Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Nhân Ngày Giỗ Bố 6-5 : Bố tôi là một địa chủ. . .lạc quan ! - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ ) Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để tặng ông Anh Cả của tôi.
( HNPĐ ) Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để riêng tặng ông Anh Cả của tôi...
Bố tôi chết già ở tuổi gần 90. Họ hàng tôi đều có chung một nhận xét: Sở dĩ cụ trường thọ như vậy là vì cụ lạc quan.
Quê tôi ở Ninh Bình, một vùng chiêm trũng, bố tôi là một địa chủ cở lớn. . .Vào những năm đầu của thập niên 50, khi mặt trận Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn gay cấn, để khích lệ những cán bộ, cán binh bần cố nông, ông Hồ, thông qua cải cách ruộng đất đã cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, phát không cho cán binh. . .Chiến dịch đấu tố đã về đến vài huyện của tỉnh.
Cậu tôi, ông Dương Duy Ban là một cán bộ cao cấp đã từng ngầm khuyên bố mẹ tôi bỏ của chạy lấy người ( cái lý do tại sao cậu tôi khuyên như thế, có dịp tôi sẽ nói đến), nhưng, bố tôi vẫn cười:
- Ôi dào, tôi là cha mẹ đỡ đầu của Sư đoàn Sao Vàng kia mà, tôi lại có trong tay thủ bút của Hồ Chủ tịch cám ơn gia đình tôi đã góp vàng đây này. .
Bố tôi vẫn ung dung tổ tôm, cô đầu, đi săn ( chuyện đi săn này tôi sẽ nói ngay phần dưới.)
Đến khi cô ruột tôi ở Gián Khẩu, cũng là mẹ nuôi của Sư đoàn Sao Vàng, có tới 10 tờ thủ bút của Hồ Chủ tịch ( hơn thày tôi tới 9 tờ thủ bút ), bị đem ra đấu tố. Cô bị bắt quỳ trên vỏ mít, bị treo lên xà nhà bằng cuộn tóc dài của chính cô.
Bố tôi lúc ấy mới chịu đem mẹ tôi và chúng tôi ngược giòng sông Đáy chạy trốn.
Ra Hà Nội, từ một ông ấm địa chủ, bố tôi phải đi bán vé tầu điện, cuộc sống cơ cực trăm bề nhưng ông vẫn lạc quan, vẫn cười. Có ai nhắc ông đến cuộc sống khốn khổ này, ông thường cười lớn và nói: " Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà".
Khi di cư vào Nam, bố tôi lại phải lăn lưng làm việc để cho 5 anh chị em chúng tôi đi học. nhưng, lúc nào ông cũng lạc quan. Có hôm, nhân ngồi bắt tóc sâu cho ông. Tôi hỏi:
- Cái câu chữ nho bố hay nói, nghĩa là gì vậy bố ?
Ông đáp: " Nghĩa của nó là: Ta một thời và họ một thời. Mỗi người đều một thời. Có thời có thế, hết thời hết thế ."
Sau ngày 30 tháng Tư một ngày, cậu Ban vào trong Nam, theo cậu nói thì cậu vào Nam để dự lễ duyệt binh mừng ngày đại thắng...Mẹ tôi như người chết đuối vớ phải cọc, bà tin vào cái công ơn bà đùm bọc người em từ lúc còn nhỏ, bà cầu khẩn:
- Chỉ có thằng cháu Hoàn là cần cậu giúp đỡ, còn mấy đứa khác cấp chức nhỏ. . .
Cậu tôi lạnh tanh:
- Em có ghé vài nhà quen, được biết trong họ mình, có nó và thằng Khôi ( Ông anh họ làm Phi công ) là đầy nợ máu với nhân dân. . .
Cho đến khi nghe tin tôi bị giải ra Bắc trong chuyến tầu Sông Hương đầu tiên , mẹ tôi lồng lộn lên. . .Nghe nói mẹ tôi tính ra tận Hà Nội để . . ." chửi cho thằng em bất nghĩa một trận"
Cả nhà tôi can ngăn mẹ. Riêng bố tôi vẫn cười, vẫn câu nói cũ kỹ:
- Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà. .
Sau tháng Tư năm ấy , sức khỏe của Ông cạn kiệt, Anh Cả nói qua phone, đẫm nước mắt: " Thày muốn gặp đông đủ con cháu một lần, em ráng về..."... Lần về ấy, Ông đã không còn đi lại được nữa nhưng vẫn lạc quan và sáng suốt. Ông vẫn cười đùa , ông không còn nói câu cửa miệng cũ nữa, nhưng nói : " Thày muốn chết không phải chán sống mà muốn về để gặp mẹ chúng mày. . ."
Ngày mai tôi về Mỹ, thì tối hôm ấy, mấy anh em tôi ngồi gần giường ông tán dóc. Trong khi ông nhắm mắt như ngủ. . .Tôi đem chuyện ông đi săn ở núi Cánh Diều kể cho mấy ông anh tôi nghe ( những người trong gia đình thường hay thắc mắc, tuy tôi ít tuổi hơn các anh, nhưng sao tôi lại có nhiều chuyện vặt về ông đến thế ? )
Chuyện này vỏn vẹn có mấy hàng:
" Thầy thấy một con cò ruồi đậu trên mình một con trâu, thày nhắm rất lâu rồi bóp cò. Kết quả: Con cò bay mất và con trâu lăn đùng ra chết. . . ."
Các anh tôi cười ồ lên. Còn ông mở mắt ra, mặt hơi đỏ, ông cười:
- Anh thì biết cái đếch gì?
Đấy là lần cuối cùng tôi thấy nụ cười lạc quan của bố tôi.
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để riêng tặng ông Anh Cả của tôi...
Bố tôi chết già ở tuổi gần 90. Họ hàng tôi đều có chung một nhận xét: Sở dĩ cụ trường thọ như vậy là vì cụ lạc quan.
Quê tôi ở Ninh Bình, một vùng chiêm trũng, bố tôi là một địa chủ cở lớn. . .Vào những năm đầu của thập niên 50, khi mặt trận Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn gay cấn, để khích lệ những cán bộ, cán binh bần cố nông, ông Hồ, thông qua cải cách ruộng đất đã cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, phát không cho cán binh. . .Chiến dịch đấu tố đã về đến vài huyện của tỉnh.
Cậu tôi, ông Dương Duy Ban là một cán bộ cao cấp đã từng ngầm khuyên bố mẹ tôi bỏ của chạy lấy người ( cái lý do tại sao cậu tôi khuyên như thế, có dịp tôi sẽ nói đến), nhưng, bố tôi vẫn cười:
- Ôi dào, tôi là cha mẹ đỡ đầu của Sư đoàn Sao Vàng kia mà, tôi lại có trong tay thủ bút của Hồ Chủ tịch cám ơn gia đình tôi đã góp vàng đây này. .
Bố tôi vẫn ung dung tổ tôm, cô đầu, đi săn ( chuyện đi săn này tôi sẽ nói ngay phần dưới.)
Đến khi cô ruột tôi ở Gián Khẩu, cũng là mẹ nuôi của Sư đoàn Sao Vàng, có tới 10 tờ thủ bút của Hồ Chủ tịch ( hơn thày tôi tới 9 tờ thủ bút ), bị đem ra đấu tố. Cô bị bắt quỳ trên vỏ mít, bị treo lên xà nhà bằng cuộn tóc dài của chính cô.
Bố tôi lúc ấy mới chịu đem mẹ tôi và chúng tôi ngược giòng sông Đáy chạy trốn.
Ra Hà Nội, từ một ông ấm địa chủ, bố tôi phải đi bán vé tầu điện, cuộc sống cơ cực trăm bề nhưng ông vẫn lạc quan, vẫn cười. Có ai nhắc ông đến cuộc sống khốn khổ này, ông thường cười lớn và nói: " Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà".
Khi di cư vào Nam, bố tôi lại phải lăn lưng làm việc để cho 5 anh chị em chúng tôi đi học. nhưng, lúc nào ông cũng lạc quan. Có hôm, nhân ngồi bắt tóc sâu cho ông. Tôi hỏi:
- Cái câu chữ nho bố hay nói, nghĩa là gì vậy bố ?
Ông đáp: " Nghĩa của nó là: Ta một thời và họ một thời. Mỗi người đều một thời. Có thời có thế, hết thời hết thế ."
Sau ngày 30 tháng Tư một ngày, cậu Ban vào trong Nam, theo cậu nói thì cậu vào Nam để dự lễ duyệt binh mừng ngày đại thắng...Mẹ tôi như người chết đuối vớ phải cọc, bà tin vào cái công ơn bà đùm bọc người em từ lúc còn nhỏ, bà cầu khẩn:
- Chỉ có thằng cháu Hoàn là cần cậu giúp đỡ, còn mấy đứa khác cấp chức nhỏ. . .
Cậu tôi lạnh tanh:
- Em có ghé vài nhà quen, được biết trong họ mình, có nó và thằng Khôi ( Ông anh họ làm Phi công ) là đầy nợ máu với nhân dân. . .
Cho đến khi nghe tin tôi bị giải ra Bắc trong chuyến tầu Sông Hương đầu tiên , mẹ tôi lồng lộn lên. . .Nghe nói mẹ tôi tính ra tận Hà Nội để . . ." chửi cho thằng em bất nghĩa một trận"
Cả nhà tôi can ngăn mẹ. Riêng bố tôi vẫn cười, vẫn câu nói cũ kỹ:
- Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà. .
Sau tháng Tư năm ấy , sức khỏe của Ông cạn kiệt, Anh Cả nói qua phone, đẫm nước mắt: " Thày muốn gặp đông đủ con cháu một lần, em ráng về..."... Lần về ấy, Ông đã không còn đi lại được nữa nhưng vẫn lạc quan và sáng suốt. Ông vẫn cười đùa , ông không còn nói câu cửa miệng cũ nữa, nhưng nói : " Thày muốn chết không phải chán sống mà muốn về để gặp mẹ chúng mày. . ."
Ngày mai tôi về Mỹ, thì tối hôm ấy, mấy anh em tôi ngồi gần giường ông tán dóc. Trong khi ông nhắm mắt như ngủ. . .Tôi đem chuyện ông đi săn ở núi Cánh Diều kể cho mấy ông anh tôi nghe ( những người trong gia đình thường hay thắc mắc, tuy tôi ít tuổi hơn các anh, nhưng sao tôi lại có nhiều chuyện vặt về ông đến thế ? )
Chuyện này vỏn vẹn có mấy hàng:
" Thầy thấy một con cò ruồi đậu trên mình một con trâu, thày nhắm rất lâu rồi bóp cò. Kết quả: Con cò bay mất và con trâu lăn đùng ra chết. . . ."
Các anh tôi cười ồ lên. Còn ông mở mắt ra, mặt hơi đỏ, ông cười:
- Anh thì biết cái đếch gì?
Đấy là lần cuối cùng tôi thấy nụ cười lạc quan của bố tôi.
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
Nhân Ngày Giỗ Bố 6-5 : Bố tôi là một địa chủ. . .lạc quan ! - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ ) Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để tặng ông Anh Cả của tôi.
( HNPĐ ) Viết như một nén nhang để tưởng nhớ đến bố tôi, một nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng đất. Cũng để riêng tặng ông Anh Cả của tôi...
Bố tôi chết già ở tuổi gần 90. Họ hàng tôi đều có chung một nhận xét: Sở dĩ cụ trường thọ như vậy là vì cụ lạc quan.
Quê tôi ở Ninh Bình, một vùng chiêm trũng, bố tôi là một địa chủ cở lớn. . .Vào những năm đầu của thập niên 50, khi mặt trận Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn gay cấn, để khích lệ những cán bộ, cán binh bần cố nông, ông Hồ, thông qua cải cách ruộng đất đã cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, phát không cho cán binh. . .Chiến dịch đấu tố đã về đến vài huyện của tỉnh.
Cậu tôi, ông Dương Duy Ban là một cán bộ cao cấp đã từng ngầm khuyên bố mẹ tôi bỏ của chạy lấy người ( cái lý do tại sao cậu tôi khuyên như thế, có dịp tôi sẽ nói đến), nhưng, bố tôi vẫn cười:
- Ôi dào, tôi là cha mẹ đỡ đầu của Sư đoàn Sao Vàng kia mà, tôi lại có trong tay thủ bút của Hồ Chủ tịch cám ơn gia đình tôi đã góp vàng đây này. .
Bố tôi vẫn ung dung tổ tôm, cô đầu, đi săn ( chuyện đi săn này tôi sẽ nói ngay phần dưới.)
Đến khi cô ruột tôi ở Gián Khẩu, cũng là mẹ nuôi của Sư đoàn Sao Vàng, có tới 10 tờ thủ bút của Hồ Chủ tịch ( hơn thày tôi tới 9 tờ thủ bút ), bị đem ra đấu tố. Cô bị bắt quỳ trên vỏ mít, bị treo lên xà nhà bằng cuộn tóc dài của chính cô.
Bố tôi lúc ấy mới chịu đem mẹ tôi và chúng tôi ngược giòng sông Đáy chạy trốn.
Ra Hà Nội, từ một ông ấm địa chủ, bố tôi phải đi bán vé tầu điện, cuộc sống cơ cực trăm bề nhưng ông vẫn lạc quan, vẫn cười. Có ai nhắc ông đến cuộc sống khốn khổ này, ông thường cười lớn và nói: " Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà".
Khi di cư vào Nam, bố tôi lại phải lăn lưng làm việc để cho 5 anh chị em chúng tôi đi học. nhưng, lúc nào ông cũng lạc quan. Có hôm, nhân ngồi bắt tóc sâu cho ông. Tôi hỏi:
- Cái câu chữ nho bố hay nói, nghĩa là gì vậy bố ?
Ông đáp: " Nghĩa của nó là: Ta một thời và họ một thời. Mỗi người đều một thời. Có thời có thế, hết thời hết thế ."
Sau ngày 30 tháng Tư một ngày, cậu Ban vào trong Nam, theo cậu nói thì cậu vào Nam để dự lễ duyệt binh mừng ngày đại thắng...Mẹ tôi như người chết đuối vớ phải cọc, bà tin vào cái công ơn bà đùm bọc người em từ lúc còn nhỏ, bà cầu khẩn:
- Chỉ có thằng cháu Hoàn là cần cậu giúp đỡ, còn mấy đứa khác cấp chức nhỏ. . .
Cậu tôi lạnh tanh:
- Em có ghé vài nhà quen, được biết trong họ mình, có nó và thằng Khôi ( Ông anh họ làm Phi công ) là đầy nợ máu với nhân dân. . .
Cho đến khi nghe tin tôi bị giải ra Bắc trong chuyến tầu Sông Hương đầu tiên , mẹ tôi lồng lộn lên. . .Nghe nói mẹ tôi tính ra tận Hà Nội để . . ." chửi cho thằng em bất nghĩa một trận"
Cả nhà tôi can ngăn mẹ. Riêng bố tôi vẫn cười, vẫn câu nói cũ kỹ:
- Ôi mà, thử nhất thời, bỉ nhất thời dã mà. .
Sau tháng Tư năm ấy , sức khỏe của Ông cạn kiệt, Anh Cả nói qua phone, đẫm nước mắt: " Thày muốn gặp đông đủ con cháu một lần, em ráng về..."... Lần về ấy, Ông đã không còn đi lại được nữa nhưng vẫn lạc quan và sáng suốt. Ông vẫn cười đùa , ông không còn nói câu cửa miệng cũ nữa, nhưng nói : " Thày muốn chết không phải chán sống mà muốn về để gặp mẹ chúng mày. . ."
Ngày mai tôi về Mỹ, thì tối hôm ấy, mấy anh em tôi ngồi gần giường ông tán dóc. Trong khi ông nhắm mắt như ngủ. . .Tôi đem chuyện ông đi săn ở núi Cánh Diều kể cho mấy ông anh tôi nghe ( những người trong gia đình thường hay thắc mắc, tuy tôi ít tuổi hơn các anh, nhưng sao tôi lại có nhiều chuyện vặt về ông đến thế ? )
Chuyện này vỏn vẹn có mấy hàng:
" Thầy thấy một con cò ruồi đậu trên mình một con trâu, thày nhắm rất lâu rồi bóp cò. Kết quả: Con cò bay mất và con trâu lăn đùng ra chết. . . ."
Các anh tôi cười ồ lên. Còn ông mở mắt ra, mặt hơi đỏ, ông cười:
- Anh thì biết cái đếch gì?
Đấy là lần cuối cùng tôi thấy nụ cười lạc quan của bố tôi.
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )