Tham Khảo

Nhà nước khủng bố

Những nỗi sợ hãi ấy khiến chính quyền thẳng tay trấn áp những người xuống đường biểu tình một cách ôn hoà. Từ sự sợ hãi của họ, họ muốn dân chúng cũng sợ hãi, không dám xuống đường nữa. Khi gieo rắc sự sợ hãi như thế, họ biến thành khủng bố.

Nguyễn Hưng Quốc

10-5-2016

Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB

Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB

Theo dõi  cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày Chủ nhật 8 tháng 5 vừa qua, ngoài niềm vui khi thấy rất đông người tham dự, tôi còn có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng khi thấy đám công an và thanh niên xung phong, sắc phục cũng như không sắc phục, đánh đập những người đi biểu tình một cách hết sức bất nhẫn. Đàn ông, thanh niên bị đánh, đã đành. Kể cả phụ nữ và trẻ em cũng bị đánh. Đánh xong, người ta kéo xềnh xệch những người biểu tình và vất họ lên xe buýt để chở về các đồn công an, ở đó, một số người còn bị đánh tiếp. Xem, tôi cứ ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao người ta đối xử với dân chúng một cách tàn bạo như vậy?

Trước đây, với các cuộc biểu tình chống các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, nhà cầm quyền mạnh tay dẹp thì cũng có thể hiểu được: Họ sợ làm Trung Quốc nổi giận. Nhưng cuộc biểu tình vào ngày 8 vừa qua, cũng như cuộc biểu tình vào ngày 1 trước đó, chỉ để đòi hỏi những điều rất ư hiền lành: cá sạch, biển sạch và môi trường sạch. Đó là những điều ảnh hưởng đến sức khoẻ của tất cả mọi người, hơn nữa, còn ảnh hưởng đến cả tương lai của dân tộc. Những đòi hỏi ấy rõ ràng là rất chính đáng, hoàn toàn phù hợp với những lời hứa hẹn của những người cầm quyền. Vậy tại sao lại đánh đập và bắt bớ những người biểu tình?

Lý do chính, theo tôi, chủ yếu là vị họ sợ.

Trước hết, họ sợ những đòi hỏi kế tiếp, đằng sau những đòi hỏi về cá sạch, biển sạch và môi trường sạch: Đó là những đòi hỏi về sự minh bạch và những chính sách liên quan đến môi trường của chính phủ. Sự kiện cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, đã bắt đầu từ đầu tháng tư, vậy mà, đến nay, chính quyền vẫn chưa công bố nguyên nhân và phương án giải quyết. Trong khi chính quyền trung ương im lặng, chính quyền các địa phương thì lại bất nhất, lúc người ta khuyên không tiêu thụ hải sản, lúc người ta lại khuyên mọi người ăn tâm ăn tôm cá, thậm chí, như ở Đà Nẵng, người ta lại kêu gọi cán bộ ăn hải sản để làm gương cho dân chúng. Rồi người ta lại rủ nhau xuống biển tắm để chụp hình và đưa lên đài, lên báo. Để cứu ngành ngư nghiệp và du lịch, người ta bất chấp cả những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sức khoẻ của con người. Trong khi đó, cá vẫn tiếp tục chết. Lặn xuống đáy biển, người ta thấy các rạn san hô cũng chết. Và tôm cá cũng chết đầy dưới đáy biển.

Không phải chỉ thiếu minh bạch, chính sách của chính phủ, vốn chỉ biết tập trung vào phát triển kinh tế mà xem nhẹ môi trường cũng là một sai lầm. Môi trường không chỉ là một khái niệm trừu tượng và chung chung. Môi trường gắn liền với kinh tế. Trường hợp cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung là một ví dụ. Nó làm cho cả hàng chục ngàn gia đình ngư dân bị điêu đứng. Nó cũng làm cho ngành du lịch ở địa phương bị khủng hoảng trầm trọng. Đó là chưa kể đến sức khoẻ của con người. Bỏ lên bàn cân, liệu những cái lợi từ khu công nghiệp Vũng Áng có thể sánh được với những mất mát mà mọi người phải gánh chịu trước mắt cũng như trong tương lai?

Lý do thứ hai khiến chính quyền sợ biểu tình vì chính bản thân cái gọi là biểu tình. Biểu tình, bất kể xuất phát từ động cơ gì, tự bản chất, bao giờ cũng là một sự phản đối mang tính tập thể. Mà các chế độ độc tài toàn trị thì sợ mọi sự phản đối. Họ biết rõ quyền lực và quyền lợi của họ rất dễ bị lung lay trước những làn sóng phản đối của dân chúng. Hơn nữa, với bản chất lừa bịp, họ không muốn thế giới nhìn thấy những sự phản đối ấy. Hệ thống tuyên truyền của họ lúc nào cũng tô vẽ nên sự đồng thuận của dân chúng đối với sự cai trị độc tài và độc đoán của họ. Họ không những sợ biểu tình; họ còn sợ chữ “biểu tình”. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, khi bị buộc phải nhắc đến các cuộc biểu tình trong nước, họ đều dùng chữ “tụ tập đông người”. Chỉ là “tụ tập” chứ không phải là biểu tình, tức không phải phản đối.

Lý do thứ ba là người ta sợ việc dân chúng ý thức về những cái quyền của họ và cương quyết đòi thực thi những cái quyền ấy. Độc tài nào cũng chà đạp lên các quyền làm người và quyền làm dân của mọi người. Khi dân chúng nhận thức ra các quyền của họ, họ sẽ không còn ngoan ngoãn nghe lời chính quyền nữa. Bằng cách này hay cách khác, họ sẽ lên tiếng và bày tỏ thái độ. Hôm nay người ta có thể yêu sách cá sạch, biển sạch và môi trường sạch, ngày mai, họ có thể yêu sách dân chủ, đa đảng và nhân quyền. Hôm nay chỉ có mấy ngàn người đổ xô xuống đường, ngày mai có thể cả hàng chục ngàn, rồi hàng trăm ngàn, rồi có thể có cả hàng triệu người xuống đường. Sức mạnh của các cuộc biểu tình nằm ở số đông. Khi cả mấy trăm ngàn người biểu tình, không có tên bạo chúa nào dám ra lệnh bắn vào dân chúng. Mà có ra lệnh, công an và quân đội cũng không dám làm. Tấm gương về sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở Đông Âu và Trung Đông cho thấy điều đó.

Những nỗi sợ hãi ấy khiến chính quyền thẳng tay trấn áp những người xuống đường biểu tình một cách ôn hoà. Từ sự sợ hãi của họ, họ muốn dân chúng cũng sợ hãi, không dám xuống đường nữa. Khi gieo rắc sự sợ hãi như thế, họ biến thành khủng bố.

Có thể nói, một cách vắn tắt, mọi chế độ độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà nước khủng bố

Những nỗi sợ hãi ấy khiến chính quyền thẳng tay trấn áp những người xuống đường biểu tình một cách ôn hoà. Từ sự sợ hãi của họ, họ muốn dân chúng cũng sợ hãi, không dám xuống đường nữa. Khi gieo rắc sự sợ hãi như thế, họ biến thành khủng bố.

Nguyễn Hưng Quốc

10-5-2016

Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB

Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB

Theo dõi  cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày Chủ nhật 8 tháng 5 vừa qua, ngoài niềm vui khi thấy rất đông người tham dự, tôi còn có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng khi thấy đám công an và thanh niên xung phong, sắc phục cũng như không sắc phục, đánh đập những người đi biểu tình một cách hết sức bất nhẫn. Đàn ông, thanh niên bị đánh, đã đành. Kể cả phụ nữ và trẻ em cũng bị đánh. Đánh xong, người ta kéo xềnh xệch những người biểu tình và vất họ lên xe buýt để chở về các đồn công an, ở đó, một số người còn bị đánh tiếp. Xem, tôi cứ ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao người ta đối xử với dân chúng một cách tàn bạo như vậy?

Trước đây, với các cuộc biểu tình chống các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, nhà cầm quyền mạnh tay dẹp thì cũng có thể hiểu được: Họ sợ làm Trung Quốc nổi giận. Nhưng cuộc biểu tình vào ngày 8 vừa qua, cũng như cuộc biểu tình vào ngày 1 trước đó, chỉ để đòi hỏi những điều rất ư hiền lành: cá sạch, biển sạch và môi trường sạch. Đó là những điều ảnh hưởng đến sức khoẻ của tất cả mọi người, hơn nữa, còn ảnh hưởng đến cả tương lai của dân tộc. Những đòi hỏi ấy rõ ràng là rất chính đáng, hoàn toàn phù hợp với những lời hứa hẹn của những người cầm quyền. Vậy tại sao lại đánh đập và bắt bớ những người biểu tình?

Lý do chính, theo tôi, chủ yếu là vị họ sợ.

Trước hết, họ sợ những đòi hỏi kế tiếp, đằng sau những đòi hỏi về cá sạch, biển sạch và môi trường sạch: Đó là những đòi hỏi về sự minh bạch và những chính sách liên quan đến môi trường của chính phủ. Sự kiện cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, đã bắt đầu từ đầu tháng tư, vậy mà, đến nay, chính quyền vẫn chưa công bố nguyên nhân và phương án giải quyết. Trong khi chính quyền trung ương im lặng, chính quyền các địa phương thì lại bất nhất, lúc người ta khuyên không tiêu thụ hải sản, lúc người ta lại khuyên mọi người ăn tâm ăn tôm cá, thậm chí, như ở Đà Nẵng, người ta lại kêu gọi cán bộ ăn hải sản để làm gương cho dân chúng. Rồi người ta lại rủ nhau xuống biển tắm để chụp hình và đưa lên đài, lên báo. Để cứu ngành ngư nghiệp và du lịch, người ta bất chấp cả những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sức khoẻ của con người. Trong khi đó, cá vẫn tiếp tục chết. Lặn xuống đáy biển, người ta thấy các rạn san hô cũng chết. Và tôm cá cũng chết đầy dưới đáy biển.

Không phải chỉ thiếu minh bạch, chính sách của chính phủ, vốn chỉ biết tập trung vào phát triển kinh tế mà xem nhẹ môi trường cũng là một sai lầm. Môi trường không chỉ là một khái niệm trừu tượng và chung chung. Môi trường gắn liền với kinh tế. Trường hợp cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung là một ví dụ. Nó làm cho cả hàng chục ngàn gia đình ngư dân bị điêu đứng. Nó cũng làm cho ngành du lịch ở địa phương bị khủng hoảng trầm trọng. Đó là chưa kể đến sức khoẻ của con người. Bỏ lên bàn cân, liệu những cái lợi từ khu công nghiệp Vũng Áng có thể sánh được với những mất mát mà mọi người phải gánh chịu trước mắt cũng như trong tương lai?

Lý do thứ hai khiến chính quyền sợ biểu tình vì chính bản thân cái gọi là biểu tình. Biểu tình, bất kể xuất phát từ động cơ gì, tự bản chất, bao giờ cũng là một sự phản đối mang tính tập thể. Mà các chế độ độc tài toàn trị thì sợ mọi sự phản đối. Họ biết rõ quyền lực và quyền lợi của họ rất dễ bị lung lay trước những làn sóng phản đối của dân chúng. Hơn nữa, với bản chất lừa bịp, họ không muốn thế giới nhìn thấy những sự phản đối ấy. Hệ thống tuyên truyền của họ lúc nào cũng tô vẽ nên sự đồng thuận của dân chúng đối với sự cai trị độc tài và độc đoán của họ. Họ không những sợ biểu tình; họ còn sợ chữ “biểu tình”. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, khi bị buộc phải nhắc đến các cuộc biểu tình trong nước, họ đều dùng chữ “tụ tập đông người”. Chỉ là “tụ tập” chứ không phải là biểu tình, tức không phải phản đối.

Lý do thứ ba là người ta sợ việc dân chúng ý thức về những cái quyền của họ và cương quyết đòi thực thi những cái quyền ấy. Độc tài nào cũng chà đạp lên các quyền làm người và quyền làm dân của mọi người. Khi dân chúng nhận thức ra các quyền của họ, họ sẽ không còn ngoan ngoãn nghe lời chính quyền nữa. Bằng cách này hay cách khác, họ sẽ lên tiếng và bày tỏ thái độ. Hôm nay người ta có thể yêu sách cá sạch, biển sạch và môi trường sạch, ngày mai, họ có thể yêu sách dân chủ, đa đảng và nhân quyền. Hôm nay chỉ có mấy ngàn người đổ xô xuống đường, ngày mai có thể cả hàng chục ngàn, rồi hàng trăm ngàn, rồi có thể có cả hàng triệu người xuống đường. Sức mạnh của các cuộc biểu tình nằm ở số đông. Khi cả mấy trăm ngàn người biểu tình, không có tên bạo chúa nào dám ra lệnh bắn vào dân chúng. Mà có ra lệnh, công an và quân đội cũng không dám làm. Tấm gương về sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở Đông Âu và Trung Đông cho thấy điều đó.

Những nỗi sợ hãi ấy khiến chính quyền thẳng tay trấn áp những người xuống đường biểu tình một cách ôn hoà. Từ sự sợ hãi của họ, họ muốn dân chúng cũng sợ hãi, không dám xuống đường nữa. Khi gieo rắc sự sợ hãi như thế, họ biến thành khủng bố.

Có thể nói, một cách vắn tắt, mọi chế độ độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm