Di Sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Cỏ May: Sự Thăng Tiến Của Người Đàn Ông Ngày Nay
Nói theo ý của nữ triết gia Simone de Beauvoir «Người được gọi là Đàn Ông không phải sanh ra là Đàn Ông mà vai trò nhân xã đã làm cho họ trở thành Đàn Ông». Vai trò đã qui định cho người Đàn Ông được mọi người nhìn nhận là Đàn Ông ngày nay đã thay đổi sâu xa. Thay đổi gần như tận gốc rể do diển tiến xã hội.
Nội tướng tài ba
Về mặt dạy dổ con cái lúc nhỏ trong gia đình, vai trò đàn ông ngày nay
giử phần quan trọng hơn. «Con hư» không còn «tại mẹ» nữa. Việc nhà,
thường quen gọi là việc «nội trợ» và người đảm trách việc «nội trợ» gọi
là «người nội trợ» được hiểu gần như một cách đương nhiên là người phụ
nữ thì ngày nay có không ít người đàn ông nhận lảnh vai trò này. Chẳng
riêng trong gia đình mà đã trở thành một việc làm lảnh lương bình thường
như những việc làm khác. Việc «nội trợ» được đăng báo trên mục «mướn
người và cần việc làm». Cả việc đi làm nuôi sống gia đình ngày nay cũng
không còn độc quyền trong tay người đàn ông nữa.
Về mặt đạo lý xã hội, người đàn ông trong gia đình không còn là hiện
thân của quyền lực «Phu xướng, phụ tùy» hay «Phụ xử, tử vong» nữa (hay
«dông» = chạy xa vì không chạy kịp bị ăn đòn!). Nhiêm vụ và quyền lực
được chia sẻ với người vợ và người mẹ. Từ nay, người đàn ông phải nhận
lảnh vai trò của mình bên cạnh con cái. Cái quyền lực mà trước đây người
đàn ông thụ đắc một cách tự nhiên ngày nay không còn nữa. Bởi vì, nói
theo ý của Bà Simone de Beauvoir, thì «Người ta không sanh ra là người
chồng, người cha, mà người ta trở thành».
Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình
thừa nhận vai trò mới này, điều đó đang làm nổi bật đặc tính bình đẳng
trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng
nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi áo quần, …
tức lảnh làm tất cả việc «nội trợ» và người phụ nữ đã phải thán phục,
tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp «Nội tướng»
mới này.
Đàn Ông mà «LE» hay «La»?
Những việc làm như «giử trẻ, đở đẻ, nội trợ, …» trước giờ, người ta nghĩ
là những nghề dành riêng cho đàn bà thì ngày nay, đàn ông nhận làm như
nghề nghiệp chánh của mình. Tuy đàn ông làm những việc này hảy còn là số
ít. Nhưng họ đã thật sự tìm cho họ một ngỏ đi khá rỏ trong tình hình
hiện nay của xứ Pháp.
Nếu nghe nói người phụ nữ làm «nghề của đàn ông» như lái xe vận tải hạng
nặng, lái phi cớ chiến đấu, phi cơ hàng không dân sự Air France, thợ
hồ, thợ sơn, … thì ngày nay có không ít những người đàn ông chọn những
nghề vốn của đàn bà. Hiện tượng mới này chưa được báo chí nói tới nhiều.
Dư luận còn dành cho họ nhiều phê phán bảo thủ và nặng tính định kiến.
Không chỉ làm việc để có đồng lương mà làm việc còn là sanh hoạt cần cho
sự sống được nảy nở. Một «kỷ sư nông nghìệp và biến chế thực phẩm»
(Ingénieur agro-alimentaire, chuyên về phẩm chất sản phẩm) ỏ Miền nam
nước Pháp, năm 2004, thất nghiệp. Trong thời gian đó, bà mẹ vợ của anh
không tự túc được, hai vợ chồng anh đành đón bà về ở chung để săn sóc
cho bà. Từ lâu, anh tìm việc làm theo chuyên môn của anh không được. Cả
việc làm gần với chuyên môn hay chỉ cần sự hiểu biết phổ thông và khoa
học, cũng không được nữa. Thư xin việc gởi đi hằng trăm cái đều bị từ
chối. Hằng ngày ở nhà, anh chăm sóc mẹ vừa cố gắng tìm việc làm. Bổng
một hôm, việc chăm sóc mẹ làm nảy sanh ở anh một ý niệm mới như một
thành tựu khám phá khoa học. Anh thầm nghĩ tại sao anh cứ để mất hết thì
giờ tìm việc làm trong ngành chuyên môn của mình mà không làm công việc
như mình đang làm cho mẹ là «chăm sóc người lớn tuổi»? Tại sao không
đổi nghề để trở thành người giúp việc tư gia? Vợ của anh nhận thấy ý
nghĩ này hay. Bà đã nhiệt tình khuyến khích, nâng đở tinh thần của anh
rất nhiều trong buổi đầu. Thế là anh bắt đầu viết thư xin việc chăm sóc
người lớn tuổi tại tư gia. Anh sẽ làm việc như người phụ nữ giúp việc
nhà. Nói theo ngôn ngữ ở Việt nam ngày nay là anh xin làm «ô-sin». Anh
cũng viết khá nhiều thư gởi đi nhưng đều bị từ chối.
Anh nghĩ có lẽ vì anh là đàn ông nên khách hàng từ chối. Dù sao trường
hợp anh xin việc làm vốn dành cho đàn bà nên có vấn đề. Sau cùng, một
Văn phòng tìm việc ở gần nhà báo tin anh sẽ có việc vì đơn xin việc của
anh được chấp thuận. Anh tới thử việc. Chủ hài lòng. Hợp đồng làm việc
được hai bên ký.
Lúc ban đầu, nhiều người lớn tuổi tỏ vẻ ngạc nhiên và muốn nhờ anh làm
những việc như sửa chửa đồ đạt, đóng kệ, thay bóng đèn, đưa máy hút bụi
cho anh lau chùi, tu bổ, chớ không phải nhờ anh hút bụi nhà, ủi giặt
quần áo, tức làm «nội trợ»,…
Nhưng qua vài tuần, những người già bắt đầu nhận thấy anh làm việc không
thua những người phụ nữ, trái lại, có phần xuất sắc nữa là khác. Tuy
nhiên, trong việc giúp các bà tắm rửa, có nhiều bà tỏ ra ngại ngùng đôi
chút.
Anh làm công việc «phụ giúp chăm sóc người già» từ 5 năm nay cho anh
quyết định anh sẽ làm công việc này như một nghề mới cho tới ngày anh đi
hưu trí. Vì anh cảm thấy đầy hứng thú trong công việc hằng ngày. Anh hi
vọng sẽ lấy bằng cắp «Nghề giúp việc» bằng cách xin hợp thức hóa thời
gian và kinh nghiệm làm việc nhờ chứng nhận của khách hàng và phiếu
lương.
Với anh, công việc làm rất đáng làm. Dĩ nhiên, làm việc này, anh kiếm
được ít tiền hơn nghề kỷ sư của anh, nhưng với nhiều người già, anh là
người duy nhứt tới thăm viếng họ hằng ngày. Mỗi ngày, cứ tới giờ đó, anh
biết Bà X, Ông Y, Bà Z, … đang sốt ruột mong đợi anh, điều này tuy rất
nhỏ bé, rất đơn giản, nhưng nó đủ nói lớn với anh rằng anh là người thật
sự hữu ích cho nhiều người.
Trường hợp thứ hai, đàn ông lảnh làm công việc xưa nay là của giới nữ
lưu làm. Không phải chăm sóc người già tại tư gia, mà «chăm sóc trẻ con
tuổi thơ». Đây cũng còn là cái «nghề mới, người mới» chưa được phổ biến.
Anh chàng thứ hai này bắt đầu cái nghề giử trẻ từ năm 2008 tại quê
hương của anh, Tỉnh Cher. Anh nhận đem về nhà 2 đứa trẻ giử trọn ngày và
2 đứa khác, chỉ giử buổi trưa và buổi chiều sau giờ học. Sau thời gian
khá dài làm Manager trong thương mải, anh quyết định đổi việc làm khi
đứa con gái của anh vừa sanh. Anh muốn dành hết thì giờ ở bên cạnh con
gái mới sanh. Anh muốn nhìn thấy nó lớn dưới mắt anh. Nghề giử trẻ đối
với anh trong trường hợp này giúp anh kết hợp vừa đời sống gia đình, vừa
đời sống nghề nghiệp. Anh chờ việc làm của anh được hợp thức hóa, tức
anh sẽ có chứng chỉ nghiệp vụ hay bằng cắp ngành giử trẻ. Tới lúc đó,
anh sẽ làm việc từ 7 giờ sáng cho tới 9 giờ đêm, luôn suốt ngày thứ bảy.
Anh biết cha mẹ khó nhờ giử con em của họ vì thì giờ không phù hợp với
thời khóa biểu của họ. Ngày giờ làm việc rộng rải, anh thấy không có gì
trở ngại để cha mẹ đem con em tới gởi cho anh. Anh bắt đầu có nhiều thân
chủ. Tuy nghiên cũng có vài người thấy anh là đàn ông mà làm việc này
nên không tín nhiệm cho lắm. Trái lại, các bà có con mà không có chồng
rất thích đem con tới gởi cho anh. Bởi vì anh là đàn ông làm cho con em
của các bà «có được cha» ít nhứt trong suốt thời gian ở với anh. Đây là
ưu điểm của anh trong nghề giử trẻ mà không có người phụ nữ giử trẻ nào
cạnh tranh nổi. Nhưng ưu điểm đã không giúp anh tránh khỏi những lời
châm biếm của dư luận. Điều làm cho anh an lòng và khuyến khích anh mạnh
mẻ tiếp tục nghề giử trẻ của anh là đa số phụ huynh đều hoan nghênh
anh, bày tỏ cảm tình đặc biệt với anh.
Nhiều người nhận xét việc làm của anh, hiểu tại sao anh chọn việc làm
này, họ thân mật bảo với anh «Việc này có phải là nghề ngổng gì đâu. Anh
ở tại nhà anh suốt ngày chơi đùa với con cái của anh mà thôi».
Một nghề nghiệp khác đầy nghịch lý. Không phải giử người già. Không phải giử trẻ con, mà là đi đở đẻ, tức làm MỤ!
Một
thanh niên nuôi dưởng từ lâu, từ hơn 20 năm qua, giấc mơ làm mụ đở đẻ.
Trường hợp của anh khá đặc biết. Anh không bị thất nghiệp lâu ngày mà
phải tìm đại cho mình một việc làm có đồng lương sống qua ngày. Sẳn giấc
mơ làm mụ, một hôm, nghe mẹ anh đoc một tin trên báo là nghề mụ ngày
nay đã mở ra cho đàn ông, lập tức, anh bèn đi xin dự tuyển. Cái tin quan
trọng đó đã thật sự làm sống dậy ở anh cái thiên chức mà anh từng ôm
ắp. Trước kia, anh đắn đo, chọn lựa nhiều nghề nhưng sau cùng anh chỉ mơ
ước học cho được cái nghề này nhưng anh không biết làm sao vì nghề ấy
chỉ dành độc quyền cho giới phụ nữ. Nghề bác sĩ sản khoa thì đón nhận
mọi người, không phân biệt giới tính. Nhưng bác sĩ sản khoa không phải
hoàn toàn là nghề đở đẻ. Sau nhiều ngày tìm hiểu sâu rộng về nghề đở đẻ,
anh quả quyết đây đúng là cái nghề thích hợp với anh hơn hết vì nó đầy
tính nhơn bản. Thế là anh thực hiện giấc mơ làm mụ của anh. Năm 1989,
thi đậu, bằng cấp bỏ túi, anh là những người trong số ít đầu tiên làm mụ
vì nghề này chỉ mới thu nhận đàn ông từ năm 1982. Nhưng những bước đầu
hành nghề không phải đơn giản. Anh xin làm việc ở nhà thương, làm thiệt
thọ hay phù động, đều bị từ chối vì anh là đàn ông. Hơn nữa, nghề mụ do
đàn ông làm lại bị bệnh nhơn đàn bà dị ứng mạnh.
Ngày nay, nghề nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, anh được mọi người nhìn
nhận anh là một «Mụ» giỏi. Ngoài nghề làm mụ tư, anh còn đi dạy nghề mụ
ở một Trường Mụ (Ecole de Sages-Femmes) gần Paris. Anh cũng hướng dẩn
những khóa về sanh đẻ, chuẩn bị đón em bé ra đời, săn sóc em bé mới
sanh, … tại một Học viện của Cơ quan Bảo hiểm Sức khỏe ở Paris XIV. Từ
nay, anh tỏ ra rất tự hào về nghề Mụ của anh. Từ ngữ «Đở đẻ» hay «Mụ»,
tiếng pháp là «Sage-Femme». Trong tiếng «Sage-Femme», tiếng «Sage» có
nghĩa là «Hiểu biết» – hiểu biết rỏ ràng, sâu sắc, triệt để và «Femme»
là phụ nữ. Sage-Femme hàm nghĩa là nghề hiểu biết về người phụ nữ. Vậy
người chăm sóc bệnh nhơn toàn phụ nữ thông thường phải là người phụ nữ.
Cho tới ngày nay, từ điển pháp ngữ chỉ ghi tiếng sage-femme thuộc giống
cái. La sage-femme. Chưa có giống đực như «Le» sage-femme. Trong bản
danh sách cúng vái Lễ Thôi Nôi cho trẻ con cũng chỉ có 12 Mụ Bà, chưa có
Mụ Ông.
Trong thời gian chờ đợi thêm Mụ Ông vào danh sách 12 Mụ Bà và từ điển
thay đổi loại tự cho tiếng sage-femme, anh đành phải vui lòng nhận anh
là «UNE sage-femme» (Một Bà mụ) vậy!
Nguyễn thị Cỏ May
Song Phương chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nguyễn Thị Cỏ May: Sự Thăng Tiến Của Người Đàn Ông Ngày Nay
Nói theo ý của nữ triết gia Simone de Beauvoir «Người được gọi là Đàn Ông không phải sanh ra là Đàn Ông mà vai trò nhân xã đã làm cho họ trở thành Đàn Ông». Vai trò đã qui định cho người Đàn Ông được mọi người nhìn nhận là Đàn Ông ngày nay đã thay đổi sâu xa. Thay đổi gần như tận gốc rể do diển tiến xã hội.
Nội tướng tài ba
Về mặt dạy dổ con cái lúc nhỏ trong gia đình, vai trò đàn ông ngày nay
giử phần quan trọng hơn. «Con hư» không còn «tại mẹ» nữa. Việc nhà,
thường quen gọi là việc «nội trợ» và người đảm trách việc «nội trợ» gọi
là «người nội trợ» được hiểu gần như một cách đương nhiên là người phụ
nữ thì ngày nay có không ít người đàn ông nhận lảnh vai trò này. Chẳng
riêng trong gia đình mà đã trở thành một việc làm lảnh lương bình thường
như những việc làm khác. Việc «nội trợ» được đăng báo trên mục «mướn
người và cần việc làm». Cả việc đi làm nuôi sống gia đình ngày nay cũng
không còn độc quyền trong tay người đàn ông nữa.
Về mặt đạo lý xã hội, người đàn ông trong gia đình không còn là hiện
thân của quyền lực «Phu xướng, phụ tùy» hay «Phụ xử, tử vong» nữa (hay
«dông» = chạy xa vì không chạy kịp bị ăn đòn!). Nhiêm vụ và quyền lực
được chia sẻ với người vợ và người mẹ. Từ nay, người đàn ông phải nhận
lảnh vai trò của mình bên cạnh con cái. Cái quyền lực mà trước đây người
đàn ông thụ đắc một cách tự nhiên ngày nay không còn nữa. Bởi vì, nói
theo ý của Bà Simone de Beauvoir, thì «Người ta không sanh ra là người
chồng, người cha, mà người ta trở thành».
Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình
thừa nhận vai trò mới này, điều đó đang làm nổi bật đặc tính bình đẳng
trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng
nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi áo quần, …
tức lảnh làm tất cả việc «nội trợ» và người phụ nữ đã phải thán phục,
tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp «Nội tướng»
mới này.
Đàn Ông mà «LE» hay «La»?
Những việc làm như «giử trẻ, đở đẻ, nội trợ, …» trước giờ, người ta nghĩ
là những nghề dành riêng cho đàn bà thì ngày nay, đàn ông nhận làm như
nghề nghiệp chánh của mình. Tuy đàn ông làm những việc này hảy còn là số
ít. Nhưng họ đã thật sự tìm cho họ một ngỏ đi khá rỏ trong tình hình
hiện nay của xứ Pháp.
Nếu nghe nói người phụ nữ làm «nghề của đàn ông» như lái xe vận tải hạng
nặng, lái phi cớ chiến đấu, phi cơ hàng không dân sự Air France, thợ
hồ, thợ sơn, … thì ngày nay có không ít những người đàn ông chọn những
nghề vốn của đàn bà. Hiện tượng mới này chưa được báo chí nói tới nhiều.
Dư luận còn dành cho họ nhiều phê phán bảo thủ và nặng tính định kiến.
Không chỉ làm việc để có đồng lương mà làm việc còn là sanh hoạt cần cho
sự sống được nảy nở. Một «kỷ sư nông nghìệp và biến chế thực phẩm»
(Ingénieur agro-alimentaire, chuyên về phẩm chất sản phẩm) ỏ Miền nam
nước Pháp, năm 2004, thất nghiệp. Trong thời gian đó, bà mẹ vợ của anh
không tự túc được, hai vợ chồng anh đành đón bà về ở chung để săn sóc
cho bà. Từ lâu, anh tìm việc làm theo chuyên môn của anh không được. Cả
việc làm gần với chuyên môn hay chỉ cần sự hiểu biết phổ thông và khoa
học, cũng không được nữa. Thư xin việc gởi đi hằng trăm cái đều bị từ
chối. Hằng ngày ở nhà, anh chăm sóc mẹ vừa cố gắng tìm việc làm. Bổng
một hôm, việc chăm sóc mẹ làm nảy sanh ở anh một ý niệm mới như một
thành tựu khám phá khoa học. Anh thầm nghĩ tại sao anh cứ để mất hết thì
giờ tìm việc làm trong ngành chuyên môn của mình mà không làm công việc
như mình đang làm cho mẹ là «chăm sóc người lớn tuổi»? Tại sao không
đổi nghề để trở thành người giúp việc tư gia? Vợ của anh nhận thấy ý
nghĩ này hay. Bà đã nhiệt tình khuyến khích, nâng đở tinh thần của anh
rất nhiều trong buổi đầu. Thế là anh bắt đầu viết thư xin việc chăm sóc
người lớn tuổi tại tư gia. Anh sẽ làm việc như người phụ nữ giúp việc
nhà. Nói theo ngôn ngữ ở Việt nam ngày nay là anh xin làm «ô-sin». Anh
cũng viết khá nhiều thư gởi đi nhưng đều bị từ chối.
Anh nghĩ có lẽ vì anh là đàn ông nên khách hàng từ chối. Dù sao trường
hợp anh xin việc làm vốn dành cho đàn bà nên có vấn đề. Sau cùng, một
Văn phòng tìm việc ở gần nhà báo tin anh sẽ có việc vì đơn xin việc của
anh được chấp thuận. Anh tới thử việc. Chủ hài lòng. Hợp đồng làm việc
được hai bên ký.
Lúc ban đầu, nhiều người lớn tuổi tỏ vẻ ngạc nhiên và muốn nhờ anh làm
những việc như sửa chửa đồ đạt, đóng kệ, thay bóng đèn, đưa máy hút bụi
cho anh lau chùi, tu bổ, chớ không phải nhờ anh hút bụi nhà, ủi giặt
quần áo, tức làm «nội trợ»,…
Nhưng qua vài tuần, những người già bắt đầu nhận thấy anh làm việc không
thua những người phụ nữ, trái lại, có phần xuất sắc nữa là khác. Tuy
nhiên, trong việc giúp các bà tắm rửa, có nhiều bà tỏ ra ngại ngùng đôi
chút.
Anh làm công việc «phụ giúp chăm sóc người già» từ 5 năm nay cho anh
quyết định anh sẽ làm công việc này như một nghề mới cho tới ngày anh đi
hưu trí. Vì anh cảm thấy đầy hứng thú trong công việc hằng ngày. Anh hi
vọng sẽ lấy bằng cắp «Nghề giúp việc» bằng cách xin hợp thức hóa thời
gian và kinh nghiệm làm việc nhờ chứng nhận của khách hàng và phiếu
lương.
Với anh, công việc làm rất đáng làm. Dĩ nhiên, làm việc này, anh kiếm
được ít tiền hơn nghề kỷ sư của anh, nhưng với nhiều người già, anh là
người duy nhứt tới thăm viếng họ hằng ngày. Mỗi ngày, cứ tới giờ đó, anh
biết Bà X, Ông Y, Bà Z, … đang sốt ruột mong đợi anh, điều này tuy rất
nhỏ bé, rất đơn giản, nhưng nó đủ nói lớn với anh rằng anh là người thật
sự hữu ích cho nhiều người.
Trường hợp thứ hai, đàn ông lảnh làm công việc xưa nay là của giới nữ
lưu làm. Không phải chăm sóc người già tại tư gia, mà «chăm sóc trẻ con
tuổi thơ». Đây cũng còn là cái «nghề mới, người mới» chưa được phổ biến.
Anh chàng thứ hai này bắt đầu cái nghề giử trẻ từ năm 2008 tại quê
hương của anh, Tỉnh Cher. Anh nhận đem về nhà 2 đứa trẻ giử trọn ngày và
2 đứa khác, chỉ giử buổi trưa và buổi chiều sau giờ học. Sau thời gian
khá dài làm Manager trong thương mải, anh quyết định đổi việc làm khi
đứa con gái của anh vừa sanh. Anh muốn dành hết thì giờ ở bên cạnh con
gái mới sanh. Anh muốn nhìn thấy nó lớn dưới mắt anh. Nghề giử trẻ đối
với anh trong trường hợp này giúp anh kết hợp vừa đời sống gia đình, vừa
đời sống nghề nghiệp. Anh chờ việc làm của anh được hợp thức hóa, tức
anh sẽ có chứng chỉ nghiệp vụ hay bằng cắp ngành giử trẻ. Tới lúc đó,
anh sẽ làm việc từ 7 giờ sáng cho tới 9 giờ đêm, luôn suốt ngày thứ bảy.
Anh biết cha mẹ khó nhờ giử con em của họ vì thì giờ không phù hợp với
thời khóa biểu của họ. Ngày giờ làm việc rộng rải, anh thấy không có gì
trở ngại để cha mẹ đem con em tới gởi cho anh. Anh bắt đầu có nhiều thân
chủ. Tuy nghiên cũng có vài người thấy anh là đàn ông mà làm việc này
nên không tín nhiệm cho lắm. Trái lại, các bà có con mà không có chồng
rất thích đem con tới gởi cho anh. Bởi vì anh là đàn ông làm cho con em
của các bà «có được cha» ít nhứt trong suốt thời gian ở với anh. Đây là
ưu điểm của anh trong nghề giử trẻ mà không có người phụ nữ giử trẻ nào
cạnh tranh nổi. Nhưng ưu điểm đã không giúp anh tránh khỏi những lời
châm biếm của dư luận. Điều làm cho anh an lòng và khuyến khích anh mạnh
mẻ tiếp tục nghề giử trẻ của anh là đa số phụ huynh đều hoan nghênh
anh, bày tỏ cảm tình đặc biệt với anh.
Nhiều người nhận xét việc làm của anh, hiểu tại sao anh chọn việc làm
này, họ thân mật bảo với anh «Việc này có phải là nghề ngổng gì đâu. Anh
ở tại nhà anh suốt ngày chơi đùa với con cái của anh mà thôi».
Một nghề nghiệp khác đầy nghịch lý. Không phải giử người già. Không phải giử trẻ con, mà là đi đở đẻ, tức làm MỤ!
Một
thanh niên nuôi dưởng từ lâu, từ hơn 20 năm qua, giấc mơ làm mụ đở đẻ.
Trường hợp của anh khá đặc biết. Anh không bị thất nghiệp lâu ngày mà
phải tìm đại cho mình một việc làm có đồng lương sống qua ngày. Sẳn giấc
mơ làm mụ, một hôm, nghe mẹ anh đoc một tin trên báo là nghề mụ ngày
nay đã mở ra cho đàn ông, lập tức, anh bèn đi xin dự tuyển. Cái tin quan
trọng đó đã thật sự làm sống dậy ở anh cái thiên chức mà anh từng ôm
ắp. Trước kia, anh đắn đo, chọn lựa nhiều nghề nhưng sau cùng anh chỉ mơ
ước học cho được cái nghề này nhưng anh không biết làm sao vì nghề ấy
chỉ dành độc quyền cho giới phụ nữ. Nghề bác sĩ sản khoa thì đón nhận
mọi người, không phân biệt giới tính. Nhưng bác sĩ sản khoa không phải
hoàn toàn là nghề đở đẻ. Sau nhiều ngày tìm hiểu sâu rộng về nghề đở đẻ,
anh quả quyết đây đúng là cái nghề thích hợp với anh hơn hết vì nó đầy
tính nhơn bản. Thế là anh thực hiện giấc mơ làm mụ của anh. Năm 1989,
thi đậu, bằng cấp bỏ túi, anh là những người trong số ít đầu tiên làm mụ
vì nghề này chỉ mới thu nhận đàn ông từ năm 1982. Nhưng những bước đầu
hành nghề không phải đơn giản. Anh xin làm việc ở nhà thương, làm thiệt
thọ hay phù động, đều bị từ chối vì anh là đàn ông. Hơn nữa, nghề mụ do
đàn ông làm lại bị bệnh nhơn đàn bà dị ứng mạnh.
Ngày nay, nghề nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, anh được mọi người nhìn
nhận anh là một «Mụ» giỏi. Ngoài nghề làm mụ tư, anh còn đi dạy nghề mụ
ở một Trường Mụ (Ecole de Sages-Femmes) gần Paris. Anh cũng hướng dẩn
những khóa về sanh đẻ, chuẩn bị đón em bé ra đời, săn sóc em bé mới
sanh, … tại một Học viện của Cơ quan Bảo hiểm Sức khỏe ở Paris XIV. Từ
nay, anh tỏ ra rất tự hào về nghề Mụ của anh. Từ ngữ «Đở đẻ» hay «Mụ»,
tiếng pháp là «Sage-Femme». Trong tiếng «Sage-Femme», tiếng «Sage» có
nghĩa là «Hiểu biết» – hiểu biết rỏ ràng, sâu sắc, triệt để và «Femme»
là phụ nữ. Sage-Femme hàm nghĩa là nghề hiểu biết về người phụ nữ. Vậy
người chăm sóc bệnh nhơn toàn phụ nữ thông thường phải là người phụ nữ.
Cho tới ngày nay, từ điển pháp ngữ chỉ ghi tiếng sage-femme thuộc giống
cái. La sage-femme. Chưa có giống đực như «Le» sage-femme. Trong bản
danh sách cúng vái Lễ Thôi Nôi cho trẻ con cũng chỉ có 12 Mụ Bà, chưa có
Mụ Ông.
Trong thời gian chờ đợi thêm Mụ Ông vào danh sách 12 Mụ Bà và từ điển
thay đổi loại tự cho tiếng sage-femme, anh đành phải vui lòng nhận anh
là «UNE sage-femme» (Một Bà mụ) vậy!
Nguyễn thị Cỏ May
Song Phương chuyển