Thân Hữu Tiếp Tay...
Nhân danh yêu nước để phê phán một cách khốn nạn đối với những người có lòng yêu nước
Định không viết nhưng ôm mối giận trong lòng thì đêm nay dài biết bao nhiêu. Và tự hỏi tại sao có những loại người mồm loa mép giải khốn nạn như thế
Định không viết nhưng ôm mối giận trong lòng thì đêm nay dài biết bao nhiêu. Và tự hỏi tại sao có những loại người mồm loa mép giải khốn nạn như thế. Tự hỏi tại sao có tờ báo cố tình làm càn đăng thứ bài loạn ngôn như thế. Thời buổi suy đồi đến vậy rồi sao?
Chả là đọc bài Sau Bình Minh 02 lại có những "đại ngôn" về lòng yêu nước (trên trang điện tử báo Năng lượng mới - Petrotimes, xem toàn văn ở đây), nghe tác giả lên giọng dạy đời, lý sự cùn về lòng yêu nước, mình cũng định mặc xác nó. Nhưng đến đoạn này thì phải chửi, buột mồm chửi tiên sư cha quân khốn nạn. Y viết rằng (nguyên văn): "Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: "Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975".
Không cần giải thích, chắc nhiều người hiểu tác giả bài báo đề cập đến cuốn nhật ký nổi tiếng Sống mãi tuổi đôi mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Con người anh Thạc thế nào, giá trị cuốn nhật ký ra sao, chúng ta rõ cả rồi, tôi không cần nói thêm nữa.
Tôi không biết ông bác của tác giả là ai nhưng chỉ riêng thái độ phủ nhận, coi thường những ghi chép của một người lính - liệt sĩ trong chiến tranh, không chỉ bằng mực mà cả bằng máu mình, đã đủ nói lên bản chất. Ông ta và cháu ông ta- kẻ đang cao giọng răn dạy người khác- cố tình lờ đi một điều anh Thạc là liệt sĩ, hy sinh oanh liệt trên chiến trường. Anh viết nhật ký không có nghĩa anh không làm tròn phận sự của người lính. Cũng như anh, các anh chị Đặng Thùy Trâm, Hoàng Kim Giao, Chu Cẩm Phong (đều được nhà nước phong anh hùng)... để lại cho đời những dòng nhật ký mà thế hệ sau vô cùng biết ơn, kính phục. Cái "ông bác từ chối nhật ký" kia chả biết đã bắn bị thương được mấy tên địch góp phần vào giải phóng miền Nam nhưng xem ra chả đáng để chúng ta nhắc đến, còn đứa cháu của ông ta thì quá khốn nạn. Phỉ báng, hạ thấp người như anh Thạc, chị Trâm, anh Phong, anh Giao, hạ bệ các anh hùng liệt sĩ, vậy thì loại người đó đã tự đóng giá treo cổ mình. Bi kịch ở chỗ thứ người đó lại được lên giọng chửi bới người có tâm với đất nước, thuyết giáo dạy người ta phải yêu nước như thế này thế khác. Bi kịch.
5.12.2012
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2012/12/nhan-danh-yeu-nuoc-e-phe-phan-mot-cach.html
Nhân danh yêu nước để phê phán một cách khốn nạn đối với những người có lòng yêu nước
Định không viết nhưng ôm mối giận trong lòng thì đêm nay dài biết bao nhiêu. Và tự hỏi tại sao có những loại người mồm loa mép giải khốn nạn như thế
Định không viết nhưng ôm mối giận trong lòng thì đêm nay dài biết bao nhiêu. Và tự hỏi tại sao có những loại người mồm loa mép giải khốn nạn như thế. Tự hỏi tại sao có tờ báo cố tình làm càn đăng thứ bài loạn ngôn như thế. Thời buổi suy đồi đến vậy rồi sao?
Chả là đọc bài Sau Bình Minh 02 lại có những "đại ngôn" về lòng yêu nước (trên trang điện tử báo Năng lượng mới - Petrotimes, xem toàn văn ở đây), nghe tác giả lên giọng dạy đời, lý sự cùn về lòng yêu nước, mình cũng định mặc xác nó. Nhưng đến đoạn này thì phải chửi, buột mồm chửi tiên sư cha quân khốn nạn. Y viết rằng (nguyên văn): "Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: "Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975".
Không cần giải thích, chắc nhiều người hiểu tác giả bài báo đề cập đến cuốn nhật ký nổi tiếng Sống mãi tuổi đôi mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Con người anh Thạc thế nào, giá trị cuốn nhật ký ra sao, chúng ta rõ cả rồi, tôi không cần nói thêm nữa.
Tôi không biết ông bác của tác giả là ai nhưng chỉ riêng thái độ phủ nhận, coi thường những ghi chép của một người lính - liệt sĩ trong chiến tranh, không chỉ bằng mực mà cả bằng máu mình, đã đủ nói lên bản chất. Ông ta và cháu ông ta- kẻ đang cao giọng răn dạy người khác- cố tình lờ đi một điều anh Thạc là liệt sĩ, hy sinh oanh liệt trên chiến trường. Anh viết nhật ký không có nghĩa anh không làm tròn phận sự của người lính. Cũng như anh, các anh chị Đặng Thùy Trâm, Hoàng Kim Giao, Chu Cẩm Phong (đều được nhà nước phong anh hùng)... để lại cho đời những dòng nhật ký mà thế hệ sau vô cùng biết ơn, kính phục. Cái "ông bác từ chối nhật ký" kia chả biết đã bắn bị thương được mấy tên địch góp phần vào giải phóng miền Nam nhưng xem ra chả đáng để chúng ta nhắc đến, còn đứa cháu của ông ta thì quá khốn nạn. Phỉ báng, hạ thấp người như anh Thạc, chị Trâm, anh Phong, anh Giao, hạ bệ các anh hùng liệt sĩ, vậy thì loại người đó đã tự đóng giá treo cổ mình. Bi kịch ở chỗ thứ người đó lại được lên giọng chửi bới người có tâm với đất nước, thuyết giáo dạy người ta phải yêu nước như thế này thế khác. Bi kịch.
5.12.2012
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2012/12/nhan-danh-yeu-nuoc-e-phe-phan-mot-cach.html