Di Sản Hồ Chí Minh

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Giải phóng Cuba

Lịch sử vì đây là vị nguyên thủ đầu tiên chính thức đặt chân tới xứ này từ khi hai nước đoạn giao vào tháng 10 năm 1960 - 56 năm rồi
Kinh tế phải đi đôi cùng chính trị

Khi thăm viếng Cuba, Tổng Thống Barack Obama vừa có hành động vô ích nhưng được truyền thông gọi là “lịch sử.”

Lịch sử vì đây là vị nguyên thủ đầu tiên chính thức đặt chân tới xứ này từ khi hai nước đoạn giao vào tháng 10 năm 1960 - 56 năm rồi. Mà còn lịch sử hơn nữa vì là lần đầu tiên kể từ Tổng Thống Calvin Coolidge đến Cuba vào năm 1928: 88 năm. Trước khi nói về “kinh tế cũng là chính trị” xin nhìn vào chuyện gọi là lịch sử ấy...

                          Tổng Thống Obama được chào đón tại Havana. (Hình: Getty Images)

Suốt bốn năm cầm quyền, Tổng Thống Coolidge chỉ có một lần chính thức thăm viếng xứ khác vì khi ấy Hoa Kỳ còn tự cô lập và chính quyền của ông cố hàn gắn những tai tiếng xảy ra từ thời của vị tiền nhiệm là Warren Harding. Thật ra khi ấy Hoa Kỳ sắp vươn thành siêu cường khi thế giới còn vất vả tái thiết sau Thế Chiến I và trôi vào tổng khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Ngày nay, cho dù vị nguyên thủ Mỹ có muốn thì cũng chẳng thể đóng cửa ngồi nhà, huống hồ Barack Obama lại là người muốn vái tứ phương để xin yên bình hầu có thể tiến hành cải tạo xã hội ở bên trong.

Nhưng sự yên bình ấy là bất khả và thế giới đang bị chấn động lớn ở nhiều nơi. Ngay tại Cuba, trong cuộc họp báo với lãnh tụ Raul Castro vào buổi trưa Thứ Hai, tổng thống Mỹ vẫn phải nhắc tới việc một thượng sĩ Thủy Quân Lục Chiến vừa hy sinh tại Makmour của xứ Iraq, là nơi Hoa Kỳ vẫn kín đáo đổ quân chứ chưa triệt thoái như ông Obama đã hứa hẹn từ 2008.

Thế thì tại sao lại đi Cuba? Bao giờ lại ghé Iran để làm tròn sự nghiệp hòa giải hòa hợp trước khi hết nhiệm kỳ?

Vì lý do ý thức hệ, Obama muốn hàn gắn quan hệ với các quốc gia đối thủ của Mỹ theo lối “thêm bạn bớt thù,” chúng ta có thể đồng ý hay không với đặc tính ấy của vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ðấy là chính trị. Vì lý do tự mê và tự mãn, một đặc tính khác của Obama, ông muốn cải thiện bang giao với Cuba, bất chấp phản ứng của Lập pháp với các đạo luật phong tỏa kinh tế năm 1962 dưới chính quyền John Kennedy và đạo luật trừng phạt vì vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ năm 1996 dưới chính quyền Bill Clinton - cả hai đều được ban hành thời đảng Dân Chủ cầm đầu Hành pháp. Vì vậy, ta mới chứng kiến chuyến thăm lịch sử này.

Nhưng đấy chỉ là một hành động chính trị không có cái đuôi kinh tế. Và chưa thể giải phóng người dân Cuba nếu như tổng thống Mỹ đôi khi nghĩ tới. Dân Cuba phải chờ tổng thống thứ 45, may ra!

Chúng ta trở lại “chuyện kinh tế cũng là chính trị”...

***

Trước hết, sau khi lật đổ chế độ Fulgencio Batista vào năm 1959 và tiến hành cách mạng Cộng Sản, chế độ Fidel Castro đã quốc hữu hóa doanh nghiệp ngoại quốc - và tăng thuế suất hàng nhập nội - nên gây thiệt hại cho doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khoản thiệt hại ấy là bao nhiêu tính theo lãi kép trong gần 60 năm (!) và làm sao thanh toán? Quốc Hội Hoa Kỳ chứ không phải tổng thống Mỹ mới có tiếng nói về hồ sơ rắc rối này.

Thứ hai, đạo luật Helms-Burton năm 1996 (Cuban Liberty and Democratic Solidarity Act) còn nâng tiêu chuẩn cấm vận kinh tế lên mức khó vượt hơn vì nạn vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ của anh em Castro. Ngày nay, sau khi là bộ trưởng Quốc Phòng Cuba từ thời cách mạng cho đến khi lên làm chủ tịch thay Fidel từ năm 2008, Raul Castro còn vi phạm nặng hơn nên chẳng giúp gì cho Tổng Thống Obama và một số dân cử thuộc cánh tả.

Trong khi ấy, vì sự phá sản của nước chi viện là Venezuela khi dầu thô sụt giá, Chế độ Castro II phải cải cách kinh tế mà vẫn muốn nắm dao đằng chuôi. Có “đổi mới” kinh tế nhưng đổi mới nửa vời, với hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và với hai hối suất song hành của đồng peso. Thực tế thì phải 23 peso mới ăn một Mỹ kim, nhưng chính thức vẫn là một đổi một.

Nếu áp dụng quy luật thị trường để giải phóng kinh tế và thu hút đầu tư ngoại quốc sau khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao và dần dần tháo gỡ việc cấm vận thì hai nước sẽ phải làm những gì? Câu hỏi ấy dẫn đến hai chuyện thực tế cho thấy chính quyền Obama chỉ muốn tìm một thắng lợi biểu kiến, một bông hoa nhựa gắn lên cái mão chính trị của mình.

Làm sao định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đôi khi thành hình từ việc trưng thu tài sản ngoại quốc sau khi Castro I tiến hành cách mạng? Theo hối suất nào? Nếu áp dụng hối suất thực tế là 23/1 thì kinh tế bị lạm phát, hàng nhập cảng vọt giá lên trời và gánh nợ phải thanh toán cho việc bồi thường tất nhiên vượt khỏi khả năng của xứ này. Người dân sẽ khổ! Cho nên, quan hệ kinh tế giữa hai nước và tình hình sinh hoạt của Cuba chỉ có thể cải tiến từng bước khi hai hối suất nhập một, theo áp lực đa chiều từ cả hai phía.

Chuyện rắc rối ấy không thể giải quyết qua tài hùng biện của Barack Obama khi đọc diễn văn ngoại giao.

Chuyện thứ hai là trên bước đường giải tỏa tiệm tiến ấy, chính thức thì các phủ bộ và chuyên gia của Cuba có thẩm quyền quyết định, có thể là với sự viện trợ ngầm về kỹ thuật của chính quyền Obama, nhưng thực tế “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Cuba” lại khác hẳn. Các công thần của chế độ Castro II - giới tướng lãnh đang dương danh ái quốc và độc lập - mới thực sự nắm quyền và nắm tiền. Trên cùng là Tướng Luis Rodriguez, con rể của Raul Castro. Rất chu đáo, một đạo luật “Cải Cách Doanh Nghiệp” năm 2014 đã quy định việc ấy.

Quy luật kinh tế cũng là chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là đám quân phiệt Cuba vẫn giữ vai trò quan trọng về độ “xiết mở” kinh tế và kinh tài. Ðấy là hiện tượng “cộng sản thân tộc,” mặt trái của đồng bạc “tư bản thân tộc.”

Nghĩa là doanh nghiệp Mỹ nào mà muốn qua ải Rodriguez thì phải ngã giá chè lá. Nhưng tham gia việc tham ô như vậy lại phạm luật Chống Tham Nhũng tại Ngoại Quốc (Foreign Corrupt Practices Act) do chính quyền Jimmy Carter ban hành năm 1977. Nhiều phần thì họ phải quay về vận động Quốc Hội khóa 115 sẽ nhậm chức đầu năm tới.

Nhìn rộng ra ngoài, đời sống của dân Cuba chưa có cải tiến khi Hoa Kỳ chưa gây áp lực cải cách mạnh hơn về cả hai mặt kinh tế lẫn chính trị.

***

Ðáng lẽ, ta trở lại chuyện Obama, chính quyền ông nên từng bước giải tỏa độ mở về chính trị tại Cuba sau khi chế độ Castro giải tỏa hệ thống kinh tế. Việc ấy có lợi cho dân Cuba lẫn dân Mỹ và chứng minh giá trị tinh thần của Hoa Kỳ khi kết hợp dân chủ với thị trường và phần nào tháo gỡ được mạng lưới tham nhũng. Khi ấy, người dân Cuba hiểu ra giá trị thiết thực của dân chủ và thành phần đấu tranh cho dân chủ tại Cuba - và người Cuba lưu vong tại Hoa Kỳ - cũng ủng hộ lệnh cấm vận. Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ mau chóng giải tỏa lệnh phong tỏa kinh tế vì cả hai động lực đạo đức và lý tài.

Ðáng lẽ, Obama phải nhấn mạnh tới ưu tiên cải cách kinh tế trong lộ trình giải tỏa chính trị để huy động hậu thuẫn của Quốc Hội lẫn doanh nghiệp và gây sức ép với chế độ Castro. Nhưng vì không quan tâm đến kinh tế và hoài nghi vai trò của doanh nghiệp - tinh thần tiêu biểu của trí thức thiên tả - ông đi ngược. Dù có đòi tiếp xúc với các nhà bất đồng chính kiến tại Cuba, ông khiến họ bị đàn áp mạnh hơn khi phi cơ của mình sắp hạ cánh tại thủ đô Havana.

Nhìn vào tương lai, chế độ độc tài lại dùng người bất đồng chính kiến làm vật đổi chác. Raul sớm hiểu việc đó khi thách thức Hoa Kỳ nêu ra danh sách tù nhân chính trị của Cuba sau khi quạt ngược rằng chính xã hội Mỹ cũng có nạn vi phạm nhân quyền và kỳ thị, lại chưa có chế độ bảo hiểm y tế cho mọi người dân như Cuba!

Barack Obama lại xỏ chân vào đôi giày của Bill Clinton sau khi bang giao với Việt Nam năm 1995 và mau ký cho xong Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương với Hà Nội vào năm 2000 trước khi mãn nhiệm để có thành tích lịch sử. Thành tích hơi ngắn ngủi trong nỗi trầm luân kéo dài của người dân trong chế độ độc tài.

Nguyễn-Xuân Nghĩa

(Người Việt)

Bàn ra tán vào (1)

Thợ mò
Cái thằng cọng sản Raoul rất là bố láo, khi đón tiếp mấy thằng VẸM :Trọng lú, Tư Sang (Tư Sâu), Ba Dũng (Ba Ếch xì) nó đều ra tận phi trường trãi thảm đỏ nghênh tiếp đầy dủ nghi lễ một cách trịnh trọng. Còn Tổng thống Mỹ Obama khi dến phi trường Lahabana nó chỉ cho ngoại trưởng ra đón, chả có thảm đỏ, ngay cả trong buổi tiếp chính thức cũng rất là đơn sơ tầm thường....Obama qua thăm gì, mà mang nhục, trong lúc đồng thời nó công khại tăng cường đàn áp những người đòi hỏi dân chủ nhân quyền rất tàn bạo...

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Giải phóng Cuba

Lịch sử vì đây là vị nguyên thủ đầu tiên chính thức đặt chân tới xứ này từ khi hai nước đoạn giao vào tháng 10 năm 1960 - 56 năm rồi
Kinh tế phải đi đôi cùng chính trị

Khi thăm viếng Cuba, Tổng Thống Barack Obama vừa có hành động vô ích nhưng được truyền thông gọi là “lịch sử.”

Lịch sử vì đây là vị nguyên thủ đầu tiên chính thức đặt chân tới xứ này từ khi hai nước đoạn giao vào tháng 10 năm 1960 - 56 năm rồi. Mà còn lịch sử hơn nữa vì là lần đầu tiên kể từ Tổng Thống Calvin Coolidge đến Cuba vào năm 1928: 88 năm. Trước khi nói về “kinh tế cũng là chính trị” xin nhìn vào chuyện gọi là lịch sử ấy...

                          Tổng Thống Obama được chào đón tại Havana. (Hình: Getty Images)

Suốt bốn năm cầm quyền, Tổng Thống Coolidge chỉ có một lần chính thức thăm viếng xứ khác vì khi ấy Hoa Kỳ còn tự cô lập và chính quyền của ông cố hàn gắn những tai tiếng xảy ra từ thời của vị tiền nhiệm là Warren Harding. Thật ra khi ấy Hoa Kỳ sắp vươn thành siêu cường khi thế giới còn vất vả tái thiết sau Thế Chiến I và trôi vào tổng khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Ngày nay, cho dù vị nguyên thủ Mỹ có muốn thì cũng chẳng thể đóng cửa ngồi nhà, huống hồ Barack Obama lại là người muốn vái tứ phương để xin yên bình hầu có thể tiến hành cải tạo xã hội ở bên trong.

Nhưng sự yên bình ấy là bất khả và thế giới đang bị chấn động lớn ở nhiều nơi. Ngay tại Cuba, trong cuộc họp báo với lãnh tụ Raul Castro vào buổi trưa Thứ Hai, tổng thống Mỹ vẫn phải nhắc tới việc một thượng sĩ Thủy Quân Lục Chiến vừa hy sinh tại Makmour của xứ Iraq, là nơi Hoa Kỳ vẫn kín đáo đổ quân chứ chưa triệt thoái như ông Obama đã hứa hẹn từ 2008.

Thế thì tại sao lại đi Cuba? Bao giờ lại ghé Iran để làm tròn sự nghiệp hòa giải hòa hợp trước khi hết nhiệm kỳ?

Vì lý do ý thức hệ, Obama muốn hàn gắn quan hệ với các quốc gia đối thủ của Mỹ theo lối “thêm bạn bớt thù,” chúng ta có thể đồng ý hay không với đặc tính ấy của vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ðấy là chính trị. Vì lý do tự mê và tự mãn, một đặc tính khác của Obama, ông muốn cải thiện bang giao với Cuba, bất chấp phản ứng của Lập pháp với các đạo luật phong tỏa kinh tế năm 1962 dưới chính quyền John Kennedy và đạo luật trừng phạt vì vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ năm 1996 dưới chính quyền Bill Clinton - cả hai đều được ban hành thời đảng Dân Chủ cầm đầu Hành pháp. Vì vậy, ta mới chứng kiến chuyến thăm lịch sử này.

Nhưng đấy chỉ là một hành động chính trị không có cái đuôi kinh tế. Và chưa thể giải phóng người dân Cuba nếu như tổng thống Mỹ đôi khi nghĩ tới. Dân Cuba phải chờ tổng thống thứ 45, may ra!

Chúng ta trở lại “chuyện kinh tế cũng là chính trị”...

***

Trước hết, sau khi lật đổ chế độ Fulgencio Batista vào năm 1959 và tiến hành cách mạng Cộng Sản, chế độ Fidel Castro đã quốc hữu hóa doanh nghiệp ngoại quốc - và tăng thuế suất hàng nhập nội - nên gây thiệt hại cho doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khoản thiệt hại ấy là bao nhiêu tính theo lãi kép trong gần 60 năm (!) và làm sao thanh toán? Quốc Hội Hoa Kỳ chứ không phải tổng thống Mỹ mới có tiếng nói về hồ sơ rắc rối này.

Thứ hai, đạo luật Helms-Burton năm 1996 (Cuban Liberty and Democratic Solidarity Act) còn nâng tiêu chuẩn cấm vận kinh tế lên mức khó vượt hơn vì nạn vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ của anh em Castro. Ngày nay, sau khi là bộ trưởng Quốc Phòng Cuba từ thời cách mạng cho đến khi lên làm chủ tịch thay Fidel từ năm 2008, Raul Castro còn vi phạm nặng hơn nên chẳng giúp gì cho Tổng Thống Obama và một số dân cử thuộc cánh tả.

Trong khi ấy, vì sự phá sản của nước chi viện là Venezuela khi dầu thô sụt giá, Chế độ Castro II phải cải cách kinh tế mà vẫn muốn nắm dao đằng chuôi. Có “đổi mới” kinh tế nhưng đổi mới nửa vời, với hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và với hai hối suất song hành của đồng peso. Thực tế thì phải 23 peso mới ăn một Mỹ kim, nhưng chính thức vẫn là một đổi một.

Nếu áp dụng quy luật thị trường để giải phóng kinh tế và thu hút đầu tư ngoại quốc sau khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao và dần dần tháo gỡ việc cấm vận thì hai nước sẽ phải làm những gì? Câu hỏi ấy dẫn đến hai chuyện thực tế cho thấy chính quyền Obama chỉ muốn tìm một thắng lợi biểu kiến, một bông hoa nhựa gắn lên cái mão chính trị của mình.

Làm sao định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đôi khi thành hình từ việc trưng thu tài sản ngoại quốc sau khi Castro I tiến hành cách mạng? Theo hối suất nào? Nếu áp dụng hối suất thực tế là 23/1 thì kinh tế bị lạm phát, hàng nhập cảng vọt giá lên trời và gánh nợ phải thanh toán cho việc bồi thường tất nhiên vượt khỏi khả năng của xứ này. Người dân sẽ khổ! Cho nên, quan hệ kinh tế giữa hai nước và tình hình sinh hoạt của Cuba chỉ có thể cải tiến từng bước khi hai hối suất nhập một, theo áp lực đa chiều từ cả hai phía.

Chuyện rắc rối ấy không thể giải quyết qua tài hùng biện của Barack Obama khi đọc diễn văn ngoại giao.

Chuyện thứ hai là trên bước đường giải tỏa tiệm tiến ấy, chính thức thì các phủ bộ và chuyên gia của Cuba có thẩm quyền quyết định, có thể là với sự viện trợ ngầm về kỹ thuật của chính quyền Obama, nhưng thực tế “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Cuba” lại khác hẳn. Các công thần của chế độ Castro II - giới tướng lãnh đang dương danh ái quốc và độc lập - mới thực sự nắm quyền và nắm tiền. Trên cùng là Tướng Luis Rodriguez, con rể của Raul Castro. Rất chu đáo, một đạo luật “Cải Cách Doanh Nghiệp” năm 2014 đã quy định việc ấy.

Quy luật kinh tế cũng là chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là đám quân phiệt Cuba vẫn giữ vai trò quan trọng về độ “xiết mở” kinh tế và kinh tài. Ðấy là hiện tượng “cộng sản thân tộc,” mặt trái của đồng bạc “tư bản thân tộc.”

Nghĩa là doanh nghiệp Mỹ nào mà muốn qua ải Rodriguez thì phải ngã giá chè lá. Nhưng tham gia việc tham ô như vậy lại phạm luật Chống Tham Nhũng tại Ngoại Quốc (Foreign Corrupt Practices Act) do chính quyền Jimmy Carter ban hành năm 1977. Nhiều phần thì họ phải quay về vận động Quốc Hội khóa 115 sẽ nhậm chức đầu năm tới.

Nhìn rộng ra ngoài, đời sống của dân Cuba chưa có cải tiến khi Hoa Kỳ chưa gây áp lực cải cách mạnh hơn về cả hai mặt kinh tế lẫn chính trị.

***

Ðáng lẽ, ta trở lại chuyện Obama, chính quyền ông nên từng bước giải tỏa độ mở về chính trị tại Cuba sau khi chế độ Castro giải tỏa hệ thống kinh tế. Việc ấy có lợi cho dân Cuba lẫn dân Mỹ và chứng minh giá trị tinh thần của Hoa Kỳ khi kết hợp dân chủ với thị trường và phần nào tháo gỡ được mạng lưới tham nhũng. Khi ấy, người dân Cuba hiểu ra giá trị thiết thực của dân chủ và thành phần đấu tranh cho dân chủ tại Cuba - và người Cuba lưu vong tại Hoa Kỳ - cũng ủng hộ lệnh cấm vận. Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ mau chóng giải tỏa lệnh phong tỏa kinh tế vì cả hai động lực đạo đức và lý tài.

Ðáng lẽ, Obama phải nhấn mạnh tới ưu tiên cải cách kinh tế trong lộ trình giải tỏa chính trị để huy động hậu thuẫn của Quốc Hội lẫn doanh nghiệp và gây sức ép với chế độ Castro. Nhưng vì không quan tâm đến kinh tế và hoài nghi vai trò của doanh nghiệp - tinh thần tiêu biểu của trí thức thiên tả - ông đi ngược. Dù có đòi tiếp xúc với các nhà bất đồng chính kiến tại Cuba, ông khiến họ bị đàn áp mạnh hơn khi phi cơ của mình sắp hạ cánh tại thủ đô Havana.

Nhìn vào tương lai, chế độ độc tài lại dùng người bất đồng chính kiến làm vật đổi chác. Raul sớm hiểu việc đó khi thách thức Hoa Kỳ nêu ra danh sách tù nhân chính trị của Cuba sau khi quạt ngược rằng chính xã hội Mỹ cũng có nạn vi phạm nhân quyền và kỳ thị, lại chưa có chế độ bảo hiểm y tế cho mọi người dân như Cuba!

Barack Obama lại xỏ chân vào đôi giày của Bill Clinton sau khi bang giao với Việt Nam năm 1995 và mau ký cho xong Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương với Hà Nội vào năm 2000 trước khi mãn nhiệm để có thành tích lịch sử. Thành tích hơi ngắn ngủi trong nỗi trầm luân kéo dài của người dân trong chế độ độc tài.

Nguyễn-Xuân Nghĩa

(Người Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm