Tham Khảo
Nguyễn Thị Từ Huy - Người Việt Nam không hèn
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng.
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là « hiểu nhầm ». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.
Người Việt Nam, trong tư cách là một cộng đồng, một dân tộc đang có những hiểu nhầm về chính dân tộc mình. Bài này đề cập đến một khía cạnh của sự hiểu nhầm chính mình : trong rất nhiều bài báo, bài blog, facebook… mà chúng ta đã đọc, trong nhiều cuộc hội thoại hàng ngày, chúng ta gặp mệnh đề này : « người Việt Nam hèn », cứ như thể « hèn » là thuộc về bản tính của người Việt.
Tuy nhiên, nếu như, vào những năm 1960, một nhà báo, một sử gia như Jean Lacouture mà nghe cái nhận định « người Việt Nam hèn » này thì ông ấy sẽ gân cổ lên cãi ngay lập tức, chắc chắn ông ấy sẽ đáp lại : « bạn nói thế thì chẳng hiểu gì về người Việt Nam cả ». Jean Lacouture, khi bình luận về chiến dịch leo thang quân sự của người Mỹ vào năm 1965, đã viết như thế này : « …đó là một chiến lược nhằm bắt Miền Bắc Việt Nam quỳ gối (quỳ gối ư, đời nào những con người của Điện Biên Phủ chịu quỳ gối ! » (Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Seuil, 1967, tr. 238). Sự thật là như vậy. Người Việt Nam đã không chịu quỳ gối. Cho nên, giả sử có ai nói với Jean Lacouture rằng người Việt Nam hèn thì ông ấy sẽ phản đối.
Gần đây thôi, chưa đầy một tháng, một sinh viên Syria nói với tôi: “Các bạn Việt Nam, các bạn thật là mạnh, các bạn đã thắng người Pháp, và cả người Mỹ ». Điều đó từng là sự thật. Chúng ta từng rất mạnh, chúng ta từng không hèn, chúng ta từng không chịu quỳ gối.
Nhưng đó là chuyện của gần nửa thế kỷ trước. Còn giờ đây… Hẳn chúng ta còn nhớ bài viết « Người việt nam hèn hạ » của tác giả Hân Phan. Bài viết đã gây sốt trên mạng một thời gian và nhận được sự đồng tình của số đông vì đã miêu tả đúng tình trạng của người Việt Nam hiện tại, tôi là một trong số những người đồng tình.
Nhiều người nghĩ rằng chế độ cộng sản đã làm cho người Việt Nam từ can đảm trở nên hèn hạ. Điều đó đúng, nhưng vấn đề không đơn giản. Nếu chúng ta thừa nhận rằng từ 1945 đến 1975, chế độ Miền Bắc cũng là chế độ cộng sản, nhưng người Việt Nam thời đó xứng đáng với tính từ « can đảm ». Không chỉ can đảm trong chiến tranh, mà can đảm cả trong những nỗ lực chống lại chính chế độ, ví dụ như đã từng xảy ra vụ nhân văn giai phẩm, đã từng xảy ra những phản kháng chống lại sai lầm của thời kỳ cải cách ruộng đất, dẫn đến việc chính phủ phải xin lỗi và sửa sai. Chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ đó cũng rất can đảm. Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp, hỏi rằng : « Việt Nam có chấp nhận làm vệ tinh của Trung Quốc không ? », đã không ngần ngại cao giọng : « Không bao giờ ! ». Chúng ta không thể phủ nhận rằng những năm đói nghèo, vô cùng thiếu thốn vật chất, Lê Duẩn vẫn cho tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chống Trung Quốc.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chúng ta lại cũng không thể phủ nhận rằng lãnh đạo sống như đế vương nhưng quỳ gối và bắt cả nước quỳ gối trước sự leo thang của Trung Quốc trên biển Đông và trước sự xâm lấn của sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất liền, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, trừ một số rất ít người đứng ra phản kháng, đa số người Việt Nam đang quỳ gối để cho chính phủ muốn làm gì thì làm, để cho đất nước muốn ra sao thì ra, và tìm cách bỏ nước thoát thân, mặc cho biển chết, sông chết, cá chết và dân chết…
Vì sao như vậy, cũng là chế độ cộng sản, mà sao người Việt trong những thập kỷ gần đây lại khác trước đến như vậy ? Tôi nghĩ tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời, nhưng xin hẹn một dịp khác. Điều mà tôi có thể nói ngắn gọn: đúng là thể chế chính trị đã làm biến đổi tính cách của người Việt.
Ở đây, tôi muốn kết thúc bài này bằng ý tưởng sau đây : Chúng ta đã chọn thái độ hèn trong suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã để cho người khác nghĩ là chúng ta hèn, và chúng ta tưởng nhầm là mình hèn.
Nhưng không, chúng ta không hèn.
Người Việt Nam hiện nay chỉ cần làm một điều thôi : tìm lại sự can đảm của chính mình, tìm lại sự can đảm vốn là di sản của các thế hệ người Việt đi trước, sự can đảm vốn đã làm nên tính cách của dân tộc Việt. Sự can đảm đó không mất đi đâu cả. Nó vẫn ở đó, ở trong mỗi người chúng ta.
Khi chúng ta, mỗi người tìm lại được sự can đảm vẫn đang ẩn sâu trong bản ngã của mình, thì đó sẽ là cơ sở để khôi phục phẩm giá và các giá trị tốt đẹp, và là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta sẽ không còn phải bỏ nước ra đi, sẽ không còn phải là nạn nhân của các chính sách cấm nhập cư, bởi chúng ta sẽ có khả năng biến Việt Nam thành một nơi đáng sống.
Chúng ta cần dùng sự cản đảm của chính mỗi người để xây dựng Việt Nam thành một nơi đáng sống, đáng sống cho chúng ta và con cháu của chúng ta.
Paris, 23/2/2017
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là « hiểu nhầm ». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.
Người Việt Nam, trong tư cách là một cộng đồng, một dân tộc đang có những hiểu nhầm về chính dân tộc mình. Bài này đề cập đến một khía cạnh của sự hiểu nhầm chính mình : trong rất nhiều bài báo, bài blog, facebook… mà chúng ta đã đọc, trong nhiều cuộc hội thoại hàng ngày, chúng ta gặp mệnh đề này : « người Việt Nam hèn », cứ như thể « hèn » là thuộc về bản tính của người Việt.
Tuy nhiên, nếu như, vào những năm 1960, một nhà báo, một sử gia như Jean Lacouture mà nghe cái nhận định « người Việt Nam hèn » này thì ông ấy sẽ gân cổ lên cãi ngay lập tức, chắc chắn ông ấy sẽ đáp lại : « bạn nói thế thì chẳng hiểu gì về người Việt Nam cả ». Jean Lacouture, khi bình luận về chiến dịch leo thang quân sự của người Mỹ vào năm 1965, đã viết như thế này : « …đó là một chiến lược nhằm bắt Miền Bắc Việt Nam quỳ gối (quỳ gối ư, đời nào những con người của Điện Biên Phủ chịu quỳ gối ! » (Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Seuil, 1967, tr. 238). Sự thật là như vậy. Người Việt Nam đã không chịu quỳ gối. Cho nên, giả sử có ai nói với Jean Lacouture rằng người Việt Nam hèn thì ông ấy sẽ phản đối.
Gần đây thôi, chưa đầy một tháng, một sinh viên Syria nói với tôi: “Các bạn Việt Nam, các bạn thật là mạnh, các bạn đã thắng người Pháp, và cả người Mỹ ». Điều đó từng là sự thật. Chúng ta từng rất mạnh, chúng ta từng không hèn, chúng ta từng không chịu quỳ gối.
Nhưng đó là chuyện của gần nửa thế kỷ trước. Còn giờ đây… Hẳn chúng ta còn nhớ bài viết « Người việt nam hèn hạ » của tác giả Hân Phan. Bài viết đã gây sốt trên mạng một thời gian và nhận được sự đồng tình của số đông vì đã miêu tả đúng tình trạng của người Việt Nam hiện tại, tôi là một trong số những người đồng tình.
Nhiều người nghĩ rằng chế độ cộng sản đã làm cho người Việt Nam từ can đảm trở nên hèn hạ. Điều đó đúng, nhưng vấn đề không đơn giản. Nếu chúng ta thừa nhận rằng từ 1945 đến 1975, chế độ Miền Bắc cũng là chế độ cộng sản, nhưng người Việt Nam thời đó xứng đáng với tính từ « can đảm ». Không chỉ can đảm trong chiến tranh, mà can đảm cả trong những nỗ lực chống lại chính chế độ, ví dụ như đã từng xảy ra vụ nhân văn giai phẩm, đã từng xảy ra những phản kháng chống lại sai lầm của thời kỳ cải cách ruộng đất, dẫn đến việc chính phủ phải xin lỗi và sửa sai. Chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ đó cũng rất can đảm. Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp, hỏi rằng : « Việt Nam có chấp nhận làm vệ tinh của Trung Quốc không ? », đã không ngần ngại cao giọng : « Không bao giờ ! ». Chúng ta không thể phủ nhận rằng những năm đói nghèo, vô cùng thiếu thốn vật chất, Lê Duẩn vẫn cho tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chống Trung Quốc.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chúng ta lại cũng không thể phủ nhận rằng lãnh đạo sống như đế vương nhưng quỳ gối và bắt cả nước quỳ gối trước sự leo thang của Trung Quốc trên biển Đông và trước sự xâm lấn của sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất liền, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, trừ một số rất ít người đứng ra phản kháng, đa số người Việt Nam đang quỳ gối để cho chính phủ muốn làm gì thì làm, để cho đất nước muốn ra sao thì ra, và tìm cách bỏ nước thoát thân, mặc cho biển chết, sông chết, cá chết và dân chết…
Vì sao như vậy, cũng là chế độ cộng sản, mà sao người Việt trong những thập kỷ gần đây lại khác trước đến như vậy ? Tôi nghĩ tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời, nhưng xin hẹn một dịp khác. Điều mà tôi có thể nói ngắn gọn: đúng là thể chế chính trị đã làm biến đổi tính cách của người Việt.
Ở đây, tôi muốn kết thúc bài này bằng ý tưởng sau đây : Chúng ta đã chọn thái độ hèn trong suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã để cho người khác nghĩ là chúng ta hèn, và chúng ta tưởng nhầm là mình hèn.
Nhưng không, chúng ta không hèn.
Người Việt Nam hiện nay chỉ cần làm một điều thôi : tìm lại sự can đảm của chính mình, tìm lại sự can đảm vốn là di sản của các thế hệ người Việt đi trước, sự can đảm vốn đã làm nên tính cách của dân tộc Việt. Sự can đảm đó không mất đi đâu cả. Nó vẫn ở đó, ở trong mỗi người chúng ta.
Khi chúng ta, mỗi người tìm lại được sự can đảm vẫn đang ẩn sâu trong bản ngã của mình, thì đó sẽ là cơ sở để khôi phục phẩm giá và các giá trị tốt đẹp, và là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta sẽ không còn phải bỏ nước ra đi, sẽ không còn phải là nạn nhân của các chính sách cấm nhập cư, bởi chúng ta sẽ có khả năng biến Việt Nam thành một nơi đáng sống.
Chúng ta cần dùng sự cản đảm của chính mỗi người để xây dựng Việt Nam thành một nơi đáng sống, đáng sống cho chúng ta và con cháu của chúng ta.
Paris, 23/2/2017
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyễn Thị Từ Huy - Người Việt Nam không hèn
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng.
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là « hiểu nhầm ». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.
Người Việt Nam, trong tư cách là một cộng đồng, một dân tộc đang có những hiểu nhầm về chính dân tộc mình. Bài này đề cập đến một khía cạnh của sự hiểu nhầm chính mình : trong rất nhiều bài báo, bài blog, facebook… mà chúng ta đã đọc, trong nhiều cuộc hội thoại hàng ngày, chúng ta gặp mệnh đề này : « người Việt Nam hèn », cứ như thể « hèn » là thuộc về bản tính của người Việt.
Tuy nhiên, nếu như, vào những năm 1960, một nhà báo, một sử gia như Jean Lacouture mà nghe cái nhận định « người Việt Nam hèn » này thì ông ấy sẽ gân cổ lên cãi ngay lập tức, chắc chắn ông ấy sẽ đáp lại : « bạn nói thế thì chẳng hiểu gì về người Việt Nam cả ». Jean Lacouture, khi bình luận về chiến dịch leo thang quân sự của người Mỹ vào năm 1965, đã viết như thế này : « …đó là một chiến lược nhằm bắt Miền Bắc Việt Nam quỳ gối (quỳ gối ư, đời nào những con người của Điện Biên Phủ chịu quỳ gối ! » (Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Seuil, 1967, tr. 238). Sự thật là như vậy. Người Việt Nam đã không chịu quỳ gối. Cho nên, giả sử có ai nói với Jean Lacouture rằng người Việt Nam hèn thì ông ấy sẽ phản đối.
Gần đây thôi, chưa đầy một tháng, một sinh viên Syria nói với tôi: “Các bạn Việt Nam, các bạn thật là mạnh, các bạn đã thắng người Pháp, và cả người Mỹ ». Điều đó từng là sự thật. Chúng ta từng rất mạnh, chúng ta từng không hèn, chúng ta từng không chịu quỳ gối.
Nhưng đó là chuyện của gần nửa thế kỷ trước. Còn giờ đây… Hẳn chúng ta còn nhớ bài viết « Người việt nam hèn hạ » của tác giả Hân Phan. Bài viết đã gây sốt trên mạng một thời gian và nhận được sự đồng tình của số đông vì đã miêu tả đúng tình trạng của người Việt Nam hiện tại, tôi là một trong số những người đồng tình.
Nhiều người nghĩ rằng chế độ cộng sản đã làm cho người Việt Nam từ can đảm trở nên hèn hạ. Điều đó đúng, nhưng vấn đề không đơn giản. Nếu chúng ta thừa nhận rằng từ 1945 đến 1975, chế độ Miền Bắc cũng là chế độ cộng sản, nhưng người Việt Nam thời đó xứng đáng với tính từ « can đảm ». Không chỉ can đảm trong chiến tranh, mà can đảm cả trong những nỗ lực chống lại chính chế độ, ví dụ như đã từng xảy ra vụ nhân văn giai phẩm, đã từng xảy ra những phản kháng chống lại sai lầm của thời kỳ cải cách ruộng đất, dẫn đến việc chính phủ phải xin lỗi và sửa sai. Chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ đó cũng rất can đảm. Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp, hỏi rằng : « Việt Nam có chấp nhận làm vệ tinh của Trung Quốc không ? », đã không ngần ngại cao giọng : « Không bao giờ ! ». Chúng ta không thể phủ nhận rằng những năm đói nghèo, vô cùng thiếu thốn vật chất, Lê Duẩn vẫn cho tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chống Trung Quốc.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chúng ta lại cũng không thể phủ nhận rằng lãnh đạo sống như đế vương nhưng quỳ gối và bắt cả nước quỳ gối trước sự leo thang của Trung Quốc trên biển Đông và trước sự xâm lấn của sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất liền, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, trừ một số rất ít người đứng ra phản kháng, đa số người Việt Nam đang quỳ gối để cho chính phủ muốn làm gì thì làm, để cho đất nước muốn ra sao thì ra, và tìm cách bỏ nước thoát thân, mặc cho biển chết, sông chết, cá chết và dân chết…
Vì sao như vậy, cũng là chế độ cộng sản, mà sao người Việt trong những thập kỷ gần đây lại khác trước đến như vậy ? Tôi nghĩ tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời, nhưng xin hẹn một dịp khác. Điều mà tôi có thể nói ngắn gọn: đúng là thể chế chính trị đã làm biến đổi tính cách của người Việt.
Ở đây, tôi muốn kết thúc bài này bằng ý tưởng sau đây : Chúng ta đã chọn thái độ hèn trong suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã để cho người khác nghĩ là chúng ta hèn, và chúng ta tưởng nhầm là mình hèn.
Nhưng không, chúng ta không hèn.
Người Việt Nam hiện nay chỉ cần làm một điều thôi : tìm lại sự can đảm của chính mình, tìm lại sự can đảm vốn là di sản của các thế hệ người Việt đi trước, sự can đảm vốn đã làm nên tính cách của dân tộc Việt. Sự can đảm đó không mất đi đâu cả. Nó vẫn ở đó, ở trong mỗi người chúng ta.
Khi chúng ta, mỗi người tìm lại được sự can đảm vẫn đang ẩn sâu trong bản ngã của mình, thì đó sẽ là cơ sở để khôi phục phẩm giá và các giá trị tốt đẹp, và là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta sẽ không còn phải bỏ nước ra đi, sẽ không còn phải là nạn nhân của các chính sách cấm nhập cư, bởi chúng ta sẽ có khả năng biến Việt Nam thành một nơi đáng sống.
Chúng ta cần dùng sự cản đảm của chính mỗi người để xây dựng Việt Nam thành một nơi đáng sống, đáng sống cho chúng ta và con cháu của chúng ta.
Paris, 23/2/2017
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)