Thân Hữu Tiếp Tay...
Nguyễn Thị Từ Huy - Sự mất tự do của một số người là điều kiện cho tự do của mọi người
Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.
Quốc bảo của một đất nước chính là những con người không còn sợ hãi - Aung San Suu Ky
Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.
Một số người được nói đến ở đây là những người đi vào chốn lao tù bằng sự can đảm, bằng lòng cao thượng, nghĩa hiệp. Họ vào tù để thể hiện tự do của chính họ, và tự do của họ, hay là sự mất tự do của họ, nếu nhìn từ góc độ khác, là điều kiện cho việc một ngày nào đó mọi người ở Việt Nam sẽ có tự do. Theo định nghĩa của Aung San Suu Kyi, họ chính là quốc bảo.
Họ là những Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải, Đinh Đăng Định… là những thanh niên công giáo và tất cả những người chịu mất tự do thân xác để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự thật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ tự do suy nghĩ và hành động của chính họ và của những người khác. Họ đánh đổi tự do thân xác để giữ lấy tự do tư duy và tự do hành động. Hẳn nhiên, vào tù cũng là một hành động.
Các vị thẩm phán có thể kết án những con người không còn sợ hãi đó, đưa họ vào tù, giam cầm thân xác họ. Nhưng không thể giam cầm tự do của họ. Nghịch lý là, sự cầm tù về thân xác lại chính là biểu hiện, là minh chứng cho tự do tinh thần của họ, là minh chứng cho sự can đảm của họ, là điều kiện để xác nhận rằng họ không còn sợ hãi, để họ trở thành quốc bảo của đất nước.
Đất nước này đang hủy hoại quốc bảo của mình một cách không thương tiếc, gần như tất cả mọi lĩnh vực: những ngôi chùa như chùa Trăm Gian bị phá hủy (phá hủy bằng cách trùng tu) ; những thắng cảnh như Hồ Tây bị phá hủy bởi những con rồng xi măng xấu xí tột độ, phản thẩm mỹ tột độ; những khu rừng quốc gia như Cát Tiên cũng đang lăm le bị phá hủy; tài nguyên khoáng sản như bô xít, than… chảy dần ra nước ngoài cho đến khi kiệt quệ; những bộ óc tài năng bị tê liệt, những nguồn năng lượng chất xám bị hút kiệt trong những môi trường kìm hãm, trong những điều kiện làm việc tồi tệ cả về vật chất lẫn tinh thần; những con người không còn sợ hãi bị bắt giữ và giam cầm…
Một đất nước hủy hoại tất cả mọi quốc bảo của mình thì tương lai của đất nước ấy sẽ ra sao?
Tương lai của đất nước ấy chỉ có thể được cứu vãn bởi những con người không còn sợ hãi, Aung San Suu Kyi có lý khi nói như vậy (Mở ngoặc để đưa một minh chứng nhỏ: đồi Vọng Cảnh đã tiêu vong nếu không có Cù Huy Hà Vũ). Cho dù giờ đây họ còn quá đơn độc, ít ỏi, bị xa lánh, cho dù họ thất bại, cho dù kể cả trong trường hợp người ta có thành công trong việc hủy hoại hoàn toàn đất nước này, thì điều mà họ có thể và đã làm được là: bằng chính sự thất bại của họ trong việc để mất tự do thân xác, bằng cách chấp nhận trả giá cho tự do tinh thần và tự do hành động, họ đã để lại những ký ức, những dấu ấn tốt đẹp cho cả một cộng đồng, cho cả một dân tộc. Nói một cách khác, nếu cả đất nước này bị tiêu vong thì họ sẽ là những người còn lại.
Họ sẽ không bao giờ bị tiêu vong.
Họ là quốc bảo, vì nhờ có họ mà ta có cơ sở để hy vọng rằng cái ngày mà mọi người ở Việt Nam có tự do sẽ đến. Nhưng nó đến nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào những người cho đến hiện nay vẫn còn tự do thân xác có vượt qua được nỗi sợ hãi của mình hay không.
Nguyễn Thị Từ Huy
(BVN)
Nguyễn Thị Từ Huy - Sự mất tự do của một số người là điều kiện cho tự do của mọi người
Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.
Quốc bảo của một đất nước chính là những con người không còn sợ hãi - Aung San Suu Ky
Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.
Một số người được nói đến ở đây là những người đi vào chốn lao tù bằng sự can đảm, bằng lòng cao thượng, nghĩa hiệp. Họ vào tù để thể hiện tự do của chính họ, và tự do của họ, hay là sự mất tự do của họ, nếu nhìn từ góc độ khác, là điều kiện cho việc một ngày nào đó mọi người ở Việt Nam sẽ có tự do. Theo định nghĩa của Aung San Suu Kyi, họ chính là quốc bảo.
Họ là những Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải, Đinh Đăng Định… là những thanh niên công giáo và tất cả những người chịu mất tự do thân xác để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự thật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ tự do suy nghĩ và hành động của chính họ và của những người khác. Họ đánh đổi tự do thân xác để giữ lấy tự do tư duy và tự do hành động. Hẳn nhiên, vào tù cũng là một hành động.
Các vị thẩm phán có thể kết án những con người không còn sợ hãi đó, đưa họ vào tù, giam cầm thân xác họ. Nhưng không thể giam cầm tự do của họ. Nghịch lý là, sự cầm tù về thân xác lại chính là biểu hiện, là minh chứng cho tự do tinh thần của họ, là minh chứng cho sự can đảm của họ, là điều kiện để xác nhận rằng họ không còn sợ hãi, để họ trở thành quốc bảo của đất nước.
Đất nước này đang hủy hoại quốc bảo của mình một cách không thương tiếc, gần như tất cả mọi lĩnh vực: những ngôi chùa như chùa Trăm Gian bị phá hủy (phá hủy bằng cách trùng tu) ; những thắng cảnh như Hồ Tây bị phá hủy bởi những con rồng xi măng xấu xí tột độ, phản thẩm mỹ tột độ; những khu rừng quốc gia như Cát Tiên cũng đang lăm le bị phá hủy; tài nguyên khoáng sản như bô xít, than… chảy dần ra nước ngoài cho đến khi kiệt quệ; những bộ óc tài năng bị tê liệt, những nguồn năng lượng chất xám bị hút kiệt trong những môi trường kìm hãm, trong những điều kiện làm việc tồi tệ cả về vật chất lẫn tinh thần; những con người không còn sợ hãi bị bắt giữ và giam cầm…
Một đất nước hủy hoại tất cả mọi quốc bảo của mình thì tương lai của đất nước ấy sẽ ra sao?
Tương lai của đất nước ấy chỉ có thể được cứu vãn bởi những con người không còn sợ hãi, Aung San Suu Kyi có lý khi nói như vậy (Mở ngoặc để đưa một minh chứng nhỏ: đồi Vọng Cảnh đã tiêu vong nếu không có Cù Huy Hà Vũ). Cho dù giờ đây họ còn quá đơn độc, ít ỏi, bị xa lánh, cho dù họ thất bại, cho dù kể cả trong trường hợp người ta có thành công trong việc hủy hoại hoàn toàn đất nước này, thì điều mà họ có thể và đã làm được là: bằng chính sự thất bại của họ trong việc để mất tự do thân xác, bằng cách chấp nhận trả giá cho tự do tinh thần và tự do hành động, họ đã để lại những ký ức, những dấu ấn tốt đẹp cho cả một cộng đồng, cho cả một dân tộc. Nói một cách khác, nếu cả đất nước này bị tiêu vong thì họ sẽ là những người còn lại.
Họ sẽ không bao giờ bị tiêu vong.
Họ là quốc bảo, vì nhờ có họ mà ta có cơ sở để hy vọng rằng cái ngày mà mọi người ở Việt Nam có tự do sẽ đến. Nhưng nó đến nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào những người cho đến hiện nay vẫn còn tự do thân xác có vượt qua được nỗi sợ hãi của mình hay không.
Nguyễn Thị Từ Huy
(BVN)