Tham Khảo
Nhật Bản: Cải cách kinh tế, Shinzo Abe nuốt lời hứa
Liên quan đến tình hình kinh tế trì trệ tại Nhật Bản, nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 05/09/2014 có bài phân tích khá cặn kẽ đề tựa « Những lời hứa bị nuốt của ông Shinzo Abe ». Sau gần hai năm lên cầm quyền với chính sách kinh tế « ba mũi tên », giờ đây, làn gió Abenomics hay những chính sách kinh tế của ông Shinzo Abe đang bị rơi rụng.
Tờ báo cho rằng dự án vực dậy nền kinh tế đã diễn ra không như dự đoán. Hai mũi tên đầu do chính phủ bắn ra đã bị chệch mục tiêu. Chính sách thuế khóa được đưa vào thực hiện vào đầu năm 2013 chỉ thúc đẩy được các hoạt động kinh tế trong một thời gian ngắn. Trong quý II/2014, GDP bị thu hẹp xuống gần 7%. Mũi tên thứ hai chính sách nới lỏng tiền tệ cũng không kích thích được nhu cầu vay của xã hội và doanh nghiệp.
Dù đồng yen bị mất giá đến 25% nhưng không giúp cho ngành xuất khẩu cất cánh lên được. Theo giải thích của Les Echos, vào lúc môi trường tài chính thế giới vẫn còn nhiều biến động, các tập đoàn Nhật ưu tiên bảo tồn vốn và không thay đổi giá các sản phẩm của họ theo quy luật ngoại tệ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh hơn nữa việc di dời nhà xưởng. Trong khi đó, tính cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất là trong lãnh vực điện tử đã bị mai một trước các đối thủ Châu Á khác, bất chấp các biến đổi tỉ giá hối đoái.
Do đó, chính sách tiền tệ này sẽ chỉ làm tăng giá nhập khẩu. Giá cả nhiên liệu, rau củ hay như các loại iPhone lắp ráp tại Trung Quốc còn tăng vọt. Les Echos nhắc lại điều này đã được dự trù trước trong kế hoạch ban đầu nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạm phát, đổi lại với lời hứa tăng lương.
Thế nhưng lời cam kết đó cho đến nay không được thực hiện. Bất chấp lợi nhuận gia tăng, các tập đoàn lớn từ chối trả thêm lương hay ký các hợp đồng dài hạn. Ngay cả đối với một số bộ phận người lao động đã có việc làm chắc chắn, mãi lực của họ cũng bị suy giảm nhiều do lạm phát, đồng tiền mất giá và thuế giá trị gia tăng TVA tăng từ 5% lên 8%. Tờ báo nhận thấy đối với những người có việc làm tạm bợ, chủ yếu là giới trẻ hay phụ nữ, vốn chiếm đến 40% số lượng lao động tại Nhật thì tình hình còn tồi tệ hơn.
Về phần mũi tên thứ ba, tức cải tổ cơ cấu, Les Echos so sánh cách xử lý của ông Shinzo Abe giống như là một « kỳ châm cứu ». Chỉ vài chục cây kim châm nhỏ thì chẳng có tác động nào lên bệnh nhân. Bởi vì nhiều hồ sơ lớn được Thủ tướng Nhật đề cập đến cách đây hai năm thật sự đã không được thực hiện.
Hiệp định Thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP mà ông Shinzo Abe muốn ký kết để thúc đẩy thương mại cũng sẽ khó mà thực hiện. Thủ tướng Nhật từ chối mở cửa cho nước ngoài cạnh tranh với ngành nông nghiệp vì không muốn va chạm với giới vận động, những người ủng hộ cho đảng chính trị của ông. Đó là chưa kể đến tình trạng leo lắt và việc đẩy lùi nới lỏng quy định thị trường lao động, và việc phớt lờ mối họa dân số.
Cuối cùng bài viết cho rằng, với đà tăng trưởng thấp hơn mức dự kiến, ông Shinzo Abe phải quyết định vào tháng 12 năm nay có khởi động mức tăng thuế TVA lần hai hay không nhằm tránh sự trượt đà không thể nào cứu chữa được của nợ công, vốn đã đạt đến mức 230% của GDP.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhật Bản: Cải cách kinh tế, Shinzo Abe nuốt lời hứa
Liên quan đến tình hình kinh tế trì trệ tại Nhật Bản, nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 05/09/2014 có bài phân tích khá cặn kẽ đề tựa « Những lời hứa bị nuốt của ông Shinzo Abe ». Sau gần hai năm lên cầm quyền với chính sách kinh tế « ba mũi tên », giờ đây, làn gió Abenomics hay những chính sách kinh tế của ông Shinzo Abe đang bị rơi rụng.
Tờ báo cho rằng dự án vực dậy nền kinh tế đã diễn ra không như dự đoán. Hai mũi tên đầu do chính phủ bắn ra đã bị chệch mục tiêu. Chính sách thuế khóa được đưa vào thực hiện vào đầu năm 2013 chỉ thúc đẩy được các hoạt động kinh tế trong một thời gian ngắn. Trong quý II/2014, GDP bị thu hẹp xuống gần 7%. Mũi tên thứ hai chính sách nới lỏng tiền tệ cũng không kích thích được nhu cầu vay của xã hội và doanh nghiệp.
Dù đồng yen bị mất giá đến 25% nhưng không giúp cho ngành xuất khẩu cất cánh lên được. Theo giải thích của Les Echos, vào lúc môi trường tài chính thế giới vẫn còn nhiều biến động, các tập đoàn Nhật ưu tiên bảo tồn vốn và không thay đổi giá các sản phẩm của họ theo quy luật ngoại tệ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh hơn nữa việc di dời nhà xưởng. Trong khi đó, tính cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất là trong lãnh vực điện tử đã bị mai một trước các đối thủ Châu Á khác, bất chấp các biến đổi tỉ giá hối đoái.
Do đó, chính sách tiền tệ này sẽ chỉ làm tăng giá nhập khẩu. Giá cả nhiên liệu, rau củ hay như các loại iPhone lắp ráp tại Trung Quốc còn tăng vọt. Les Echos nhắc lại điều này đã được dự trù trước trong kế hoạch ban đầu nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạm phát, đổi lại với lời hứa tăng lương.
Thế nhưng lời cam kết đó cho đến nay không được thực hiện. Bất chấp lợi nhuận gia tăng, các tập đoàn lớn từ chối trả thêm lương hay ký các hợp đồng dài hạn. Ngay cả đối với một số bộ phận người lao động đã có việc làm chắc chắn, mãi lực của họ cũng bị suy giảm nhiều do lạm phát, đồng tiền mất giá và thuế giá trị gia tăng TVA tăng từ 5% lên 8%. Tờ báo nhận thấy đối với những người có việc làm tạm bợ, chủ yếu là giới trẻ hay phụ nữ, vốn chiếm đến 40% số lượng lao động tại Nhật thì tình hình còn tồi tệ hơn.
Về phần mũi tên thứ ba, tức cải tổ cơ cấu, Les Echos so sánh cách xử lý của ông Shinzo Abe giống như là một « kỳ châm cứu ». Chỉ vài chục cây kim châm nhỏ thì chẳng có tác động nào lên bệnh nhân. Bởi vì nhiều hồ sơ lớn được Thủ tướng Nhật đề cập đến cách đây hai năm thật sự đã không được thực hiện.
Hiệp định Thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP mà ông Shinzo Abe muốn ký kết để thúc đẩy thương mại cũng sẽ khó mà thực hiện. Thủ tướng Nhật từ chối mở cửa cho nước ngoài cạnh tranh với ngành nông nghiệp vì không muốn va chạm với giới vận động, những người ủng hộ cho đảng chính trị của ông. Đó là chưa kể đến tình trạng leo lắt và việc đẩy lùi nới lỏng quy định thị trường lao động, và việc phớt lờ mối họa dân số.
Cuối cùng bài viết cho rằng, với đà tăng trưởng thấp hơn mức dự kiến, ông Shinzo Abe phải quyết định vào tháng 12 năm nay có khởi động mức tăng thuế TVA lần hai hay không nhằm tránh sự trượt đà không thể nào cứu chữa được của nợ công, vốn đã đạt đến mức 230% của GDP.