Kinh Đời
Nhà Thờ Bùi Chu 135 NămTuổi bị Dỡ đi Xây lại
___Nhạc sĩ Tuấn Khanh______
Vậy là nhà thờ Bùi Chu 135 năm tuổi đã hạ giải - dỡ đi xây lại - giữa mùa dịch bệnh ồn ào.
Vào lúc này, sự thật mới lộ ra, là các linh mục cũng đã nỗ lực vận động muốn giữ lại di tích tầm thế giới này, bằng cách muốn lấy một mảnh đất hợp pháp kề bên để dựng một nhà thờ mới, nhưng chính quyền nhất quyết không cấp phép.
Một lãnh đạo địa phương cũng xác nhận rằng các linh mục từng muốn xây nhà thờ ở cánh đồng của xã Xuân Hồng, gần nhà thờ cũ nằm ở xã Xuân Ngọc. Nhưng chính quyền, với đồng thuận chủ trương từ Trung Ương vẫn tảng lờ. Thậm chí tảng lờ khi các nhà khảo cổ, giới kiến trúc, người dân... xôn xao đòi giữ lại.
Một cán bộ địa phương khác thì kể rằng Nam Định đã báo cáo Thủ tướng về phương án này của các linh mục vào 6 tháng trước, nhưng từ bấy đến nay "từ cấp tỉnh, huyện, chả thấy có văn bản nào về".
Bùi Chu là mảnh đất được đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên tại Việt Nam. Những linh mục phương Tây đầu tiên đã đến vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định (thuộc Giáo phận Bùi Chu) để truyền đạo ngay từ đời vua Lê Trang Tông giữa thế kỷ XVI.
Bùi Chu trở thành trung tâm truyền giáo ở giáo phận Đàng Ngoài trong những thế kỷ kế tiếp. Từ năm 1848, toà giám mục được đặt tại giáo xứ Bùi Chu. Nhà thờ Chính toà Bùi Chu được xây dựng và khánh thành vào năm 1885 thời Đức cha Wenceslao Oñate Thuận (1884-1897). Với sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Baroque phương Tây và lối trang trí đình, chùa truyền thống Việt Nam, nhà thờ Bùi Chu được các nhà nghiên cứu văn hóa và các kiến trúc sư đánh giá là viên ngọc kiến trúc bên cạnh giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa.
Cảm giác lẫn lộn trong tôi, một người chưa là con dân Chúa, về một thánh đường cổ kính, vĩ đại về diện mạo cũng như linh hồn của nơi ấy. Mất mát đâu phải riêng của người Công giáo, mà mất mát ấy thuộc về lịch sử của một đất nước, ghi dấu rằng vào thời kỳ phong kiến khắc nghiệt của Việt Nam, tín ngưỡng và nhà thờ vẫn được tôn trọng, được xây nên một cách kiêu hãnh và lộng lẫy.
--------------------
Tư liệu và thông tin lấy từ bài viết của tác giả Lệ Hằng, từ Hà Nội, xem toàn văn ở http://tiny.cc/pfa1jz
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhà Thờ Bùi Chu 135 NămTuổi bị Dỡ đi Xây lại
___Nhạc sĩ Tuấn Khanh______
Vậy là nhà thờ Bùi Chu 135 năm tuổi đã hạ giải - dỡ đi xây lại - giữa mùa dịch bệnh ồn ào.
Vào lúc này, sự thật mới lộ ra, là các linh mục cũng đã nỗ lực vận động muốn giữ lại di tích tầm thế giới này, bằng cách muốn lấy một mảnh đất hợp pháp kề bên để dựng một nhà thờ mới, nhưng chính quyền nhất quyết không cấp phép.
Một lãnh đạo địa phương cũng xác nhận rằng các linh mục từng muốn xây nhà thờ ở cánh đồng của xã Xuân Hồng, gần nhà thờ cũ nằm ở xã Xuân Ngọc. Nhưng chính quyền, với đồng thuận chủ trương từ Trung Ương vẫn tảng lờ. Thậm chí tảng lờ khi các nhà khảo cổ, giới kiến trúc, người dân... xôn xao đòi giữ lại.
Một cán bộ địa phương khác thì kể rằng Nam Định đã báo cáo Thủ tướng về phương án này của các linh mục vào 6 tháng trước, nhưng từ bấy đến nay "từ cấp tỉnh, huyện, chả thấy có văn bản nào về".
Bùi Chu là mảnh đất được đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên tại Việt Nam. Những linh mục phương Tây đầu tiên đã đến vùng ven biển Giao Thủy, Nam Định (thuộc Giáo phận Bùi Chu) để truyền đạo ngay từ đời vua Lê Trang Tông giữa thế kỷ XVI.
Bùi Chu trở thành trung tâm truyền giáo ở giáo phận Đàng Ngoài trong những thế kỷ kế tiếp. Từ năm 1848, toà giám mục được đặt tại giáo xứ Bùi Chu. Nhà thờ Chính toà Bùi Chu được xây dựng và khánh thành vào năm 1885 thời Đức cha Wenceslao Oñate Thuận (1884-1897). Với sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Baroque phương Tây và lối trang trí đình, chùa truyền thống Việt Nam, nhà thờ Bùi Chu được các nhà nghiên cứu văn hóa và các kiến trúc sư đánh giá là viên ngọc kiến trúc bên cạnh giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa.
Cảm giác lẫn lộn trong tôi, một người chưa là con dân Chúa, về một thánh đường cổ kính, vĩ đại về diện mạo cũng như linh hồn của nơi ấy. Mất mát đâu phải riêng của người Công giáo, mà mất mát ấy thuộc về lịch sử của một đất nước, ghi dấu rằng vào thời kỳ phong kiến khắc nghiệt của Việt Nam, tín ngưỡng và nhà thờ vẫn được tôn trọng, được xây nên một cách kiêu hãnh và lộng lẫy.
--------------------
Tư liệu và thông tin lấy từ bài viết của tác giả Lệ Hằng, từ Hà Nội, xem toàn văn ở http://tiny.cc/pfa1jz