Kinh Đời
Nhà sư Matthieu Ricard - “Người hạnh phúc nhất thế giới”
Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương;
Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường tới tha nhân.
Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường tới tha nhân.
Nếu cuộc sống của vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng điển hình yêu cầu phải tách khỏi đời sống hiện tại hỗn độn, dành phần lớn thời gian trong tự viện thâm sơn cùng cốc thì Hòa thượng Matthieu Ricard không phải là một vị tăng sĩ như vậy.
Ngài sinh vào ngày 15/02/1946, tại Aix-les-Bains, Savoie, Pháp quốc. Phụ thân là cụ ông Jean-Francois Revel (Jean-Francois Ricard), triết gia Pháp nổi tiếng. Mẫu thân ngài là một họa sĩ trừu tượng Lurical và là nữ tu Phật giáo Tây Tạng Yahne Le Toumelin. Ngài trưởng thành trong giới trí thức Pháp.
Ngài đã đỗ Tiến sĩ Di truyền học Phân tử tại Viện Pasteus danh tiếng trước khi tận hiến cuộc đời mình cho Phật giáo ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi hoàn thành Luận án Tiến sĩ năm 1972, ngài đã quyết định từ bỏ sự nghiệp khoa học của mình và tập trung tu theo truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng.
Sau đó, ngài đã y chỉ tu học với Tôn giả Kangyur và một số bậc thầy vĩ đại khác của truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã trở thành môn đệ thân tín của Tôn giả Dilgo Khyentse cho đến khi Tôn giả Dilgo Khyentse viên tịch năm 1991. Từ đó, ngài đã nỗ lực cống hiến và thực hiện các hoạt động phật sự để hoàn thành di nguyện của Tôn giả Dilgo Khyentse.
Ngài trở thành vị tăng sĩ dự vào hàng Thích tử vào tuổi 30, sống tại Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling, Nepal, và trở thành thông dịch viên Pháp ngữ cho đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989. Đồng thời, ngài cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Viện Mind and Life và được trao Huân chương Quốc gia Pháp vì những công việc nhân đạo của ngài ở phương Đông.
Hòa thượng Matthieu Ricard cùng với phụ thân đã chắp bút viết một cuốn sách chung vào năm 1997 với tựa đề “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), chủ yếu ghi lại những trải nghiệm của bản thân. Nhưng không ngờ nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Pháp. Và khi nhận được sự chú ý của giới truyền thông thì ngài “miễn cưỡng” trở thành một nhân vật nổi tiếng.
Truyền thông phương Tây gọi Hòa thượng Matthieu Ricard là “người hạnh phúc nhất thế giới”, một danh hiệu mà ngài đã “thất bại” chối bỏ sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành tại Đại học Wisconsin vào năm 2000. Khi ấy sóng gamma não bộ của ngài được ghi lại có chỉ số mạnh nhất trong số các vị tăng sĩ tham gia thực nghiệm.
Dưới sự giáo huấn của đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã quyết định sử dụng một kênh truyền thông để truyền tải các bài giảng về hạnh phúc và vị tha. Bất cứ lợi nhuận nào thu được từ những bài giảng của mình, ngài đều dành hết cho tổ chức phi lợi nhuận Karuna-Shechen của ngài.
Hòa thượng Matthieu Ricard dành hầu hết thời gian trong năm của mình ở nước ngoài tại nhiều ngôi tự viện Phật giáo, hay những buổi chia sẻ pháp thoại với công chúng thuộc một cơ quan tổ chức nào đó, như TED, Google, Liên Hợp Quốc. Còn tự viện chính của ngài là ngôi già lam Shechen ở Nepal.
Các bức ảnh Hòa thượng Matthieu Ricard chụp các bậc thầy tâm linh, cảnh quan và người dân ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã xuất hiện trong rất nhiều cuốn sách và tạp chí. Henri Cartier-Bresson đã nói về công việc của ngài: “Máy ảnh của Hòa thượng Matthieu Ricard và đời sống tinh thần của ngài đã làm nên một kỳ tích. Đây là nguồn cảm hứng để tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp, vĩnh hằng”.
Hòa thượng Matthieu Ricard là nhà văn và nhiếp ảnh gia Tây Tạng, hợp tác với các photobooks Phật giáo Hy Mã Lạp Sơn, hành trình đến giác ngộ, và hành trình bất động: Từ một Hermitage ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ngài là dịch giả của nhiều tác phẩm Phật giáo, bao gồm cuốn “The Life of Shabkar” (Cuộc đời của Shabkar). Cuộc đối thoại với phụ thân, Jean-Francois Revel trong cuốn sách “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), là cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu, đã được dịch sang 21 thứ tiếng. Và cuốn “The Quantum và The Lotus” (đồng tác giả với Trịnh Xuân Thuận) phản ánh sự quan tâm sâu sắc của ngài về khoa học và Phật giáo. |
Vân Tuyền (Nguồn: Independent)
Thiền Sư và Triết Gia Jean Francois Revel và Matthieu Ricard
VVB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhà sư Matthieu Ricard - “Người hạnh phúc nhất thế giới”
Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương;
Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường tới tha nhân.
Nếu cuộc sống của vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng điển hình yêu cầu phải tách khỏi đời sống hiện tại hỗn độn, dành phần lớn thời gian trong tự viện thâm sơn cùng cốc thì Hòa thượng Matthieu Ricard không phải là một vị tăng sĩ như vậy.
Ngài sinh vào ngày 15/02/1946, tại Aix-les-Bains, Savoie, Pháp quốc. Phụ thân là cụ ông Jean-Francois Revel (Jean-Francois Ricard), triết gia Pháp nổi tiếng. Mẫu thân ngài là một họa sĩ trừu tượng Lurical và là nữ tu Phật giáo Tây Tạng Yahne Le Toumelin. Ngài trưởng thành trong giới trí thức Pháp.
Ngài đã đỗ Tiến sĩ Di truyền học Phân tử tại Viện Pasteus danh tiếng trước khi tận hiến cuộc đời mình cho Phật giáo ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi hoàn thành Luận án Tiến sĩ năm 1972, ngài đã quyết định từ bỏ sự nghiệp khoa học của mình và tập trung tu theo truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng.
Sau đó, ngài đã y chỉ tu học với Tôn giả Kangyur và một số bậc thầy vĩ đại khác của truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã trở thành môn đệ thân tín của Tôn giả Dilgo Khyentse cho đến khi Tôn giả Dilgo Khyentse viên tịch năm 1991. Từ đó, ngài đã nỗ lực cống hiến và thực hiện các hoạt động phật sự để hoàn thành di nguyện của Tôn giả Dilgo Khyentse.
Ngài trở thành vị tăng sĩ dự vào hàng Thích tử vào tuổi 30, sống tại Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling, Nepal, và trở thành thông dịch viên Pháp ngữ cho đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989. Đồng thời, ngài cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Viện Mind and Life và được trao Huân chương Quốc gia Pháp vì những công việc nhân đạo của ngài ở phương Đông.
Hòa thượng Matthieu Ricard cùng với phụ thân đã chắp bút viết một cuốn sách chung vào năm 1997 với tựa đề “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), chủ yếu ghi lại những trải nghiệm của bản thân. Nhưng không ngờ nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Pháp. Và khi nhận được sự chú ý của giới truyền thông thì ngài “miễn cưỡng” trở thành một nhân vật nổi tiếng.
Truyền thông phương Tây gọi Hòa thượng Matthieu Ricard là “người hạnh phúc nhất thế giới”, một danh hiệu mà ngài đã “thất bại” chối bỏ sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành tại Đại học Wisconsin vào năm 2000. Khi ấy sóng gamma não bộ của ngài được ghi lại có chỉ số mạnh nhất trong số các vị tăng sĩ tham gia thực nghiệm.
Dưới sự giáo huấn của đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã quyết định sử dụng một kênh truyền thông để truyền tải các bài giảng về hạnh phúc và vị tha. Bất cứ lợi nhuận nào thu được từ những bài giảng của mình, ngài đều dành hết cho tổ chức phi lợi nhuận Karuna-Shechen của ngài.
Hòa thượng Matthieu Ricard dành hầu hết thời gian trong năm của mình ở nước ngoài tại nhiều ngôi tự viện Phật giáo, hay những buổi chia sẻ pháp thoại với công chúng thuộc một cơ quan tổ chức nào đó, như TED, Google, Liên Hợp Quốc. Còn tự viện chính của ngài là ngôi già lam Shechen ở Nepal.
Các bức ảnh Hòa thượng Matthieu Ricard chụp các bậc thầy tâm linh, cảnh quan và người dân ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã xuất hiện trong rất nhiều cuốn sách và tạp chí. Henri Cartier-Bresson đã nói về công việc của ngài: “Máy ảnh của Hòa thượng Matthieu Ricard và đời sống tinh thần của ngài đã làm nên một kỳ tích. Đây là nguồn cảm hứng để tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp, vĩnh hằng”.
Hòa thượng Matthieu Ricard là nhà văn và nhiếp ảnh gia Tây Tạng, hợp tác với các photobooks Phật giáo Hy Mã Lạp Sơn, hành trình đến giác ngộ, và hành trình bất động: Từ một Hermitage ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ngài là dịch giả của nhiều tác phẩm Phật giáo, bao gồm cuốn “The Life of Shabkar” (Cuộc đời của Shabkar). Cuộc đối thoại với phụ thân, Jean-Francois Revel trong cuốn sách “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), là cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu, đã được dịch sang 21 thứ tiếng. Và cuốn “The Quantum và The Lotus” (đồng tác giả với Trịnh Xuân Thuận) phản ánh sự quan tâm sâu sắc của ngài về khoa học và Phật giáo. |
Vân Tuyền (Nguồn: Independent)
Thiền Sư và Triết Gia Jean Francois Revel và Matthieu Ricard
VVB chuyen