nha (410.670), Đức (409.200), và Ý (407.490), tiếng Việt (trên
200.000).
Về đời sống ở Canada một phần giống nước Đức về an sinh xã hội, giáo
dục, Người Đức bảo thủ hơn, người ngoại quốc khó giữ chức vụ quan trọng
trong chính quyền, nếu học ngành Chính trị xã hội ra trường không có
việc làm… trường hợp ngoại lệ ông Philipp Rösler người Việt Nam theo
đảng FDP được bầu vào chức Bộ trưởng Kinh tế liên bang chỉ một nhiệm kỳ
mà thôi. Ở Canada với người già có phần dễ dải hơn, lãnh tiền già có thể
về Việt Nam sinh sống với con cháu lâu hơn, trong khi ở Mỹ ra khỏi nước
1 tháng là bị cúp tiền trợ cấp. Mọi quốc gia đều có luật lệ riêng,
người ở Đức mà trồng cần sa thi bị tù không dưới 10 năm, tài sản bị tịch
thu, bị trục xuất.
Canada có hai biểu tượng là: Lá Phong và con Hải Ly
Lá Phong:
Maple Leaf/ Ahornblatte. Theo tài liệu từ năm 1700 lá Phong được xem là
biểu tượng của người dân bản xứ thuộc khu vực Bắc-Mỹ. Năm 1868 là Phong
được vẽ trên huy hiệu của tỉnh Ontario, Québec và trên quốc huy Canada
năm 1921. Năm 1867 Canada độc lập, Alexander Muir (1830-1906) sáng tác
ca khúc ”The Maple Leaf Forever” như quốc ca. Bắt đầu từ thập niên 1960
Calixa Lavallée viết nhạc phẩm “O Canada” trở nên phổ biến. Năm 1960
Quốc hội Canada ban hành một đạo luật công nhận chính thức ”O Canada“ là
Quốc ca.
Cờ Canada có 2 màu đỏ trắng chia làm 3 phần nền đỏ trắng theo tỷ lệ
(1-2-1) hình lá Phong ở giữa trên màu trắng, chiều rộng của quốc kỳ gấp
hai lần chiều cao. Đó là bản vẻ của George F. G. Stanley được chọn là
quốc kỳ chính thức của Canada ngày 15.2.1965.
Hải ly:
Beaver/ Biber tên khoa học Castor là chi động vật có vú, sống lưỡng cư
(cả dưới nước và trên bờ). Thuộc loại gặm nhấm ăn rể, gốc cây vào ban
đêm, nó dài từ 70-100 cm nặng 20-30 kilô, tuổi thọ từ 10-20 năm. Hải ly
có tài đắp đập, đào kinh xây ổ thích hợp theo 2 mùa mưa nắng, người
Canada cho Hải ly có đức tính cần cù, chăm chỉ. Năm 1851 ông Samford
Fleming đưa hình Hải ly lên con tem đầu tiên của quốc gia loại tem “Ba
xu Hải Ly” sau nầy có thêm hình Hải ly trên tiền đồng của Canada…
Chúng
tôi giả từ Toronto đến Niagara Falls, thác nước đẹp nổi tiếng, hùng vĩ
nhiều du khách đến thăm, lái xe dọc theo bờ hồ nước trong xanh dưới bầu
trời mây trắng bay thật thơ mộng. Niagara Falls có Casino sinh hoạt ồn
ào của người có máu đỏ đen, tôi thấy rất nhiều người Việt nói giọng Bắc
(Hải Phòng) đánh bài rất đông không biết họ ăn thua thế nào? Chúng tôi
đi du lịch vào Casino để xem chơi, đánh bài không dễ gì ăn, đồng tiền
chân chính từ mồ hôi của mình mới tồn tại bền lâu. “cờ bạc là bác thằng
bần, cửa nhà bán hết ra thân ăn mày”… Cảm ơn anh chị Tùng-Cân tiếp đón
nồng hậu chân tình và lấy phòng trước Hilton Hotel ở Casino chúng tôi
không phải trả tiền. Những ngày ở Canada qua các thành phố thật nhiều kỷ
niệm đẹp khó quên.
Bài bút ký du lịch chỉ tóm lược những nét chính qua địa lý, về lịch sử
của Canada, là Quốc gia cũng gian nan một thời chiến tranh, thuộc địa…
nhưng dân tộc Canada đã vượt qua mọi khó khó khăn để dựng nước, giành
độc lập, tự do, dân chủ, đất nước phát triển là một trong những cường
quốc giàu mạnh của thế giới./.
Nguyễn Quý Đại
(tài liệu tham khảo Wikipedia và Info. hướng dẫn du lịch)
http://nguoivietboston.com/?p=26616
TÀi LIỆU ĐỌC THÊM
Từ cuối thế kỷ 15, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên
vùng duyên hải Đại Tây Dương. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ Canada thuộc
Anh vào ngày 1/7/1867, năm 1919 ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên
bang tự trị. Canada là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc vào
năm 1945 và của NATO năm 1949. Anh Quốc trao trả độc lập cho Canada năm
1982. Canada có các tỉnh bang: British Columbia, Alberta, Saskatchewan,
Manitoba, Ontario, Quebec, New Brunswick, Đảo Hoàng Tử Edward, Nova
Scotia, Newfoundland và Labrador và 3 vùng lãnh thổ: Yukon,
Northwest Territories và Nunavut.
Dân số trên 35 triệu, theo tỷ lệ: người Anh (21%), người Pháp (15,8%),
người Scoltand (15,1%), người Ireland (13,9%), người Đức (10,2%), người Ý
(4,6%), người Hoa (4,3%), thổ dân (4,0%), người Ukraina (3,9%), và
người Hoà Lan (3,3%)… Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn
hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nguyễn Quý Đại: Canada Đất Rộng Người Thưa
Thời tiết ở Đức lạnh như Canada, bởi vậy nhiều người Đức không muốn đến Canada mà họ đến các quốc gia có nắng ấm hơn. Chúng tôi đi du lịch đường dài từ Houston, Miami, Washington, New York… Hãng bảo hiểm xe cho phép chúng tôi sang Canada, nhưng từ chối đến Mexico, chứng tỏ đời sống ở Canada an toàn như ở Mỹ. Trung tuần tháng năm dù thời tiết ở vùng Bắc Mỹ còn se lạnh, chúng tôi không bỏ cơ hội đi thăm Canada.
Địa lý và lịch sử Canada tóm lược
Canada
có diện tích lớn thứ hai trên thế giới khoảng 10 triệu km2; (sau Liên
bang Nga), nằm ở lục địa Bắc Mỹ, phía nam giáp Hoa Kỳ, phía bắc giáp
Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía đông giáp Đại tây Dương, phía tây giáp
Thái Bình Dương. Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị đóng băng bao phủ
vĩnh cửu. Canada có bờ biển dài nhất thế giới là 202.080 km và biên
giới đất liền với Hoa Kỳ dài 8.891 km. Canada có khí hậu ôn đới, chia
thành hai mùa chính: mùa đông kéo dài, tuyết băng phủ kín; mùa hè mát,
ấm. Ngũ Đại Hồ (bao gồm Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ
Erie và Hồ Ontario). Dân số 35,16 triệu.
Từ tiểu bang New York đi Québec thời tiết gió lạnh, nhiều nơi còn đọng
lại những đống tuyết trắng dưới những gốc thông già xanh lá. Thành phố
Québec diện tích 454,1 km² dân số trên 500 ngàn người, nhà cửa kiến trúc
giống như ở Pháp. Đời sống thành phố nầy ảnh hưởng văn hóa Pháp, còn
một khu phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm
1985. Vì vậy Québec còn được gọi là Cố đô (La Vieille Capitale). Gió rất
mạnh và lạnh trên sân Lâu đài Fontenac, người ốm yếu có thể bay theo
gió, nhưng không thể làm đổ những khẩu súng đồng đen cổ nặng nằm yên với
nòng súng hướng về dòng sông Saint-Laurent thơ mộng, nhiều ghe tàu qua
lại. Khu phố cổ Petit Champlain yên tĩnh. Nhà thờ Sainte-Anne-de-Beaupré
cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn, theo tài liệu thành phố Québec được
Samuel de Champlain chính thức thành lập ngày 3.7.1608, dưới sự bảo trợ
của Pierre Dugua de Mons, được xem là nơi khởi thủy của cộng đồng nói
tiếng Pháp ở Bắc Mỹ.
Năm 1535 người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm Jacques
Cartier, ông đi thuyền ngược lên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng
nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong phố Québec hiện nay) của thổ
dân Iroquois và năm 1608 nhà thám hiểm Samuel de Champlain cũng đến
đây. Từ đó Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis
XII và được đặt tên là Nouvelle-France / New France), đến 1663 thì vua
Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp.
Năm 1763 Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc
Anh. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho dân chúng giữ các phong tục
và luật lệ của người Pháp.
Hotel Hilton Quebec cách viện bảo tàng nghệ thuật khoảng 1,5 km và toà
nhà Quốc hội 5 phút đi bộ. Về đêm trên tầng 10 nhìn xuống phố rất đẹp,
Hotel ở Canada nếu xử dụng Wilan phải trả tiền 10 dollar Canada (CAD),
chỗ đậu xe một ngày từ 20-30 CAD trong lúc bên Mỹ xài WFI, đậu xe thoả
mái không phải trả thêm tiền.
Từ
Québec về Montréal hai bên xa lộ ít nhà cửa, những cánh đồng rộng mênh
mông màu xám của đất, thời tiết lạnh các nông trại chưa canh tác. Xăng
dầu, bier, rượu ở Canada đắt gấp đôi Mỹ, nhưng thuốc tây thì rẻ hơn. Mua
nước phải trả tiền thế võ, chai như ở Đức, vì bảo vệ môi trường không
bỏ chai vào thùng rác như ở Mỹ. Các thành phố của Canada, muốn tìm nhà
vệ sinh vào Mc Donald´s phải mua ít nhất 10 CND, thì nhân viên phục vụ
họ sẽ mở cửa WC. Hay vào các phòng hướng dẫn du lịch Info. của thành phố
sạch sẽ thoả mái, nhưng chỗ đậu xe là một vấn đề khó khăn. Nên để xe ở
Hotel đi phương tiện công cộng tiện lợi, đôi khi đậu xe bị phạt, bị đập
kính lấy trộm nhiều người bị mất hết quần áo, laptop “lỡ khóc lỡ cười”.
Thành phố Montréal có diện tích 365,13 km², dân số vào khoảng 1,6 triệu
là một hòn đảo lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch
sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980,
Montréal vẫn còn là thành phố đông dân nhất của Canada, phần lớn nói
tiếng Pháp, thế hệ trẻ nói cả 2 ngôn ngữ Anh và Pháp.
Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng
ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16
(Jacques Cartier – 1535; Samuel de Champlain – 1608). Đến 1642 các nhà
truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một
làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là
Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người
Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp
nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành
Ville-Marie cho Đế quốc Anh năm 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland,
Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây.
Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên
1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal, nhiều
người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi
các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.
Montréal
vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, về thương mại, kỹ nghệ,
đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa.
Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới
ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư
nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một gạch nối tự nhiên giữa Châu
Âu và Bắc Mỹ, giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19
cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở
kinh doanh xây vào thập niên 1950, 1960. Khu Montréal Cổ (Vieux
Montréal/ Old Montreal) còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của
thị trấn Ville-Marie ngày xưa, có hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền
với các hệ thống xe lửa và xe buýt sang hai thành phố bên kia bờ sông
của Montréal (Laval và Longeuil) có đường hầm dưới sông Saint-Laurent.
Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học (có 8 trường đại học và
nhiều trường cao đẳng), cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm
thành phố được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất
là Giáo hội Công giáo La Mã, từng phát triển hàng trăm nhà thờ to nhỏ
khác nhau tại Montréal. Nhà thờ Thờ Thánh Giuse đẹp, trên đồi cao “đồi
vọng cảnh” nhìn xuống phố phong cảnh bao la.
Chúng tôi đến thủ đô Ottawa trời mưa nặng hạt kéo dài cả ngày, không thể
đi dạo xem phong cảnh, đành phải chạy xe quanh thành phố “cưỡi ngựa xem
hoa”. Các công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament
Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang
(Confederation Building), viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường
đại học Carleton và Đại học Ottawa. Trước tòa Nhà Quốc Hội có ngọn
Lửa/Centennial Flame được xây vào năm 1967 để đánh dấu thời lập quốc của
Canada. Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia tại quảng trường
Confederation.
Thành
phố Ottawa cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại
giống như Montréal. Ottawa nằm trong thung lũng cách Toronto 400 km và
Montréal 190 km, diện tích 2.778,64 km², dân số trên 800 ngàn người (xếp
thứ 4 Canada). Giả từ Ottawa đến vùng biển hồ ngàn đảo (1000 islands
Cruises), mặt hồ còn mù sương, tàu thuyền đậu ở bến chỉ có đàn chim hải
âu bay lượn tìm mồi. Vùng nầy mùa hè nhiều du khách đi thuyền trên hồ
thưởng thức phong cảnh thiên nhiên mây nước. Nhờ vắng khách nên Hotel
cũng hạ giá, trước khi đến Toronto ghé vào Kingston, thành phố này là
thủ đô đầu tiên từ thuộc địa của Anh lớn nhất ở Bắc Mỹ (ngày 31.12.1857
Nữ hoàng Victoria được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada gồm tỉnh bang
Québec và Ontario và bà đã chọn Ottawa).
Năm 1841 thành lập đại học Queen’s University ở Kingston lâu đời nhất
Canada số sinh viên theo học hơn 16 ngàn người. Cuối thế kỷ 19 và những
năm đầu thế kỷ 20, Kingston là một thành phố cảng lớn đóng tàu và sản
xuất đầu máy xe lửa còn lưu lại đầu máy màu đen “trơ gan cùng tuế
nguyệt!” trên có hàng chữ “Canadian Pacific” tại bến cảng Port Royal
lộng gió.
Chúng
tôi ghé thăm “The big Apple” nơi sản xuất bánh, mức rượu táo, đặc sản
nổi tiếng thơm ngon. Về chiều trời quang đãng hơn từ xa có thể nhìn thấy
Toronto với những nhà cao tầng và tháp CN (Canadian National Tower) cao
553,33m, chúng tôi vào thành phố thời gian người ta đi làm về nên bị
kẹt xe cả tiếng đồng hồ, sau đó đến nhà anh chị Tùng-Cân dùng cơm tối
với vài người bạn thân. Anh Tùng là bạn từ thời học trung học ở Tam Kỳ
với cậu Văn, nên gặp nhau rất vui, thường kể chuyện thời niên thiếu. Khi
trưởng thành cậu Văn vào Không quân, anh Tùng còn là sinh viên khoa học
ở Sài Gòn, năm 1972 anh bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức, ra
trường đi tác chiến, sau 1975 bị tù (tập trung cải tạo) và vượt biển đến
Canada 1980. Anh chị có 3 cháu gái tốt nghiệp đại học, 2 cô lập gia
đình. Trước khi đến Canada tôi có mail và dự định thăm nhà văn Trần Gia
Phụng và anh Nguyễn Văn Phát là chủ tịch HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ
ĐỨC ONTARIO. Anh Phát là người gọi cellphone nhiều lần khi tôi đến Mỹ,
anh nhiệt tình mời chúng tôi về nhà. Cảm ơn anh chị Phát rất nhiều vì
anh chị còn đi làm, tôi không muốn làm phiền, may mắn có anh chị Tùng
Cân làm hướng dẫn viên du lịch và dành cho mỗi người một phòng vì các
con đã ra riêng. Trong những ngày gặp nhau nghe giọng nói đặc địa phương
xứ Quảng “chu choa, hỉ, răng hè… “ của chị Cân chúng tôi cảm thấy rất
vui và gần gũi… Trời lạnh ăn bánh xèo của các bà đổ ngon tuyệt cú mèo,
có thêm món bê thui mua ở nhà ông “Bắc Kỳ” chấm với mắm “cái” cá cơm rất
ngon vì ở Houston, cũng như Munich không có bán. Ở Canada không thể
thiếu món tôm hùm vùng Halifax, New Founland (Atlantic Ocean). Cua nổi
tiếng thì vùng biển Vancouver tỉnh bang British Columbia.
Tôi và anh Tùng tới thăm gia đình anh Phát, khi tới gần nhà thì thấy 2
cột cờ cao cờ Canada và cờ Vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió chiều, đúng
là nhà ông chủ tịch với tinh thần chống cộng. (Anh Phát vượt biên đến
Pulau Bidong tháng 5 năm 1981 và đến Canada cuối tháng 10, 1982). Chúng
tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện về sinh hoạt của người Việt
tại địa phương và Canada… Chị Phát làm các món nhậu để anh em lai rai
trước khi chị về cùng ăn tối. Anh Đặng Sơn là webmaster của trang nhà http://thuduc-ontario.ca
đến cùng nâng ly vui mừng ngày gặp nhau trong tình thân cùng một lý
tưởng… Cuộc tiệc chưa tàn chúng tôi phải chia tay vì anh Tùng phải đi
phi trường đón cô gái út về thăm nhà. Hy vọng các anh Sơn, anh Phát có
dịp đi Âu Châu ghé Munich tôi sẽ là hướng dẫn viên du lịch và nhiều thì
giờ tâm sự hơn.
Toronto có diện tích 630 km² là thành phố đông dân nhất tại Canada trên
2.615.060 người. Mỗi năm có trên 100.000 người nhập cư đến khu vực
Toronto. Lịch sử Toronto bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 khi Anh Quốc mua đất
của người bản địa. Khu định cư được thiết lập tại đây mang tên là York,
và được Phó Thống đốc John Graves Simcoe chọn làm thủ đô của Thượng
Canada (Upper Canada). (thời đó Canada chia làm 2 phần thượng và hạ)
Thành phố bị tàn phá trong chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc năm 1812.
Ngày 6.3.1834. York đổi tên là Toronto, là thành phố đứng đầu về kinh
tế, thương nghiệp của Canada, là nơi đặt trụ sở của sở giao dịch chứng
khoán và ngân hàng lớn nhất Canada. Những khu vực kinh tế hàng đầu trong
thành phố là tài chính,viễn thông, hàng không, giao thông, truyền
thông, nghệ thuật, xuất bản, sản xuất Software, nghiên cứu y tế, giáo
dục, du lịch và kỹ thuật.
Người Việt Tại Canada
Trước năm 1975 có một số Sinh viên miền Nam du học và sau 30.4.1975
Chính phủ Canada mở rộng vòng tay nhân đạo, đón nhận thuyền nhân Việt
Nam tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á Châu. Theo tài liệu thì người Canada
gốc Việt/ Vietnamese Canadian sống tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario
83.330 (45%); Québec 33.815 (19%); British Columbia 30.835 (18%), và
Alberta 25.170 (14%). Đa số sống ở các vùng đô thị: Toronto 56.095;
Montreal 30.515; Vancouver 26.110; hay Calgary 14.285. Sinh hoạt của
cộng đồng người Việt phát triển về văn hóa, chính trị, tâm linh: có
khoảng 40 chùa, trong đó có 8 ở Montreal, 7 ở Toronto, và 4 ở Vancouver,
số còn lại ở các tỉnh bang khác.
Cộng Đoàn Kitô giáo, có nhiều giáo xứ và Linh mục tuyên uý người Việt.
Đặc biệt Giám mục trẻ tuổi nhất của Tổng Giáo Phận Toronto là Đức Cha
Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, được cử làm Chuởng Ấn kiêm Trưởng Văn Phòng
Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto. Từ vị Cha Sở trẻ tuổi nhất của St.
Cecilia, Linh mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu trở thành vị GM Canada tiên
khởi gốc thuyền nhân Việt Nam có tuổi đời trẻ nhất trong hàng Giám mục
Canada. Một dự án xây dựng Đền dâng kính Đức Mẹ La-Vang Nữ Vương Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được thực hiện trong tương lai.
Sinh họat về truyền thông báo chí: có ba hay bốn nhà xuất bản Việt ngữ
và khoảng 30 tờ báo và tạp chí. Đài truyền hình SBTN phát hình tin tức
quảng cáo suốt ngày. HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ ĐỨC ONTARIO vào dịp
TẾT Việt Nam đều phát hành Đặc San Lửa Thiêng nội dung phong phú, với
những cây bút một thời từng vào sanh ra tử trên chiến trận khói lửa khắp
bốn vùng chiến thuật. Đặc San là một sự nối kết tinh thần huynh đệ chi
binh. Cũng như Liên Hội Người Việt tại Canada đấu tranh cho Tự do và Dân
chủ cho Việt Nam, vận động người đi trước bảo trợ cho những người sau
kém may mắn bị từ chối cho đi định cư còn ở lại bên đất Phi, một số gia
đình được bảo trợ về tài chánh, nhà cửa… được định cư tại Canada. Đó là
một nghiã cử cao đẹp của người Việt đi trước. Trong những năm qua Liên
Hội vận động xây dựng dự án “Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân” số tiền thu được
trên 1,5 triệu CND, vì vật giá leo thang nên chưa thực hiện được dù đã
có đất! Nhiều tiệm Nails cũng như Restaurant do người Việt Nam làm chủ,
các bạn một thời Phan Châu Trinh cho biết cô Trần Thiếu Lan nữ sinh Phan
Thanh Giản (Tú tài IBM) cũng là Webmaster của trang nhà Phan Thanh
Giản, kinh doanh về Restaurant. Tôi mail hỏi địa chỉ để cùng thân hữu
đến ăn tối, nhưng Thiếu Lan đã về vui thú điền viên. http://ptgdn.com
Nhìn
chung người Việt tại Canada, cũng như trên thế giới hội nhập thành công
tốt đẹp. Chúng ta có thể hãnh diện thế hệ thứ hai phần lớn tốt nghiệp
đại học các ngành như: Khoa học kỹ thuật, Chính trị, Kinh Tế làm rạng
danh Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS. Tại Ontario có ông Ngô Thanh Hải
từng là sĩ quan Quân lực VNCH, định cư từ năm 1975. Hiện nay là Thượng
nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario. Trước
khi ông được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, ông là một chánh án chuyên
về Di trú & Quốc tịch tại thành phố Ottawa. Trong những sinh hoạt
về văn hoá, biểu tình chống CSVN luôn có sự đồng hành của ông Ngô Thanh
Hải.
Canada đất rộng, dân số hơn 35 triệu, so với VN dân số trên 90 triệu còn
chậm tiến lạc hậu vì theo chế độ độc tài CS. Canada phát triển vững
mạnh về kinh tế, từng tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal, Thế
vận hội Mùa đông 1988 tại Calgary, Thế vận hội Mùa đông 2010 tại
Vancouver và đang chuẩn bị tổ chức PanAm Games vào tháng 7, 2015 tại
Toronto. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế với những quốc gia có
nền công nghiệp hàng đầu của thế giới như: G8, G20. Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Canada là một trong các cường quốc công nghiệp với sự phát triển vượt
bậc về kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa. Chính phủ dành tới 5.2%
GDP để đầu tư đào tạo nhân lực, các nguồn chi từ người dân cũng chiếm
1.8 % GDP. Canada chú ý đến vấn đề giáo dục là quan trọng để phục vụ
phát triển nền kinh tế. GDP trung bình mỗi người ở mức 51.990 USD. Tài
nguyên dồi dào phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Về phúc lợi xã
hội hệ thống y tế hiện đại và hoàn toàn miễn phí cho người dân. Hệ thống
giáo dục cấp trung học miễn phí, nhà nghèo, cha mẹ thu nhập thấp thì
tiền hàng tháng chính phủ trợ cấp cho gia đình có con cái càng nhiều,
giúp đỡ đối với trẻ em sinh ra tàn tật. Sinh viên được Chính phủ cho vay
tiền học, cho tiền ăn ở (nếu thu nhập thấp).
Canada có nền dân chủ Đại Nghị Liên Bang, là một quốc gia quân chủ lập
hiến, là một thành viên của Thịnh vượng chung các quốc gia, xử dụng hai
ngôn ngữ chính tiếng Anh, tiếng Pháp và một số ngôn ngữ của các dân tộc
thông dụng là tiếng: Quảng Đông (1.072.555 người), Punjab (430.705), Tây
Ban Nha (410.670), Đức (409.200), và Ý (407.490), tiếng Việt (trên
200.000).
Về đời sống ở Canada một phần giống nước Đức về an sinh xã hội, giáo
dục, Người Đức bảo thủ hơn, người ngoại quốc khó giữ chức vụ quan trọng
trong chính quyền, nếu học ngành Chính trị xã hội ra trường không có
việc làm… trường hợp ngoại lệ ông Philipp Rösler người Việt Nam theo
đảng FDP được bầu vào chức Bộ trưởng Kinh tế liên bang chỉ một nhiệm kỳ
mà thôi. Ở Canada với người già có phần dễ dải hơn, lãnh tiền già có thể
về Việt Nam sinh sống với con cháu lâu hơn, trong khi ở Mỹ ra khỏi nước
1 tháng là bị cúp tiền trợ cấp. Mọi quốc gia đều có luật lệ riêng,
người ở Đức mà trồng cần sa thi bị tù không dưới 10 năm, tài sản bị tịch
thu, bị trục xuất.
Canada có hai biểu tượng là: Lá Phong và con Hải Ly
Lá Phong:
Maple Leaf/ Ahornblatte. Theo tài liệu từ năm 1700 lá Phong được xem là
biểu tượng của người dân bản xứ thuộc khu vực Bắc-Mỹ. Năm 1868 là Phong
được vẽ trên huy hiệu của tỉnh Ontario, Québec và trên quốc huy Canada
năm 1921. Năm 1867 Canada độc lập, Alexander Muir (1830-1906) sáng tác
ca khúc ”The Maple Leaf Forever” như quốc ca. Bắt đầu từ thập niên 1960
Calixa Lavallée viết nhạc phẩm “O Canada” trở nên phổ biến. Năm 1960
Quốc hội Canada ban hành một đạo luật công nhận chính thức ”O Canada“ là
Quốc ca.
Cờ Canada có 2 màu đỏ trắng chia làm 3 phần nền đỏ trắng theo tỷ lệ
(1-2-1) hình lá Phong ở giữa trên màu trắng, chiều rộng của quốc kỳ gấp
hai lần chiều cao. Đó là bản vẻ của George F. G. Stanley được chọn là
quốc kỳ chính thức của Canada ngày 15.2.1965.
Hải ly:
Beaver/ Biber tên khoa học Castor là chi động vật có vú, sống lưỡng cư
(cả dưới nước và trên bờ). Thuộc loại gặm nhấm ăn rể, gốc cây vào ban
đêm, nó dài từ 70-100 cm nặng 20-30 kilô, tuổi thọ từ 10-20 năm. Hải ly
có tài đắp đập, đào kinh xây ổ thích hợp theo 2 mùa mưa nắng, người
Canada cho Hải ly có đức tính cần cù, chăm chỉ. Năm 1851 ông Samford
Fleming đưa hình Hải ly lên con tem đầu tiên của quốc gia loại tem “Ba
xu Hải Ly” sau nầy có thêm hình Hải ly trên tiền đồng của Canada…
Chúng
tôi giả từ Toronto đến Niagara Falls, thác nước đẹp nổi tiếng, hùng vĩ
nhiều du khách đến thăm, lái xe dọc theo bờ hồ nước trong xanh dưới bầu
trời mây trắng bay thật thơ mộng. Niagara Falls có Casino sinh hoạt ồn
ào của người có máu đỏ đen, tôi thấy rất nhiều người Việt nói giọng Bắc
(Hải Phòng) đánh bài rất đông không biết họ ăn thua thế nào? Chúng tôi
đi du lịch vào Casino để xem chơi, đánh bài không dễ gì ăn, đồng tiền
chân chính từ mồ hôi của mình mới tồn tại bền lâu. “cờ bạc là bác thằng
bần, cửa nhà bán hết ra thân ăn mày”… Cảm ơn anh chị Tùng-Cân tiếp đón
nồng hậu chân tình và lấy phòng trước Hilton Hotel ở Casino chúng tôi
không phải trả tiền. Những ngày ở Canada qua các thành phố thật nhiều kỷ
niệm đẹp khó quên.
Bài bút ký du lịch chỉ tóm lược những nét chính qua địa lý, về lịch sử
của Canada, là Quốc gia cũng gian nan một thời chiến tranh, thuộc địa…
nhưng dân tộc Canada đã vượt qua mọi khó khó khăn để dựng nước, giành
độc lập, tự do, dân chủ, đất nước phát triển là một trong những cường
quốc giàu mạnh của thế giới./.
Nguyễn Quý Đại
(tài liệu tham khảo Wikipedia và Info. hướng dẫn du lịch)
http://nguoivietboston.com/?p=26616
TÀi LIỆU ĐỌC THÊM
Từ cuối thế kỷ 15, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên
vùng duyên hải Đại Tây Dương. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ Canada thuộc
Anh vào ngày 1/7/1867, năm 1919 ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên
bang tự trị. Canada là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc vào
năm 1945 và của NATO năm 1949. Anh Quốc trao trả độc lập cho Canada năm
1982. Canada có các tỉnh bang: British Columbia, Alberta, Saskatchewan,
Manitoba, Ontario, Quebec, New Brunswick, Đảo Hoàng Tử Edward, Nova
Scotia, Newfoundland và Labrador và 3 vùng lãnh thổ: Yukon,
Northwest Territories và Nunavut.
Dân số trên 35 triệu, theo tỷ lệ: người Anh (21%), người Pháp (15,8%),
người Scoltand (15,1%), người Ireland (13,9%), người Đức (10,2%), người Ý
(4,6%), người Hoa (4,3%), thổ dân (4,0%), người Ukraina (3,9%), và
người Hoà Lan (3,3%)… Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn
hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân.