Văn Học & Nghệ Thuật
Nhà văn Nhật Tiến và nhà báo Đinh Quang Anh Thái trà đàm
Giai phẩm Xuân Ất Mùi của Người Việt từ nhà in đem về còn thơm mùi mực, đem đến biếu Nhà văn Nhật Tiến. Ngồi nghe tác giả “Chim Hót Trong Lồng” kể chuyện sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam thời trước năm 1975 ở Sài Gòn
Giai phẩm Xuân Ất Mùi của Người Việt từ nhà in đem về còn thơm mùi mực, đem đến biếu Nhà văn Nhật Tiến. Ngồi nghe tác giả “Chim Hót Trong Lồng” kể chuyện sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam thời trước năm 1975 ở Sài Gòn mà ông là Phó chủ tịch, hỏi ông “thời đó sinh hoạt văn nghệ, báo chí có vẻ nề nếp hơn so với tình trạng bây giờ có thể diễn tả là khá bát nháo,” ông nói:
“Ngày xưa chúng ta có được một bầu không khí sinh hoạt mang tính cách ổn định, có nề nếp (kể cả trong các lãnh vực xã hội, giáo dục và văn hóa văn nghệ..v.v…) là vì hồi đó mọi sinh hoạt đều được đặt dưới một cái khung đạo đức ổn định, trong tinh thần mặc nhiên được mọi người tự nguyện thỏa thuận, thường được gọi tên là Công Luận. Cũng xin đừng lầm nó với một hình thức khác có tên là Dư Luận. Dư Luận có thể đúng có thể sai, có thể trung thực, khách quan nhưng nhiều khi lại có tính thêu dệt, ác ý. Trong khi ấy, Công Luận luôn luôn đứng về phía lẽ phải, tôn trọng phẩm giá và đạo làm Người. Công Luận sẵn sàng lên án hay phê phán những điều sai trái, mà áp lực của nó lên con người đã rất mạnh mẽ để mặc nhiên khiến mọi cá nhân nẩy sinh một thứ tâm lý 'biết dè chừng' trong các sinh hoạt, kể cả báo chí hay văn nghệ.
“Ra hải ngoại, tôi có cảm nhận rằng chúng ta đã mất dần cái Công Luận đó để sinh ra tình trạng như hiện nay, là đã có nhiều điều sai trái, chướng tai gai mắt trong Cộng đồng mà kẻ gây ra không hề bị Công Luận phê phán.
“Trong lãnh vực Báo Chí, Văn Nghệ, tình trạng này càng bi đát hơn kể từ khi Internet trở thành một phương tiện truyền thông mạnh mẽ mà bất cứ ai cũng có thể tham dự. Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút thì tạo cảnh rối ren, bát nháo. Những kẻ cầm bút loại này không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ngòi bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm nên đã vung bút một cách bất cận nhân tình để chỉ làm hả hê cái thói mục hạ vô nhân của mình. Cho nên bên cạnh những ngòi bút đóng góp rất nhiều ý kiến đáng trân trọng thì cũng có không thiếu gì ngòi bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau lòng cho người đọc mà không ai dám lên tiếng vì Công Luận đã vắng mặt.”
Chia tay, Nhà văn Nhật Tiến nói thêm “Trao đổi ngắn với Thái như thế, tất không đầy đủ nhưng Thái có thể mời nhiều người góp ý thêm để vấn đề mà Thái nêu lên sẽ được làm sáng tỏ hơn.”
Xin trân trọng ý kiến của tác giả “Những Người Áo Trắng.”
Ý kiến độc giả:
Hienchanh Tran: Người cầm bút khi xưa có tòa án lương tâm trong lòng, gọi là "Lương tâm của người cầm bút". Cái gì mà lương tâm chính mình cảm thấy lấn cấn thì tự mình ngăn mình lại, không cho viết, không thể viết, không cần phải có tòa án của xã hội nhúng tay vào. Đã thế, mọi người đều được gia đình và nhà trường giáo dục về đạo đức, về nhân cách, theo mẫu mực của Công Luận, nên mọi hành động đều được chính đương sự tự chế, hành xử sao cho "coi được".
Tình trạng hiện nay nảy sinh những kẻ mà "Lương tâm chỉ đủ để khỏi bị treo cổ", nên trở thành lương tâm mù lòa, chỉ khi nào tòa án hỏi tội mới biết sợ.
Giai phẩm Xuân Ất Mùi của Người Việt từ nhà in đem về còn thơm mùi mực, đem đến biếu Nhà văn Nhật Tiến. Ngồi nghe tác giả “Chim Hót Trong Lồng” kể chuyện sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam thời trước năm 1975 ở Sài Gòn mà ông là Phó chủ tịch, hỏi ông “thời đó sinh hoạt văn nghệ, báo chí có vẻ nề nếp hơn so với tình trạng bây giờ có thể diễn tả là khá bát nháo,” ông nói:
“Ngày xưa chúng ta có được một bầu không khí sinh hoạt mang tính cách ổn định, có nề nếp (kể cả trong các lãnh vực xã hội, giáo dục và văn hóa văn nghệ..v.v…) là vì hồi đó mọi sinh hoạt đều được đặt dưới một cái khung đạo đức ổn định, trong tinh thần mặc nhiên được mọi người tự nguyện thỏa thuận, thường được gọi tên là Công Luận. Cũng xin đừng lầm nó với một hình thức khác có tên là Dư Luận. Dư Luận có thể đúng có thể sai, có thể trung thực, khách quan nhưng nhiều khi lại có tính thêu dệt, ác ý. Trong khi ấy, Công Luận luôn luôn đứng về phía lẽ phải, tôn trọng phẩm giá và đạo làm Người. Công Luận sẵn sàng lên án hay phê phán những điều sai trái, mà áp lực của nó lên con người đã rất mạnh mẽ để mặc nhiên khiến mọi cá nhân nẩy sinh một thứ tâm lý 'biết dè chừng' trong các sinh hoạt, kể cả báo chí hay văn nghệ.
“Ra hải ngoại, tôi có cảm nhận rằng chúng ta đã mất dần cái Công Luận đó để sinh ra tình trạng như hiện nay, là đã có nhiều điều sai trái, chướng tai gai mắt trong Cộng đồng mà kẻ gây ra không hề bị Công Luận phê phán.
“Trong lãnh vực Báo Chí, Văn Nghệ, tình trạng này càng bi đát hơn kể từ khi Internet trở thành một phương tiện truyền thông mạnh mẽ mà bất cứ ai cũng có thể tham dự. Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút thì tạo cảnh rối ren, bát nháo. Những kẻ cầm bút loại này không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ngòi bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm nên đã vung bút một cách bất cận nhân tình để chỉ làm hả hê cái thói mục hạ vô nhân của mình. Cho nên bên cạnh những ngòi bút đóng góp rất nhiều ý kiến đáng trân trọng thì cũng có không thiếu gì ngòi bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau lòng cho người đọc mà không ai dám lên tiếng vì Công Luận đã vắng mặt.”
Chia tay, Nhà văn Nhật Tiến nói thêm “Trao đổi ngắn với Thái như thế, tất không đầy đủ nhưng Thái có thể mời nhiều người góp ý thêm để vấn đề mà Thái nêu lên sẽ được làm sáng tỏ hơn.”
Xin trân trọng ý kiến của tác giả “Những Người Áo Trắng.”
Ý kiến độc giả:
Hienchanh Tran: Người cầm bút khi xưa có tòa án lương tâm trong lòng, gọi là "Lương tâm của người cầm bút". Cái gì mà lương tâm chính mình cảm thấy lấn cấn thì tự mình ngăn mình lại, không cho viết, không thể viết, không cần phải có tòa án của xã hội nhúng tay vào. Đã thế, mọi người đều được gia đình và nhà trường giáo dục về đạo đức, về nhân cách, theo mẫu mực của Công Luận, nên mọi hành động đều được chính đương sự tự chế, hành xử sao cho "coi được".
Tình trạng hiện nay nảy sinh những kẻ mà "Lương tâm chỉ đủ để khỏi bị treo cổ", nên trở thành lương tâm mù lòa, chỉ khi nào tòa án hỏi tội mới biết sợ.
.January 15, 2015
https://www.facebook.com/onthisday/?source=bookmark
http://khaiphong.org/showthread.php?
https://www.facebook.com/onthisday/?source=bookmark
http://khaiphong.org/showthread.php?
Bàn ra tán vào (0)
Nhà văn Nhật Tiến và nhà báo Đinh Quang Anh Thái trà đàm
Giai phẩm Xuân Ất Mùi của Người Việt từ nhà in đem về còn thơm mùi mực, đem đến biếu Nhà văn Nhật Tiến. Ngồi nghe tác giả “Chim Hót Trong Lồng” kể chuyện sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam thời trước năm 1975 ở Sài Gòn
Giai phẩm Xuân Ất Mùi của Người Việt từ nhà in đem về còn thơm mùi mực, đem đến biếu Nhà văn Nhật Tiến. Ngồi nghe tác giả “Chim Hót Trong Lồng” kể chuyện sinh hoạt của Văn Bút Việt Nam thời trước năm 1975 ở Sài Gòn mà ông là Phó chủ tịch, hỏi ông “thời đó sinh hoạt văn nghệ, báo chí có vẻ nề nếp hơn so với tình trạng bây giờ có thể diễn tả là khá bát nháo,” ông nói:
“Ngày xưa chúng ta có được một bầu không khí sinh hoạt mang tính cách ổn định, có nề nếp (kể cả trong các lãnh vực xã hội, giáo dục và văn hóa văn nghệ..v.v…) là vì hồi đó mọi sinh hoạt đều được đặt dưới một cái khung đạo đức ổn định, trong tinh thần mặc nhiên được mọi người tự nguyện thỏa thuận, thường được gọi tên là Công Luận. Cũng xin đừng lầm nó với một hình thức khác có tên là Dư Luận. Dư Luận có thể đúng có thể sai, có thể trung thực, khách quan nhưng nhiều khi lại có tính thêu dệt, ác ý. Trong khi ấy, Công Luận luôn luôn đứng về phía lẽ phải, tôn trọng phẩm giá và đạo làm Người. Công Luận sẵn sàng lên án hay phê phán những điều sai trái, mà áp lực của nó lên con người đã rất mạnh mẽ để mặc nhiên khiến mọi cá nhân nẩy sinh một thứ tâm lý 'biết dè chừng' trong các sinh hoạt, kể cả báo chí hay văn nghệ.
“Ra hải ngoại, tôi có cảm nhận rằng chúng ta đã mất dần cái Công Luận đó để sinh ra tình trạng như hiện nay, là đã có nhiều điều sai trái, chướng tai gai mắt trong Cộng đồng mà kẻ gây ra không hề bị Công Luận phê phán.
“Trong lãnh vực Báo Chí, Văn Nghệ, tình trạng này càng bi đát hơn kể từ khi Internet trở thành một phương tiện truyền thông mạnh mẽ mà bất cứ ai cũng có thể tham dự. Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút thì tạo cảnh rối ren, bát nháo. Những kẻ cầm bút loại này không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ngòi bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm nên đã vung bút một cách bất cận nhân tình để chỉ làm hả hê cái thói mục hạ vô nhân của mình. Cho nên bên cạnh những ngòi bút đóng góp rất nhiều ý kiến đáng trân trọng thì cũng có không thiếu gì ngòi bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau lòng cho người đọc mà không ai dám lên tiếng vì Công Luận đã vắng mặt.”
Chia tay, Nhà văn Nhật Tiến nói thêm “Trao đổi ngắn với Thái như thế, tất không đầy đủ nhưng Thái có thể mời nhiều người góp ý thêm để vấn đề mà Thái nêu lên sẽ được làm sáng tỏ hơn.”
Xin trân trọng ý kiến của tác giả “Những Người Áo Trắng.”
Ý kiến độc giả:
Hienchanh Tran: Người cầm bút khi xưa có tòa án lương tâm trong lòng, gọi là "Lương tâm của người cầm bút". Cái gì mà lương tâm chính mình cảm thấy lấn cấn thì tự mình ngăn mình lại, không cho viết, không thể viết, không cần phải có tòa án của xã hội nhúng tay vào. Đã thế, mọi người đều được gia đình và nhà trường giáo dục về đạo đức, về nhân cách, theo mẫu mực của Công Luận, nên mọi hành động đều được chính đương sự tự chế, hành xử sao cho "coi được".
Tình trạng hiện nay nảy sinh những kẻ mà "Lương tâm chỉ đủ để khỏi bị treo cổ", nên trở thành lương tâm mù lòa, chỉ khi nào tòa án hỏi tội mới biết sợ.
.January 15, 2015
https://www.facebook.com/onthisday/?source=bookmark
http://khaiphong.org/showthread.php?
https://www.facebook.com/onthisday/?source=bookmark
http://khaiphong.org/showthread.php?