Tham Khảo
Nguyễn Trần Sâm: Thoát Trung – có lẽ chẳng nên bàn nhiều
Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng,
Đúng 1 năm nữa là tròn ¼ thế kỷ kể từ cuộc gặp Thành Đô. Từ ngày đó, dân ta lúc nào cũng “được” nghe nói về tình hữu nghị Việt-Trung như một thứ tài sản vô giá của DÂN TỘC TA, một thứ bảo vật mà bên kia ban tặng. Từ ngày đó, bắt đầu một cuộc xâm nhập từ phương Bắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… Cuộc xâm nhập đó đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tàn phá đất nước ta, đầu độc bầu không khí trong cuộc sống tinh thần của dân ta.
Nhiều tầng lớp dân chúng thấy bức bối nhưng không có cách nào để ngăn chặn sự xâm nhập độc hại từ nước láng giềng phương Bắc. Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng, và nếu giữ quan hệ thì đó phải là mối quan hệ thực sự bình đẳng, thực sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
24 năm qua, lòng dân không lúc nào yên! Và đến tháng 5 vừa qua, khi thái độ lưu manh và lòng tham của tập đoàn Đại Hán ở Bắc Kinh đã lộ ra ở mức không thể chịu nổi qua vụ giàn khoan, khi trên thượng cấp cũng có nhân vật đã lên tiếng với thái độ gay gắt, nhiều người đã nói đến những từ “thoát Hán”, “thoát Trung”, có người lại còn nói “thoát China”! Nội dung của “thoát Trung” không được xác định chính xác, nhưng cũng có thể hình dung được những người nêu ra từ đó muốn nói gì. Theo chúng tôi, những người đầu tiên nêu ra từ đó chủ yếu muôn nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị - ngoại giao: tuyên bố xóa bỏ những điều khoản ràng buộc VN với TQ qua những thỏa thuận ngầm, bắt đầu từ thỏa ước Thành Đô, xác định lại mối quan hệ giữa hai nước, đấu tranh để biến mối quan hệ này trở nên ngày một cân bằng hơn, trên cơ sở đó loại bỏ dần những độc hại do mối quan hệ bất bình đẳng áp đặt cho phía VN, kể từ quân sự đến kinh tế, văn hóa. Để làm được công việc vô cùng khó khăn đó, VN phải tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ và thực chất với các đối tác khác, đủ mạnh và trung thực hơn.
Tuy nhiên, những người quen “nghiên cứu khoa học” đã đặt vấn đề “lồng nội dung khoa học” vào khái niệm “thoát Trung”. Họ bắt đầu nêu ra các câu hỏi như: “Thoát Trung là thoát cái gì?”, “Có thoát Trung về văn hóa không?”,… Có người còn bàn cụ thể thoát về văn hóa thì có phải bỏ tất cả những gì liên quan đến các dân tộc ở TQ không. Và đã có vài cuộc hội thảo về đề tài này.
Theo thiển ý chúng tôi thì những cuộc hội thảo như vậy đã nêu ra được khá nhiều ý kiến tâm huyết và dũng cảm, nói lên nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng về các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, góp phần thức tỉnh một số nhóm người trong xã hội. Với suy nghĩ đó, chúng tôi, những người chưa tham gia những hội thảo như vậy, xin chân thành cảm ơn những người tổ chức và phát biểu ý kiến trong hội thảo.
Mặc dù vậy, phải nói rằng nếu những nội dung trong hội thảo được nêu ra không phải với chủ đề định hướng là “thoát Trung” thì có lẽ sẽ hay hơn?
Trong những nhà hoạt động dân chủ có uy tín cao, cũng có người không thật tâm đắc với hai chữ “thoát Trung”. TS Nguyễn Thanh Giang, nhà dân chủ kỳ cựu, nêu câu hỏi: “Có nên đặt vấn đề thoát Trung?”, và ông nói: “Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung…” Xin đừng nghĩ rằng ông muốn giữ nguyên tình trạng lệ thuộc Tàu hiện nay. Điều đó ở con người ông là không thể có.
Còn chúng tôi thì nghĩ có thể nói đến “thoát Trung” hay “thoát Hán”, nhưng chẳng nên bàn quá nhiều và quá kỹ về nội dung cụ thể của nó, vì những lý do sau đây.
Một: Đây không phải là thuật ngữ khoa học. Nó chỉ là một cách nói hình ảnh, ít nhiều mang tính văn học, để nói lên nguyện vọng thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc hiện tại làm nhức nhối tâm can người dân Việt. Vì vậy, việc bàn về nội dung khoa học của một thuật ngữ phi khoa học, một cách nói dân dã, là vô nghĩa và phí thời gian. (Đương nhiên, cũng có thể chính thức biến nó thành thuật ngữ khoa học, với điều kiện nó phải được định nghĩa trong một công trình nghiên cứu, ban đầu là của một cá nhân hoặc một nhóm người, sau đó được thừa nhận ngày càng rộng rãi.)
Hai: Việc “thoát Trung” là cả một quá trình lâu dài, hàng năm hoặc nhiều năm, và phải có những lực lượng đủ mạnh chi phối được xã hội (ví dụ nhà nước) chủ trì. Trong quá trình đó mới có thể thỉnh thoảng tổ chức bàn đến những vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa được phát hiện. Một số người có thể cho rằng “lý luận” phải đi trước hành động, nhưng chúng tôi thì tin rằng hầu hết những điều bàn đến hôm nay sẽ bị lãng quên bởi chính những người bàn, hoặc ngay bây giờ ai nêu ý kiến nào thỉ chỉ người đó tâm đắc với ý kiến đó mà thôi. Những người khác chỉ cổ vũ nhưng không thực sự suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến đó, càng không nghĩ đến việc hiện thực hóa nó (và cũng không thể nào hiện thực hóa được, bởi không có lực lượng).
Ba: Việc bàn quá nhiều về “nội dung khoa học” của “thoát Trung” sẽ làm sao nhãng sự quan tâm đến những việc cụ thể khác, hiện còn cần được quan tâm hơn.
Kẻ viết bài này có rất ít hiểu biết về phong trào “thoát Á” ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, nhưng thiển nghĩ rằng sau khi nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi công bố bài viết “Thoát Á Luận”, người ta đã lĩnh hội cái tinh thần ông nêu ra để triển khai những công việc cụ thể, nhằm đưa nước Nhật bắt kịp với văn minh tây phương, chứ không tổ chức bàn quá nhiều về vấn đề “Thoát Á là thoát cái gì?”
Liệu có ai định làm luận án TS hay TSKH về “nội hàm” của khái niệm “thoát Trung”?
Nguyễn Trần Sâm
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
(Quê Choa)
Đúng 1 năm nữa là tròn ¼ thế kỷ kể từ cuộc gặp Thành Đô. Từ ngày đó, dân ta lúc nào cũng “được” nghe nói về tình hữu nghị Việt-Trung như một thứ tài sản vô giá của DÂN TỘC TA, một thứ bảo vật mà bên kia ban tặng. Từ ngày đó, bắt đầu một cuộc xâm nhập từ phương Bắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… Cuộc xâm nhập đó đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tàn phá đất nước ta, đầu độc bầu không khí trong cuộc sống tinh thần của dân ta.
Nhiều tầng lớp dân chúng thấy bức bối nhưng không có cách nào để ngăn chặn sự xâm nhập độc hại từ nước láng giềng phương Bắc. Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng, và nếu giữ quan hệ thì đó phải là mối quan hệ thực sự bình đẳng, thực sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
24 năm qua, lòng dân không lúc nào yên! Và đến tháng 5 vừa qua, khi thái độ lưu manh và lòng tham của tập đoàn Đại Hán ở Bắc Kinh đã lộ ra ở mức không thể chịu nổi qua vụ giàn khoan, khi trên thượng cấp cũng có nhân vật đã lên tiếng với thái độ gay gắt, nhiều người đã nói đến những từ “thoát Hán”, “thoát Trung”, có người lại còn nói “thoát China”! Nội dung của “thoát Trung” không được xác định chính xác, nhưng cũng có thể hình dung được những người nêu ra từ đó muốn nói gì. Theo chúng tôi, những người đầu tiên nêu ra từ đó chủ yếu muôn nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị - ngoại giao: tuyên bố xóa bỏ những điều khoản ràng buộc VN với TQ qua những thỏa thuận ngầm, bắt đầu từ thỏa ước Thành Đô, xác định lại mối quan hệ giữa hai nước, đấu tranh để biến mối quan hệ này trở nên ngày một cân bằng hơn, trên cơ sở đó loại bỏ dần những độc hại do mối quan hệ bất bình đẳng áp đặt cho phía VN, kể từ quân sự đến kinh tế, văn hóa. Để làm được công việc vô cùng khó khăn đó, VN phải tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ và thực chất với các đối tác khác, đủ mạnh và trung thực hơn.
Tuy nhiên, những người quen “nghiên cứu khoa học” đã đặt vấn đề “lồng nội dung khoa học” vào khái niệm “thoát Trung”. Họ bắt đầu nêu ra các câu hỏi như: “Thoát Trung là thoát cái gì?”, “Có thoát Trung về văn hóa không?”,… Có người còn bàn cụ thể thoát về văn hóa thì có phải bỏ tất cả những gì liên quan đến các dân tộc ở TQ không. Và đã có vài cuộc hội thảo về đề tài này.
Theo thiển ý chúng tôi thì những cuộc hội thảo như vậy đã nêu ra được khá nhiều ý kiến tâm huyết và dũng cảm, nói lên nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng về các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, góp phần thức tỉnh một số nhóm người trong xã hội. Với suy nghĩ đó, chúng tôi, những người chưa tham gia những hội thảo như vậy, xin chân thành cảm ơn những người tổ chức và phát biểu ý kiến trong hội thảo.
Mặc dù vậy, phải nói rằng nếu những nội dung trong hội thảo được nêu ra không phải với chủ đề định hướng là “thoát Trung” thì có lẽ sẽ hay hơn?
Trong những nhà hoạt động dân chủ có uy tín cao, cũng có người không thật tâm đắc với hai chữ “thoát Trung”. TS Nguyễn Thanh Giang, nhà dân chủ kỳ cựu, nêu câu hỏi: “Có nên đặt vấn đề thoát Trung?”, và ông nói: “Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung…” Xin đừng nghĩ rằng ông muốn giữ nguyên tình trạng lệ thuộc Tàu hiện nay. Điều đó ở con người ông là không thể có.
Còn chúng tôi thì nghĩ có thể nói đến “thoát Trung” hay “thoát Hán”, nhưng chẳng nên bàn quá nhiều và quá kỹ về nội dung cụ thể của nó, vì những lý do sau đây.
Một: Đây không phải là thuật ngữ khoa học. Nó chỉ là một cách nói hình ảnh, ít nhiều mang tính văn học, để nói lên nguyện vọng thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc hiện tại làm nhức nhối tâm can người dân Việt. Vì vậy, việc bàn về nội dung khoa học của một thuật ngữ phi khoa học, một cách nói dân dã, là vô nghĩa và phí thời gian. (Đương nhiên, cũng có thể chính thức biến nó thành thuật ngữ khoa học, với điều kiện nó phải được định nghĩa trong một công trình nghiên cứu, ban đầu là của một cá nhân hoặc một nhóm người, sau đó được thừa nhận ngày càng rộng rãi.)
Hai: Việc “thoát Trung” là cả một quá trình lâu dài, hàng năm hoặc nhiều năm, và phải có những lực lượng đủ mạnh chi phối được xã hội (ví dụ nhà nước) chủ trì. Trong quá trình đó mới có thể thỉnh thoảng tổ chức bàn đến những vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa được phát hiện. Một số người có thể cho rằng “lý luận” phải đi trước hành động, nhưng chúng tôi thì tin rằng hầu hết những điều bàn đến hôm nay sẽ bị lãng quên bởi chính những người bàn, hoặc ngay bây giờ ai nêu ý kiến nào thỉ chỉ người đó tâm đắc với ý kiến đó mà thôi. Những người khác chỉ cổ vũ nhưng không thực sự suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến đó, càng không nghĩ đến việc hiện thực hóa nó (và cũng không thể nào hiện thực hóa được, bởi không có lực lượng).
Ba: Việc bàn quá nhiều về “nội dung khoa học” của “thoát Trung” sẽ làm sao nhãng sự quan tâm đến những việc cụ thể khác, hiện còn cần được quan tâm hơn.
Kẻ viết bài này có rất ít hiểu biết về phong trào “thoát Á” ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, nhưng thiển nghĩ rằng sau khi nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi công bố bài viết “Thoát Á Luận”, người ta đã lĩnh hội cái tinh thần ông nêu ra để triển khai những công việc cụ thể, nhằm đưa nước Nhật bắt kịp với văn minh tây phương, chứ không tổ chức bàn quá nhiều về vấn đề “Thoát Á là thoát cái gì?”
Liệu có ai định làm luận án TS hay TSKH về “nội hàm” của khái niệm “thoát Trung”?
Nguyễn Trần Sâm
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
(Quê Choa)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyễn Trần Sâm: Thoát Trung – có lẽ chẳng nên bàn nhiều
Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng,
Đúng 1 năm nữa là tròn ¼ thế kỷ kể từ cuộc gặp Thành Đô. Từ ngày đó,
dân ta lúc nào cũng “được” nghe nói về tình hữu nghị Việt-Trung như một
thứ tài sản vô giá của DÂN TỘC TA, một thứ bảo vật mà bên kia ban tặng.
Từ ngày đó, bắt đầu một cuộc xâm nhập từ phương Bắc trên các lĩnh vực
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… Cuộc xâm nhập đó đã là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự tàn phá đất nước ta, đầu độc bầu không khí
trong cuộc sống tinh thần của dân ta.
Nhiều tầng lớp dân chúng thấy bức bối nhưng không có cách nào để ngăn chặn sự xâm nhập độc hại từ nước láng giềng phương Bắc. Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng, và nếu giữ quan hệ thì đó phải là mối quan hệ thực sự bình đẳng, thực sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
24 năm qua, lòng dân không lúc nào yên! Và đến tháng 5 vừa qua, khi thái độ lưu manh và lòng tham của tập đoàn Đại Hán ở Bắc Kinh đã lộ ra ở mức không thể chịu nổi qua vụ giàn khoan, khi trên thượng cấp cũng có nhân vật đã lên tiếng với thái độ gay gắt, nhiều người đã nói đến những từ “thoát Hán”, “thoát Trung”, có người lại còn nói “thoát China”! Nội dung của “thoát Trung” không được xác định chính xác, nhưng cũng có thể hình dung được những người nêu ra từ đó muốn nói gì. Theo chúng tôi, những người đầu tiên nêu ra từ đó chủ yếu muôn nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị - ngoại giao: tuyên bố xóa bỏ những điều khoản ràng buộc VN với TQ qua những thỏa thuận ngầm, bắt đầu từ thỏa ước Thành Đô, xác định lại mối quan hệ giữa hai nước, đấu tranh để biến mối quan hệ này trở nên ngày một cân bằng hơn, trên cơ sở đó loại bỏ dần những độc hại do mối quan hệ bất bình đẳng áp đặt cho phía VN, kể từ quân sự đến kinh tế, văn hóa. Để làm được công việc vô cùng khó khăn đó, VN phải tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ và thực chất với các đối tác khác, đủ mạnh và trung thực hơn.
Tuy nhiên, những người quen “nghiên cứu khoa học” đã đặt vấn đề “lồng nội dung khoa học” vào khái niệm “thoát Trung”. Họ bắt đầu nêu ra các câu hỏi như: “Thoát Trung là thoát cái gì?”, “Có thoát Trung về văn hóa không?”,… Có người còn bàn cụ thể thoát về văn hóa thì có phải bỏ tất cả những gì liên quan đến các dân tộc ở TQ không. Và đã có vài cuộc hội thảo về đề tài này.
Theo thiển ý chúng tôi thì những cuộc hội thảo như vậy đã nêu ra được khá nhiều ý kiến tâm huyết và dũng cảm, nói lên nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng về các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, góp phần thức tỉnh một số nhóm người trong xã hội. Với suy nghĩ đó, chúng tôi, những người chưa tham gia những hội thảo như vậy, xin chân thành cảm ơn những người tổ chức và phát biểu ý kiến trong hội thảo.
Mặc dù vậy, phải nói rằng nếu những nội dung trong hội thảo được nêu ra không phải với chủ đề định hướng là “thoát Trung” thì có lẽ sẽ hay hơn?
Trong những nhà hoạt động dân chủ có uy tín cao, cũng có người không thật tâm đắc với hai chữ “thoát Trung”. TS Nguyễn Thanh Giang, nhà dân chủ kỳ cựu, nêu câu hỏi: “Có nên đặt vấn đề thoát Trung?”, và ông nói: “Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung…” Xin đừng nghĩ rằng ông muốn giữ nguyên tình trạng lệ thuộc Tàu hiện nay. Điều đó ở con người ông là không thể có.
Còn chúng tôi thì nghĩ có thể nói đến “thoát Trung” hay “thoát Hán”, nhưng chẳng nên bàn quá nhiều và quá kỹ về nội dung cụ thể của nó, vì những lý do sau đây.
Một: Đây không phải là thuật ngữ khoa học. Nó chỉ là một cách nói hình ảnh, ít nhiều mang tính văn học, để nói lên nguyện vọng thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc hiện tại làm nhức nhối tâm can người dân Việt. Vì vậy, việc bàn về nội dung khoa học của một thuật ngữ phi khoa học, một cách nói dân dã, là vô nghĩa và phí thời gian. (Đương nhiên, cũng có thể chính thức biến nó thành thuật ngữ khoa học, với điều kiện nó phải được định nghĩa trong một công trình nghiên cứu, ban đầu là của một cá nhân hoặc một nhóm người, sau đó được thừa nhận ngày càng rộng rãi.)
Hai: Việc “thoát Trung” là cả một quá trình lâu dài, hàng năm hoặc nhiều năm, và phải có những lực lượng đủ mạnh chi phối được xã hội (ví dụ nhà nước) chủ trì. Trong quá trình đó mới có thể thỉnh thoảng tổ chức bàn đến những vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa được phát hiện. Một số người có thể cho rằng “lý luận” phải đi trước hành động, nhưng chúng tôi thì tin rằng hầu hết những điều bàn đến hôm nay sẽ bị lãng quên bởi chính những người bàn, hoặc ngay bây giờ ai nêu ý kiến nào thỉ chỉ người đó tâm đắc với ý kiến đó mà thôi. Những người khác chỉ cổ vũ nhưng không thực sự suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến đó, càng không nghĩ đến việc hiện thực hóa nó (và cũng không thể nào hiện thực hóa được, bởi không có lực lượng).
Ba: Việc bàn quá nhiều về “nội dung khoa học” của “thoát Trung” sẽ làm sao nhãng sự quan tâm đến những việc cụ thể khác, hiện còn cần được quan tâm hơn.
Kẻ viết bài này có rất ít hiểu biết về phong trào “thoát Á” ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, nhưng thiển nghĩ rằng sau khi nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi công bố bài viết “Thoát Á Luận”, người ta đã lĩnh hội cái tinh thần ông nêu ra để triển khai những công việc cụ thể, nhằm đưa nước Nhật bắt kịp với văn minh tây phương, chứ không tổ chức bàn quá nhiều về vấn đề “Thoát Á là thoát cái gì?”
Liệu có ai định làm luận án TS hay TSKH về “nội hàm” của khái niệm “thoát Trung”?
Nguyễn Trần Sâm
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
(Quê Choa)
Nhiều tầng lớp dân chúng thấy bức bối nhưng không có cách nào để ngăn chặn sự xâm nhập độc hại từ nước láng giềng phương Bắc. Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng, và nếu giữ quan hệ thì đó phải là mối quan hệ thực sự bình đẳng, thực sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
24 năm qua, lòng dân không lúc nào yên! Và đến tháng 5 vừa qua, khi thái độ lưu manh và lòng tham của tập đoàn Đại Hán ở Bắc Kinh đã lộ ra ở mức không thể chịu nổi qua vụ giàn khoan, khi trên thượng cấp cũng có nhân vật đã lên tiếng với thái độ gay gắt, nhiều người đã nói đến những từ “thoát Hán”, “thoát Trung”, có người lại còn nói “thoát China”! Nội dung của “thoát Trung” không được xác định chính xác, nhưng cũng có thể hình dung được những người nêu ra từ đó muốn nói gì. Theo chúng tôi, những người đầu tiên nêu ra từ đó chủ yếu muôn nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị - ngoại giao: tuyên bố xóa bỏ những điều khoản ràng buộc VN với TQ qua những thỏa thuận ngầm, bắt đầu từ thỏa ước Thành Đô, xác định lại mối quan hệ giữa hai nước, đấu tranh để biến mối quan hệ này trở nên ngày một cân bằng hơn, trên cơ sở đó loại bỏ dần những độc hại do mối quan hệ bất bình đẳng áp đặt cho phía VN, kể từ quân sự đến kinh tế, văn hóa. Để làm được công việc vô cùng khó khăn đó, VN phải tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ và thực chất với các đối tác khác, đủ mạnh và trung thực hơn.
Tuy nhiên, những người quen “nghiên cứu khoa học” đã đặt vấn đề “lồng nội dung khoa học” vào khái niệm “thoát Trung”. Họ bắt đầu nêu ra các câu hỏi như: “Thoát Trung là thoát cái gì?”, “Có thoát Trung về văn hóa không?”,… Có người còn bàn cụ thể thoát về văn hóa thì có phải bỏ tất cả những gì liên quan đến các dân tộc ở TQ không. Và đã có vài cuộc hội thảo về đề tài này.
Theo thiển ý chúng tôi thì những cuộc hội thảo như vậy đã nêu ra được khá nhiều ý kiến tâm huyết và dũng cảm, nói lên nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng về các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, góp phần thức tỉnh một số nhóm người trong xã hội. Với suy nghĩ đó, chúng tôi, những người chưa tham gia những hội thảo như vậy, xin chân thành cảm ơn những người tổ chức và phát biểu ý kiến trong hội thảo.
Mặc dù vậy, phải nói rằng nếu những nội dung trong hội thảo được nêu ra không phải với chủ đề định hướng là “thoát Trung” thì có lẽ sẽ hay hơn?
Trong những nhà hoạt động dân chủ có uy tín cao, cũng có người không thật tâm đắc với hai chữ “thoát Trung”. TS Nguyễn Thanh Giang, nhà dân chủ kỳ cựu, nêu câu hỏi: “Có nên đặt vấn đề thoát Trung?”, và ông nói: “Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung…” Xin đừng nghĩ rằng ông muốn giữ nguyên tình trạng lệ thuộc Tàu hiện nay. Điều đó ở con người ông là không thể có.
Còn chúng tôi thì nghĩ có thể nói đến “thoát Trung” hay “thoát Hán”, nhưng chẳng nên bàn quá nhiều và quá kỹ về nội dung cụ thể của nó, vì những lý do sau đây.
Một: Đây không phải là thuật ngữ khoa học. Nó chỉ là một cách nói hình ảnh, ít nhiều mang tính văn học, để nói lên nguyện vọng thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc hiện tại làm nhức nhối tâm can người dân Việt. Vì vậy, việc bàn về nội dung khoa học của một thuật ngữ phi khoa học, một cách nói dân dã, là vô nghĩa và phí thời gian. (Đương nhiên, cũng có thể chính thức biến nó thành thuật ngữ khoa học, với điều kiện nó phải được định nghĩa trong một công trình nghiên cứu, ban đầu là của một cá nhân hoặc một nhóm người, sau đó được thừa nhận ngày càng rộng rãi.)
Hai: Việc “thoát Trung” là cả một quá trình lâu dài, hàng năm hoặc nhiều năm, và phải có những lực lượng đủ mạnh chi phối được xã hội (ví dụ nhà nước) chủ trì. Trong quá trình đó mới có thể thỉnh thoảng tổ chức bàn đến những vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa được phát hiện. Một số người có thể cho rằng “lý luận” phải đi trước hành động, nhưng chúng tôi thì tin rằng hầu hết những điều bàn đến hôm nay sẽ bị lãng quên bởi chính những người bàn, hoặc ngay bây giờ ai nêu ý kiến nào thỉ chỉ người đó tâm đắc với ý kiến đó mà thôi. Những người khác chỉ cổ vũ nhưng không thực sự suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến đó, càng không nghĩ đến việc hiện thực hóa nó (và cũng không thể nào hiện thực hóa được, bởi không có lực lượng).
Ba: Việc bàn quá nhiều về “nội dung khoa học” của “thoát Trung” sẽ làm sao nhãng sự quan tâm đến những việc cụ thể khác, hiện còn cần được quan tâm hơn.
Kẻ viết bài này có rất ít hiểu biết về phong trào “thoát Á” ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, nhưng thiển nghĩ rằng sau khi nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi công bố bài viết “Thoát Á Luận”, người ta đã lĩnh hội cái tinh thần ông nêu ra để triển khai những công việc cụ thể, nhằm đưa nước Nhật bắt kịp với văn minh tây phương, chứ không tổ chức bàn quá nhiều về vấn đề “Thoát Á là thoát cái gì?”
Liệu có ai định làm luận án TS hay TSKH về “nội hàm” của khái niệm “thoát Trung”?
Nguyễn Trần Sâm
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
(Quê Choa)