Thân Hữu Tiếp Tay...

Nhà báo: Họ đã vứt bỏ nông dân rồi!

Xin các anh hãy chỉ giùm tôi xem, trong những cô gái Việt Nam lấy các anh chồng Việt Nam nước nhà, trong 100 cô lấy chồng, liệu có cả 100 cô hạnh phúc chăng? Hay cái tỉ lệ bị chồng đánh đập, bị chồng giết, đuổi ra khỏi nhà…

 

 

Khải Đơn

 

Xin anh nhà báo, anh đừng viết về những cô gái miền Tây đi lấy chồng Đài Loan như những đứa con ô nhục của nước nhà, đem trôn đi bán kiếm tiền mua nhà, kiếm chỗ giàu ngả lưng xênh xang nữa. Xin anh đừng xỉ vả “đáng đời” các cô bằng cách viết về những ngôi làng có các cô đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc bằng cái ngữ cảnh: “Nhờ con Út đi lấy chồng, tui được 20 triệu xây cái nhà” hay “Nhà chồng hứa cho nhà gái 5 lượng vàng nhưng sau đó trở mặt” – để tiệm tiến đến gần câu chuyện nóng bỏng theo cách nhìn trịch thượng ấy nữa.

Xin các anh hãy nhìn cho ra, rằng ở cái nông thôn như những đồng quê hiền dịu đến đau lòng ấy, các cô gái đã lựa chọn gì? Lấy 1 anh chồng già nước ngoài – đến một xứ sở mới kiếm sống, buôn bán, nuôi mẹ cha – có một ít tiền xây nhà cho đàn em út ở che mưa che nắng – hay lấy những thằng thanh niên trai trẻ thừa sức khỏe nhưng đang cắm đầu ở bàn bi-a, quán cafe hay những ổ cờ bạc, đề đóm ngoài kia? Các anh hãy đoán xem họ có bao nhiêu cơ hội chọn lựa trong đời này?

Xin các anh hãy chỉ giùm tôi xem, trong những cô gái Việt Nam lấy các anh chồng Việt Nam nước nhà, trong 100 cô lấy chồng, liệu có cả 100 cô hạnh phúc chăng? Hay cái tỉ lệ bị chồng đánh đập, bị chồng giết, đuổi ra khỏi nhà… cũng nhiều ngang ngửa tương đương với những cô gái miền Tây đang rời xa quê hương kia? Họ phải ra đi, không phải vì họ quá đẹp và quá lười biếng, mà vì họ chưa bao giờ có những cơ hội học tập để hiểu rằng ở ngoài cái TPHCM hay Hà Nội kia, quả tình cũng có những cơ hội kiếm tiền tốt để họ lựa chọn. Họ – và cái nông thôn thuần túy hiền lành kia – thực sự chưa bao giờ có cơ hội lựa chọn số phận nào cả.

Các tờ báo chưa bao giờ cho các cô dâu Hàn Quốc 1 cơ hội được ngẩng mặt, như bao người phụ nữ chịu hi sinh và yêu thương trong đời này. Cuối cùng thì các cô ấy cũng chỉ là “gái lấy chồng Đài Loan” – trên báo – mà thôi.

Xin những tờ báo hãy ngừng rêu rao về những ông tỉ phú nông dân làm giàu, mua 4-5 chiếc xe hơi nhờ cái đầm tôm, mua biệt thự, tậu canô, nhờ nuôi cá bè trên biển, nhờ trồng khoai lang bán cho TQ.

Xin hãy ngừng lại, để nhìn thấy các đầm tôm đã giết hết những mảnh đất, xẻ thịt và hủy hoại tận cùng những tấm thân cuối cùng của cuộc đời nông dân, khiến họ cầm những nắm tiền giàu sang trong tay, vung ra mua xe, bán nhà, để 1 ngày những đầm tôm rạp chết, những cánh đồng lúa oằn mình gánh dịch bệnh. Và nông dân mất tất cả, vì cơn bấn loạn giàu có dễ dàng mà báo chí ban phát cho họ.

Sao không một ai nói cho người nông dân rằng đầm tôm có thể làm đất và nguồn nước ô nhiễm? Sao không ai nói cho họ hiểu cá bè sẽ chết hàng loạt khi vùng nước biển nuôi cá hóa thành nước đọng chứa mầm bệnh? Sao không ai nói cho họ biết những nhành khoai lang Trung Quốc rần rần mọc khắp miền Tây kia là những nguy cơ của một cuộc lừa đảo vô tiền khoáng hậu?

Nguy cơ của cái nghèo khốn cùng ập đến, cùng cơn giàu có lưu manh và quê kệch, ám lên số phận người nông dân sống bằng tin đồn thổi. TIN ĐỒN THỔI. Không phải là TIN BÁO CHÍ.

Những tờ báo quay lưng với người nông dân. Nhà báo chỉ trở về, ngắm nhìn một bác nông dân đi xế hộp, giàu có, xênh xang, hách tiếng cả làng, viết chân dung đăng báo. Khi đầm tôm bán được nhiều tiền, họ đến và viết về “mô hình sản xuất giỏi”. Cả tờ báo chẳng ai đoái hoài đến những bè cá tra mọc như nấm quanh bờ sông, là nguy cơ của những cuộc phá sản và tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng chỉ vì ô nhiễm nước. Chẳng tờ báo nào thèm đi hỏi “giúp” 1 ông kĩ sư nông nghiệp, xem cái việc đào đầm khoét vuông tôm kia sẽ gây ra hệ lụy gì cho chính người nông dân.

Chẳng ai nhìn. Chẳng ai nghĩ.

Cho đến ngày nông dân chết đói bên những chiếc xe hơi cầm cố và những vuông tôm xác xơ bẽ bàng.

Cánh đồng lúa nói lời vĩnh biệt.

Ở đâu đó trên báo, những tờ báo ca ngợi những bạn trẻ sinh viên giàu lên một cách chóng vánh, đem theo những hình tượng Bill Gate, Donald Trump vào những giấc mơ, hô hào những khẩu hiệu: “Tôi tài giỏi, tôi thành công”. Báo chí gọi đó là “khát vọng làm giàu của người trẻ”. Chưa có tờ báo nào dạy những người trẻ yêu lấy cha mẹ họ, những ông nông dân chân đất mắt toét, những người đã gò lưng ra gánh lấy cả cái đất nước này trên cánh đồng lúa.

Thật kinh hoàng, những trí thức trẻ không tin rằng cây lúa có thể làm ra tiền ở một đất nước sinh sôi trong nền văn minh lúa gạo. Với họ, chỉ có đi buôn và thiên tài như Bill Gate mới có thể giàu có. Thế là, với tất tần tật nhà báo và các trí thức trẻ, đám ông bà già nông dân bị ném ra ngoài cửa sổ, để trở thành quá khứ của nghèo khổ và mắt toét.

Trên những trang báo, người ta kể lể biết bao nhiêu về những thằng Luyện chém giết cả gia đình tiệm vàng, kể lể biết bao nhiêu về những chồng tạt axit vợ, em rể chém chết 2 cháu, ông nội cưỡng dâm cháu gái, nhưng chẳng có một tờ báo nào nhìn sự lưu manh hóa đó của nông thôn như một cơn đau khủng khiếp của đất nước này. Phải chăng cái chết chỉ vui cho 1 bài báo cướp hiếp giết, hay một cuộc cưỡng dâm cũng giúp bạn đọc thích thú vài giờ? Phải chăng cái chết vì ăn trộm chó không phải là một cái chết báo hiệu sự nhơ bẩn và nghiệt ngã mà nông thôn đang phải oằn mình gánh chịu? Hay những ngôi làng nhiễm HIV hàng trăm người cũng ko thể trở thành một loạt phóng sự dài kì, báo hiệu cuộc chuyển mình khập khiễng, thiếu tri thức và đau khổ của nông thôn?

Báo chí cứ đăng mãi những cuộc đình công ở khu công nghiệp, viết mãi về những cuộc giải cứu bất ngờ đám trẻ con bị ép làm việc như nô lệ, hay những người đàn ông bị bắt làm việc không công như khổ sai. Còn cái căn cớ gì khiến những con người ấy KHỜ DẠI đến độ nhắm mắt làm việc đến chết cho kẻ khác bóc lột sức lao động?

Cái căn cớ ấy nó ở gần sát cuộc sống nhiễu loạn, nghèo khổ, bần cùng của những cánh đồng lúa gạo thoi thóp vì thiếu tri thức, thiếu dự báo, thiếu thông tin và thiếu niềm tin. Không ai giải mã vì sao những người nông dân – chúa tể của đồng ruộng – lại hóa thành những nô lệ khó nghèo của thành thị xa hoa.

Có một tờ báo viết rằng: “Chị em cứ bảo sao các phóng viên ảnh lại thích đứng dưới sàn diễn chĩa ống kính lên trong khi chị em đang ra sức nhảy nhót với chiếc váy ngắn cũn? Xin thưa: không chĩa ống kính vào đó thì biết chĩa vào đâu? Chĩa vào nơi cưỡng chế giải toả đất để bị đánh hội đồng à? Chĩa vào chỗ tụ tập khiếu kiện để bị đập máy ảnh à? Hay chĩa vào chỗ đang ăn mãi lộ để bị bắt giam?”

Xin lỗi tờ báo ấy nhé, cái cuộc sống này to lớn hơn cả cái khu cưỡng chế giải tỏa, to hơn cả cái việc nhà báo bị đập máy ảnh hay chỗ mãi lộ. Đó là số phận của những nông thôn bị từ chối, bị quay lưng, bị gọi là gái bán thân, bị gọi tên là gái lấy chồng Hàn Quốc, bị gọi tên là tỉ phú nông dân, là giới trẻ và khát vọng làm giàu, bị gọi là “đại gia mới nổi nhờ bán đất” đi mua dâm.

Cái thế giới ấy, nó đau đớn và khủng khiếp hơn nhiều.

Chỉ có điều, tự lúc nào chẳng biết, người nông dân ở cái xứ sở này đã trở thành những tấm ảnh lưu niệm, ngoan ngoan hiền hiền trên cánh đồng xanh xanh với con trâu cày cho nhà báo chụp hình.

Họ đã vứt bỏ nông dân rồi!

Có vậy thôi!

Khải Đơn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà báo: Họ đã vứt bỏ nông dân rồi!

Xin các anh hãy chỉ giùm tôi xem, trong những cô gái Việt Nam lấy các anh chồng Việt Nam nước nhà, trong 100 cô lấy chồng, liệu có cả 100 cô hạnh phúc chăng? Hay cái tỉ lệ bị chồng đánh đập, bị chồng giết, đuổi ra khỏi nhà…

 

 

Khải Đơn

 

Xin anh nhà báo, anh đừng viết về những cô gái miền Tây đi lấy chồng Đài Loan như những đứa con ô nhục của nước nhà, đem trôn đi bán kiếm tiền mua nhà, kiếm chỗ giàu ngả lưng xênh xang nữa. Xin anh đừng xỉ vả “đáng đời” các cô bằng cách viết về những ngôi làng có các cô đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc bằng cái ngữ cảnh: “Nhờ con Út đi lấy chồng, tui được 20 triệu xây cái nhà” hay “Nhà chồng hứa cho nhà gái 5 lượng vàng nhưng sau đó trở mặt” – để tiệm tiến đến gần câu chuyện nóng bỏng theo cách nhìn trịch thượng ấy nữa.

Xin các anh hãy nhìn cho ra, rằng ở cái nông thôn như những đồng quê hiền dịu đến đau lòng ấy, các cô gái đã lựa chọn gì? Lấy 1 anh chồng già nước ngoài – đến một xứ sở mới kiếm sống, buôn bán, nuôi mẹ cha – có một ít tiền xây nhà cho đàn em út ở che mưa che nắng – hay lấy những thằng thanh niên trai trẻ thừa sức khỏe nhưng đang cắm đầu ở bàn bi-a, quán cafe hay những ổ cờ bạc, đề đóm ngoài kia? Các anh hãy đoán xem họ có bao nhiêu cơ hội chọn lựa trong đời này?

Xin các anh hãy chỉ giùm tôi xem, trong những cô gái Việt Nam lấy các anh chồng Việt Nam nước nhà, trong 100 cô lấy chồng, liệu có cả 100 cô hạnh phúc chăng? Hay cái tỉ lệ bị chồng đánh đập, bị chồng giết, đuổi ra khỏi nhà… cũng nhiều ngang ngửa tương đương với những cô gái miền Tây đang rời xa quê hương kia? Họ phải ra đi, không phải vì họ quá đẹp và quá lười biếng, mà vì họ chưa bao giờ có những cơ hội học tập để hiểu rằng ở ngoài cái TPHCM hay Hà Nội kia, quả tình cũng có những cơ hội kiếm tiền tốt để họ lựa chọn. Họ – và cái nông thôn thuần túy hiền lành kia – thực sự chưa bao giờ có cơ hội lựa chọn số phận nào cả.

Các tờ báo chưa bao giờ cho các cô dâu Hàn Quốc 1 cơ hội được ngẩng mặt, như bao người phụ nữ chịu hi sinh và yêu thương trong đời này. Cuối cùng thì các cô ấy cũng chỉ là “gái lấy chồng Đài Loan” – trên báo – mà thôi.

Xin những tờ báo hãy ngừng rêu rao về những ông tỉ phú nông dân làm giàu, mua 4-5 chiếc xe hơi nhờ cái đầm tôm, mua biệt thự, tậu canô, nhờ nuôi cá bè trên biển, nhờ trồng khoai lang bán cho TQ.

Xin hãy ngừng lại, để nhìn thấy các đầm tôm đã giết hết những mảnh đất, xẻ thịt và hủy hoại tận cùng những tấm thân cuối cùng của cuộc đời nông dân, khiến họ cầm những nắm tiền giàu sang trong tay, vung ra mua xe, bán nhà, để 1 ngày những đầm tôm rạp chết, những cánh đồng lúa oằn mình gánh dịch bệnh. Và nông dân mất tất cả, vì cơn bấn loạn giàu có dễ dàng mà báo chí ban phát cho họ.

Sao không một ai nói cho người nông dân rằng đầm tôm có thể làm đất và nguồn nước ô nhiễm? Sao không ai nói cho họ hiểu cá bè sẽ chết hàng loạt khi vùng nước biển nuôi cá hóa thành nước đọng chứa mầm bệnh? Sao không ai nói cho họ biết những nhành khoai lang Trung Quốc rần rần mọc khắp miền Tây kia là những nguy cơ của một cuộc lừa đảo vô tiền khoáng hậu?

Nguy cơ của cái nghèo khốn cùng ập đến, cùng cơn giàu có lưu manh và quê kệch, ám lên số phận người nông dân sống bằng tin đồn thổi. TIN ĐỒN THỔI. Không phải là TIN BÁO CHÍ.

Những tờ báo quay lưng với người nông dân. Nhà báo chỉ trở về, ngắm nhìn một bác nông dân đi xế hộp, giàu có, xênh xang, hách tiếng cả làng, viết chân dung đăng báo. Khi đầm tôm bán được nhiều tiền, họ đến và viết về “mô hình sản xuất giỏi”. Cả tờ báo chẳng ai đoái hoài đến những bè cá tra mọc như nấm quanh bờ sông, là nguy cơ của những cuộc phá sản và tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng chỉ vì ô nhiễm nước. Chẳng tờ báo nào thèm đi hỏi “giúp” 1 ông kĩ sư nông nghiệp, xem cái việc đào đầm khoét vuông tôm kia sẽ gây ra hệ lụy gì cho chính người nông dân.

Chẳng ai nhìn. Chẳng ai nghĩ.

Cho đến ngày nông dân chết đói bên những chiếc xe hơi cầm cố và những vuông tôm xác xơ bẽ bàng.

Cánh đồng lúa nói lời vĩnh biệt.

Ở đâu đó trên báo, những tờ báo ca ngợi những bạn trẻ sinh viên giàu lên một cách chóng vánh, đem theo những hình tượng Bill Gate, Donald Trump vào những giấc mơ, hô hào những khẩu hiệu: “Tôi tài giỏi, tôi thành công”. Báo chí gọi đó là “khát vọng làm giàu của người trẻ”. Chưa có tờ báo nào dạy những người trẻ yêu lấy cha mẹ họ, những ông nông dân chân đất mắt toét, những người đã gò lưng ra gánh lấy cả cái đất nước này trên cánh đồng lúa.

Thật kinh hoàng, những trí thức trẻ không tin rằng cây lúa có thể làm ra tiền ở một đất nước sinh sôi trong nền văn minh lúa gạo. Với họ, chỉ có đi buôn và thiên tài như Bill Gate mới có thể giàu có. Thế là, với tất tần tật nhà báo và các trí thức trẻ, đám ông bà già nông dân bị ném ra ngoài cửa sổ, để trở thành quá khứ của nghèo khổ và mắt toét.

Trên những trang báo, người ta kể lể biết bao nhiêu về những thằng Luyện chém giết cả gia đình tiệm vàng, kể lể biết bao nhiêu về những chồng tạt axit vợ, em rể chém chết 2 cháu, ông nội cưỡng dâm cháu gái, nhưng chẳng có một tờ báo nào nhìn sự lưu manh hóa đó của nông thôn như một cơn đau khủng khiếp của đất nước này. Phải chăng cái chết chỉ vui cho 1 bài báo cướp hiếp giết, hay một cuộc cưỡng dâm cũng giúp bạn đọc thích thú vài giờ? Phải chăng cái chết vì ăn trộm chó không phải là một cái chết báo hiệu sự nhơ bẩn và nghiệt ngã mà nông thôn đang phải oằn mình gánh chịu? Hay những ngôi làng nhiễm HIV hàng trăm người cũng ko thể trở thành một loạt phóng sự dài kì, báo hiệu cuộc chuyển mình khập khiễng, thiếu tri thức và đau khổ của nông thôn?

Báo chí cứ đăng mãi những cuộc đình công ở khu công nghiệp, viết mãi về những cuộc giải cứu bất ngờ đám trẻ con bị ép làm việc như nô lệ, hay những người đàn ông bị bắt làm việc không công như khổ sai. Còn cái căn cớ gì khiến những con người ấy KHỜ DẠI đến độ nhắm mắt làm việc đến chết cho kẻ khác bóc lột sức lao động?

Cái căn cớ ấy nó ở gần sát cuộc sống nhiễu loạn, nghèo khổ, bần cùng của những cánh đồng lúa gạo thoi thóp vì thiếu tri thức, thiếu dự báo, thiếu thông tin và thiếu niềm tin. Không ai giải mã vì sao những người nông dân – chúa tể của đồng ruộng – lại hóa thành những nô lệ khó nghèo của thành thị xa hoa.

Có một tờ báo viết rằng: “Chị em cứ bảo sao các phóng viên ảnh lại thích đứng dưới sàn diễn chĩa ống kính lên trong khi chị em đang ra sức nhảy nhót với chiếc váy ngắn cũn? Xin thưa: không chĩa ống kính vào đó thì biết chĩa vào đâu? Chĩa vào nơi cưỡng chế giải toả đất để bị đánh hội đồng à? Chĩa vào chỗ tụ tập khiếu kiện để bị đập máy ảnh à? Hay chĩa vào chỗ đang ăn mãi lộ để bị bắt giam?”

Xin lỗi tờ báo ấy nhé, cái cuộc sống này to lớn hơn cả cái khu cưỡng chế giải tỏa, to hơn cả cái việc nhà báo bị đập máy ảnh hay chỗ mãi lộ. Đó là số phận của những nông thôn bị từ chối, bị quay lưng, bị gọi là gái bán thân, bị gọi tên là gái lấy chồng Hàn Quốc, bị gọi tên là tỉ phú nông dân, là giới trẻ và khát vọng làm giàu, bị gọi là “đại gia mới nổi nhờ bán đất” đi mua dâm.

Cái thế giới ấy, nó đau đớn và khủng khiếp hơn nhiều.

Chỉ có điều, tự lúc nào chẳng biết, người nông dân ở cái xứ sở này đã trở thành những tấm ảnh lưu niệm, ngoan ngoan hiền hiền trên cánh đồng xanh xanh với con trâu cày cho nhà báo chụp hình.

Họ đã vứt bỏ nông dân rồi!

Có vậy thôi!

Khải Đơn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm