Tham Khảo
Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn
Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.
Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Trung Quốc, Arunachal Pradesh không thực sự thuộc về Ấn Độ. Đúng là về mặt chính thức, nó thuộc Ấn Độ dựa theo sự phân định của đường ranh giới McMahon do Đế quốc Anh vẽ nên vào năm 1911, nhưng Trung Quốc hiện không còn chấp nhận đường ranh giới này nữa (dù rằng Trung Quốc đã từng giải quyết ổn thỏa đường biên giới với Myanmar cũng dựa theo đường McMahon). Chính phủ Trung Quốc gọi Arunachal Pradesh là Nam Tây Tạng.
Trung Quốc cho rằng trong mọi trường hợp, Đức Dalai Lama không phải là một nhà lãnh đạo tinh thần, mà là một nhà chính trị. Và, khi xét đến sự ủng hộ của ông đối với nền tự trị của Tây Tạng (các quan chức Trung Quốc giận dữ gọi ông là một “kẻ ly khai”), thì chuyến thăm của Dalai Lama đến một khu vực biên giới nhạy cảm sẽ bị xem như một sự khiêu khích có chủ ý.
Theo phát ngôn viên của Trung Quốc, việc cho phép Dalai Lama đến thăm Arunachal Pradesh có thể gây tổn hại đến quan hệ song phương, với việc Ấn Độ “phải đối mặt với nhiều hậu quả.” Trung Quốc cũng đã triệu tập Đại sứ Ấn Độ Vijay Gokhale để phản đối chính thức.
Về phần mình, Ấn Độ đã áp dụng cách tiếp cận mang tính hòa giải. Bộ Ngoại giao (Ấn Độ) đã cố xoa dịu Trung Quốc khi tuyên bố rằng “không nên gắn thêm màu sắc cho các hoạt động tinh thần và tôn giáo của Đức Dalai Lama”. Và, khi đối mặt với những lời chỉ trích giận giữ ngày càng mất kiểm soát của Trung Quốc, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tái khẳng định sự tôn trọng của Ấn Độ đối với chính sách “một Trung Quốc”, thúc giục chính phủ Trung Quốc không gây ra những “tranh cãi nhân tạo”.
Nhưng Trung Quốc vẫn không nguôi giận. Thay vào đó, khi Dalai Lama đến Arunachal Pradesh, truyền thông chính thống Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có thể “buộc phải dùng các biện pháp cứng rắn”. Tờ báo tiếng Anh Hoàn cầu thời báo, một phụ bản của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thể hiện một giọng điệu rất hiếu chiến. Với các trích dẫn về GDP của Trung Quốc “cao hơn nhiều lần so với Ấn Độ” và các tiềm lực quân sự của Trung Quốc “có thể vươn đến Ấn Độ Dương” – chưa kể đến vị trí của Trung Quốc gần với vùng tranh chấp Kashmir – tờ báo này đặt câu hỏi rằng “nếu Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi địa chính trị với Ấn Độ”, thì ai sẽ thắng?
Bài xã luận trên của tờ Hoàn cầu thời báo cũng nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Dalai Lama đến Arunachal Pradesh lần này khác biệt với 6 lần trước đó – chuyến gần nhất là vào năm 2009 – bởi vì ông được Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju “tiếp đón và đi cùng”. Ấn Độ nhìn nhận không có gì bất thường khi một chính trị gia vùng Arunachal như Rijiju có mặt trong một dịp lễ lớn về mặt tinh thần. Ở các chế độ dân chủ, các sự kiện công cộng liên quan đến các nhân vật tôn giáo nổi tiếng như vậy khá phổ biến và các chính trị gia thường thích thu hút sự chú ý bằng việc tham dự chúng.
Nhưng Trung Quốc lại thích sử dụng sự hiện diện của Rijiju như là bằng chứng cho thấy sự kiện trên thực tế là mang tính chính trị và cho rằng Ấn Độ đang sử dụng chuyến thăm như là “công cụ ngoại giao để gây sức ép lên Trung Quốc”. Điểm mấu chốt mà Hoàn cầu thời báo nhấn mạnh là Dalai Lama “là một biểu tượng bị chính trị hóa cao trong ngoại giao Trung Quốc” đến mức mà thái độ của một quốc gia đối với ông ta sẽ ảnh hưởng tới gần như “toàn bộ mối quan hệ” (của quốc gia đó) với Trung Quốc.
Tuy nhiên chắc chắn Trung Quốc phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, nước này đã không minh chứng cho chính phủ Ấn Độ thấy cần thiết phải thỏa hiệp với các vấn đề nhạy cảm của họ. Trên thực tế, họ lại đáp trả những nỗ lực lớn của Thủ tướng Modi nhằm làm hòa với Trung Quốc bằng một loạt những sự xúc phạm.
Ví dụ, vào năm 2014, ông Modi không chỉ chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trong chuyến thăm Ấn Độ) đến quê nhà Ahmedabad vào ngày sinh nhật của ông; mà còn dỡ bỏ (cũng trong chuyến thăm đó) những hạn chế của các chính phủ tiền nhiệm đối với đầu tư Trung Quốc vào những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Ấn Độ như cảng biển và viễn thông. Nhưng quân lính Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua đường biên giới tranh chấp với Ấn Độ tại khu vực Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir, thậm chí còn dựng lều trại trên vùng đất mà Ấn Độ coi là lãnh thổ chủ quyền.
Cuộc khủng hoảng nhỏ đó được tiếp nối bởi một loạt các bước lùi về chính sách phản ánh sự thiếu thận trọng của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm của Ấn Độ. Trung Quốc đã phản đối nỗ lực của Ấn Độ (vốn được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ) nhằm gia nhập Nhóm các nước cung ứng hạt nhân. Nước này cũng đã ngăn chặn yêu cầu của Ấn Độ đưa tên Masood Azhar, cầm đầu nhóm khủng bố Pakistan Jaish-e-Mohammed, vào danh sách đen của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bất chấp sự ủng hộ từ 14 thành viên khác của Hội đồng.
Trung Quốc cũng đã xây dựng một “hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan” xuyên qua các khu vực thuộc Kashmir do Pakistan kiểm soát. Chính Trung Quốc thừa nhận rằng lãnh thổ này (Kashmir) đang bị tranh chấp, nhưng chính phủ của họ lại hoàn toàn làm ngơ trước sự phản đối của Ấn Độ đối với sự vi phạm chủ quyền này.
Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc hy vọng Ấn Độ sẽ tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của họ là khá nực cười. Tuy nhiên cách tiếp cận ngạo mạn của Trung Quốc không phải là mới. Trên thực tế, phản ứng của họ đối với chuyến thăm của Dalai Lama đến Arunachal Pradesh cũng tương tự với hành vi của họ ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc nhấn mạnh rằng chủ quyền phải được xác định theo “đường chín đoạn”.
Trung Quốc hy vọng rằng khi họ đưa ra yêu sách kiểu như vậy, các nước khác sẽ nghe lời theo giống như cách mà Philippines đã làm dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Và Trung Quốc đã chứng tỏ sẽ sẵn sàng gia tăng sức ép lên những nước không tuân theo như Nhật Bản và Việt Nam.
Nhưng Ấn Độ có phần lớn mạnh hơn các nước láng giềng khu vực khác của Trung Quốc và có quyết tâm mạnh mẽ hơn. Thay vì làm leo thang hơn nữa xung đột về chuyến thăm của Dalai Lama, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên điềm tỉnh hơn và để mọi chuyện qua đi. Nếu không, và thay vào đó tiến tới hiện thực hóa các lời đe dọa, thì Trung Quốc có thể nhận ra rằng Ấn Độ cũng không thiếu các quân bài trong tay mình.
Shashi Tharoor, cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và cựu Quốc vụ khanh về Phát triển Nguồn nhân lực và Quốc vụ khanh về Ngoại vụ của Ấn Độ, hiện là nghị sĩ Đảng Quốc đại Ấn Độ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đối ngoại. Ông là tác giả cuốn “Pax Indica: India and the World of the 21st Century”.
Hình: Đức Dalai Lama và Bộ trưởng Kiren Rijiju.
http://nghiencuuquocte.org/2017/05/25/nhan-to-dalai-lama-trong-quan-trung-an/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn
Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.
Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Trung Quốc, Arunachal Pradesh không thực sự thuộc về Ấn Độ. Đúng là về mặt chính thức, nó thuộc Ấn Độ dựa theo sự phân định của đường ranh giới McMahon do Đế quốc Anh vẽ nên vào năm 1911, nhưng Trung Quốc hiện không còn chấp nhận đường ranh giới này nữa (dù rằng Trung Quốc đã từng giải quyết ổn thỏa đường biên giới với Myanmar cũng dựa theo đường McMahon). Chính phủ Trung Quốc gọi Arunachal Pradesh là Nam Tây Tạng.
Trung Quốc cho rằng trong mọi trường hợp, Đức Dalai Lama không phải là một nhà lãnh đạo tinh thần, mà là một nhà chính trị. Và, khi xét đến sự ủng hộ của ông đối với nền tự trị của Tây Tạng (các quan chức Trung Quốc giận dữ gọi ông là một “kẻ ly khai”), thì chuyến thăm của Dalai Lama đến một khu vực biên giới nhạy cảm sẽ bị xem như một sự khiêu khích có chủ ý.
Theo phát ngôn viên của Trung Quốc, việc cho phép Dalai Lama đến thăm Arunachal Pradesh có thể gây tổn hại đến quan hệ song phương, với việc Ấn Độ “phải đối mặt với nhiều hậu quả.” Trung Quốc cũng đã triệu tập Đại sứ Ấn Độ Vijay Gokhale để phản đối chính thức.
Về phần mình, Ấn Độ đã áp dụng cách tiếp cận mang tính hòa giải. Bộ Ngoại giao (Ấn Độ) đã cố xoa dịu Trung Quốc khi tuyên bố rằng “không nên gắn thêm màu sắc cho các hoạt động tinh thần và tôn giáo của Đức Dalai Lama”. Và, khi đối mặt với những lời chỉ trích giận giữ ngày càng mất kiểm soát của Trung Quốc, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tái khẳng định sự tôn trọng của Ấn Độ đối với chính sách “một Trung Quốc”, thúc giục chính phủ Trung Quốc không gây ra những “tranh cãi nhân tạo”.
Nhưng Trung Quốc vẫn không nguôi giận. Thay vào đó, khi Dalai Lama đến Arunachal Pradesh, truyền thông chính thống Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có thể “buộc phải dùng các biện pháp cứng rắn”. Tờ báo tiếng Anh Hoàn cầu thời báo, một phụ bản của tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thể hiện một giọng điệu rất hiếu chiến. Với các trích dẫn về GDP của Trung Quốc “cao hơn nhiều lần so với Ấn Độ” và các tiềm lực quân sự của Trung Quốc “có thể vươn đến Ấn Độ Dương” – chưa kể đến vị trí của Trung Quốc gần với vùng tranh chấp Kashmir – tờ báo này đặt câu hỏi rằng “nếu Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi địa chính trị với Ấn Độ”, thì ai sẽ thắng?
Bài xã luận trên của tờ Hoàn cầu thời báo cũng nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Dalai Lama đến Arunachal Pradesh lần này khác biệt với 6 lần trước đó – chuyến gần nhất là vào năm 2009 – bởi vì ông được Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju “tiếp đón và đi cùng”. Ấn Độ nhìn nhận không có gì bất thường khi một chính trị gia vùng Arunachal như Rijiju có mặt trong một dịp lễ lớn về mặt tinh thần. Ở các chế độ dân chủ, các sự kiện công cộng liên quan đến các nhân vật tôn giáo nổi tiếng như vậy khá phổ biến và các chính trị gia thường thích thu hút sự chú ý bằng việc tham dự chúng.
Nhưng Trung Quốc lại thích sử dụng sự hiện diện của Rijiju như là bằng chứng cho thấy sự kiện trên thực tế là mang tính chính trị và cho rằng Ấn Độ đang sử dụng chuyến thăm như là “công cụ ngoại giao để gây sức ép lên Trung Quốc”. Điểm mấu chốt mà Hoàn cầu thời báo nhấn mạnh là Dalai Lama “là một biểu tượng bị chính trị hóa cao trong ngoại giao Trung Quốc” đến mức mà thái độ của một quốc gia đối với ông ta sẽ ảnh hưởng tới gần như “toàn bộ mối quan hệ” (của quốc gia đó) với Trung Quốc.
Tuy nhiên chắc chắn Trung Quốc phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, nước này đã không minh chứng cho chính phủ Ấn Độ thấy cần thiết phải thỏa hiệp với các vấn đề nhạy cảm của họ. Trên thực tế, họ lại đáp trả những nỗ lực lớn của Thủ tướng Modi nhằm làm hòa với Trung Quốc bằng một loạt những sự xúc phạm.
Ví dụ, vào năm 2014, ông Modi không chỉ chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trong chuyến thăm Ấn Độ) đến quê nhà Ahmedabad vào ngày sinh nhật của ông; mà còn dỡ bỏ (cũng trong chuyến thăm đó) những hạn chế của các chính phủ tiền nhiệm đối với đầu tư Trung Quốc vào những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Ấn Độ như cảng biển và viễn thông. Nhưng quân lính Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua đường biên giới tranh chấp với Ấn Độ tại khu vực Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir, thậm chí còn dựng lều trại trên vùng đất mà Ấn Độ coi là lãnh thổ chủ quyền.
Cuộc khủng hoảng nhỏ đó được tiếp nối bởi một loạt các bước lùi về chính sách phản ánh sự thiếu thận trọng của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm của Ấn Độ. Trung Quốc đã phản đối nỗ lực của Ấn Độ (vốn được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ) nhằm gia nhập Nhóm các nước cung ứng hạt nhân. Nước này cũng đã ngăn chặn yêu cầu của Ấn Độ đưa tên Masood Azhar, cầm đầu nhóm khủng bố Pakistan Jaish-e-Mohammed, vào danh sách đen của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bất chấp sự ủng hộ từ 14 thành viên khác của Hội đồng.
Trung Quốc cũng đã xây dựng một “hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan” xuyên qua các khu vực thuộc Kashmir do Pakistan kiểm soát. Chính Trung Quốc thừa nhận rằng lãnh thổ này (Kashmir) đang bị tranh chấp, nhưng chính phủ của họ lại hoàn toàn làm ngơ trước sự phản đối của Ấn Độ đối với sự vi phạm chủ quyền này.
Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc hy vọng Ấn Độ sẽ tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của họ là khá nực cười. Tuy nhiên cách tiếp cận ngạo mạn của Trung Quốc không phải là mới. Trên thực tế, phản ứng của họ đối với chuyến thăm của Dalai Lama đến Arunachal Pradesh cũng tương tự với hành vi của họ ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc nhấn mạnh rằng chủ quyền phải được xác định theo “đường chín đoạn”.
Trung Quốc hy vọng rằng khi họ đưa ra yêu sách kiểu như vậy, các nước khác sẽ nghe lời theo giống như cách mà Philippines đã làm dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Và Trung Quốc đã chứng tỏ sẽ sẵn sàng gia tăng sức ép lên những nước không tuân theo như Nhật Bản và Việt Nam.
Nhưng Ấn Độ có phần lớn mạnh hơn các nước láng giềng khu vực khác của Trung Quốc và có quyết tâm mạnh mẽ hơn. Thay vì làm leo thang hơn nữa xung đột về chuyến thăm của Dalai Lama, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên điềm tỉnh hơn và để mọi chuyện qua đi. Nếu không, và thay vào đó tiến tới hiện thực hóa các lời đe dọa, thì Trung Quốc có thể nhận ra rằng Ấn Độ cũng không thiếu các quân bài trong tay mình.
Shashi Tharoor, cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và cựu Quốc vụ khanh về Phát triển Nguồn nhân lực và Quốc vụ khanh về Ngoại vụ của Ấn Độ, hiện là nghị sĩ Đảng Quốc đại Ấn Độ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đối ngoại. Ông là tác giả cuốn “Pax Indica: India and the World of the 21st Century”.
Hình: Đức Dalai Lama và Bộ trưởng Kiren Rijiju.
http://nghiencuuquocte.org/2017/05/25/nhan-to-dalai-lama-trong-quan-trung-an/