Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nhật Bản nhân bản vô tính 26 thế hệ của một con chuột
Các nhà khoa học Nhật Bản đã cho ra đời 26 thế hệ nhân bản vô tính của một con chuột duy nhất và việc này có thể mở đường cho việc vô tính hàng loạt các loại gia cầm có giá trị.
Theo nhà nghiên cứu Teruhiko Wakayama ở Trung tâm phát triển sinh học Riken, nhóm hiện đã cho ra đời 598 con chuột với bản sao giống hệt con chuột "mẫu" trong thí nghiệm đã kéo dài tới 7
năm.
"Đây là dự án nhân bản lớn nhất sử dụng động vật có vú," ông nói với AFP. "Thông qua việc ứng dụng nghiên cứu của chúng tôi, việc tái sinh sản hàng loạt các loại động vật có giá trị sẽ trở nên có thể, ngay cả sau khi con vật gốc đã chết."
Các phương thức nhân bản đáng tin cậy có thể áp dụng qua nhiều thế hệ sẽ là tin vui với các nông dân, ví dụ với những người có một con bò cho ra rất nhiều sữa, hoặc một con vật nào đó cho ra nhiều thịt chất lượng cao.
Sinh sản tự nhiên không đảm bảo rằng hậu duệ của con vật đó sẽ có cùng các đặc điểm ưu việt. Nhưng một sinh vật vô tính luôn là bản sao chính xác của con vật "gốc."
Wakayama đã cải thiện mạnh mẽ các phương thức nhân bản hiện nay, vốn chỉ có tỷ lệ thành công thấp và việc nhân bản vô tính thường chỉ kéo dài vài thế hệ.
Nhóm đã sử dụng kỹ thuật gọi là chuyển nhân tế bào nhân thể, trong đó phần nhân của một tế bào chứa thông tin di truyền của con vật gốc được đưa vào một quả trứng sống đã bị lấy đi phần nhân của nó.
Tiếp đó, quả trứng được cấy vào một con vật làm nhiệm vụ mang thai hộ và sinh ra con vật vô tính. Con vật này sẽ tiếp tục trở thành vật mẫu để người ta lấy nhân tế bào của nó phục vụ việc cho ra đời thế hệ kế tiếp.
Về cơ bản những con chuột vô tính đều có các đặc điểm sinh học bình thường, như tuổi thọ và khả năng sinh sản bình thường.
Các phân tích chi tiết cho thấy chỉ có một số biến dạng hạn chế ở các khía cạnh không quan trọng, ví dụ như phần nhau thai phát triển lớn hơn bình thường. Tuy nhiên các biến dị không liên tục tăng lên hoặc giảm đi theo các thế hệ chuột được nhân bản.
Đội của Wakayama đã phát hiện việc sử dụng một tác nhân hóa học gọi là chất ức chế histone deacetylase và các kỹ thuật khác sẽ giúp việc nhân bản vô tính có thể kéo dài tới nhiều thế hệ.
"Các kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc nhân bản vô tính lặp đi lặp lại là có thể. Tôi muốn nói rằng chúng ta có thể lặp lại vòng tròn nhân bản này mãi mãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu của mình cho tới khi thấy điểm kết thúc," ông nói.
Nghiên cứu đã được xuất bản trên tuần báo Cell Stem Cell của Mỹ./.
Linh Vũ (Vietnam+
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nhật Bản nhân bản vô tính 26 thế hệ của một con chuột
Các nhà khoa học Nhật Bản đã cho ra đời 26 thế hệ nhân bản vô tính của một con chuột duy nhất và việc này có thể mở đường cho việc vô tính hàng loạt các loại gia cầm có giá trị.
Theo nhà nghiên cứu Teruhiko Wakayama ở Trung tâm phát triển sinh học Riken, nhóm hiện đã cho ra đời 598 con chuột với bản sao giống hệt con chuột "mẫu" trong thí nghiệm đã kéo dài tới 7
năm.
"Đây là dự án nhân bản lớn nhất sử dụng động vật có vú," ông nói với AFP. "Thông qua việc ứng dụng nghiên cứu của chúng tôi, việc tái sinh sản hàng loạt các loại động vật có giá trị sẽ trở nên có thể, ngay cả sau khi con vật gốc đã chết."
Các phương thức nhân bản đáng tin cậy có thể áp dụng qua nhiều thế hệ sẽ là tin vui với các nông dân, ví dụ với những người có một con bò cho ra rất nhiều sữa, hoặc một con vật nào đó cho ra nhiều thịt chất lượng cao.
Sinh sản tự nhiên không đảm bảo rằng hậu duệ của con vật đó sẽ có cùng các đặc điểm ưu việt. Nhưng một sinh vật vô tính luôn là bản sao chính xác của con vật "gốc."
Wakayama đã cải thiện mạnh mẽ các phương thức nhân bản hiện nay, vốn chỉ có tỷ lệ thành công thấp và việc nhân bản vô tính thường chỉ kéo dài vài thế hệ.
Nhóm đã sử dụng kỹ thuật gọi là chuyển nhân tế bào nhân thể, trong đó phần nhân của một tế bào chứa thông tin di truyền của con vật gốc được đưa vào một quả trứng sống đã bị lấy đi phần nhân của nó.
Tiếp đó, quả trứng được cấy vào một con vật làm nhiệm vụ mang thai hộ và sinh ra con vật vô tính. Con vật này sẽ tiếp tục trở thành vật mẫu để người ta lấy nhân tế bào của nó phục vụ việc cho ra đời thế hệ kế tiếp.
Về cơ bản những con chuột vô tính đều có các đặc điểm sinh học bình thường, như tuổi thọ và khả năng sinh sản bình thường.
Các phân tích chi tiết cho thấy chỉ có một số biến dạng hạn chế ở các khía cạnh không quan trọng, ví dụ như phần nhau thai phát triển lớn hơn bình thường. Tuy nhiên các biến dị không liên tục tăng lên hoặc giảm đi theo các thế hệ chuột được nhân bản.
Đội của Wakayama đã phát hiện việc sử dụng một tác nhân hóa học gọi là chất ức chế histone deacetylase và các kỹ thuật khác sẽ giúp việc nhân bản vô tính có thể kéo dài tới nhiều thế hệ.
"Các kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc nhân bản vô tính lặp đi lặp lại là có thể. Tôi muốn nói rằng chúng ta có thể lặp lại vòng tròn nhân bản này mãi mãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu của mình cho tới khi thấy điểm kết thúc," ông nói.
Nghiên cứu đã được xuất bản trên tuần báo Cell Stem Cell của Mỹ./.
Linh Vũ (Vietnam+