Di Sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Tuấn - Đừng có trịch thượng “tuyên truyền” kiều bào phải hướng về quê hương
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền.
Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!
Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời.
Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương!
Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động.
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền.
Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!
Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời.
Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương!
Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nguyễn Văn Tuấn - Đừng có trịch thượng “tuyên truyền” kiều bào phải hướng về quê hương
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người Việt ở nước ngoài
Đọc bài “Để kiều bào không phải ‘tròn
mắt’” tôi phải nói là rất ngạc nhiên trước những quan điểm và tầm nhìn
của các quan chức cao cấp trong Nhà nước. Họ vẫn nghĩ rằng bà con người
Việt ở nước ngoài (sẽ gọi tắt là “Việt kiều”) là thiếu thông tin, và từ
đó, giải pháp là tăng cường … tuyên truyền.
Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!
Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời.
Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương!
Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động.
Trong thực tế, tôi nghĩ ngược lại: Việt kiều ở ngoài không hề thiếu thông tin về VN. Có nhiều lần tôi đi dự các buổi tiếp kiến các quan chức cao cấp (thường là cấp bộ trưởng, phó chủ tịch nước) sang đây công tác (hay du lịch?) mà thấy nản lắm. Buổi tiếp kiến thường diễn ra theo công thức vị đại sứ hay lãnh sự địa phương giới thiệu, rồi sau đó vị quan chức viếng thăm nói chuyện. Họ thường bắt đầu bằng những câu sáo ngữ về vai trò của Việt kiều, rồi đọc vanh vách tình hình kinh tế và xuất khẩu. Đó là những thông tin mang tính hành chính mà thật ra đại đa số khán giả chẳng ai quan tâm. Vả lại, ai cũng biết thông tin về thống kê bên nhà rất khó tin vì nó là sản phẩm của giả tạo và bệnh thành tích. Trong thực tế, Việt kiều biết nhiều tin bên nhà hơn là người ở trong nước, vì ở ngoài này người ta đọc được báo “lề dân” và báo nước ngoài. Vì thế những gì các vị ấy nói rất ư là thừa và làm mất thì giờ của khách đến nghe. Nhiều người chỉ đến nghe một vài lần rồi thôi, vì những vị từ VN sang chỉ có một bài nói!
Họ (các vị viếng thăm) không bao giờ nói về những tin “tiêu cực” như tham nhũng. Họ càng không dám đề cập đến những vấn đề tế nhị như Biển Đông. Đến phiên vấn đáp họ tỏ ra rất quan tâm và nghiêm trọng, chắc vì sợ có những câu hỏi “nhạy cảm”. Tôi nhớ có lần một bạn hỏi về Biển Đông với một thông tin cụ thể, vị cựu phó chủ tịch nước lúng túng và nói “Tôi chưa nắm được thông tin đó”. Và, cái câu đó tôi nghe rất thường xuyên khi họ không muốn trả lời hay không dám trả lời.
Các vị quan chức cao cấp bên nhà nên hiểu một điều căn bản: ở các nước tiên tiến người ta không thích “tuyên truyền” – propaganda. Tuyên truyền được xem là một sản phẩm của cộng sản. Có thể nó chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng khi nói đến chữ này mấy người phương Tây đều thấy ghê tởm. Do đó, khi các vị nói “tăng cường tuyên truyền, vận động kiều bào hướng về quê hương, xây dựng đất nước” tôi thấy vừa là một sự thừa thải vừa là xúc phạm. Chúng tôi ở nước ngoài không ai mà không nghĩ đến việc giúp quê hương, đừng có ai trịch thượng “tuyên truyền” chúng tôi phải hướng về quê hương. Quí vị cứ nói về kiều bào một cách thắm thiết nhưng trong thực tế có vài kiều báo lại bị cấm về quê hương!
Tôi nghĩ trước hết các vị quan chức cao cấp trước khi ra nước ngoài và nếu có ý định nói chuyện với kiều bào, quí vị nên học cái đã. Học cái “văn hoá” của kiều bào là nên nói chuyện đi thẳng vào vấn đề, nên nói thật chứ không phải sáo ngữ tuyên truyền, nên học cách trả lời câu hỏi một cách thành thật. Các vị phải tìm hiểu xem ngoài này người ta biết gì, và cách tìm hiểu tốt nhất là đọc nhiều báo hay những trang web “lề dân” với một cái tâm thanh thản và bình tĩnh chứ đừng nghĩ người ta phản động.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)