Mỗi Ngày Một Chuyện
Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông”!
TRỊNH HƯNG
Mừng rỡ khi gặp lại nhau, Y Vân rủ tôi về nhà chơi, ăn cơm, hàn huyên, ôn lại những kỷ niệm hồi còn ở vùng kháng chiến, hỏi thăm các bạn cùng học với thầy Tạ Phước để biết ai đã vào Nam và ai còn ở lại miền Bắc. Anh giới thiệu mẹ anh và em trai anh là Y Vũ. Anh sáng tác nhạc, lấy tên hiệu là Y Vân, tên trên giấy khai sinh của anh là Trần Tấn Hậu, và em là Trần Gia Hội (Y Vũ). Y Vũ nhỏ hơn Y Vân 9 tuổi, được anh dạy kèm môn âm nhạc.
Y Vân hợp tác với nhiều ban nhạc của Đài Phát Thanh Sài Gòn. Bài “Ngăn Cách” là bản nhạc đầu tay anh sáng tác. Y Vân rất nổi tiếng với bài “Lòng Mẹ”… Còn tôi (Trịnh Hưng), phần lớn sáng tác dân ca quê hương, cũng được mọi người mến mộ. Tình bạn giữa tôi và Y Vân ngày thêm thắm thiết. Tháng 4 năm 1975, gia đình tôi và gia đình nhạc sĩ Y Vân không có điều kiện di tản, kẹt lại ở Sài Gòn. Tôi tiếp tục sinh sống bằng cách dạy nhạc tại gia. Y Vân vẫn tiếp tục làm cho đài phát thanh, vì anh là nhạc sĩ có tài, chuyên viết về phối khí cho các ban nhạc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn cũ, nên khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam vẫn phải “lưu dung” anh. Anh làm cho Việt Cộng chỉ cốt được yên thân, khỏi bị đuổi đi vùng kinh tế mới, bởi vì thù lao chẳng có gì ngoài mấy ký gạo hàng tháng ăn cầm hơi. Thỉnh thoảng, hai chúng tôi gặp nhau, rủ nhau ra quán uống cà-phê, nhìn nhau mà ngao ngán cho cuộc sống hiện tại.
Năm 1982, tôi bị công an Cộng Sản bắt đi tù 8 năm, vì tội lén lút sáng tác mấy bản nhạc chửi Già Hồ. Đến năm 1990, mãn án, ra tù, được gia đình bảo lãnh qua Pháp nên không gặp Y Vân thêm lần nào nữa. Năm 1991, ở Pháp, tôi được tin nhạc sĩ Y Vân mất. Anh mất vào năm lục tuần, thọ 60 tuổi. Tôi tiếc thương anh vô hạn và nghĩ rằng bài ca “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” do anh sáng tác, khá nổi tiếng, là lời tiên báo về thời gian tại thế của anh.
Năm ngoái, tôi có dịp về thăm lại quê hương, trước là thăm phần mộ cha mẹ và anh em… mà tôi đã xa từ năm 1945, đã trên nửa thế kỷ chưa có dịp về thăm. Cũng trong dịp này, tôi may mắn gặp lại một số bằng hữu trong giới âm nhạc cũ, như vợ chồng ca sĩ Nguyễn Hữu Thiết và Ngọc Cầm, các nhạc sĩ Thanh Bình, Huyền Linh, Hoài An, Châu Kỳ, Khánh Băng, v.v… Các nhạc sĩ miền Nam còn ở lại đa số đều nghèo cả. Nguyễn Hữu Thiết và Khánh Băng đã mù vì bệnh tiểu đường, không có tiền thuốc thang, chữa chạy.
Nhớ tới nhạc sĩ Y Vân, người bạn thâm niên cũ đã mất, tôi muốn tìm đến nhà vợ con anh để thăm hỏi và thắp ném nhang trên bàn thờ anh. Hỏi thăm người này, người nọ mãi mới tìm gặp được người em của Y Vân là nhạc sĩ Y Vũ.
Y Vũ ngậm ngùi tâm sự:
- Đó là bản nhạc ghi lại mối tình đầu của em. Dạo đó, em còn là học sinh trường trung học tư thục Hàn Thuyên ở phố Cao Thắng, gần nhà và lớp nhạc của anh, yêu một nữ sinh cùng lớp tên là Thanh. Đó là mối tình học trò, trong trắng. Tình yêu chúng em chỉ cảm nhận qua ánh mắt trao đổi chứ chưa một lần nắm tay nhau. Nhà nàng giàu sang, có cây xăng ở Ngã Bảy Lý Thái Tổ, còn em thì nghèo, chỉ có chiếc xe gắn máy hiệu Roamic do anh Y Vân mua cho. Nàng dặn em, mỗi ngày cứ vào buổi chiều, canh đúng giờ nàng ra thay thế cho cha mẹ nàng về nhà nghỉ ngơi, thì tới để nàng đổ đầy bình xăng cho, không phải trả tiền. Và cứ thế, rồi bẵng đi một tuần, không thấy Thanh đi học và ra cây xăng. Em nhớ Thanh quá, mới lấy hết can đảm tới nhà nàng, hỏi thăm cô em gái nàng, thì được biết mấy hôm nay nhà bận rộn vì phải tiếp nhận lễ hỏi cưới chị Thanh do cha mẹ gả cho một ông Bác Sĩ cũng hơi lớn tuổi. Được tin nàng lấy chồng, em buồn quá, lủi thủi ghé nhà một người bạn ở một xóm nghèo, gần nghĩa trang. Tối đó, lần đầu tiên em uống rượu say. Mãi đến khoảng 2 giờ sáng mới tỉnh rượu, em mở cửa sổ, nhìn ra thấy mưa rơi hiu hắt trên những nấm mộ, em bèn cầm cây đàn guitar và ứng khẩu hát như người ứng tác:
“Nếu như trời không mưa
Đường đâu cần tôi đưa
Nàng đã quên cả lối về, quên cả người trong gió mưa…!”
Hôm đám cưới nàng, em có nhận thiệp mời tới dự, bàn tiệc chẳng có ai quen ngồi chung cả. Ra về với tâm trạng buồn tủi, em sáng tác ngay bản nhạc “Ngày Cưới Em”, với những câu:
“Hân hoan tay em mang đến tôi cây đàn
mà rằng để mừng xin hát cho một lần
ngượng ngùng tôi mới ca rằng:
Ngày xưa đưa em sang sông
Ngày nay đưa em bước sang ngang…”
Tôi cảm ơn Y Vũ đã tâm sự cho biết và hỏi thêm: “Còn bài ‘Kim’ cũng khá nổi, chú sáng tác trong trường hợp nào”.
Y Vũ kể rằng: “Vào năm 1969, em làm việc ở Vũng Tàu, tối tối thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, em quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Nàng có một hoàn cảnh đáng thương. Em sáng tác bài ca để động viên tinh thần Kim:
“Cớ sao buồn này Kim
Cớ sao sầu này Kim
Em như hoa nở giữa mùa mưa
Sống giữa khi trời đất dông tố
Anh đem yêu thương xóa muôn áng mây mờ…”
Tôi hỏi Y Vũ: “Chú có nhớ một vài kỷ niệm riêng về mấy ca khúc của Y Vân?”
- Nhạc sĩ Y Vân sinh năm 1931. Anh mất năm 1991, ứng với bản nhạc anh sáng tác, anh chết năm vừa tròn 60 tuổi. Y Vân bỏ kháng chiến, trở về thành, chơi đại hồ cầm cho mấy ban nhạc ở Hà Nội rồi Sài Gòn sau năm 1954. Anh sáng tác nhạc rất sớm. Ca khúc Ngăn Cách là sáng tác đầu tay của anh, ghi lại những kỷ niệm về mối tình đầu trắc trở của anh ấy với một cô gái Hà Nội, tên là Tường Vân. Năm 1954, di cư vào Nam, nhà nghèo quá, anh phải đi đàn đêm cho vũ trường đến 1 giờ sáng, và phải ở nhờ cư xá Chí Hòa, nơi giam giữ phạm nhân. Một buổi tối, anh đi làm về khuya như thường lệ, bà cụ dọn cơm cho anh ăn. Ăn xong, anh đi ngủ. Bà cụ em thì ít ngủ và hay đỡ đần các con. Tối đó, vào gần 2 giờ sáng, bà cụ em mang áo quần của cả nhà ra máy nước công cộng ngồi giặt. Chẳng may, cảnh sát đi tuần, thấy bà cụ lom khom đang giặt đồ, bèn bắt bà cụ lên xe chở về bót cảnh sát giam giữ vì tội không tuân hành lệnh giới nghiêm. Em đánh thức anh dậy, báo tin mẹ bị bắt. Anh thương mẹ già vất vả, buồn và khóc nức nở, làm em cũng khóc theo. Anh lấy cây đàn Guitar, vừa khóc vừa viết ca khúc “Lòng Mẹ”(1956) mà đồng bào Việt Nam ta ngày nay không ai là không biết:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Thương con thao thức bao đêm dài
Lặn lội gieo neo mái tóc trót đành đẫm sương…”
Anh Y Vân là người con chí hiếu và ca khúc Lòng Mẹ quả thật là một bài nhạc bất hủ…
Khi chia tay, Y Vũ còn nói với tôi tâm trạng của người nghệ sĩ rằng: “Em muốn về một vùng quê xa để sống bình dị, vui thú điền viên với bà con chòm xóm chân chất, quên đi những bước thăng trầm vinh nhục của đời nghệ sĩ. Nhưng có lẽ cũng khó mà dứt được những gì đã tơ vương, anh ạ!”
Paris, 1/7/2003
Nhạc sĩ Trịnh Hưng Hồ Công Tâm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông”!
TRỊNH HƯNG
Mừng rỡ khi gặp lại nhau, Y Vân rủ tôi về nhà chơi, ăn cơm, hàn huyên, ôn lại những kỷ niệm hồi còn ở vùng kháng chiến, hỏi thăm các bạn cùng học với thầy Tạ Phước để biết ai đã vào Nam và ai còn ở lại miền Bắc. Anh giới thiệu mẹ anh và em trai anh là Y Vũ. Anh sáng tác nhạc, lấy tên hiệu là Y Vân, tên trên giấy khai sinh của anh là Trần Tấn Hậu, và em là Trần Gia Hội (Y Vũ). Y Vũ nhỏ hơn Y Vân 9 tuổi, được anh dạy kèm môn âm nhạc.
Y Vân hợp tác với nhiều ban nhạc của Đài Phát Thanh Sài Gòn. Bài “Ngăn Cách” là bản nhạc đầu tay anh sáng tác. Y Vân rất nổi tiếng với bài “Lòng Mẹ”… Còn tôi (Trịnh Hưng), phần lớn sáng tác dân ca quê hương, cũng được mọi người mến mộ. Tình bạn giữa tôi và Y Vân ngày thêm thắm thiết. Tháng 4 năm 1975, gia đình tôi và gia đình nhạc sĩ Y Vân không có điều kiện di tản, kẹt lại ở Sài Gòn. Tôi tiếp tục sinh sống bằng cách dạy nhạc tại gia. Y Vân vẫn tiếp tục làm cho đài phát thanh, vì anh là nhạc sĩ có tài, chuyên viết về phối khí cho các ban nhạc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn cũ, nên khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam vẫn phải “lưu dung” anh. Anh làm cho Việt Cộng chỉ cốt được yên thân, khỏi bị đuổi đi vùng kinh tế mới, bởi vì thù lao chẳng có gì ngoài mấy ký gạo hàng tháng ăn cầm hơi. Thỉnh thoảng, hai chúng tôi gặp nhau, rủ nhau ra quán uống cà-phê, nhìn nhau mà ngao ngán cho cuộc sống hiện tại.
Năm 1982, tôi bị công an Cộng Sản bắt đi tù 8 năm, vì tội lén lút sáng tác mấy bản nhạc chửi Già Hồ. Đến năm 1990, mãn án, ra tù, được gia đình bảo lãnh qua Pháp nên không gặp Y Vân thêm lần nào nữa. Năm 1991, ở Pháp, tôi được tin nhạc sĩ Y Vân mất. Anh mất vào năm lục tuần, thọ 60 tuổi. Tôi tiếc thương anh vô hạn và nghĩ rằng bài ca “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” do anh sáng tác, khá nổi tiếng, là lời tiên báo về thời gian tại thế của anh.
Năm ngoái, tôi có dịp về thăm lại quê hương, trước là thăm phần mộ cha mẹ và anh em… mà tôi đã xa từ năm 1945, đã trên nửa thế kỷ chưa có dịp về thăm. Cũng trong dịp này, tôi may mắn gặp lại một số bằng hữu trong giới âm nhạc cũ, như vợ chồng ca sĩ Nguyễn Hữu Thiết và Ngọc Cầm, các nhạc sĩ Thanh Bình, Huyền Linh, Hoài An, Châu Kỳ, Khánh Băng, v.v… Các nhạc sĩ miền Nam còn ở lại đa số đều nghèo cả. Nguyễn Hữu Thiết và Khánh Băng đã mù vì bệnh tiểu đường, không có tiền thuốc thang, chữa chạy.
Nhớ tới nhạc sĩ Y Vân, người bạn thâm niên cũ đã mất, tôi muốn tìm đến nhà vợ con anh để thăm hỏi và thắp ném nhang trên bàn thờ anh. Hỏi thăm người này, người nọ mãi mới tìm gặp được người em của Y Vân là nhạc sĩ Y Vũ.
Y Vũ ngậm ngùi tâm sự:
- Đó là bản nhạc ghi lại mối tình đầu của em. Dạo đó, em còn là học sinh trường trung học tư thục Hàn Thuyên ở phố Cao Thắng, gần nhà và lớp nhạc của anh, yêu một nữ sinh cùng lớp tên là Thanh. Đó là mối tình học trò, trong trắng. Tình yêu chúng em chỉ cảm nhận qua ánh mắt trao đổi chứ chưa một lần nắm tay nhau. Nhà nàng giàu sang, có cây xăng ở Ngã Bảy Lý Thái Tổ, còn em thì nghèo, chỉ có chiếc xe gắn máy hiệu Roamic do anh Y Vân mua cho. Nàng dặn em, mỗi ngày cứ vào buổi chiều, canh đúng giờ nàng ra thay thế cho cha mẹ nàng về nhà nghỉ ngơi, thì tới để nàng đổ đầy bình xăng cho, không phải trả tiền. Và cứ thế, rồi bẵng đi một tuần, không thấy Thanh đi học và ra cây xăng. Em nhớ Thanh quá, mới lấy hết can đảm tới nhà nàng, hỏi thăm cô em gái nàng, thì được biết mấy hôm nay nhà bận rộn vì phải tiếp nhận lễ hỏi cưới chị Thanh do cha mẹ gả cho một ông Bác Sĩ cũng hơi lớn tuổi. Được tin nàng lấy chồng, em buồn quá, lủi thủi ghé nhà một người bạn ở một xóm nghèo, gần nghĩa trang. Tối đó, lần đầu tiên em uống rượu say. Mãi đến khoảng 2 giờ sáng mới tỉnh rượu, em mở cửa sổ, nhìn ra thấy mưa rơi hiu hắt trên những nấm mộ, em bèn cầm cây đàn guitar và ứng khẩu hát như người ứng tác:
“Nếu như trời không mưa
Đường đâu cần tôi đưa
Nàng đã quên cả lối về, quên cả người trong gió mưa…!”
Hôm đám cưới nàng, em có nhận thiệp mời tới dự, bàn tiệc chẳng có ai quen ngồi chung cả. Ra về với tâm trạng buồn tủi, em sáng tác ngay bản nhạc “Ngày Cưới Em”, với những câu:
“Hân hoan tay em mang đến tôi cây đàn
mà rằng để mừng xin hát cho một lần
ngượng ngùng tôi mới ca rằng:
Ngày xưa đưa em sang sông
Ngày nay đưa em bước sang ngang…”
Tôi cảm ơn Y Vũ đã tâm sự cho biết và hỏi thêm: “Còn bài ‘Kim’ cũng khá nổi, chú sáng tác trong trường hợp nào”.
Y Vũ kể rằng: “Vào năm 1969, em làm việc ở Vũng Tàu, tối tối thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, em quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Nàng có một hoàn cảnh đáng thương. Em sáng tác bài ca để động viên tinh thần Kim:
“Cớ sao buồn này Kim
Cớ sao sầu này Kim
Em như hoa nở giữa mùa mưa
Sống giữa khi trời đất dông tố
Anh đem yêu thương xóa muôn áng mây mờ…”
Tôi hỏi Y Vũ: “Chú có nhớ một vài kỷ niệm riêng về mấy ca khúc của Y Vân?”
- Nhạc sĩ Y Vân sinh năm 1931. Anh mất năm 1991, ứng với bản nhạc anh sáng tác, anh chết năm vừa tròn 60 tuổi. Y Vân bỏ kháng chiến, trở về thành, chơi đại hồ cầm cho mấy ban nhạc ở Hà Nội rồi Sài Gòn sau năm 1954. Anh sáng tác nhạc rất sớm. Ca khúc Ngăn Cách là sáng tác đầu tay của anh, ghi lại những kỷ niệm về mối tình đầu trắc trở của anh ấy với một cô gái Hà Nội, tên là Tường Vân. Năm 1954, di cư vào Nam, nhà nghèo quá, anh phải đi đàn đêm cho vũ trường đến 1 giờ sáng, và phải ở nhờ cư xá Chí Hòa, nơi giam giữ phạm nhân. Một buổi tối, anh đi làm về khuya như thường lệ, bà cụ dọn cơm cho anh ăn. Ăn xong, anh đi ngủ. Bà cụ em thì ít ngủ và hay đỡ đần các con. Tối đó, vào gần 2 giờ sáng, bà cụ em mang áo quần của cả nhà ra máy nước công cộng ngồi giặt. Chẳng may, cảnh sát đi tuần, thấy bà cụ lom khom đang giặt đồ, bèn bắt bà cụ lên xe chở về bót cảnh sát giam giữ vì tội không tuân hành lệnh giới nghiêm. Em đánh thức anh dậy, báo tin mẹ bị bắt. Anh thương mẹ già vất vả, buồn và khóc nức nở, làm em cũng khóc theo. Anh lấy cây đàn Guitar, vừa khóc vừa viết ca khúc “Lòng Mẹ”(1956) mà đồng bào Việt Nam ta ngày nay không ai là không biết:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Thương con thao thức bao đêm dài
Lặn lội gieo neo mái tóc trót đành đẫm sương…”
Anh Y Vân là người con chí hiếu và ca khúc Lòng Mẹ quả thật là một bài nhạc bất hủ…
Khi chia tay, Y Vũ còn nói với tôi tâm trạng của người nghệ sĩ rằng: “Em muốn về một vùng quê xa để sống bình dị, vui thú điền viên với bà con chòm xóm chân chất, quên đi những bước thăng trầm vinh nhục của đời nghệ sĩ. Nhưng có lẽ cũng khó mà dứt được những gì đã tơ vương, anh ạ!”
Paris, 1/7/2003
Nhạc sĩ Trịnh Hưng Hồ Công Tâm chuyển