Tham Khảo

Nguyễn Xuân Diện: PHẬT GIÁO CHỦ TRƯƠNG KHÔNG ĐỐT VÀNG MÃ

Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.



Phật giáo không chủ trương đốt vàng mã

Báo Công luận


(CL)- Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.

PV:
Xin TS có thể cho biết nguồn gốc của lễ Vu Lan?

TS Nguyễn Xuân Diện: Trước hết lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Phật giáo, cụ thể là xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ và sự tích lễ cúng cô hồn.

Còn Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Vu-lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn- Hán từ danh từ ullambana- chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục.

Phật giáo cho rằng tinh thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan dịp Rằm tháng Bảy là chữ "hiếu". Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo cũng là con đường của mọi Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một Phật tử chân chính được.

Sự tích lễ cúng cô hồn tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tổ tiên và cũng để bố thí cho những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

PV: Lễ Vu Lan đối với người Việt có vai trò gì?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian để tạo thành Phật giáo Việt Nam.

Với người Việt, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ rất quan trọng. Trong các loại hình văn học nghệ thuật khác cũng nhắc tới ngày lễ này, như “Văn tế thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du, trong hát xẩm có “Thập ân”,



hoặc bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy đã được chuyển thể thành hát văn với những câu thơ da diết:

Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương....


Nghi thức trong lễ Vu Lan có nhiều nhưng phổ biến nhất là việc các gia đình tự tổ chức các mâm cúng cho tới việc lập đàn Mông sơn thí thực- trai đàn, đàn lập lên để bố thí cho những vong hồn, các bà vãi kể hạnh, các gánh chèo diễn tích truyện Mục Kiều Liên cứu mẹ; hay lập lễ giải oan cắt kết. Lễ phóng sinh các loài như: chim, cá, rùa, cua, ốc...

PV: TS. có thể cho biết trải nghiệm của mình qua mỗi mùa Vu Lan?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Trước đây, mỗi dịp Lễ Vu Lan tôi thấy người dân chỉ mua một ít tiền, vàng, một vài bộ quần áo tượng trưng để đốt cho ông bà, tổ tiên. Những năm gần đây, nhu cầu đốt vàng mã ngày càng tăng, trung bình mỗi nhà sắm mã cúng rằm khoảng 50.000đ/lễ, khá giả thì 200.000- 300.000đ/lễ. Còn đối với các "đại gia" thì số tiền dành cho vàng, mã vài ba tới vài chục triệu đồng là bình thường.

Người ta đổ xô đi mua đủ các thứ hàng mã: nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, ti-vi, điện thoại, tiền vàng, quần áo...Năm nay tôi còn thấy trong các mặt hàng gửi cho “người âm” còn có cả thẻ tín dụng, Iphone, vé máy bay và hộ chiếu và cả mũ bảo hiểm..

Việc tổ chức lễ Vu Lan đã trở nên ồn ào và phô trương hơn so với thời gian trước.

PV: Vậy Phật giáo có chủ trương đốt vàng mã?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Theo tôi được biết, thì đạo Phật không chủ trương đốt vàng mã. Cụ thể trong tài liệu mà Hòa thượng Tố Liên (sinh năm 1903) đã viết: “Đức Phật Thích Ca không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Ngày Rằm tháng bảy là ngày Mục Kiều Liên cứu bà Thanh Đề. Mục Kiều Liên tu chứng được 6 phép thần thông mắt trông thấy thân mẫu là bà Thanh Đề phải đày đoạ ở địa ngục mà ngài không sao cứu nổi mới cầu đến đức Phật. Đức Phật mới dạy rằng “dầu ông có thần thông đến đâu chăng nữa cũng không có thể cứu được tội, nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư phật hoan hỷ, ngày của chư tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát.” Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên ngày rằm tháng bảy.

Người Việt xuất phát từ quan niệm truyền thống “trần sao âm vậy” cho rằng con người khi chết đi thì vẫn còn những nhu cầu như người sống, ban đầu người ta chôn theo những vật dụng sinh hoạt theo người chết, sau đó để giản tiện hơn người ta làm tiền vàng bằng giấy và mã. Việc đốt vàng mã khi đó mang yếu tố tâm linh, chi phí cho một lễ tiền vàng cũng không đáng kể, nhưng tới hôm nay việc đốt vàng mã đã có rất nhiều biến đổi dẫn đến sự tốn kém, cùng với nguy cơ về cháy nổ và ô nhiễm môi trường.

PV: Và việc đốt vàng mã có thực sự đem lại cho người đã khuất và người còn sống sự yên ổn?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Con số thống kê chưa đầy đủ cách đây 7 năm (2003) của ngành văn hóa cho thấy: đã có hơn 40.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Rõ ràng, đây là một con số “biết nói”…

Được biết, trong ngày lễ Vu Lan năm 2009, một đại gia thầu cát xây dựng tại sông Hồng đã xác lập "kỷ lục" đốt vàng mã với việc bỏ ra hơn 400 triệu đồng thuê 6 người làm 1.000 người, ngựa giấy, đốt "tặng" Thổ công, Hà Bá mong các "ngài" phù hộ cho giá cát tăng...

Đốt các loại giấy này là một hành động gây ô nhiễm môi trường nói chung và vệ sinh môi trường tại cộng đồng nói riêng. Đặc biệt là đối với khu dân cư tập trung đông người thì tàn tro của vàng mã đã trở thành một vấn nạn.

Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy- Công an Thành phố Hà Nội thì một trong những nguyên nhân của các vụ cháy là do người dân bất cẩn khi thắp hương và hóa vàng (14/43 vụ trong 3 tháng đầu năm 2009), sau các nguyên nhân về điện và sử dụng khí đốt hóa lỏng gas.

Chẳng biết “người âm” sẽ nghĩ gì khi cùng với một đống vàng mã đắt tiền là những lời khấn đặc mùi vật chất. Sự thiêng liêng của tâm linh, và đức tin trong mỗi người bỗng chốc trở nên ồn ào và khó hiểu.

Thay bằng việc đốt vàng mã một cách phô trương, mọi người hoàn toàn có thể làm rất nhiều việc có ý nghĩa thiết thực hơn như quan tâm tới cha mẹ, tới những bậc trưởng lão, tham gia thiện nguyện, nuôi dưỡng những người cô đơn khó khăn.

PV: Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Công luận.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
CÔ HỒN TỪ A ĐẾN Z * Con đường chín đoạn một vành đai Hồ Quang Mỹ tửu dạ Mao Đài Địch họa nhân tai từ phương bắc Kinh thiên động địa bọn thảo mai * Trường Sa túy ngọa lai rai cóc phòng bọ chưởng thương Hoài Linh tổ vong Gạc Ma lưỡi hái thần vòng Kim cô độc lập chổng mông trông xích thằng Casa gà Đinh La Thăng Kim Ngân tử mị dây giăng cầu Năm Roi * Mực voi Phú Trọng lú tám vòi Hổ mang sư giả cũng loi ngoi Môi sinh dân sống gần biển chết Cá không ăn muối lết thòi lòi * Quang Tèo dụ dỗ Giang Còi tượng ngà tê giác bọ giòi đục côn an Quềnh Quàng đảng bảo chu toàn Từ A đến Z Y chang X vườn trầu Ví dầu Tấn Dũng len trâu ép dầu ra bã tư sâu đảo Cát Bà * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Xuân Diện: PHẬT GIÁO CHỦ TRƯƠNG KHÔNG ĐỐT VÀNG MÃ

Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.



Phật giáo không chủ trương đốt vàng mã

Báo Công luận


(CL)- Nhân lễ Vu lan rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày rằm xá tội vong nhân PV đã có trao đổi cùng TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm về ngày lễ này.

PV:
Xin TS có thể cho biết nguồn gốc của lễ Vu Lan?

TS Nguyễn Xuân Diện: Trước hết lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Phật giáo, cụ thể là xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ và sự tích lễ cúng cô hồn.

Còn Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Vu-lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn- Hán từ danh từ ullambana- chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục.

Phật giáo cho rằng tinh thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan dịp Rằm tháng Bảy là chữ "hiếu". Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo cũng là con đường của mọi Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một Phật tử chân chính được.

Sự tích lễ cúng cô hồn tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tổ tiên và cũng để bố thí cho những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.

PV: Lễ Vu Lan đối với người Việt có vai trò gì?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian để tạo thành Phật giáo Việt Nam.

Với người Việt, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ rất quan trọng. Trong các loại hình văn học nghệ thuật khác cũng nhắc tới ngày lễ này, như “Văn tế thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du, trong hát xẩm có “Thập ân”,



hoặc bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy đã được chuyển thể thành hát văn với những câu thơ da diết:

Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương....


Nghi thức trong lễ Vu Lan có nhiều nhưng phổ biến nhất là việc các gia đình tự tổ chức các mâm cúng cho tới việc lập đàn Mông sơn thí thực- trai đàn, đàn lập lên để bố thí cho những vong hồn, các bà vãi kể hạnh, các gánh chèo diễn tích truyện Mục Kiều Liên cứu mẹ; hay lập lễ giải oan cắt kết. Lễ phóng sinh các loài như: chim, cá, rùa, cua, ốc...

PV: TS. có thể cho biết trải nghiệm của mình qua mỗi mùa Vu Lan?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Trước đây, mỗi dịp Lễ Vu Lan tôi thấy người dân chỉ mua một ít tiền, vàng, một vài bộ quần áo tượng trưng để đốt cho ông bà, tổ tiên. Những năm gần đây, nhu cầu đốt vàng mã ngày càng tăng, trung bình mỗi nhà sắm mã cúng rằm khoảng 50.000đ/lễ, khá giả thì 200.000- 300.000đ/lễ. Còn đối với các "đại gia" thì số tiền dành cho vàng, mã vài ba tới vài chục triệu đồng là bình thường.

Người ta đổ xô đi mua đủ các thứ hàng mã: nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, ti-vi, điện thoại, tiền vàng, quần áo...Năm nay tôi còn thấy trong các mặt hàng gửi cho “người âm” còn có cả thẻ tín dụng, Iphone, vé máy bay và hộ chiếu và cả mũ bảo hiểm..

Việc tổ chức lễ Vu Lan đã trở nên ồn ào và phô trương hơn so với thời gian trước.

PV: Vậy Phật giáo có chủ trương đốt vàng mã?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Theo tôi được biết, thì đạo Phật không chủ trương đốt vàng mã. Cụ thể trong tài liệu mà Hòa thượng Tố Liên (sinh năm 1903) đã viết: “Đức Phật Thích Ca không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Ngày Rằm tháng bảy là ngày Mục Kiều Liên cứu bà Thanh Đề. Mục Kiều Liên tu chứng được 6 phép thần thông mắt trông thấy thân mẫu là bà Thanh Đề phải đày đoạ ở địa ngục mà ngài không sao cứu nổi mới cầu đến đức Phật. Đức Phật mới dạy rằng “dầu ông có thần thông đến đâu chăng nữa cũng không có thể cứu được tội, nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư phật hoan hỷ, ngày của chư tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát.” Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên ngày rằm tháng bảy.

Người Việt xuất phát từ quan niệm truyền thống “trần sao âm vậy” cho rằng con người khi chết đi thì vẫn còn những nhu cầu như người sống, ban đầu người ta chôn theo những vật dụng sinh hoạt theo người chết, sau đó để giản tiện hơn người ta làm tiền vàng bằng giấy và mã. Việc đốt vàng mã khi đó mang yếu tố tâm linh, chi phí cho một lễ tiền vàng cũng không đáng kể, nhưng tới hôm nay việc đốt vàng mã đã có rất nhiều biến đổi dẫn đến sự tốn kém, cùng với nguy cơ về cháy nổ và ô nhiễm môi trường.

PV: Và việc đốt vàng mã có thực sự đem lại cho người đã khuất và người còn sống sự yên ổn?

TS. Nguyễn Xuân Diện: Con số thống kê chưa đầy đủ cách đây 7 năm (2003) của ngành văn hóa cho thấy: đã có hơn 40.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Rõ ràng, đây là một con số “biết nói”…

Được biết, trong ngày lễ Vu Lan năm 2009, một đại gia thầu cát xây dựng tại sông Hồng đã xác lập "kỷ lục" đốt vàng mã với việc bỏ ra hơn 400 triệu đồng thuê 6 người làm 1.000 người, ngựa giấy, đốt "tặng" Thổ công, Hà Bá mong các "ngài" phù hộ cho giá cát tăng...

Đốt các loại giấy này là một hành động gây ô nhiễm môi trường nói chung và vệ sinh môi trường tại cộng đồng nói riêng. Đặc biệt là đối với khu dân cư tập trung đông người thì tàn tro của vàng mã đã trở thành một vấn nạn.

Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy- Công an Thành phố Hà Nội thì một trong những nguyên nhân của các vụ cháy là do người dân bất cẩn khi thắp hương và hóa vàng (14/43 vụ trong 3 tháng đầu năm 2009), sau các nguyên nhân về điện và sử dụng khí đốt hóa lỏng gas.

Chẳng biết “người âm” sẽ nghĩ gì khi cùng với một đống vàng mã đắt tiền là những lời khấn đặc mùi vật chất. Sự thiêng liêng của tâm linh, và đức tin trong mỗi người bỗng chốc trở nên ồn ào và khó hiểu.

Thay bằng việc đốt vàng mã một cách phô trương, mọi người hoàn toàn có thể làm rất nhiều việc có ý nghĩa thiết thực hơn như quan tâm tới cha mẹ, tới những bậc trưởng lão, tham gia thiện nguyện, nuôi dưỡng những người cô đơn khó khăn.

PV: Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Công luận.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm