Tham Khảo

Nhìn cuộc chính biến đang diễn tiến - Lữ Giang

Ukraina là một quốc gia ở Trung Âu, đông giáp với Liên Bang Nga, bắc giáp với Belarus (Bạch Nha), tây giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary, tây nam giáp với Romania
Những biến cố phức tạp đang xảy ra ở Ukraina đã làm các cường quốc Tây phương cũng như Nga lo lắng. Chúng tôi có cảm tưởng nó gióng như những gì đã xảy ra ở Nam Việt Nam sau khi Mỹ hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đó là thân phận của một nước nhược tiểu đang bị các cường quốc đối nghịch dùng làm con bài. Trong khi đó, nhiều người Việt lại cảm thấy vui thú vì tin rằng sau Ukraina sẽ đến Việt Nam! Trong nước xem ra nắm vững tình hình hơn và đã dịch được nhiều bài nhận định khách quan và chính xác hơn. Tìm hiểu những biến cố đang xảy ra ở Ukraina có thể giúp người Việt rút thêm được  nhiều bài học.
ĐẤT NƯỚC UKRAINA
Ukraina là một quốc gia ở Trung Âu, đông giáp với Liên Bang Nga, bắc giáp với Belarus (Bạch Nha), tây giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary, tây nam giáp với Romania và Moldova và nam giáp với Biển Đen và Biển Azov.
Ukraina có diện tích 603,700 km² với bờ biển dài 2782 km². Đây là một nước lớn thứ 44 trên thế giới (Việt Nam có diện tích 331.212 km², đứng thứ 65) với dân số khoảng 48,3 triệu người. Thủ đô là Kiev. Người Ukraine chiếm 77,8%, người Nga 17,3%. Ngôn ngữ: tiếng Ukraine (chính thống) 67%, tiếng Nga 24%. Kitô giáo chiếm 97% dân số, trong đó phân nửa thuộc chính thống giáo, và phân nửa Công giáo và Tin Lành. Ðức Gioan Phaolô II đã từng đến thăm Ukraine từ 23 đến 27.6.2001
Lịch sử Ukraina dài và rất bi hùng. Tài liệu nghiên cứu cho thấy con người đã đến cư trú trong vùng lãnh thổ này ít nhất từ 4500 năm trước Công Nguyên, đã từng trải qua các thời đại của Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn... Đến thế kỹ 19, Ukraina nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên Bang Sô Viết và trở thành một nước của cộng hòa liên bang này.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và bỏ rơi các nước trong Liên Sô. Ukraina trở thành một quốc gia độc lập, muốn xây dựng dân chủ và kinh tế thị trường, nhưng không ngóc đâu lên được vì gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp, dân trí cũng như mức sống lại quá thấp, các thế lực bên ngoài cứ nhúng tay vào, muốn biến Ukraina thành một “cứ điểm” của họ, nên bạo loạn xảy ra triền miên. GDP của Ukraina hiện nay chỉ khoảng 312,1 tỷ USD, ở mức thấp nhất ở Âu Châu.
Ukraina lại phải nhập khẩu hầu hết năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên ở mức độ lớn, nên phụ thuộc rất nặng vào Nga. Có lúc 85% khí của Nga được chuyển tới Tây Âu qua Ukraina.
CUỘC CÁCH MẠNG CAM?
Từ khi Nga bỏ rơi Ukraina đến nay, nước này đã có 4 đời tổng thống: Đâu tiên là Leonid Kravchuk (1991-1994) rồi đến Leonid Kuchma hai nhiệm kỳ (1994 –1999  và 1999 – 2005), Viktor Yushchenko (2005 – 2010) và Viktor Yanukovych (2010 – 2014).
Để tranh chiếm và củng cố địa vị, các chính khách Ukraina cũng đã dùng đủ mọi thủ đoạn và đấm đá nhau không khác gì dưới thời đệ nhị VNCH sau khi ông Diệm bị giết. Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2004 được coi là gay cấn nhất.
Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay vùng Balkan, đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà họ xem là tham ô hay độc đoán, như Cách Mạng Hồng ở Grizia năm 2003, Cách Mạng Tulip ở Kyrgizstan năm 2005, v.v. Cuộc đấu đá để tranh chức tổng thống năm 2004 ở Ukraina có phải là Cách Mạng Cam không?
Lúc đó, có hai ứng cử viên đang tranh chức tổng thống là Viktor Yanukovych (tổng thống mới bị truất quyền) và Viktor Yushchenko. Ông Viktor Yanukovych thắng, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử đó có sự gian lận. Ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko liền mở các cuộc vận động để chống lại, khởi đầu bằng cuộc nổi dậy không bạo động của dân chúng chống kết quả cuộc bầu cử và gọi đó là Cách Mạng Cam. Nội vụ được đưa ra trước Tối Cao Pháp Viện và Tối Cao Pháp Viện xác nhận có sự gian lận mở rộng có lợi cho ông Yanukovych, ra lệnh tái tổ chức bầu cử. Kết quả, ông Yushchenko thắng với tỷ lệ 52%, ông Yanukovych được 44%.
CÁC CUỘC CHÍNH BIẾN BẮT ĐẦU
Sau khi nhận chức, ông Victor Yushchenko đã cử bà Yulia Tymoshenko, một nhà kinh doanh 45 tuổi có tinh thần cải cách, làm thủ tướng và được Quốc hội chấp thuận. Nhưng ông Viktor Yanukovych là một nhà chính trị lão luyện, ông không để cho ông Victor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko yên.
Bà Yulia Tymoshenko nhận chức ngày 24.1.2005, nhưng do sự phá rối của cánh hữu, ngày 8.9.2005 bà bị mất chức và trở thành lãnh đạo của liên minh các lực lượng đối lập. Tổng Thống Victor Yushchenko lại cử đối thủ của ông là Viktor Yanukovych làm Thử Tướng từ 4.8.2006 đến 18.12.2007. Sau đó bà Yulia Tymoshenko lại trở lại làm Thủ Tướng. Vì nợ nần về khí đốt với Nga ngày càng tăng cao, năm 2006 Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraina. Đến 2009 bà Yulia Tymoshenko đã phải ký lại hiệp ước cho Nga được dẫn khí đốt tới các nước Âu Châu qua Ukraina.
Trong cuộc bầu cử Tổng Tống 2010, ông Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko đã ra tranh cử. Kết quả, ông Viktor Yanukovych thắng với tỷ lệ 48,95%, còn bà Yulia Tymoshenko được 45.47%
Để loại trừ đối thủ, năm 2011 ông Viktor Yanukovych đã truy tố bà Yulia Tymoshenko về tội lạm dụng quyền lực khi ký hợp đồng khí đốt với Nga năm 2009 và bà bị tòa tuyên phạt 7 năm tù. Đa số tin rằng đây chỉ là một vụ án do ông Viktor Yanukovych dàn dựng để loại đối thủ. Do sự can thiệp của các quốc gia Âu Châu, tháng tư năm 2013 Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết rằng việc giam giữ bà Tymoshenko là bất hợp pháp.
CUỘC CHÍNH BIẾN BÙNG NỔ LỚN
Trước những khó khăn về kinh tế, Ukraina phải lựa chọn lối thoát, hoặc đi với Liên Hiệp Âu Châu hoặc đi với Nga. Là một nước “tiền đồn” của Nga, Nga không muốn Ukraina ngả hẳn về phía phương Tây, nêm tìm cách ngăn chặn Ukraina gia nhập khối Liên Hiệp Châu Âu và đồng Euro. Dân các tỉnh giáp nước Nga nói tiếng Nga hậu thuẫn cho chủ trương này. Bị các nước Tây phương tấn công liên tục, ông Viktor Yanukovych từ chối ký kết Hiệp Ước Liên Hiệp Âu Châu - Ukraina (Ukraine–European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ Nga để có thể nhận được khoản viện trợ tài chính là 15 tỉ USD mà Nga đã hứa hẹn và xiết chặt hơn quan hệ giữa Nga và Ukraina.
Với sự yểm trợ của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, kể từ tháng 11 năm 2013 nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu đã bùng nổ. Đoàn biểu tình đã chiếm Quảng Trường Độc Lập. Đến tháng 1 năm 2014 thì các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng, dẫn tới các cuộc xô xát đẫm máu giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh.
Ngày 21.2.2014, Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký thỏa ước hòa bình với phe đối lập, nhưng ngày 22.2.2014 Quốc Hội Ukraina không quá bán do phe đối lập chi phối đã bỏ phiếu truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych và ấn định một cuộc bầu cử Tổng Thống sớm sẽ được tổ chức vào ngày 25.5.2014. Thủ lĩnh đối lập là bà Yulia Tymoshenko đã được thả ra. Bà tuyên bố ngay rằng bà sẽ ra tranh cử Tổng Thống và sẽ đưa Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Ngày 23/2, Oleksandr Turchnov, Chủ tịch Quốc hội, đồng minh với bà Tymoshenko, đã được bầu làm Quyền Tổng Thống Ukraina. Quốc hội cũng ấn định thời hạn chót để thành lập chính phủ mới là 22.5.2014.
LỘ TRÌNH THÁO CHẢY
Ông Yanukovich đã rời Kiev ngày 21.2.2014 chỉ vài giờ sau khi ký thỏa ước hòa bình với phe đối lập, sau đó ông xuất hiện trên truyền hình ở Kharkov, cách Kiev 400 km về phía Đông, nơi có căn cứ địa vững chắc nhất của ông. Tiếp đến. ông bay về Donetsk, quê hương của ông, bằng trực thăng. Tại đó, ông và đoàn tùy tùng chuyển sang hai máy bay thương mại Falcon và cố gắng rời khỏi Ukraine, nhưng lính biên phòng chặn lại. Đoàn xe chở ông chạy đến bán đảo Crimea ở bên bờ Biển Đen, cách Donetsk 400km về phía Tây Nam vào ngày 23.2.2014. Ông và đoàn tùy tùng dừng lại nghỉ ở một trong một bệnh viện điều dưỡng tư nhân. Tại đây, ông được thông báo Quốc Hội đã truất phế ông và trao quyền lãnh đạo cho Chủ Tịch Quốc Hội. Ông và đoàn tùy tùng vội tới một phi trường quân sự ở Sevastopol, nhưng khi vừa đến, ông được báo tin quyền Bộ trưởng Nội Vụ Avakhov và tân Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia đã có mặt ở đó. Ông đi về một dinh thự của  một tư nhân ở thị trấn Balaclava và hỏi các nhân viên bảo vệ xem ai muốn đi với ông. Cuối cùng, ông cùng Chánh văn phòng Andrei Klyuyev và một số ít cận vệ trung thành lên 3 xe ô tô đi về đâu không rõ. Một số người Ukraine ở đây cho rằng ông đã rời Crimea bằng du thuyền Bandido.
Cần biết thêm: Bán đảo Crimea nắm trong Hắc Hải, còn được gọi là Biển Đen, ở phía nam Ukraine, thông với Địa Trung Hải qua hai eo biển Bosporus và biển Marmara. Bờ Biển Đen có biên giới thuộc 7 nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraina, Nga và Gruzia. Do đó, từ biển này ông có thể vào Nga một cách dễ dàng. Biển này có màu cũng bình thường thôi, nhưng được người Hy Lạp đặt tên là Biển Đen vì Hy Lạp gọi phương hướng bằng màu sắc: Vàng là đông, xanh tây, đỏ nam và đen bắc. Biển này nằm phía Bắc Hy Lạp nên được gọi là Biển Đen.
Ngày 27.2.2014, ông Viktor Yanukovych đã tuyên bố trên đài truyền hình Nga: “Tôi vẫn coi mình là người đứng đầu nhà nước Ukraine hợp pháp,"
NGA CÓ CAN THIỆP KHÔNG?
Một câu hỏi được đặt ra: Ukraina là một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga, tại bán đảo Crimea đang có căn cứ quân sự của Nga, trên đất Ukraina có rất nhiều người có quốc tịch Nga hoặc thân Nga, vùng đông bắc Ukraina coi như đứng về Nga..., vậy Nga có đem quân can thiệp vào Ukraina không?
Các nhà phân tích tin rằng cả Nga lẫn các quốc gia Tây Âu sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine, vì nếu can thiệp, Ukraina có thể bể làm hai nước như Nam Tư bể thành Serbia và Montenegro. Ở bán đảo Crimea, hai phe đang biểu tình chống nhau và cờ Nga đã được treo lên ở đó. Ông Oleksandr Turchnov, Tổng thống lâm thời của Ukraine đã tỏ ý lo ngại về "mối đe dọa nghiêm trọng về chủ nghĩa ly khai".
Các nước Âu Châu cũng không muốn gánh vác gánh nặng Ukraina giống như trước đây Tây Đức đã gánh vác gánh nặng Đông Đức. Cứ xem tình trạng bi thảm của Hy Lạp thì biết.
Nhìn chung, nguyên nhân chính của sự sụp đổ là khủng hoảng về kinh tế. Nguyên nhân tiếp theo là trò “thọc gậy bánh xe” từ bên ngoài và sự bất tài và tham nhũng của các nhà lãnh đạo Ukraina. Tình hình đang diễn biến... Chúng tôi sẽ trình bày tiếp.
27.2.2014
Lữ Giang

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhìn cuộc chính biến đang diễn tiến - Lữ Giang

Ukraina là một quốc gia ở Trung Âu, đông giáp với Liên Bang Nga, bắc giáp với Belarus (Bạch Nha), tây giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary, tây nam giáp với Romania
Những biến cố phức tạp đang xảy ra ở Ukraina đã làm các cường quốc Tây phương cũng như Nga lo lắng. Chúng tôi có cảm tưởng nó gióng như những gì đã xảy ra ở Nam Việt Nam sau khi Mỹ hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đó là thân phận của một nước nhược tiểu đang bị các cường quốc đối nghịch dùng làm con bài. Trong khi đó, nhiều người Việt lại cảm thấy vui thú vì tin rằng sau Ukraina sẽ đến Việt Nam! Trong nước xem ra nắm vững tình hình hơn và đã dịch được nhiều bài nhận định khách quan và chính xác hơn. Tìm hiểu những biến cố đang xảy ra ở Ukraina có thể giúp người Việt rút thêm được  nhiều bài học.
ĐẤT NƯỚC UKRAINA
Ukraina là một quốc gia ở Trung Âu, đông giáp với Liên Bang Nga, bắc giáp với Belarus (Bạch Nha), tây giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary, tây nam giáp với Romania và Moldova và nam giáp với Biển Đen và Biển Azov.
Ukraina có diện tích 603,700 km² với bờ biển dài 2782 km². Đây là một nước lớn thứ 44 trên thế giới (Việt Nam có diện tích 331.212 km², đứng thứ 65) với dân số khoảng 48,3 triệu người. Thủ đô là Kiev. Người Ukraine chiếm 77,8%, người Nga 17,3%. Ngôn ngữ: tiếng Ukraine (chính thống) 67%, tiếng Nga 24%. Kitô giáo chiếm 97% dân số, trong đó phân nửa thuộc chính thống giáo, và phân nửa Công giáo và Tin Lành. Ðức Gioan Phaolô II đã từng đến thăm Ukraine từ 23 đến 27.6.2001
Lịch sử Ukraina dài và rất bi hùng. Tài liệu nghiên cứu cho thấy con người đã đến cư trú trong vùng lãnh thổ này ít nhất từ 4500 năm trước Công Nguyên, đã từng trải qua các thời đại của Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn... Đến thế kỹ 19, Ukraina nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên Bang Sô Viết và trở thành một nước của cộng hòa liên bang này.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và bỏ rơi các nước trong Liên Sô. Ukraina trở thành một quốc gia độc lập, muốn xây dựng dân chủ và kinh tế thị trường, nhưng không ngóc đâu lên được vì gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp, dân trí cũng như mức sống lại quá thấp, các thế lực bên ngoài cứ nhúng tay vào, muốn biến Ukraina thành một “cứ điểm” của họ, nên bạo loạn xảy ra triền miên. GDP của Ukraina hiện nay chỉ khoảng 312,1 tỷ USD, ở mức thấp nhất ở Âu Châu.
Ukraina lại phải nhập khẩu hầu hết năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên ở mức độ lớn, nên phụ thuộc rất nặng vào Nga. Có lúc 85% khí của Nga được chuyển tới Tây Âu qua Ukraina.
CUỘC CÁCH MẠNG CAM?
Từ khi Nga bỏ rơi Ukraina đến nay, nước này đã có 4 đời tổng thống: Đâu tiên là Leonid Kravchuk (1991-1994) rồi đến Leonid Kuchma hai nhiệm kỳ (1994 –1999  và 1999 – 2005), Viktor Yushchenko (2005 – 2010) và Viktor Yanukovych (2010 – 2014).
Để tranh chiếm và củng cố địa vị, các chính khách Ukraina cũng đã dùng đủ mọi thủ đoạn và đấm đá nhau không khác gì dưới thời đệ nhị VNCH sau khi ông Diệm bị giết. Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2004 được coi là gay cấn nhất.
Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay vùng Balkan, đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà họ xem là tham ô hay độc đoán, như Cách Mạng Hồng ở Grizia năm 2003, Cách Mạng Tulip ở Kyrgizstan năm 2005, v.v. Cuộc đấu đá để tranh chức tổng thống năm 2004 ở Ukraina có phải là Cách Mạng Cam không?
Lúc đó, có hai ứng cử viên đang tranh chức tổng thống là Viktor Yanukovych (tổng thống mới bị truất quyền) và Viktor Yushchenko. Ông Viktor Yanukovych thắng, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử đó có sự gian lận. Ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko liền mở các cuộc vận động để chống lại, khởi đầu bằng cuộc nổi dậy không bạo động của dân chúng chống kết quả cuộc bầu cử và gọi đó là Cách Mạng Cam. Nội vụ được đưa ra trước Tối Cao Pháp Viện và Tối Cao Pháp Viện xác nhận có sự gian lận mở rộng có lợi cho ông Yanukovych, ra lệnh tái tổ chức bầu cử. Kết quả, ông Yushchenko thắng với tỷ lệ 52%, ông Yanukovych được 44%.
CÁC CUỘC CHÍNH BIẾN BẮT ĐẦU
Sau khi nhận chức, ông Victor Yushchenko đã cử bà Yulia Tymoshenko, một nhà kinh doanh 45 tuổi có tinh thần cải cách, làm thủ tướng và được Quốc hội chấp thuận. Nhưng ông Viktor Yanukovych là một nhà chính trị lão luyện, ông không để cho ông Victor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko yên.
Bà Yulia Tymoshenko nhận chức ngày 24.1.2005, nhưng do sự phá rối của cánh hữu, ngày 8.9.2005 bà bị mất chức và trở thành lãnh đạo của liên minh các lực lượng đối lập. Tổng Thống Victor Yushchenko lại cử đối thủ của ông là Viktor Yanukovych làm Thử Tướng từ 4.8.2006 đến 18.12.2007. Sau đó bà Yulia Tymoshenko lại trở lại làm Thủ Tướng. Vì nợ nần về khí đốt với Nga ngày càng tăng cao, năm 2006 Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraina. Đến 2009 bà Yulia Tymoshenko đã phải ký lại hiệp ước cho Nga được dẫn khí đốt tới các nước Âu Châu qua Ukraina.
Trong cuộc bầu cử Tổng Tống 2010, ông Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko đã ra tranh cử. Kết quả, ông Viktor Yanukovych thắng với tỷ lệ 48,95%, còn bà Yulia Tymoshenko được 45.47%
Để loại trừ đối thủ, năm 2011 ông Viktor Yanukovych đã truy tố bà Yulia Tymoshenko về tội lạm dụng quyền lực khi ký hợp đồng khí đốt với Nga năm 2009 và bà bị tòa tuyên phạt 7 năm tù. Đa số tin rằng đây chỉ là một vụ án do ông Viktor Yanukovych dàn dựng để loại đối thủ. Do sự can thiệp của các quốc gia Âu Châu, tháng tư năm 2013 Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết rằng việc giam giữ bà Tymoshenko là bất hợp pháp.
CUỘC CHÍNH BIẾN BÙNG NỔ LỚN
Trước những khó khăn về kinh tế, Ukraina phải lựa chọn lối thoát, hoặc đi với Liên Hiệp Âu Châu hoặc đi với Nga. Là một nước “tiền đồn” của Nga, Nga không muốn Ukraina ngả hẳn về phía phương Tây, nêm tìm cách ngăn chặn Ukraina gia nhập khối Liên Hiệp Châu Âu và đồng Euro. Dân các tỉnh giáp nước Nga nói tiếng Nga hậu thuẫn cho chủ trương này. Bị các nước Tây phương tấn công liên tục, ông Viktor Yanukovych từ chối ký kết Hiệp Ước Liên Hiệp Âu Châu - Ukraina (Ukraine–European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ Nga để có thể nhận được khoản viện trợ tài chính là 15 tỉ USD mà Nga đã hứa hẹn và xiết chặt hơn quan hệ giữa Nga và Ukraina.
Với sự yểm trợ của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, kể từ tháng 11 năm 2013 nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu đã bùng nổ. Đoàn biểu tình đã chiếm Quảng Trường Độc Lập. Đến tháng 1 năm 2014 thì các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng, dẫn tới các cuộc xô xát đẫm máu giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh.
Ngày 21.2.2014, Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký thỏa ước hòa bình với phe đối lập, nhưng ngày 22.2.2014 Quốc Hội Ukraina không quá bán do phe đối lập chi phối đã bỏ phiếu truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych và ấn định một cuộc bầu cử Tổng Thống sớm sẽ được tổ chức vào ngày 25.5.2014. Thủ lĩnh đối lập là bà Yulia Tymoshenko đã được thả ra. Bà tuyên bố ngay rằng bà sẽ ra tranh cử Tổng Thống và sẽ đưa Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Ngày 23/2, Oleksandr Turchnov, Chủ tịch Quốc hội, đồng minh với bà Tymoshenko, đã được bầu làm Quyền Tổng Thống Ukraina. Quốc hội cũng ấn định thời hạn chót để thành lập chính phủ mới là 22.5.2014.
LỘ TRÌNH THÁO CHẢY
Ông Yanukovich đã rời Kiev ngày 21.2.2014 chỉ vài giờ sau khi ký thỏa ước hòa bình với phe đối lập, sau đó ông xuất hiện trên truyền hình ở Kharkov, cách Kiev 400 km về phía Đông, nơi có căn cứ địa vững chắc nhất của ông. Tiếp đến. ông bay về Donetsk, quê hương của ông, bằng trực thăng. Tại đó, ông và đoàn tùy tùng chuyển sang hai máy bay thương mại Falcon và cố gắng rời khỏi Ukraine, nhưng lính biên phòng chặn lại. Đoàn xe chở ông chạy đến bán đảo Crimea ở bên bờ Biển Đen, cách Donetsk 400km về phía Tây Nam vào ngày 23.2.2014. Ông và đoàn tùy tùng dừng lại nghỉ ở một trong một bệnh viện điều dưỡng tư nhân. Tại đây, ông được thông báo Quốc Hội đã truất phế ông và trao quyền lãnh đạo cho Chủ Tịch Quốc Hội. Ông và đoàn tùy tùng vội tới một phi trường quân sự ở Sevastopol, nhưng khi vừa đến, ông được báo tin quyền Bộ trưởng Nội Vụ Avakhov và tân Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia đã có mặt ở đó. Ông đi về một dinh thự của  một tư nhân ở thị trấn Balaclava và hỏi các nhân viên bảo vệ xem ai muốn đi với ông. Cuối cùng, ông cùng Chánh văn phòng Andrei Klyuyev và một số ít cận vệ trung thành lên 3 xe ô tô đi về đâu không rõ. Một số người Ukraine ở đây cho rằng ông đã rời Crimea bằng du thuyền Bandido.
Cần biết thêm: Bán đảo Crimea nắm trong Hắc Hải, còn được gọi là Biển Đen, ở phía nam Ukraine, thông với Địa Trung Hải qua hai eo biển Bosporus và biển Marmara. Bờ Biển Đen có biên giới thuộc 7 nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraina, Nga và Gruzia. Do đó, từ biển này ông có thể vào Nga một cách dễ dàng. Biển này có màu cũng bình thường thôi, nhưng được người Hy Lạp đặt tên là Biển Đen vì Hy Lạp gọi phương hướng bằng màu sắc: Vàng là đông, xanh tây, đỏ nam và đen bắc. Biển này nằm phía Bắc Hy Lạp nên được gọi là Biển Đen.
Ngày 27.2.2014, ông Viktor Yanukovych đã tuyên bố trên đài truyền hình Nga: “Tôi vẫn coi mình là người đứng đầu nhà nước Ukraine hợp pháp,"
NGA CÓ CAN THIỆP KHÔNG?
Một câu hỏi được đặt ra: Ukraina là một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga, tại bán đảo Crimea đang có căn cứ quân sự của Nga, trên đất Ukraina có rất nhiều người có quốc tịch Nga hoặc thân Nga, vùng đông bắc Ukraina coi như đứng về Nga..., vậy Nga có đem quân can thiệp vào Ukraina không?
Các nhà phân tích tin rằng cả Nga lẫn các quốc gia Tây Âu sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine, vì nếu can thiệp, Ukraina có thể bể làm hai nước như Nam Tư bể thành Serbia và Montenegro. Ở bán đảo Crimea, hai phe đang biểu tình chống nhau và cờ Nga đã được treo lên ở đó. Ông Oleksandr Turchnov, Tổng thống lâm thời của Ukraine đã tỏ ý lo ngại về "mối đe dọa nghiêm trọng về chủ nghĩa ly khai".
Các nước Âu Châu cũng không muốn gánh vác gánh nặng Ukraina giống như trước đây Tây Đức đã gánh vác gánh nặng Đông Đức. Cứ xem tình trạng bi thảm của Hy Lạp thì biết.
Nhìn chung, nguyên nhân chính của sự sụp đổ là khủng hoảng về kinh tế. Nguyên nhân tiếp theo là trò “thọc gậy bánh xe” từ bên ngoài và sự bất tài và tham nhũng của các nhà lãnh đạo Ukraina. Tình hình đang diễn biến... Chúng tôi sẽ trình bày tiếp.
27.2.2014
Lữ Giang

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm