Hình Ảnh & Sự Kiện
Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải qua đời
Hai ông sinh cùng năm, nhà báo Bùi Tín sinh ngày 29/12/1927 ở Nam Định, nhạc sĩ Tô Hải sinh ngày 24/9/1927 ở Thái Bình và ra đi cùng ngày,
Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải qua đời
Nhà báo Bùi Tín khi sống ở Pháp. Nhạc sĩ Tô Hải lúc sinh thời.
Thế là hai nhân vật lớn trong giới bất đồng chính kiến đã cùng nhau từ bỏ chúng ta hôm nay: Nhà báo Bùi Tín ra đi lúc 1h25′ sáng 11/8/2018 ở Paris, tức 6h25′ sáng giờ VN và nhạc sĩ Tô Hải qua đời lúc 19h40 tối 11/8/2018. Cả hai ông hưởng thọ 91 tuổi.
Hai ông sinh cùng năm, nhà báo Bùi Tín sinh ngày 29/12/1927 ở Nam Định, nhạc sĩ Tô Hải sinh ngày 24/9/1927 ở Thái Bình và ra đi cùng ngày, chỉ cách nhau 15 tiếng.
Cũng như ông Bùi Tín, ông Tô Hải ra đi trong cô quạnh, không có người thân xung quanh đưa tiễn, mà chỉ có những người bạn cùng chí hướng. Nhưng ông Tô Hải may mắn hơn ông Bùi Tín, là ông còn có người bạn đời là cô Lâm Thị Ái, tận tụy, chăm sóc cho ông trong nhiều năm qua, nhất là trong mấy tuần gần đây, cô Ái luôn túc trực với ông bên giường bệnh.
Cả hai ông Bùi Tín và Tô Hải đều là những người đã từng phục vụ chế độ CSVN và đã phản tỉnh, lên tiếng phản đối chế độ, trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu ở Việt Nam và hải ngoại.
Nhà báo Bùi Tín, bút danh Thành Tín, từng mang quân hàm đại tá. Ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1946-1982. Ông cũng đã từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân từ năm 1982 đến năm 1990. Tháng 9/1990, ông xin tị nạn ở Pháp, sau khi ông lên tiếng phê phán đường lối lãnh đạo của đảng CSVN, phê phán chế độ Cộng sản và chủ nghĩa xã hội, để rồi đảng CSVN gọi ông là “kẻ thù của nhân dân”.
Nhạc sĩ Tô Hải từng tham gia Vệ quốc đoàn sau Cách mạng Tháng Tám. Ông cũng đã từng giữ chức trưởng Đoàn Văn công khu 5, cũng như nhiều chức vụ khác nhau, trước khi từ bỏ đảng và chế độ mà ông phục vụ. Ngoài những bản nhạc mà ông sáng tác, ông còn nổi tiếng với cuốn “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn“, do NXB Tiếng Quê Hương xuất bản ở Mỹ năm 2009 và đã được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng.
Ông Tô Hải tự nhận mình là “thằng hèn”, mà mọi người gọi ông bằng cái tên thân thương là “Nhát Sỹ Tô Hải”. Cuốn hồi ký của ông kể lại những chuyển biến trong cuộc đời ông từ năm 1945, lúc ông đi theo đảng với một niềm tin mù quáng, cũng như nỗi đau dày vò sau khi ông biết mình đã đi lạc đường, nhưng không thể dừng lại, cho tới lúc ông từ bỏ đảng, lên tiếng chống lại những cái sai của đảng, của chế độ.
Trong cuốn hồi ký, ông Tô Hải viết về sự gian trá, tàn bạo và lưu manh của chế độ mà ông đã từng phục vụ, cũng như nỗi đau khi ông phải sống cuộc sống làm người nhưng không phải là con người. Nỗi đau đó luôn dày vò tâm can ông, nhất là khi ông gặp gỡ những người “đồng chí”, bạn bè cũ của mình, những người luôn vênh váo và tự hào với cuộc sống của họ, với những thứ vật chất mà họ có được do cướp của dân.
Blogger Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, viết về ông Bùi Tín và Tô Hải như sau: “Ngày hôm nay có hai trái tim của hai con người yêu nước đã ngừng đập: Cựu đại tá Bùi Tín, cũng từng là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân và Nhạc sĩ Tô Hải, tác giả cuốn sách nổi tiếng ‘Hồi ký của một thằng hèn’. Cả hai người đều có quá khứ phục vụ cho chế độ Việt cộng. Và cả hai đều phản tỉnh và trở thành những tiếng nói hàng đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.
Tôi may mắn từng được chuyện trò với cả hai cụ. Và nợ hai cụ những lời hứa hẹn. Những lời hứa hẹn không bao giờ trả được nữa. Nhưng đâu chỉ có chúng tôi nợ nhau. Núi xương sông máu đấy, ai còn nợ? Tuổi trẻ của hàng vạn con người mang tên Việt Nam đấy, ai còn nợ? Những món nợ mang tên Thời Đại, mang tên Lịch Sử không bao giờ thanh toán được.
Nhưng, có những người đi trả nợ non sông. Họ là những Bùi Tín, Tô Hải, Vũ Cao Quận, Trần Lâm, Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Minh Cần … Họ từng là đảng viên cộng sản, góp phần không nhỏ làm nên chế độ này trước khi trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến. Gọi những con người ấy là những người trả nợ quá khứ – có lẽ cũng không sai”.
Rồi cả hai ông Bùi Tín và Tô Hải không hẹn nhau mà ra đi cùng ngày. Họ đã thanh thản ra đi sau khi đã viết, đã nói lên thật nhiều điều họ muốn nói về chế độ này, về những điều mà họ băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải qua đời
Hai ông sinh cùng năm, nhà báo Bùi Tín sinh ngày 29/12/1927 ở Nam Định, nhạc sĩ Tô Hải sinh ngày 24/9/1927 ở Thái Bình và ra đi cùng ngày,
Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải qua đời
Nhà báo Bùi Tín khi sống ở Pháp. Nhạc sĩ Tô Hải lúc sinh thời.
Thế là hai nhân vật lớn trong giới bất đồng chính kiến đã cùng nhau từ bỏ chúng ta hôm nay: Nhà báo Bùi Tín ra đi lúc 1h25′ sáng 11/8/2018 ở Paris, tức 6h25′ sáng giờ VN và nhạc sĩ Tô Hải qua đời lúc 19h40 tối 11/8/2018. Cả hai ông hưởng thọ 91 tuổi.
Hai ông sinh cùng năm, nhà báo Bùi Tín sinh ngày 29/12/1927 ở Nam Định, nhạc sĩ Tô Hải sinh ngày 24/9/1927 ở Thái Bình và ra đi cùng ngày, chỉ cách nhau 15 tiếng.
Cũng như ông Bùi Tín, ông Tô Hải ra đi trong cô quạnh, không có người thân xung quanh đưa tiễn, mà chỉ có những người bạn cùng chí hướng. Nhưng ông Tô Hải may mắn hơn ông Bùi Tín, là ông còn có người bạn đời là cô Lâm Thị Ái, tận tụy, chăm sóc cho ông trong nhiều năm qua, nhất là trong mấy tuần gần đây, cô Ái luôn túc trực với ông bên giường bệnh.
Cả hai ông Bùi Tín và Tô Hải đều là những người đã từng phục vụ chế độ CSVN và đã phản tỉnh, lên tiếng phản đối chế độ, trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu ở Việt Nam và hải ngoại.
Nhà báo Bùi Tín, bút danh Thành Tín, từng mang quân hàm đại tá. Ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1946-1982. Ông cũng đã từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân từ năm 1982 đến năm 1990. Tháng 9/1990, ông xin tị nạn ở Pháp, sau khi ông lên tiếng phê phán đường lối lãnh đạo của đảng CSVN, phê phán chế độ Cộng sản và chủ nghĩa xã hội, để rồi đảng CSVN gọi ông là “kẻ thù của nhân dân”.
Nhạc sĩ Tô Hải từng tham gia Vệ quốc đoàn sau Cách mạng Tháng Tám. Ông cũng đã từng giữ chức trưởng Đoàn Văn công khu 5, cũng như nhiều chức vụ khác nhau, trước khi từ bỏ đảng và chế độ mà ông phục vụ. Ngoài những bản nhạc mà ông sáng tác, ông còn nổi tiếng với cuốn “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn“, do NXB Tiếng Quê Hương xuất bản ở Mỹ năm 2009 và đã được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng.
Ông Tô Hải tự nhận mình là “thằng hèn”, mà mọi người gọi ông bằng cái tên thân thương là “Nhát Sỹ Tô Hải”. Cuốn hồi ký của ông kể lại những chuyển biến trong cuộc đời ông từ năm 1945, lúc ông đi theo đảng với một niềm tin mù quáng, cũng như nỗi đau dày vò sau khi ông biết mình đã đi lạc đường, nhưng không thể dừng lại, cho tới lúc ông từ bỏ đảng, lên tiếng chống lại những cái sai của đảng, của chế độ.
Trong cuốn hồi ký, ông Tô Hải viết về sự gian trá, tàn bạo và lưu manh của chế độ mà ông đã từng phục vụ, cũng như nỗi đau khi ông phải sống cuộc sống làm người nhưng không phải là con người. Nỗi đau đó luôn dày vò tâm can ông, nhất là khi ông gặp gỡ những người “đồng chí”, bạn bè cũ của mình, những người luôn vênh váo và tự hào với cuộc sống của họ, với những thứ vật chất mà họ có được do cướp của dân.
Blogger Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, viết về ông Bùi Tín và Tô Hải như sau: “Ngày hôm nay có hai trái tim của hai con người yêu nước đã ngừng đập: Cựu đại tá Bùi Tín, cũng từng là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân và Nhạc sĩ Tô Hải, tác giả cuốn sách nổi tiếng ‘Hồi ký của một thằng hèn’. Cả hai người đều có quá khứ phục vụ cho chế độ Việt cộng. Và cả hai đều phản tỉnh và trở thành những tiếng nói hàng đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.
Tôi may mắn từng được chuyện trò với cả hai cụ. Và nợ hai cụ những lời hứa hẹn. Những lời hứa hẹn không bao giờ trả được nữa. Nhưng đâu chỉ có chúng tôi nợ nhau. Núi xương sông máu đấy, ai còn nợ? Tuổi trẻ của hàng vạn con người mang tên Việt Nam đấy, ai còn nợ? Những món nợ mang tên Thời Đại, mang tên Lịch Sử không bao giờ thanh toán được.
Nhưng, có những người đi trả nợ non sông. Họ là những Bùi Tín, Tô Hải, Vũ Cao Quận, Trần Lâm, Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Minh Cần … Họ từng là đảng viên cộng sản, góp phần không nhỏ làm nên chế độ này trước khi trở thành những nhân vật bất đồng chính kiến. Gọi những con người ấy là những người trả nợ quá khứ – có lẽ cũng không sai”.
Rồi cả hai ông Bùi Tín và Tô Hải không hẹn nhau mà ra đi cùng ngày. Họ đã thanh thản ra đi sau khi đã viết, đã nói lên thật nhiều điều họ muốn nói về chế độ này, về những điều mà họ băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc này.