Kinh Đời
Nguyễn Thị Từ Huy - Người ta được lợi gì khi thắng một cuộc chiến ?
« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá hu
Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ? ».
Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :
« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh.
Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát
khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang
thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.
Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận,
được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một
cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác
sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu.
Với tư cách là người Alsace, kẹt giữa nước Đức và nước Pháp,
tôi đã chứng kiến hai cuộc bại trận. Sau cuộc chiến kỳ quặc, vào 1940,
người Đức chiếm Alsace và chúng tôi bị cấm không được nói tiếng Pháp.
Năm 1945, người Pháp chiếm lại Alsace, và chúng tôi không được phép sử
dụng bất kỳ một từ tiếng Đức hay tiếng bản ngữ Alsace nào. Bao nhiêu
người trong chúng tôi đã buộc phải chiến đấu, buộc phải khoác lên mình
bộ đồng phục Pháp, rồi khoác lên mình bộ đồng phục Đức, rồi sau đó lại
là bộ đồng phục Pháp, bị buộc phải đăng lính.
Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng kiến một điều kỳ diệu : chưa bao
giờ, trong lịch sử thế giới, có một sự hoà giải nhanh đến như thế, như
sự hoà giải giữa người Pháp và người Đức, giữa hai dân tộc từng sát hại
lẫn nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng than ôi, ví dụ này hầu
như rất ít khi được lặp lại. Đó là một trong số rất ít các trường hợp
khi một cuộc chiến tranh khủng khiếp lại dẫn tới sự hoà giải giữa hai
dân tộc.
Về phần tôi, tôi ghét sự thù hận. »
Đấy là câu trả lời của Tomi Ungerer đăng trên tạp chí Philosophie
Marazine, số 96, tháng 2, 2016, mà tôi muốn giới thiệu, vì văn bản ngắn
này, của một người cùng thời với chúng ta, đã nói lên nhiều điều cần suy
ngẫm về chính cuộc chiến của người Việt Nam chúng ta và về sự hoà giải
của chính chúng ta với nhau.
Tôi sẽ phát triển các suy ngẫm của mình trong bài tiếp theo, lúc thời
gian cho phép. Hy vọng rằng trong khi đó, những người khác, nếu có điều
kiện, sẽ tiếp tục phát biểu về chủ đề này. Tạm thời xin nói ngắn gọn ý
tưởng chính của tôi : sự hoà giải mà chúng ta cần hiện nay không phải là
sự hoà giải do chính quyền đương nhiệm đứng ra dàn xếp (một chính quyền
đang tiếp tục làm đổ máu những người dân vô tội làm sao có thể đứng ra
hoà giải với những người mà họ từng làm đổ máu trong quá khứ !), mà là
sự hoà giải trong chính mỗi người, sự hoà giải bên trong, do mỗi người
tự tiến hành với chính mình. Nếu một sự hoà giải như vậy có thể thực
hiện thì đó sẽ là điều kiện cho một tương lai tự do và hoà bình.
Paris, 4/3/2017
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nguyễn Thị Từ Huy - Người ta được lợi gì khi thắng một cuộc chiến ?
« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá hu
Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ? ».
Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :
« Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh.
Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát
khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang
thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.
Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận,
được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một
cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác
sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu.
Với tư cách là người Alsace, kẹt giữa nước Đức và nước Pháp,
tôi đã chứng kiến hai cuộc bại trận. Sau cuộc chiến kỳ quặc, vào 1940,
người Đức chiếm Alsace và chúng tôi bị cấm không được nói tiếng Pháp.
Năm 1945, người Pháp chiếm lại Alsace, và chúng tôi không được phép sử
dụng bất kỳ một từ tiếng Đức hay tiếng bản ngữ Alsace nào. Bao nhiêu
người trong chúng tôi đã buộc phải chiến đấu, buộc phải khoác lên mình
bộ đồng phục Pháp, rồi khoác lên mình bộ đồng phục Đức, rồi sau đó lại
là bộ đồng phục Pháp, bị buộc phải đăng lính.
Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng kiến một điều kỳ diệu : chưa bao
giờ, trong lịch sử thế giới, có một sự hoà giải nhanh đến như thế, như
sự hoà giải giữa người Pháp và người Đức, giữa hai dân tộc từng sát hại
lẫn nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng than ôi, ví dụ này hầu
như rất ít khi được lặp lại. Đó là một trong số rất ít các trường hợp
khi một cuộc chiến tranh khủng khiếp lại dẫn tới sự hoà giải giữa hai
dân tộc.
Về phần tôi, tôi ghét sự thù hận. »
Đấy là câu trả lời của Tomi Ungerer đăng trên tạp chí Philosophie
Marazine, số 96, tháng 2, 2016, mà tôi muốn giới thiệu, vì văn bản ngắn
này, của một người cùng thời với chúng ta, đã nói lên nhiều điều cần suy
ngẫm về chính cuộc chiến của người Việt Nam chúng ta và về sự hoà giải
của chính chúng ta với nhau.
Tôi sẽ phát triển các suy ngẫm của mình trong bài tiếp theo, lúc thời
gian cho phép. Hy vọng rằng trong khi đó, những người khác, nếu có điều
kiện, sẽ tiếp tục phát biểu về chủ đề này. Tạm thời xin nói ngắn gọn ý
tưởng chính của tôi : sự hoà giải mà chúng ta cần hiện nay không phải là
sự hoà giải do chính quyền đương nhiệm đứng ra dàn xếp (một chính quyền
đang tiếp tục làm đổ máu những người dân vô tội làm sao có thể đứng ra
hoà giải với những người mà họ từng làm đổ máu trong quá khứ !), mà là
sự hoà giải trong chính mỗi người, sự hoà giải bên trong, do mỗi người
tự tiến hành với chính mình. Nếu một sự hoà giải như vậy có thể thực
hiện thì đó sẽ là điều kiện cho một tương lai tự do và hoà bình.
Paris, 4/3/2017
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)