Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Nhiệm Vụ Biên Phòng - Vũ Đình Hiếu

Vào năm 1964, toán A LLĐB, A-323 12 Quân nhân thuộc Liên đoàn 1 Lực Lượng Đặc Biệt đang đồn trú ở Machinato, Okinawa. Trời chưa sáng, chúng tôi lên hai xe vận tải, phủ tấm bạt bạt che kín đưa vào căn cứ


Vào năm 1964, toán A LLĐB, A-323 12 Quân nhân thuộc Liên đoàn 1 Lực Lượng Đặc Biệt đang đồn trú ở Machinato, Okinawa. Trời chưa sáng, chúng tôi lên hai xe vận tải, phủ tấm bạt bạt che kín đưa vào căn cứ Không quân Kadena gần đó. Tại đây, chúng tôi được đưa vào một khu cấm trong phi trường. Sau đó đưa lên một máy bay vận tải C-123 Hercules, và vài phút sau, chiếc phi cơ Quân sự cất cánh bay đi Việt Nam.

Khi trời vừa sáng, chiếc phi cơ đang bay dọc theo bờ biển miền nam Việt Nam để đáp xuống phi trường Đà Nẵng. Nhìn qua cửa sổ phi cơ, bãi biển Đà Nẵng rất đẹp, từng gợn sóng từ xa chạy vào bờ. Tôi không ngờ một điạ điểm lý tưởng cho nghỉ hè, Surfing mà trên một Quốc gia đang có chiến tranh.

Căn Cứ Khe Sanh.

Chúng tôi được lệnh xây dựng một trại LLĐB ở Khe Sanh, trong góc Tây bắc của miền Nam. Vị trí để thiết lập căn cứ trên một vùng đất phẳng, nằm dưới bóng tối khu phi Quân sự, hướng Đông bắc của một trại lính cũ người Pháp xây trước đây trên một ngọn đồi nằm về phía Đông làng Khe Sanh. Chúng tôi sẽ xây tạm một căn cứ để theo dõi Đường số 9 trong khi căn trại chính đang được xây cất.

Trên vùng bình nguyên Khe Sanh, đầy những cỏ tranh gọi là cỏ voi (elephant grass) cao hơn đầu người, chỉ có một vật duy nhất nổi bật lên, đó là phi đạo dài 3900 bộ làm bằng vỉ sắt PSP. Trại Lực Lượng Đặc Biệt xa nhất về phía Bắc, giáp với miền bắc Việt Nam là trại Khe Sanh, chỉ cách biên giới Lào-Việt vài dặm. Chúng tôi biết rằng, địch quân có lẽ đang theo dõi các việc làm của chúng tôi thường xuyên. Nhưng đó cũng là lý do cho sự hiện diện của toán A LLĐB/HK trong khu vực này.

Địch quân đặt điểm quan sát trên rặng rúi cao Dong Voi Mep hay núi Răng Cọp, có thể cao hơn 7750 bộ, để theo dõi chi tiết mọi hoạt động của chúng tôi. Trận chiến “bí mật” đang đến hồi sôi động mà chúng tôi là một phần.

Ngoài việc xây dựng căn cứ Khe Sanh, toán A-323 LLĐB chúng tôi còn gánh thêm nhiệm vụ, theo dõi khu vực ba biên giới : Bắc, Nam Việt Nam và Lào. Cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA từ trước đã có những cố gắng tuyển mộ người Thượng để theo dõi khu vực biên giới. LLĐB có phương pháp khác hơn, chúng tôi sẽ gom họ lại trong những căn cứ, với những pháo đài, hầm hố, chiến hào, công sự phòng thủ chắc chắn, đủ sức chống lại một trận tấn công của địch.

Tại mỗi góc của căn cứ, chúng tôi sẽ xây những pháo đài kiên cố, đủ chỗ cho năm khẩu đại liên và hầm đạn ngầm dưới mặt đất. Một hệ thống giao thông hào chạy xung quanh chu vi phòng thủ căn cứ, nối các vị trí chiến đấu với nhau. Chúng tôi làm việc ngày đêm để hoàn thành sớm.

Trại LLĐB có một Trung đội lính đánh thuê người Nùng, để bảo vệ cho toán A LLĐB ở Khe Sanh. Họ là những Chiến sĩ xuất sắc, được trả lương cao hơn nhiều so với Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu và QL/VNCH. Một Tiểu đội Nùng sẽ đi hành quân với chúng tôi để đề phòng bị ám sát bởi DSCĐ hoặc người Việt.

Người Thượng sinh sống trong vùng rừng núi Khe Sanh thuộc sắc tộc người Bru. Họ được tuyển mộ vào lực lượng DSCĐ cấp Tiểu đoàn, trấn đóng trong trại LLĐB Khe Sanh. Người Bru cũng như các Đồng bào sắc tộc thiểu số khác thờ thần linh, nhất là thần Yang, một vị thần tuyệt đối trong sự tín ngưỡng của họ. Thần Yang có thể hiện hữu trong thiên nhiên, trong cây cỏ, loài vật, đá, sông, núi v.v... Sự sợ hãi, ám ảnh về linh hồn người chết, thể hiện qua những cơn ác mộng có ảnh hưởng lớn đến nếp sống hàng ngày, cũng như sự hiện hữu của họ.

Tất cả mọi thiên tai, xui xẻo lớn hay nhỏ, họ đều đổ thừa cho linh hồn người chết. Trên đường hành quân, người Bru để ý đến sự hiện diện của các loài vật khác như chim chóc, khỉ, hoặc hươu nai và đặt biệt Ông Cọp. Tuy nhiên, linh hồn của bầu trời vẫn được để ý đến nhiều nhất vì đó là khởi nguồn cho những chuyện ma quái.

Một bộ lạc người Thượng khác nằm về phiá Nam, dọc theo đường ranh giới khu vực trách nhiệm của chúng tôi thuộc sắc dân Tầu Ôi, họ sống trên vùng núi non. Về phiá Đông nam chúng tôi còn có người Pa Cô. Cách trị LLĐB Khe Sanh một khoảng ngắn về hướng Tây, những đơn vị chánh quy Bắc Việt làm việc hăng say để phát triển một hệ thống đường tiếp vận phức tạp, gọi là đường mòn Hồ chí Minh. Nhờ vào hệ thống đường mòn này, Quân đội Bắc việt đưa người, vũ khí, đồ tiếp vận vào trong miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường mòn dài 8,000 dặm này, phần lớn đi ngang qua vùng rừng núi hiểm trở. Tùy theo nhiệm vụ, khu vực hoạt động, nhiều đơn vị Bắc việt phải mất vài tuần, có khi vài tháng mới vào đến miền Nam.

Với hệ thống đường mòn phức tạp, Quân đội miền Bắc cần phải có một đơn vị tương đương với hai Sư đoàn để bảo vệ. Ngoài hàng ngàn dân công, hệ thống đường mòn HCM cần phải có thêm những trạm nghỉ, những khu vực canh tác để cho những đơn vị từ Bắc vào tạm dừng chân, nghỉ dưỡng sức trước khi tiếp tục cuộc hành trình.

Trong năm 1964, ước chừng khoảng 18000 quân chính quy Bắc Việt đã xâm nhập vào nhiều nơi trong miền nam Việt Nam. Đó cũng là nhiệm vụ của chúng tôi “Biên Phòng”, theo dõi, ngăn chặn các cuộc chuyển quân, đồ trang bị, tiếp liệu của địch trên hệ thống đường mòn HCM. Ít lâu sau khi chúng tôi đến, một hôm đến phiên tôi làm nhiệm vụ đi tuần tiễu. Chúng tôi sẽ di chuyển dọc theo biên giới Lào-Việt khoảng hai mươi cây số về hướng Nam, bắt đầu từ Lang Vei trên đường số 9. Rất may, cùng đi với tôi có Trung Sĩ Nhất Ratchford P. Haynes, một Quân nhân chuyên nghiệp, đã từng phục vụ trong toán Sao Trắng, huấn luyện lưu động cho du kích quân người Hmong (Mèo). Chuyến qua Việt Nam lần này, anh ta đảm nhận nhiệm vụ liên lạc viên chính. Tôi lúc nào cũng cảm thấy an toàn đi chung với Haynes vì anh ta lúc nào cũng trầm tỉnh, sáng suốt và rất tự tin. Một người nắm vững tình hình khi gặp trở ngại.

Trước khi đi, chúng tôi thanh tra toán DSCĐ Bru xem họ có đem theo đầy đủ súng ống, đạn dược... Người nào cũng có gương mặt rắn rỏi, dạn dầy sương gió, đôi vai nở nang và rất khỏe. Một điều làm tôi để ý là họ lúc nào cũng vô tư, mỉm cười, coi chuyện chiến tranh là khôi hài. Vài người có vết xâm trên mặt, xỏ lỗ tai, cà hàm răng trên. Họ nhỏ con hơn người Hoa Kỳ, chịu khó học hỏi.

Hành trình dài.

Chúng tôi đi băng qua khu đồng trống, cỏ voi rất cao, trải dài bao phủ những dẫy đồi, đến lưng chừng một rặng núi có sương mù, cao hơn 5000 bộ (feet). Loại cỏ voi cao hơn đầu người, che chở đoàn quân di chuyển. Cuối cùng chúng tôi lên tới đỉnh núi, ra khỏi khu vực đồng trống với cỏ voi, đến một khu rừng núi rậm rạp. Chúng tôi nghe tiếng chim hót líu lo, có lẽ chúng bận rộn đi tìm thức ăn.

Những người Bru nhìn mấy com chim chăm chú, xem chúng bay về hướng nào. Tôi hỏi họ và được trả lời, nếu mấy con chim bay về hướng bên phải, đó là điều tốt, còn về bên trái đó là điềm xấu, nguy hiểm đang ở đằng trước. Nếu sự tin tưởng của người Bru đúng, lập tức họ sẽ quay trở lại Khe Sanh.

Những cây lớn trong cánh rừng cao hơn 80 bộ, làm thành một lớp màn xanh che khuất bầu trời. Lớp thứ hai cao khoảng 50 bộ trên đầu chúng tôi. Hai lớp màn lá cây không cho đủ ánh sáng lọt vào, làm hơi tối, chúng tôi di chuyển trong bóng mát cả ngày. Đoàn quân leo lên, leo xuống những triền núi, dọc theo dấu con đường mòn, băng qua những con suối nhỏ, nước lạnh như băng đá. Lúc nào trên đầu cũng có chim hót hay tiếng của những con khỉ, hoặc côn trùng. Thỉnh thoảng nghe tiếng kêu khô khan, ngắn của loài hưu nai. Dần dần chúng tôi quen đi.

Vào một buổi xế chiều, chúng tôi được ngắm cảnh mặt trời lặn nơi rặng núi hướng tây. Mầu xanh của lá cây, núi rừng từ từ bị bóng tối che khuất khi mặt trời biến đi nơi cuối đường chân trời. Đó là khung cảnh tuyệt đẹp, khó quên.

Sáng hôm sau, chúng tôi được chứng kiến, những làn sương sớm dưới thung lũng tan biến đi trước những tia nắng ấm áp của mặt trời. Chúng tôi trông thấy rõ giòng sông Sê Pôn (Sepone) uốn quanh co, như một con rắn khổng lồ mầu đen dưới chân núi. Ngày nào cũng tôi cũng lục xoát trong khu rừng âm u, tìm dấu vết của địch quân. Chúng tôi đang ở trên một cao độ, thở hít không khí trong lành của thiên nhiên, không như lớp không khí ô nhiễm ở dưới vùng bình nguyên có người sinh sống.

Dấu hiệu trên núi.

Chúng tôi biết, có người ở đằng trước lộ trình chúng tôi đang đi. Dấu vết trên đướng mòn và những nét khắc trên cây bằng dao. Những dấu hiệu để lại như cảnh cáo chúng tôi đang đi vào cõi chết nếu tiếp tục đi sâu vào. Nhiệm vụ thúc đẩy tôi tiến lên, lúc đó chỉ sợ nghe tiếng kêu khác lạ của thú rừng, biết đâu sẽ làm đám DSCĐ Bru bỏ chạy trở về Khe Sanh.

Tiếp theo, chúng tôi được nhìn dấu hiệu “tử điạ”, sọ người với hai khúc xương bắt chéo khắc trên một thân cây lớn. Nhìn thấy dấu hiệu, mọi người đều lạnh cẳng, phát sốt phát rét. Một người đầy kinh nghiệm như Haynes cũng khuyên tôi không nên tiến sâu thêm. Phiá bên kia đường mòn, một người Bru phám phá ra phân người, có ruồi bâu lại chứng tỏ người này đã có mặt trong khu vực cách lúc đó không lâu. Viên sĩ quan LLĐB Việt Nam cũng cho biết, có lẽ lính Bắc Việt đang lẩn vẩn trong khu vực.

Toán tiền sát dẫn đường báo cáo tìm thấy một trạm nghỉ, dừng chân của địch nằm bên kia biên giới Lào-Việt bên bờ sông Sê Pôn. Binh trạm của địch có ba dẫy nhà dài và một số căn nhà nhỏ nằm ẩn sau tàng cây cao dọc theo bờ sông. Không rõ vì lý do nào, tất cả địch quân đang ở chung trong một dẫy nhà dài và đang ca hát, vẫn chưa biết đã bị toán tiền sát khám phá. Khi cả toán tuần tiễu kéo đến, dường như địch quân đang có buổi họp trong căn nhà dài. Dọc theo bờ sông không thấy vọng gác, cũng như địch quân đang canh gác, do đó chúng tôi sẽ tiến vào từ hướng đó.

Sau khi quan sát mục tiêu, xác định tình thế, chúng tôi quyết định sẽ gài lựu đạn bẫy trong khu vực, đặc biệt dẫy nhà dài nơi đang có buổi họp. Sau khi xắp đặt toán an ninh bên bờ hướng đông sông Sê Pôn, tôi ra lệnh cho một toán đi tìm một “điểm hẹn” để sau khi thanh toán xong đám địch quân trong binh trạm, sẽ về điểm tập trung phòng thủ qua đêm. Tiếp theo tôi chọn hai binh sĩ kinh nghiệm xâm nhập vào binh trạm của địch gài lựu đạn bẫy.

Đến xế chiều, toán nằm giữ an ninh báo cáo tình hình vẫn yên tĩnh, hai người lính Bru di chuyển xuống bờ suối cạn, xâm nhập vào khu vực “cấm điạ” của địch. Những giây phút nặng nề rồi hai người lính quay trở về báo cáo đã gài xong lựu đạn. Lúc đó tôi có thể ra lệnh tấn công nhưng lại thôi, cả toán tuần tiễu lặng lẽ di chuyển về điểm hẹn, tổ chức phòng thủ đêm.

Qua ngày hôm sau, binh sĩ đi đầu báo cáo cho biết, trông thấy có người (địch) băng qua khúc sông cạn Sê Pôn. Anh ta ra thủ hiệu có địch. Chúng tôi vội vàng dừng lại, tổ chức phục kích. Các binh sĩ DSCĐ Bru tỏ vẻ khích động. Ông bạn LLĐB/VN dành cho tôi bắn phút súng lệnh, khi địch quân đã vào đúng ổ phục kích, Mạch máu tôi chạy nhanh hơn, chờ đợi đám địch quân xuất hiện.

Cuối cùng, đám tuần tiễu của địch xuất hiện. Mấy tên dẫn đầu rất cẩn thận, nghi ngờ. Bọn chúng di chuyển rất chậm, quan sát kỹ càng trước khi cả toán di chuyển lên. Lúc đó tôi đã rõ ý định của toán tuần tiễu của địch, chúng đang chuẩn bị băng qua sông, chỉ cách điạ điểm phục kích khoảng 50 thước. Điều làm tôi ngạc nhiên, khi ra đến bờ sông, địch quân không còn giữ đội hình nữa, thản nhiên đeo súng trên lưng, cứ tự nhiên lội qua.

Theo linh tính tôi coi lại khóa an toàn của khẩu súng, rồi tiếp tục quan sát, cho đến khi trông thấy người cuối cùng trong toán địch bước xuống giòng sông. Tôi nâng khẩu súng lên chọn mục tiêu, nhìn quanh, các binh sĩ người Bru cũng đã sẵn sàng nhả đạn.

Một phát súng nổ vang rồi cả toán tuần tiễu LLĐB đồng loạt khai hỏa. Tôi trông thấy những xác người trúng đạn ngã xuống sông, mấy tên khác đưa tay lấy súng từ lưng cũng bị trúng đạn. Một khúc sông Sê Pôn nhuộm máu. Có mấy tên bị thương chạy qua được bên này sông cũng bị các binh sĩ Bru bắn chết.

Trận phục kích kết thúc nhanh chóng trả lại yên tĩnh cho núi rừng. Toán quân của địch kẹt đúng lúc đang ở giữa giòng sông, không một tên nào chạy thoát. Bây giờ vấn đề tôi phải lo là làm sao quay trở về để tránh bị đơn vị lớn của địch truy kích, trả đũa. Tôi chỉ thị người đi bọc hậu phải báo động nếu phát giác ra địch quân đuổi theo.

Để tránh trường hợp bị phục kích ngược trở lại, tôi chọn đường về xa hơn. Chúng tôi đi sâu vào trong vùng rừng núi, không dọc theo biên giới như lộ trình lúc đi. Đến khi gặp một giòng sông, sẽ đi ngược lên hướng Bắc sẽ đến làng Bru Hương Hoa, nơi phiá Nam đường số 9. Tôi gọi máy báo cáo lên chiếc máy bay quan sát, yêu cầu tiếp tế lương thực và đạn dược.

Ngày hôm sau, chúng tôi khám phá một miếng vườn, đã được khai quang để trồng trọt. Ai đó đã làm những công việc này, trồng khoai, rau cỏ, và người này phải ở gần đây. Tôi ra lệnh lục soát khu vực xung quanh, tìm ra một trạm nghỉ khác của địch, có vài căn chòi lá nhưng không có người. Khu vực này được một gia đình người Thượng trông nom, gồm một đàn ông, người đàn bà đang mang bầu và một đứa bé trai bị tật nguyền, què chân. Chúng tôi nói họ phải đi với chúng tôi đến Khe Sanh để thẩm vấn... Những người Thượng đơn sơ mộc mạc không có vẻ gì chống đối... không biết họ có hiểu những điều tôi nói không ? Chúng tôi tiếp tục di chuyển theo giòng sông, ngược lên phiá Bắc.

Khi chúng tôi trở về đến Khe Sanh, các bạn đã chờ sẵn cho tôi biết Hà Nội Hannah (đài phát thanh Hà Nội) đã đọc bản tin tức về toán tuần tiễu LLĐB ở Khe Sanh đã làm gì trong mấy ngày vừa qua.

Dallas, Texas March 16, 2010
Vũ Đình Hiếu
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhiệm Vụ Biên Phòng - Vũ Đình Hiếu

Vào năm 1964, toán A LLĐB, A-323 12 Quân nhân thuộc Liên đoàn 1 Lực Lượng Đặc Biệt đang đồn trú ở Machinato, Okinawa. Trời chưa sáng, chúng tôi lên hai xe vận tải, phủ tấm bạt bạt che kín đưa vào căn cứ


Vào năm 1964, toán A LLĐB, A-323 12 Quân nhân thuộc Liên đoàn 1 Lực Lượng Đặc Biệt đang đồn trú ở Machinato, Okinawa. Trời chưa sáng, chúng tôi lên hai xe vận tải, phủ tấm bạt bạt che kín đưa vào căn cứ Không quân Kadena gần đó. Tại đây, chúng tôi được đưa vào một khu cấm trong phi trường. Sau đó đưa lên một máy bay vận tải C-123 Hercules, và vài phút sau, chiếc phi cơ Quân sự cất cánh bay đi Việt Nam.

Khi trời vừa sáng, chiếc phi cơ đang bay dọc theo bờ biển miền nam Việt Nam để đáp xuống phi trường Đà Nẵng. Nhìn qua cửa sổ phi cơ, bãi biển Đà Nẵng rất đẹp, từng gợn sóng từ xa chạy vào bờ. Tôi không ngờ một điạ điểm lý tưởng cho nghỉ hè, Surfing mà trên một Quốc gia đang có chiến tranh.

Căn Cứ Khe Sanh.

Chúng tôi được lệnh xây dựng một trại LLĐB ở Khe Sanh, trong góc Tây bắc của miền Nam. Vị trí để thiết lập căn cứ trên một vùng đất phẳng, nằm dưới bóng tối khu phi Quân sự, hướng Đông bắc của một trại lính cũ người Pháp xây trước đây trên một ngọn đồi nằm về phía Đông làng Khe Sanh. Chúng tôi sẽ xây tạm một căn cứ để theo dõi Đường số 9 trong khi căn trại chính đang được xây cất.

Trên vùng bình nguyên Khe Sanh, đầy những cỏ tranh gọi là cỏ voi (elephant grass) cao hơn đầu người, chỉ có một vật duy nhất nổi bật lên, đó là phi đạo dài 3900 bộ làm bằng vỉ sắt PSP. Trại Lực Lượng Đặc Biệt xa nhất về phía Bắc, giáp với miền bắc Việt Nam là trại Khe Sanh, chỉ cách biên giới Lào-Việt vài dặm. Chúng tôi biết rằng, địch quân có lẽ đang theo dõi các việc làm của chúng tôi thường xuyên. Nhưng đó cũng là lý do cho sự hiện diện của toán A LLĐB/HK trong khu vực này.

Địch quân đặt điểm quan sát trên rặng rúi cao Dong Voi Mep hay núi Răng Cọp, có thể cao hơn 7750 bộ, để theo dõi chi tiết mọi hoạt động của chúng tôi. Trận chiến “bí mật” đang đến hồi sôi động mà chúng tôi là một phần.

Ngoài việc xây dựng căn cứ Khe Sanh, toán A-323 LLĐB chúng tôi còn gánh thêm nhiệm vụ, theo dõi khu vực ba biên giới : Bắc, Nam Việt Nam và Lào. Cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA từ trước đã có những cố gắng tuyển mộ người Thượng để theo dõi khu vực biên giới. LLĐB có phương pháp khác hơn, chúng tôi sẽ gom họ lại trong những căn cứ, với những pháo đài, hầm hố, chiến hào, công sự phòng thủ chắc chắn, đủ sức chống lại một trận tấn công của địch.

Tại mỗi góc của căn cứ, chúng tôi sẽ xây những pháo đài kiên cố, đủ chỗ cho năm khẩu đại liên và hầm đạn ngầm dưới mặt đất. Một hệ thống giao thông hào chạy xung quanh chu vi phòng thủ căn cứ, nối các vị trí chiến đấu với nhau. Chúng tôi làm việc ngày đêm để hoàn thành sớm.

Trại LLĐB có một Trung đội lính đánh thuê người Nùng, để bảo vệ cho toán A LLĐB ở Khe Sanh. Họ là những Chiến sĩ xuất sắc, được trả lương cao hơn nhiều so với Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu và QL/VNCH. Một Tiểu đội Nùng sẽ đi hành quân với chúng tôi để đề phòng bị ám sát bởi DSCĐ hoặc người Việt.

Người Thượng sinh sống trong vùng rừng núi Khe Sanh thuộc sắc tộc người Bru. Họ được tuyển mộ vào lực lượng DSCĐ cấp Tiểu đoàn, trấn đóng trong trại LLĐB Khe Sanh. Người Bru cũng như các Đồng bào sắc tộc thiểu số khác thờ thần linh, nhất là thần Yang, một vị thần tuyệt đối trong sự tín ngưỡng của họ. Thần Yang có thể hiện hữu trong thiên nhiên, trong cây cỏ, loài vật, đá, sông, núi v.v... Sự sợ hãi, ám ảnh về linh hồn người chết, thể hiện qua những cơn ác mộng có ảnh hưởng lớn đến nếp sống hàng ngày, cũng như sự hiện hữu của họ.

Tất cả mọi thiên tai, xui xẻo lớn hay nhỏ, họ đều đổ thừa cho linh hồn người chết. Trên đường hành quân, người Bru để ý đến sự hiện diện của các loài vật khác như chim chóc, khỉ, hoặc hươu nai và đặt biệt Ông Cọp. Tuy nhiên, linh hồn của bầu trời vẫn được để ý đến nhiều nhất vì đó là khởi nguồn cho những chuyện ma quái.

Một bộ lạc người Thượng khác nằm về phiá Nam, dọc theo đường ranh giới khu vực trách nhiệm của chúng tôi thuộc sắc dân Tầu Ôi, họ sống trên vùng núi non. Về phiá Đông nam chúng tôi còn có người Pa Cô. Cách trị LLĐB Khe Sanh một khoảng ngắn về hướng Tây, những đơn vị chánh quy Bắc Việt làm việc hăng say để phát triển một hệ thống đường tiếp vận phức tạp, gọi là đường mòn Hồ chí Minh. Nhờ vào hệ thống đường mòn này, Quân đội Bắc việt đưa người, vũ khí, đồ tiếp vận vào trong miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường mòn dài 8,000 dặm này, phần lớn đi ngang qua vùng rừng núi hiểm trở. Tùy theo nhiệm vụ, khu vực hoạt động, nhiều đơn vị Bắc việt phải mất vài tuần, có khi vài tháng mới vào đến miền Nam.

Với hệ thống đường mòn phức tạp, Quân đội miền Bắc cần phải có một đơn vị tương đương với hai Sư đoàn để bảo vệ. Ngoài hàng ngàn dân công, hệ thống đường mòn HCM cần phải có thêm những trạm nghỉ, những khu vực canh tác để cho những đơn vị từ Bắc vào tạm dừng chân, nghỉ dưỡng sức trước khi tiếp tục cuộc hành trình.

Trong năm 1964, ước chừng khoảng 18000 quân chính quy Bắc Việt đã xâm nhập vào nhiều nơi trong miền nam Việt Nam. Đó cũng là nhiệm vụ của chúng tôi “Biên Phòng”, theo dõi, ngăn chặn các cuộc chuyển quân, đồ trang bị, tiếp liệu của địch trên hệ thống đường mòn HCM. Ít lâu sau khi chúng tôi đến, một hôm đến phiên tôi làm nhiệm vụ đi tuần tiễu. Chúng tôi sẽ di chuyển dọc theo biên giới Lào-Việt khoảng hai mươi cây số về hướng Nam, bắt đầu từ Lang Vei trên đường số 9. Rất may, cùng đi với tôi có Trung Sĩ Nhất Ratchford P. Haynes, một Quân nhân chuyên nghiệp, đã từng phục vụ trong toán Sao Trắng, huấn luyện lưu động cho du kích quân người Hmong (Mèo). Chuyến qua Việt Nam lần này, anh ta đảm nhận nhiệm vụ liên lạc viên chính. Tôi lúc nào cũng cảm thấy an toàn đi chung với Haynes vì anh ta lúc nào cũng trầm tỉnh, sáng suốt và rất tự tin. Một người nắm vững tình hình khi gặp trở ngại.

Trước khi đi, chúng tôi thanh tra toán DSCĐ Bru xem họ có đem theo đầy đủ súng ống, đạn dược... Người nào cũng có gương mặt rắn rỏi, dạn dầy sương gió, đôi vai nở nang và rất khỏe. Một điều làm tôi để ý là họ lúc nào cũng vô tư, mỉm cười, coi chuyện chiến tranh là khôi hài. Vài người có vết xâm trên mặt, xỏ lỗ tai, cà hàm răng trên. Họ nhỏ con hơn người Hoa Kỳ, chịu khó học hỏi.

Hành trình dài.

Chúng tôi đi băng qua khu đồng trống, cỏ voi rất cao, trải dài bao phủ những dẫy đồi, đến lưng chừng một rặng núi có sương mù, cao hơn 5000 bộ (feet). Loại cỏ voi cao hơn đầu người, che chở đoàn quân di chuyển. Cuối cùng chúng tôi lên tới đỉnh núi, ra khỏi khu vực đồng trống với cỏ voi, đến một khu rừng núi rậm rạp. Chúng tôi nghe tiếng chim hót líu lo, có lẽ chúng bận rộn đi tìm thức ăn.

Những người Bru nhìn mấy com chim chăm chú, xem chúng bay về hướng nào. Tôi hỏi họ và được trả lời, nếu mấy con chim bay về hướng bên phải, đó là điều tốt, còn về bên trái đó là điềm xấu, nguy hiểm đang ở đằng trước. Nếu sự tin tưởng của người Bru đúng, lập tức họ sẽ quay trở lại Khe Sanh.

Những cây lớn trong cánh rừng cao hơn 80 bộ, làm thành một lớp màn xanh che khuất bầu trời. Lớp thứ hai cao khoảng 50 bộ trên đầu chúng tôi. Hai lớp màn lá cây không cho đủ ánh sáng lọt vào, làm hơi tối, chúng tôi di chuyển trong bóng mát cả ngày. Đoàn quân leo lên, leo xuống những triền núi, dọc theo dấu con đường mòn, băng qua những con suối nhỏ, nước lạnh như băng đá. Lúc nào trên đầu cũng có chim hót hay tiếng của những con khỉ, hoặc côn trùng. Thỉnh thoảng nghe tiếng kêu khô khan, ngắn của loài hưu nai. Dần dần chúng tôi quen đi.

Vào một buổi xế chiều, chúng tôi được ngắm cảnh mặt trời lặn nơi rặng núi hướng tây. Mầu xanh của lá cây, núi rừng từ từ bị bóng tối che khuất khi mặt trời biến đi nơi cuối đường chân trời. Đó là khung cảnh tuyệt đẹp, khó quên.

Sáng hôm sau, chúng tôi được chứng kiến, những làn sương sớm dưới thung lũng tan biến đi trước những tia nắng ấm áp của mặt trời. Chúng tôi trông thấy rõ giòng sông Sê Pôn (Sepone) uốn quanh co, như một con rắn khổng lồ mầu đen dưới chân núi. Ngày nào cũng tôi cũng lục xoát trong khu rừng âm u, tìm dấu vết của địch quân. Chúng tôi đang ở trên một cao độ, thở hít không khí trong lành của thiên nhiên, không như lớp không khí ô nhiễm ở dưới vùng bình nguyên có người sinh sống.

Dấu hiệu trên núi.

Chúng tôi biết, có người ở đằng trước lộ trình chúng tôi đang đi. Dấu vết trên đướng mòn và những nét khắc trên cây bằng dao. Những dấu hiệu để lại như cảnh cáo chúng tôi đang đi vào cõi chết nếu tiếp tục đi sâu vào. Nhiệm vụ thúc đẩy tôi tiến lên, lúc đó chỉ sợ nghe tiếng kêu khác lạ của thú rừng, biết đâu sẽ làm đám DSCĐ Bru bỏ chạy trở về Khe Sanh.

Tiếp theo, chúng tôi được nhìn dấu hiệu “tử điạ”, sọ người với hai khúc xương bắt chéo khắc trên một thân cây lớn. Nhìn thấy dấu hiệu, mọi người đều lạnh cẳng, phát sốt phát rét. Một người đầy kinh nghiệm như Haynes cũng khuyên tôi không nên tiến sâu thêm. Phiá bên kia đường mòn, một người Bru phám phá ra phân người, có ruồi bâu lại chứng tỏ người này đã có mặt trong khu vực cách lúc đó không lâu. Viên sĩ quan LLĐB Việt Nam cũng cho biết, có lẽ lính Bắc Việt đang lẩn vẩn trong khu vực.

Toán tiền sát dẫn đường báo cáo tìm thấy một trạm nghỉ, dừng chân của địch nằm bên kia biên giới Lào-Việt bên bờ sông Sê Pôn. Binh trạm của địch có ba dẫy nhà dài và một số căn nhà nhỏ nằm ẩn sau tàng cây cao dọc theo bờ sông. Không rõ vì lý do nào, tất cả địch quân đang ở chung trong một dẫy nhà dài và đang ca hát, vẫn chưa biết đã bị toán tiền sát khám phá. Khi cả toán tuần tiễu kéo đến, dường như địch quân đang có buổi họp trong căn nhà dài. Dọc theo bờ sông không thấy vọng gác, cũng như địch quân đang canh gác, do đó chúng tôi sẽ tiến vào từ hướng đó.

Sau khi quan sát mục tiêu, xác định tình thế, chúng tôi quyết định sẽ gài lựu đạn bẫy trong khu vực, đặc biệt dẫy nhà dài nơi đang có buổi họp. Sau khi xắp đặt toán an ninh bên bờ hướng đông sông Sê Pôn, tôi ra lệnh cho một toán đi tìm một “điểm hẹn” để sau khi thanh toán xong đám địch quân trong binh trạm, sẽ về điểm tập trung phòng thủ qua đêm. Tiếp theo tôi chọn hai binh sĩ kinh nghiệm xâm nhập vào binh trạm của địch gài lựu đạn bẫy.

Đến xế chiều, toán nằm giữ an ninh báo cáo tình hình vẫn yên tĩnh, hai người lính Bru di chuyển xuống bờ suối cạn, xâm nhập vào khu vực “cấm điạ” của địch. Những giây phút nặng nề rồi hai người lính quay trở về báo cáo đã gài xong lựu đạn. Lúc đó tôi có thể ra lệnh tấn công nhưng lại thôi, cả toán tuần tiễu lặng lẽ di chuyển về điểm hẹn, tổ chức phòng thủ đêm.

Qua ngày hôm sau, binh sĩ đi đầu báo cáo cho biết, trông thấy có người (địch) băng qua khúc sông cạn Sê Pôn. Anh ta ra thủ hiệu có địch. Chúng tôi vội vàng dừng lại, tổ chức phục kích. Các binh sĩ DSCĐ Bru tỏ vẻ khích động. Ông bạn LLĐB/VN dành cho tôi bắn phút súng lệnh, khi địch quân đã vào đúng ổ phục kích, Mạch máu tôi chạy nhanh hơn, chờ đợi đám địch quân xuất hiện.

Cuối cùng, đám tuần tiễu của địch xuất hiện. Mấy tên dẫn đầu rất cẩn thận, nghi ngờ. Bọn chúng di chuyển rất chậm, quan sát kỹ càng trước khi cả toán di chuyển lên. Lúc đó tôi đã rõ ý định của toán tuần tiễu của địch, chúng đang chuẩn bị băng qua sông, chỉ cách điạ điểm phục kích khoảng 50 thước. Điều làm tôi ngạc nhiên, khi ra đến bờ sông, địch quân không còn giữ đội hình nữa, thản nhiên đeo súng trên lưng, cứ tự nhiên lội qua.

Theo linh tính tôi coi lại khóa an toàn của khẩu súng, rồi tiếp tục quan sát, cho đến khi trông thấy người cuối cùng trong toán địch bước xuống giòng sông. Tôi nâng khẩu súng lên chọn mục tiêu, nhìn quanh, các binh sĩ người Bru cũng đã sẵn sàng nhả đạn.

Một phát súng nổ vang rồi cả toán tuần tiễu LLĐB đồng loạt khai hỏa. Tôi trông thấy những xác người trúng đạn ngã xuống sông, mấy tên khác đưa tay lấy súng từ lưng cũng bị trúng đạn. Một khúc sông Sê Pôn nhuộm máu. Có mấy tên bị thương chạy qua được bên này sông cũng bị các binh sĩ Bru bắn chết.

Trận phục kích kết thúc nhanh chóng trả lại yên tĩnh cho núi rừng. Toán quân của địch kẹt đúng lúc đang ở giữa giòng sông, không một tên nào chạy thoát. Bây giờ vấn đề tôi phải lo là làm sao quay trở về để tránh bị đơn vị lớn của địch truy kích, trả đũa. Tôi chỉ thị người đi bọc hậu phải báo động nếu phát giác ra địch quân đuổi theo.

Để tránh trường hợp bị phục kích ngược trở lại, tôi chọn đường về xa hơn. Chúng tôi đi sâu vào trong vùng rừng núi, không dọc theo biên giới như lộ trình lúc đi. Đến khi gặp một giòng sông, sẽ đi ngược lên hướng Bắc sẽ đến làng Bru Hương Hoa, nơi phiá Nam đường số 9. Tôi gọi máy báo cáo lên chiếc máy bay quan sát, yêu cầu tiếp tế lương thực và đạn dược.

Ngày hôm sau, chúng tôi khám phá một miếng vườn, đã được khai quang để trồng trọt. Ai đó đã làm những công việc này, trồng khoai, rau cỏ, và người này phải ở gần đây. Tôi ra lệnh lục soát khu vực xung quanh, tìm ra một trạm nghỉ khác của địch, có vài căn chòi lá nhưng không có người. Khu vực này được một gia đình người Thượng trông nom, gồm một đàn ông, người đàn bà đang mang bầu và một đứa bé trai bị tật nguyền, què chân. Chúng tôi nói họ phải đi với chúng tôi đến Khe Sanh để thẩm vấn... Những người Thượng đơn sơ mộc mạc không có vẻ gì chống đối... không biết họ có hiểu những điều tôi nói không ? Chúng tôi tiếp tục di chuyển theo giòng sông, ngược lên phiá Bắc.

Khi chúng tôi trở về đến Khe Sanh, các bạn đã chờ sẵn cho tôi biết Hà Nội Hannah (đài phát thanh Hà Nội) đã đọc bản tin tức về toán tuần tiễu LLĐB ở Khe Sanh đã làm gì trong mấy ngày vừa qua.

Dallas, Texas March 16, 2010
Vũ Đình Hiếu
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm