Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Nhìn lại chiến tranh - Trần Trung Đạo

Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước
 
Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước, được gởi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là "các cựu chiến binh lão thành". 
 
Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.
 
Trong suốt bảy, tám mươi năm của đời mình, các cụ sống, làm việc và được rèn luyện để thừa hành chỉ thị của cấp trên chứ không quen đặt vấn đề, các cụ tập chịu đựng đau đớn chứ không được phép rên la. Và vì thế, viết một lá thư đã là một việc khó khăn, gởi lá thư đó đến các cấp đảng và nhà nước trung ương là một can đảm chưa từng nghĩ đến và phổ biến lá thư rộng rãi ngoài quần chúng quả thật là một hành động phi thường. So với việc ôm ngọn tầm vông vót nhọn lao vào phòng tuyến thực dân trong những ngày còn trai trẻ, hành động viết lá thư gởi lên trung ương đảng ngày nay có thể còn nguy hiểm hơn nhiều. Những kẻ mà các cụ lo sợ sẽ trả thù, dèm pha, nghi kỵ không phải bọn thực dân mắt xanh, mũi lõ dễ phân biệt mà là những người cùng tổ chức, cùng đảng, cùng gọi nhau là đồng chí và ngay cả những kẻ còn thuộc hàng con cháu các cụ.
 
Tôi hình dung cái đêm các cụ tập trung nhau ở nhà một người nào đó trong nhóm để thảo lá thư, chắc phải bí mật, hồi hộp hơn cả giờ ra trận và xúc động hơn cả đêm cuối cùng bên cạnh vợ con trước ngày lên đường đi Lai Châu, Hà Nam, Hà Bắc không biết có ngày trở lại, của mấy chục năm về trước. Các cụ lo sợ là phải. Những kẻ mà các cụ chống đối ngày nay, không những biết rõ nơi ăn chốn ở mà còn là người quyết định các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm, tiền hưu trí, phụ cấp nhà ở của các cụ. Những kẻ đó không những nắm quyền sinh sát cho đoạn đời ngắn ngủi còn lại của các cụ mà cũng có luôn cả quyền xóa bỏ quá khứ mà các cụ vô cùng trân quý.
 
Tôi nghĩ đến các cụ và thương các cụ rất nhiều. Không phải sau khi đọc những lá thư được gởi từ các khu nhà tập thể, không phải sau khi đã ra được nước ngoài mà ngay cả từ thời mới lớn tại miền Nam trước 1975, hình ảnh các cụ vẫn rất đẹp trong lòng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tất cả những người Việt Nam sống bên kia sông Bến Hải là cộng sản, trái lại tin rằng ẩn khuất sau đám mây đen độc tài đảng trị đó vẫn có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chân thành. Dân tộc nào trên thế giới cũng yêu thương và gắn bó với đất nước của họ, nhưng tôi vẫn có một niềm tin chủ quan rằng con người Việt Nam nặng lòng với quê hương đất nước nhiều hơn các giống dân khác. Bởi vì không có một đất nước nào, ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi con đường đã được gìn giữ bằng một giá đắt như ông bà chúng ta đã phải hy sinh trong suốt dòng lịch sử.
 
Những ngày còn ở trung học, tôi học thuộc lòng bài thơ “Nhà tôi” của Yên Thao và “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ được đăng trong tạp chí Bách Khoa ở Sài Gòn, trong đó có những câu làm tôi rơi nước mắt:
 

 
Đêm buông xuống dòng sông Đuống 

 

 

- Con là ai? Con ở đâu về?
 
Hé một cánh liếp
 
- Con vào đây bốn phía tường che
 
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ 

 

Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng 

 

Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể 

 

Những chuyện muôn đời không nói năng.
(“Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm)
 
hay là:
 

Đêm nay tôi trở về lành lạnh 

 

Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa 

 

 

Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ 

 

Chắp tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ 

 

Làng tôi đấy bên trại thù quạnh quẽ 

 

 

Nằm im lìm như một nắm mồ ma 

 

Có còn không! Em hỡi một mẹ già? 

 

Những người thân yêu khóc buổi tôi xa. 
(“Nhà tôi”, Yên Thao)
 
Tôi thường tự nhủ, nếu được sinh ra cùng thời với các cụ và có đủ can đảm, con đường đẹp nhất mà tôi chọn có lẽ cũng là con đường mà các cụ đã đi:
 

 

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

 

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy 
(“Đất nước”, Nguyễn Đình Thi)
 
Sau 1975, nghe bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết trong thời chống Pháp, tôi cũng vô cùng cảm động:"Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo, người mẹ nghèo trong áo rách, áo rách nên thương, áo rách nên thương, các con ra đi đã mấy chiến trường, mang theo cả tình thương của mẹ." Trong hình ảnh nghèo nàn, đau xót đó đã toát lên một vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẹ và tình đất nước. 
 
Năm ngoái, trong một buổi thảo luận với các bạn trẻ, tình cờ trùng hợp với thời gian Việt Nam đang kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, một bạn đã hỏi cảm tưởng của tôi đối với những người ngã xuống trên phòng tuyến Điện Biên Phủ trên đường tấn công vào sào huyệt của tướng De Castries. Tôi đã trả lời người bạn trẻ rằng tôi rất có cảm tình và kính trọng những người chết trên đường đánh vào bộ chỉ huy của tướng De Catries.
 
Trả lời như vậy không phải vì tôi chưa suy nghĩ kỹ. Thật ra, từ khi biết nghĩ về đất nước, tôi đã suy nghĩ về cái chết của những người Việt Nam đó rất nhiều.
 
Khi nói cảm tình với những người chết khi tấn công vào Điện Biên Phủ không phải tôi không biết rằng trong thời điểm đó đã có mặt một chính phủ khác, hình thành như kết quả của hiệp ước Hạ Long 1948 và sau đó trong hiệp ước ký kết tại điện Élysée giữa Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol năm 1949. Theo nội dung chính của cả hai hiệp ước, Pháp công nhận "nền độc lập" của Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là chiếc bánh vẽ mà dân Việt Nam chẳng thể nào ăn được. Sử gia Phạm Văn Sơn ở miền Nam đã viết trongViệt sử toàn thư: "Nhưng sau 80 năm sống dưới quyền Pháp, nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ người Pháp quá nhiều, lại nhìn vào Bảo Đại và thành phần chính của chính phủ Bảo Đại, nhân dân cũng hết tin tưởng, vì vậy mà cây bài quốc gia tức cây bài Bảo Đại không có hiệu quả."
 
Là một sĩ quan cấp đại tá, phụ trách phòng quân sử thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lẽ ra ông phải viết khác đi cho thích hợp với bối cảnh chính trị Việt Nam sau hiệp định Geneva, nhưng không, sử gia Phạm Văn Sơn đã có một cái nhìn sáng suốt. Ông viết từ trái tim yêu nước và viết cho hàng trăm năm sau chứ không phải để thoả mãn các nhu cầu chính trị nhất thời. Đại tá Phạm Văn Sơn, người đã chết trong trại tù Vĩnh Phú năm 1980, đã ví các nỗ lực của thực dân nhằm tiêu diệt lòng yêu nước bền bỉ của nhân dân Việt Nam chẳng khác gì là việc "cầm dao chém nước", chẳng thể nào chẻ được lòng yêu nước của người Việt Nam.
 
Khi nói cảm tình với những người lính chết trên đường tấn công vào Điện Biên Phủ không có nghĩa tôi không biết rằng ông Hồ Chí Minh là một cán bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản và những người lãnh đạo phong trào Việt Minh phần lớn là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lenin đã khẳng định cuộc cách mạng chống thực dân là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới và cũng chính Lenin cho rằng các nước thuộc địa lạc hậu có khả năng nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội mà không cần thông qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tư tưởng đó luôn luôn là tư tưởng chỉ đạo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. 
 
Tôi kính trọng và quý mến những người đã ngã xuống, đơn giản bởi vì họ là những người yêu nước. Tình yêu họ dành cho nơi chôn nhau cắt rốn là một tình yêu thuần khiết và vô cùng trong sáng. Lòng yêu nước của họ không nhập từ đâu cả nhưng được hun đúc bằng xương máu từ nhiều ngàn năm lịch sử, lớn lên trong lời dạy bảo của cha và lời ru của mẹ.
 
Trong cuộc phỏng vấn ngày 26 tháng 2 năm 2005 của đài BBC, nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã xác nhận: "Lúc ấy tôi còn trẻ (đỗ tú tài năm 1940), tham gia cách mạng là vì tinh thần yêu nước chứ cũng không biết gì về các chủ nghĩa. Tôi viết các vở kịch mang chất lịch sử, xuất phát từ lòng yêu nước." Một người như nhà thơ Hoàng Cầm, có bằng tú tài, một trình độ giáo dục được xem là cấp cao của thời bấy giờ, vẫn không biết gì về chủ nghĩa Mác-Lê thì hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu tâm hồn nông dân chơn chất Việt Nam khác làm sao hiểu được thế nào là duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, giá trị thặng dư, thời kỳ quá độ và họ chắc cũng chẳng quan tâm đến các ông Các Mác râu xồm hay ông Lê-nin trán hói là ai.
 
Tôi tin tuyệt đại đa số những người đã chết trong cuộc chiến chống thực dân là những người hy sinh cho độc lập, tự do đúng nghĩa. Họ ngã xuống cho thanh bình sớm được vãn hồi trên quê hương khổ đau và bất hạnh Việt Nam. Họ ngã xuống trong nụ cười, bởi vì ngay cả khi nhắm mắt lìa đời họ vẫn tin rằng họ đang chết cho tổ quốc, đang chết cho tương lai dân tộc như tổ tiên họ đã chết trên sông Bạch Đằng, trên bến Chương Dương, trong đầm Dạ Trạch, giữa núi rừng Yên Thế. Họ chết đi trong giấc mơ tuyệt đẹp về một đất nước tương lai, một đất nước của Hùng Vương thương yêu và giàu mạnh. Tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói rằng tất cả, đều tin như thế. 
 
Tôi không tin một người Việt Nam nào có thể lấy thân mạng mình lấp vào ổ súng thực dân hay lấy thân mình làm đòn kê để khẩu pháo khỏi rơi xuống hố sâu chỉ để mong một ngày đất nước Việt Nam sẽ biến thành một thiên đường, ở đó con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, muốn gì có nấy như đã khẳng định trong kinh điển Mác-Lê. 
 
Không! Những nông dân Việt Nam yêu nước từ bỏ ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông như một thời vang vọng từ Chí Linh, Lam Sơn, Bạch Đằng, từ bốn ngàn năm lịch sử. Họ đã từng ôm lấy nhau mà hát"Vì nước, ruộng nương anh để vợ anh cày, gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay... Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng còn cười buốt giá chân không giày, thương nhau, ta nắm lấy bàn tay". Không ai gần gũi với đất nước hơn là nông dân và cũng không ai yêu đất nước hơn người nông dân. Cả đời họ gắn liền với bờ ao, ruộng lúa. Họ đánh Tây chỉ vì một lý do đơn giản, để được sống thanh bình, tự do trong căn nhà tranh, bên bờ ao thửa ruộng của họ. Ý nghĩa của quê hương trong lòng người nông dân trong sáng như thế đó.
 
Và cho dù những người nông dân áo vải thô đó có tham gia vào đảng cộng sản đi nữa, việc tham gia của họ cũng chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn mà thôi. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Trong ý thức đơn sơ của người dân Việt, các tổ chức chống thực dân là những chiếc phao họ bám để sang bờ độc lập. Người dân hiền lành ngày đó làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt cuộc đời họ cho đến ngày nay.
 
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam nhưng tôi nhìn lịch sử từ hướng con tim và bằng lý trí chứ không nhìn từ điện Kremlin, White House, khu Trung Nam Hải Bắc Kinh hay bằng những kiến thức và lý luận một chiều. Tôi học để hiểu rằng cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đó là cuộc chiến giữa dân tộc Việt Nam bị trị chống lại thực dân Pháp bóc lột và nô lệ đất nước chúng ta. Cuộc chiến đó bắt đầu khi tiếng đại bác của tướng thực dân Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng năm 1859 chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược cho đến khi chúng rút ra khỏi Việt Nam vào năm 1954. 
 
Trong gần một trăm năm đó, máu của hàng triệu người Việt Nam đã đổ xuống khắp ba miền, từ ruộng lúa Tiền Giang đến châu thổ sông Hồng, từ Côn Đảo đến Réunion, từ dải Trường Sơn trùng điệp đến núi rừng âm u Việt Bắc. Bên tai tôi như vẫn còn nghe tiếng hô "Việt Nam vạn tuế" của Nguyễn Thái Học, lời dặn dò của Phan Chu Trinh, tiếng gào thống thiết của Nguyễn An Ninh, lá thư viết bằng máu của Phan Bội Châu, giọng thơ hùng tráng của Lý Đông A, tiếng sóng Châu Giang vỗ vào thân xác của Phạm Hồng Thái. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. 
 
Khoảng cách giữa thương nước và hại nước không phải là một chiếc cầu dài mà trái lại, rất ngắn và mỏng như sợi tóc. Chiếc cầu nhận thức đó ngắn đến nỗi nếu chỉ bước thêm một bước nữa, một người yêu nước sẽ tức khắc trở thành kẻ bán nước. Đó là thực chất của cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ cứu nước" sau 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975. 
 
Nhiều người nhìn cuộc chiến Việt Nam như nhìn vào màu nước biển. Tùy theo thời gian và chỗ đứng của mỗi người, nước biển có một màu sắc khác nhau. Nhưng màu thật sự của giọt nuớc không thay đổi dù sáng, trưa, chiều, tối, trong bờ hay ngoài khơi. Tương tự, cuộc chiến Việt Nam đã được gọi bằng nhiều tên gọi: nội chiến, chống đế quốc, ủy nhiệm, đánh thuê v.v…, nhưng bản chất của cuộc chiến vẫn chỉ là một mà thôi. Như vậy, bản chất của cuộc chiến từ 1954 đến 1975 là gì?
 
Trong các định nghĩa về chiến tranh, tôi vẫn đồng ý với định nghĩa của Karl von Clausewitz nhất, "chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" (War is the continuation of politics by other means). Và từ định nghĩa đó, nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, thay vì đi tìm nhãn hiệu quốc gia nào trên từng vỏ đạn, trên mỗi chiến xa hay thử nghiệm DNA, màu da, chủng tộc của từng xác chết, có lẽ chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước mình, không phải trong thời chiến mà ngay cả trước và sau cuộc chiến. 
 
Nói về mục đích chiến tranh, khoảng năm 1970, tôi có đọc một cuốn sách của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Tôi không nhớ chính xác tên của tác phẩm nhưng nhớ rất rõ giáo sư đã dành nguyên trang đầu để viết mỗi một câu: "Nói cho cùng, cuộc chiến Việt Nam vẫn là cuộc chiến tranh ý thức hệ". Câu nói đó kích thích sự tìm hiểu của tôi rất nhiều về bản chất và mục đích của cuộc chiến Việt Nam mà các bên tham dự đang nhắm đến. 
 
Ở miền Nam, chúng tôi lớn lên với nhiều câu hỏi và rất ít câu trả lời, trong khi đó, thế hệ trẻ miền Bắc lớn lên có tất cả câu trả lời chờ sẳn mà không cần đợi hỏi. 
 
Nếu ai hỏi một trăm em, hay thậm chí một ngàn em học sinh Việt Nam tốt nghiệp phổ thông về lý do của cuộc chiến tranh được mệnh danh là "giải phóng miền Nam", tôi tin người hỏi sẽ nhận về những câu trả lời giống hệt nhau, đó là "chống giặc Mỹ xâm lược để thống nhất đất nước". 
 
Giặc Mỹ xâm lược? 
 
Phải chăng vì "giặc Mỹ xâm lược" Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Đức nên ngày nay các quốc gia này mới trở nên những nước giàu có nhất nhì trên thế giới. 
 
Thống nhất đất nước? 
 
Vâng, không một người Việt Nam nào muốn cắt đi phần da thịt của mình hay muốn đất nước mình phải chia đôi, chia ba, nhưng nếu để đổi sự thống nhất bằng sinh mạng nhiều triệu người dân vô tội, nhiều trăm ngàn người Việt Nam vẫn còn đang mất tích, hàng vạn cô gái Trường Sơn đã đánh mất tuổi xuân trong rừng sâu núi thẳm, một nền kinh tế đi sau nhân loại hàng thế kỷ, phải chăng là một giá nên đổi? Độc ác như Kim Nhật Thành nhưng sau cuộc thử lửa 1950 đã không còn nuôi giấc mộng xâm chiếm Nam Hàn lần nữa. Bạo chúa cỡ Erich Honecker cũng chưa bao giờ dám nghĩ chuyện phiêu lưu thống nhất nước Đức bằng con đường võ lực. 
 
Trước 1975, tôi nghe rất nhiều về quốc gia, cộng sản nhưng ai cũng bận đánh nhau, chẳng bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu kỹ càng và phổ biến rộng rãi về thế nào là quốc gia và thế nào là cộng sản. Một số không ít các nhà lãnh đạo miền Nam từng là sĩ quan trong quân đội Pháp hay đã phục vụ trong chính quyền thuộc địa Pháp nên cũng không thích nghe quá nhiều những mẩu chuyện khơi dậy lòng yêu nước chống thực dân và họ cũng không đặt nặng việc xây dựng một hệ ý thức quốc gia dân tộc nào hoàn chỉnh. 
 
Một số người được gọi là trí thức trong xã hội miền Nam thì xem việc chống chính phủ, chống Mỹ là một thời trang, mặc dù nhiều trong số họ ăn lương Mỹ. Xã hội miền Nam trước 1975 hẳn nhiên không phải là một xã hội lý tưởng. Miền Nam có tham nhũng, có cậy quyền, có lũng đoạn, có độc tài, có tham ô, có lãng phí, nói chung có đủ các biến chứng tiêu cực của một đất nước vừa thoát ra khỏi ách phong kiến và thực dân. Nhưng đồng thời miền Nam cũng có các điều kiện và nhân tố cần thiết để xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị. 
 
Giống như việc trồng cây ăn trái, những hạt mầm dân chủ cũng phải được gieo, phân bón, tưới nước, chịu đựng nắng mưa, gió bão, truớc khi đâm chồi, nẩy lộc, đơm hoa và kết trái. Mặc dù đang chập chững trên hành trình dân chủ hóa như thế, không có nghĩa là hàng triệu người lính miền Nam chiến đấu không lý tưởng. 
 
Một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng vĩ đại bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó. 
 
Trong suốt 20 năm từ sau 1954, nhân dân miền Nam, không có một con đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa. Phát xuất từ chính sách chia để trị của thực dân và hoàn cảnh trưởng thành, không ít nhà lãnh đạo miền Nam đã bắt đầu cuộc đời chính trị hay binh nghiệp trong hàng ngũ Pháp, nhưng giống như hàng triệu người dân miền Nam khác, họ đã chung lưng nhau chiến đấu để bảo vệ quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Dù quá khứ khác nhau nhưng họ đều ngã xuống như những người yêu nước. Đừng quên, những người bị gọi là "Ngụy", là "theo Tây", "theo Mỹ" kia không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để giữ từng cù lao, từng khoảng không gian của vùng trời, từng hải lý của vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của họ.
 
Thế nhưng, số phận các quốc gia nhược tiểu thì ở đâu và thời nào cũng vậy, nếu tương hợp với quyền lợi của đế quốc thì sống và ngược lại thì chết. Bởi vì mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam rất tương hợp với quyền lợi của Liên-Xô và Trung Quốc nên "vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam" như Lê Duẩn nói, trong lúc nhiều cấp lãnh đạo miền Nam phải tự sát hay sắp hàng đi vào tù bởi vì quyền lợi của nhân dân miền Nam (chiến đấu để bảo vệ và xây dựng các nền móng tự do dân chủ riêng ở miền Nam) không còn tương hợp với sách lược thế giới của tổng thống Richard Nixon. 
 
Thật ra, không phải đợi đến khi tổng thống Nixon thay đổi đường lối chiến tranh mới dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam, chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã thất bại ngay từ trong trứng. Đánh nhau với ba nước tiên phong và hùng hổ nhất trong khối cộng sản quốc tế (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô) mà chỉ nhằm bảo vệ miền Nam Việt Nam thì sự thất bại là vấn đề thời gian mà thôi. Danh tướng Đức Erwin Rommel chẳng từng viết "Phòng thủ là tự sát" đó sao. Trong chiến tranh Đại Hàn, nếu quân đội đồng minh không đổ bộ Ichon, giải phóng Seoul, vượt vĩ tuyến 38, chiếm cả thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, mà chỉ lo phòng thủ miền Nam thì số phận Nam Hàn chưa biết sẽ ra sao. 
 
Sau 1975, chính ông bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã xác định cuộc chiến từ sau 1954 đến 1975 là chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản và tự do. Trong diễn văn chào mừng chiến thắng vào đầu tháng 5 năm 1975, ông Lê Duẩn không còn che giấu tham vọng nhuộm đỏ cả nước Việt Nam khi tuyên bố: "Vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam quang vinh, người lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp tiền phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". 
 
Câu nói "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc..." đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu phổ biến nhất trong thời kỳ đó. Câu khẩu hiệu dài lòng thòng này đã làm tốn nhiều vải và mực nhất trong những năm mà người dân không có áo mặc sau 1975. Ngoài ra, trong tác phẩm được xem như là kinh điển, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, ông Lê Duẩn cũng nhiều lần khẳng định mục đích cuối cùng của cách mạng tại Việt Nam là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện đại (công nghiệp, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật), tạo điều kiện vững chắc cho chủ nghĩa cộng sản khoa học trong tương lai. 
 
Nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích chính trị. 
 
Người đọc sẽ thắc mắc, thế thì công sức của Đảng Cộng sản trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ nhưng cũng rất vinh quang đó là gì? 
 
Xin thưa, từ nhỏ tôi được dạy rằng khi giúp đỡ ai thì đừng cầu ơn phước, vì giúp người chỉ để mưu cầu lợi lộc riêng tư thì không phải giúp người mà chỉ là một hành động đầu tư trên sự khổ đau của kẻ khác mà thôi. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương cho đến 1954, giới lãnh đạo cộng sản đã chiến đấu trong hàng ngũ người Việt yêu nước, vâng, nhưng mục đích cuối cùng của họ không phải là độc lập dân tộc hay thống nhất đất nước. Ba mươi năm, kể từ 1975, một khoảng thời gian đủ dài và một vết chém đủ đau để nhân dân Việt Nam ý thức ra rằng thống nhất đất nước chỉ là điều kiện tiền đề cho mục đích cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam. Hành động đốt sách vở một cách không phân biệt, xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa cũ, đổi tiền năm bảy lượt, bỏ tù hàng trăm ngàn người, đày đi kinh tế mới hàng triệu đồng bào là những bằng chứng hiển nhiên đến mức không ai còn có thể chối cãi được. Nếu chỉ đánh Mỹ để giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, tại sao họ đã thi hành các biện pháp đầy đọa, trừng phạt, tẩy não vô cùng thất nhân tâm như đã làm sau 1975 đối với chính đồng bào máu mủ của mình? 
 
Trong quan điểm đó, Đảng Cộng sản không có công trạng hay ơn nghĩa gì với dân tộc Việt Nam cả. Họ chỉ là những người cho vay lấy lãi nặng bằng máu xương của bao nhiêu thế hệ Việt Nam. Hãy so sánh cách sống của những ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng và cuộc đời của những người được gọi là chủ nhân đất nước đang lay lắt dưới gầm cầu Long Biên để thấy cái mức lãi mà dân tộc ta phải trả cho Đảng Cộng sản Việt Nam cao đến bao nhiêu. Bất cứ người Việt Nam có một chút kiến thức kinh tế, chính trị và nhìn lịch sử một cách khách quan phải công nhận rằng, nếu không có ý thức hệ cộng sản, Việt Nam không những vẫn là một dân tộc thống nhất mà còn có đời sống tự do, dân chủ, nhân bản và giàu mạnh gấp trăm lần hơn hôm nay. 
 

Trần Trung Đạo
VHP chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhìn lại chiến tranh - Trần Trung Đạo

Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước
 
Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước, được gởi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là "các cựu chiến binh lão thành". 
 
Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.
 
Trong suốt bảy, tám mươi năm của đời mình, các cụ sống, làm việc và được rèn luyện để thừa hành chỉ thị của cấp trên chứ không quen đặt vấn đề, các cụ tập chịu đựng đau đớn chứ không được phép rên la. Và vì thế, viết một lá thư đã là một việc khó khăn, gởi lá thư đó đến các cấp đảng và nhà nước trung ương là một can đảm chưa từng nghĩ đến và phổ biến lá thư rộng rãi ngoài quần chúng quả thật là một hành động phi thường. So với việc ôm ngọn tầm vông vót nhọn lao vào phòng tuyến thực dân trong những ngày còn trai trẻ, hành động viết lá thư gởi lên trung ương đảng ngày nay có thể còn nguy hiểm hơn nhiều. Những kẻ mà các cụ lo sợ sẽ trả thù, dèm pha, nghi kỵ không phải bọn thực dân mắt xanh, mũi lõ dễ phân biệt mà là những người cùng tổ chức, cùng đảng, cùng gọi nhau là đồng chí và ngay cả những kẻ còn thuộc hàng con cháu các cụ.
 
Tôi hình dung cái đêm các cụ tập trung nhau ở nhà một người nào đó trong nhóm để thảo lá thư, chắc phải bí mật, hồi hộp hơn cả giờ ra trận và xúc động hơn cả đêm cuối cùng bên cạnh vợ con trước ngày lên đường đi Lai Châu, Hà Nam, Hà Bắc không biết có ngày trở lại, của mấy chục năm về trước. Các cụ lo sợ là phải. Những kẻ mà các cụ chống đối ngày nay, không những biết rõ nơi ăn chốn ở mà còn là người quyết định các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm, tiền hưu trí, phụ cấp nhà ở của các cụ. Những kẻ đó không những nắm quyền sinh sát cho đoạn đời ngắn ngủi còn lại của các cụ mà cũng có luôn cả quyền xóa bỏ quá khứ mà các cụ vô cùng trân quý.
 
Tôi nghĩ đến các cụ và thương các cụ rất nhiều. Không phải sau khi đọc những lá thư được gởi từ các khu nhà tập thể, không phải sau khi đã ra được nước ngoài mà ngay cả từ thời mới lớn tại miền Nam trước 1975, hình ảnh các cụ vẫn rất đẹp trong lòng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tất cả những người Việt Nam sống bên kia sông Bến Hải là cộng sản, trái lại tin rằng ẩn khuất sau đám mây đen độc tài đảng trị đó vẫn có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chân thành. Dân tộc nào trên thế giới cũng yêu thương và gắn bó với đất nước của họ, nhưng tôi vẫn có một niềm tin chủ quan rằng con người Việt Nam nặng lòng với quê hương đất nước nhiều hơn các giống dân khác. Bởi vì không có một đất nước nào, ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi con đường đã được gìn giữ bằng một giá đắt như ông bà chúng ta đã phải hy sinh trong suốt dòng lịch sử.
 
Những ngày còn ở trung học, tôi học thuộc lòng bài thơ “Nhà tôi” của Yên Thao và “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ được đăng trong tạp chí Bách Khoa ở Sài Gòn, trong đó có những câu làm tôi rơi nước mắt:
 

 
Đêm buông xuống dòng sông Đuống 

 

 

- Con là ai? Con ở đâu về?
 
Hé một cánh liếp
 
- Con vào đây bốn phía tường che
 
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ 

 

Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng 

 

Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể 

 

Những chuyện muôn đời không nói năng.
(“Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm)
 
hay là:
 

Đêm nay tôi trở về lành lạnh 

 

Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa 

 

 

Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ 

 

Chắp tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ 

 

Làng tôi đấy bên trại thù quạnh quẽ 

 

 

Nằm im lìm như một nắm mồ ma 

 

Có còn không! Em hỡi một mẹ già? 

 

Những người thân yêu khóc buổi tôi xa. 
(“Nhà tôi”, Yên Thao)
 
Tôi thường tự nhủ, nếu được sinh ra cùng thời với các cụ và có đủ can đảm, con đường đẹp nhất mà tôi chọn có lẽ cũng là con đường mà các cụ đã đi:
 

 

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

 

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy 
(“Đất nước”, Nguyễn Đình Thi)
 
Sau 1975, nghe bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết trong thời chống Pháp, tôi cũng vô cùng cảm động:"Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo, người mẹ nghèo trong áo rách, áo rách nên thương, áo rách nên thương, các con ra đi đã mấy chiến trường, mang theo cả tình thương của mẹ." Trong hình ảnh nghèo nàn, đau xót đó đã toát lên một vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẹ và tình đất nước. 
 
Năm ngoái, trong một buổi thảo luận với các bạn trẻ, tình cờ trùng hợp với thời gian Việt Nam đang kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, một bạn đã hỏi cảm tưởng của tôi đối với những người ngã xuống trên phòng tuyến Điện Biên Phủ trên đường tấn công vào sào huyệt của tướng De Castries. Tôi đã trả lời người bạn trẻ rằng tôi rất có cảm tình và kính trọng những người chết trên đường đánh vào bộ chỉ huy của tướng De Catries.
 
Trả lời như vậy không phải vì tôi chưa suy nghĩ kỹ. Thật ra, từ khi biết nghĩ về đất nước, tôi đã suy nghĩ về cái chết của những người Việt Nam đó rất nhiều.
 
Khi nói cảm tình với những người chết khi tấn công vào Điện Biên Phủ không phải tôi không biết rằng trong thời điểm đó đã có mặt một chính phủ khác, hình thành như kết quả của hiệp ước Hạ Long 1948 và sau đó trong hiệp ước ký kết tại điện Élysée giữa Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol năm 1949. Theo nội dung chính của cả hai hiệp ước, Pháp công nhận "nền độc lập" của Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là chiếc bánh vẽ mà dân Việt Nam chẳng thể nào ăn được. Sử gia Phạm Văn Sơn ở miền Nam đã viết trongViệt sử toàn thư: "Nhưng sau 80 năm sống dưới quyền Pháp, nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ người Pháp quá nhiều, lại nhìn vào Bảo Đại và thành phần chính của chính phủ Bảo Đại, nhân dân cũng hết tin tưởng, vì vậy mà cây bài quốc gia tức cây bài Bảo Đại không có hiệu quả."
 
Là một sĩ quan cấp đại tá, phụ trách phòng quân sử thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lẽ ra ông phải viết khác đi cho thích hợp với bối cảnh chính trị Việt Nam sau hiệp định Geneva, nhưng không, sử gia Phạm Văn Sơn đã có một cái nhìn sáng suốt. Ông viết từ trái tim yêu nước và viết cho hàng trăm năm sau chứ không phải để thoả mãn các nhu cầu chính trị nhất thời. Đại tá Phạm Văn Sơn, người đã chết trong trại tù Vĩnh Phú năm 1980, đã ví các nỗ lực của thực dân nhằm tiêu diệt lòng yêu nước bền bỉ của nhân dân Việt Nam chẳng khác gì là việc "cầm dao chém nước", chẳng thể nào chẻ được lòng yêu nước của người Việt Nam.
 
Khi nói cảm tình với những người lính chết trên đường tấn công vào Điện Biên Phủ không có nghĩa tôi không biết rằng ông Hồ Chí Minh là một cán bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản và những người lãnh đạo phong trào Việt Minh phần lớn là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lenin đã khẳng định cuộc cách mạng chống thực dân là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới và cũng chính Lenin cho rằng các nước thuộc địa lạc hậu có khả năng nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội mà không cần thông qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tư tưởng đó luôn luôn là tư tưởng chỉ đạo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. 
 
Tôi kính trọng và quý mến những người đã ngã xuống, đơn giản bởi vì họ là những người yêu nước. Tình yêu họ dành cho nơi chôn nhau cắt rốn là một tình yêu thuần khiết và vô cùng trong sáng. Lòng yêu nước của họ không nhập từ đâu cả nhưng được hun đúc bằng xương máu từ nhiều ngàn năm lịch sử, lớn lên trong lời dạy bảo của cha và lời ru của mẹ.
 
Trong cuộc phỏng vấn ngày 26 tháng 2 năm 2005 của đài BBC, nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã xác nhận: "Lúc ấy tôi còn trẻ (đỗ tú tài năm 1940), tham gia cách mạng là vì tinh thần yêu nước chứ cũng không biết gì về các chủ nghĩa. Tôi viết các vở kịch mang chất lịch sử, xuất phát từ lòng yêu nước." Một người như nhà thơ Hoàng Cầm, có bằng tú tài, một trình độ giáo dục được xem là cấp cao của thời bấy giờ, vẫn không biết gì về chủ nghĩa Mác-Lê thì hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu tâm hồn nông dân chơn chất Việt Nam khác làm sao hiểu được thế nào là duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, giá trị thặng dư, thời kỳ quá độ và họ chắc cũng chẳng quan tâm đến các ông Các Mác râu xồm hay ông Lê-nin trán hói là ai.
 
Tôi tin tuyệt đại đa số những người đã chết trong cuộc chiến chống thực dân là những người hy sinh cho độc lập, tự do đúng nghĩa. Họ ngã xuống cho thanh bình sớm được vãn hồi trên quê hương khổ đau và bất hạnh Việt Nam. Họ ngã xuống trong nụ cười, bởi vì ngay cả khi nhắm mắt lìa đời họ vẫn tin rằng họ đang chết cho tổ quốc, đang chết cho tương lai dân tộc như tổ tiên họ đã chết trên sông Bạch Đằng, trên bến Chương Dương, trong đầm Dạ Trạch, giữa núi rừng Yên Thế. Họ chết đi trong giấc mơ tuyệt đẹp về một đất nước tương lai, một đất nước của Hùng Vương thương yêu và giàu mạnh. Tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói rằng tất cả, đều tin như thế. 
 
Tôi không tin một người Việt Nam nào có thể lấy thân mạng mình lấp vào ổ súng thực dân hay lấy thân mình làm đòn kê để khẩu pháo khỏi rơi xuống hố sâu chỉ để mong một ngày đất nước Việt Nam sẽ biến thành một thiên đường, ở đó con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, muốn gì có nấy như đã khẳng định trong kinh điển Mác-Lê. 
 
Không! Những nông dân Việt Nam yêu nước từ bỏ ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông như một thời vang vọng từ Chí Linh, Lam Sơn, Bạch Đằng, từ bốn ngàn năm lịch sử. Họ đã từng ôm lấy nhau mà hát"Vì nước, ruộng nương anh để vợ anh cày, gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay... Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng còn cười buốt giá chân không giày, thương nhau, ta nắm lấy bàn tay". Không ai gần gũi với đất nước hơn là nông dân và cũng không ai yêu đất nước hơn người nông dân. Cả đời họ gắn liền với bờ ao, ruộng lúa. Họ đánh Tây chỉ vì một lý do đơn giản, để được sống thanh bình, tự do trong căn nhà tranh, bên bờ ao thửa ruộng của họ. Ý nghĩa của quê hương trong lòng người nông dân trong sáng như thế đó.
 
Và cho dù những người nông dân áo vải thô đó có tham gia vào đảng cộng sản đi nữa, việc tham gia của họ cũng chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn mà thôi. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Trong ý thức đơn sơ của người dân Việt, các tổ chức chống thực dân là những chiếc phao họ bám để sang bờ độc lập. Người dân hiền lành ngày đó làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt cuộc đời họ cho đến ngày nay.
 
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam nhưng tôi nhìn lịch sử từ hướng con tim và bằng lý trí chứ không nhìn từ điện Kremlin, White House, khu Trung Nam Hải Bắc Kinh hay bằng những kiến thức và lý luận một chiều. Tôi học để hiểu rằng cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đó là cuộc chiến giữa dân tộc Việt Nam bị trị chống lại thực dân Pháp bóc lột và nô lệ đất nước chúng ta. Cuộc chiến đó bắt đầu khi tiếng đại bác của tướng thực dân Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng năm 1859 chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược cho đến khi chúng rút ra khỏi Việt Nam vào năm 1954. 
 
Trong gần một trăm năm đó, máu của hàng triệu người Việt Nam đã đổ xuống khắp ba miền, từ ruộng lúa Tiền Giang đến châu thổ sông Hồng, từ Côn Đảo đến Réunion, từ dải Trường Sơn trùng điệp đến núi rừng âm u Việt Bắc. Bên tai tôi như vẫn còn nghe tiếng hô "Việt Nam vạn tuế" của Nguyễn Thái Học, lời dặn dò của Phan Chu Trinh, tiếng gào thống thiết của Nguyễn An Ninh, lá thư viết bằng máu của Phan Bội Châu, giọng thơ hùng tráng của Lý Đông A, tiếng sóng Châu Giang vỗ vào thân xác của Phạm Hồng Thái. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. 
 
Khoảng cách giữa thương nước và hại nước không phải là một chiếc cầu dài mà trái lại, rất ngắn và mỏng như sợi tóc. Chiếc cầu nhận thức đó ngắn đến nỗi nếu chỉ bước thêm một bước nữa, một người yêu nước sẽ tức khắc trở thành kẻ bán nước. Đó là thực chất của cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ cứu nước" sau 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975. 
 
Nhiều người nhìn cuộc chiến Việt Nam như nhìn vào màu nước biển. Tùy theo thời gian và chỗ đứng của mỗi người, nước biển có một màu sắc khác nhau. Nhưng màu thật sự của giọt nuớc không thay đổi dù sáng, trưa, chiều, tối, trong bờ hay ngoài khơi. Tương tự, cuộc chiến Việt Nam đã được gọi bằng nhiều tên gọi: nội chiến, chống đế quốc, ủy nhiệm, đánh thuê v.v…, nhưng bản chất của cuộc chiến vẫn chỉ là một mà thôi. Như vậy, bản chất của cuộc chiến từ 1954 đến 1975 là gì?
 
Trong các định nghĩa về chiến tranh, tôi vẫn đồng ý với định nghĩa của Karl von Clausewitz nhất, "chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" (War is the continuation of politics by other means). Và từ định nghĩa đó, nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, thay vì đi tìm nhãn hiệu quốc gia nào trên từng vỏ đạn, trên mỗi chiến xa hay thử nghiệm DNA, màu da, chủng tộc của từng xác chết, có lẽ chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước mình, không phải trong thời chiến mà ngay cả trước và sau cuộc chiến. 
 
Nói về mục đích chiến tranh, khoảng năm 1970, tôi có đọc một cuốn sách của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Tôi không nhớ chính xác tên của tác phẩm nhưng nhớ rất rõ giáo sư đã dành nguyên trang đầu để viết mỗi một câu: "Nói cho cùng, cuộc chiến Việt Nam vẫn là cuộc chiến tranh ý thức hệ". Câu nói đó kích thích sự tìm hiểu của tôi rất nhiều về bản chất và mục đích của cuộc chiến Việt Nam mà các bên tham dự đang nhắm đến. 
 
Ở miền Nam, chúng tôi lớn lên với nhiều câu hỏi và rất ít câu trả lời, trong khi đó, thế hệ trẻ miền Bắc lớn lên có tất cả câu trả lời chờ sẳn mà không cần đợi hỏi. 
 
Nếu ai hỏi một trăm em, hay thậm chí một ngàn em học sinh Việt Nam tốt nghiệp phổ thông về lý do của cuộc chiến tranh được mệnh danh là "giải phóng miền Nam", tôi tin người hỏi sẽ nhận về những câu trả lời giống hệt nhau, đó là "chống giặc Mỹ xâm lược để thống nhất đất nước". 
 
Giặc Mỹ xâm lược? 
 
Phải chăng vì "giặc Mỹ xâm lược" Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Đức nên ngày nay các quốc gia này mới trở nên những nước giàu có nhất nhì trên thế giới. 
 
Thống nhất đất nước? 
 
Vâng, không một người Việt Nam nào muốn cắt đi phần da thịt của mình hay muốn đất nước mình phải chia đôi, chia ba, nhưng nếu để đổi sự thống nhất bằng sinh mạng nhiều triệu người dân vô tội, nhiều trăm ngàn người Việt Nam vẫn còn đang mất tích, hàng vạn cô gái Trường Sơn đã đánh mất tuổi xuân trong rừng sâu núi thẳm, một nền kinh tế đi sau nhân loại hàng thế kỷ, phải chăng là một giá nên đổi? Độc ác như Kim Nhật Thành nhưng sau cuộc thử lửa 1950 đã không còn nuôi giấc mộng xâm chiếm Nam Hàn lần nữa. Bạo chúa cỡ Erich Honecker cũng chưa bao giờ dám nghĩ chuyện phiêu lưu thống nhất nước Đức bằng con đường võ lực. 
 
Trước 1975, tôi nghe rất nhiều về quốc gia, cộng sản nhưng ai cũng bận đánh nhau, chẳng bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu kỹ càng và phổ biến rộng rãi về thế nào là quốc gia và thế nào là cộng sản. Một số không ít các nhà lãnh đạo miền Nam từng là sĩ quan trong quân đội Pháp hay đã phục vụ trong chính quyền thuộc địa Pháp nên cũng không thích nghe quá nhiều những mẩu chuyện khơi dậy lòng yêu nước chống thực dân và họ cũng không đặt nặng việc xây dựng một hệ ý thức quốc gia dân tộc nào hoàn chỉnh. 
 
Một số người được gọi là trí thức trong xã hội miền Nam thì xem việc chống chính phủ, chống Mỹ là một thời trang, mặc dù nhiều trong số họ ăn lương Mỹ. Xã hội miền Nam trước 1975 hẳn nhiên không phải là một xã hội lý tưởng. Miền Nam có tham nhũng, có cậy quyền, có lũng đoạn, có độc tài, có tham ô, có lãng phí, nói chung có đủ các biến chứng tiêu cực của một đất nước vừa thoát ra khỏi ách phong kiến và thực dân. Nhưng đồng thời miền Nam cũng có các điều kiện và nhân tố cần thiết để xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị. 
 
Giống như việc trồng cây ăn trái, những hạt mầm dân chủ cũng phải được gieo, phân bón, tưới nước, chịu đựng nắng mưa, gió bão, truớc khi đâm chồi, nẩy lộc, đơm hoa và kết trái. Mặc dù đang chập chững trên hành trình dân chủ hóa như thế, không có nghĩa là hàng triệu người lính miền Nam chiến đấu không lý tưởng. 
 
Một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng vĩ đại bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó. 
 
Trong suốt 20 năm từ sau 1954, nhân dân miền Nam, không có một con đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa. Phát xuất từ chính sách chia để trị của thực dân và hoàn cảnh trưởng thành, không ít nhà lãnh đạo miền Nam đã bắt đầu cuộc đời chính trị hay binh nghiệp trong hàng ngũ Pháp, nhưng giống như hàng triệu người dân miền Nam khác, họ đã chung lưng nhau chiến đấu để bảo vệ quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Dù quá khứ khác nhau nhưng họ đều ngã xuống như những người yêu nước. Đừng quên, những người bị gọi là "Ngụy", là "theo Tây", "theo Mỹ" kia không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để giữ từng cù lao, từng khoảng không gian của vùng trời, từng hải lý của vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của họ.
 
Thế nhưng, số phận các quốc gia nhược tiểu thì ở đâu và thời nào cũng vậy, nếu tương hợp với quyền lợi của đế quốc thì sống và ngược lại thì chết. Bởi vì mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam rất tương hợp với quyền lợi của Liên-Xô và Trung Quốc nên "vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam" như Lê Duẩn nói, trong lúc nhiều cấp lãnh đạo miền Nam phải tự sát hay sắp hàng đi vào tù bởi vì quyền lợi của nhân dân miền Nam (chiến đấu để bảo vệ và xây dựng các nền móng tự do dân chủ riêng ở miền Nam) không còn tương hợp với sách lược thế giới của tổng thống Richard Nixon. 
 
Thật ra, không phải đợi đến khi tổng thống Nixon thay đổi đường lối chiến tranh mới dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam, chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã thất bại ngay từ trong trứng. Đánh nhau với ba nước tiên phong và hùng hổ nhất trong khối cộng sản quốc tế (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô) mà chỉ nhằm bảo vệ miền Nam Việt Nam thì sự thất bại là vấn đề thời gian mà thôi. Danh tướng Đức Erwin Rommel chẳng từng viết "Phòng thủ là tự sát" đó sao. Trong chiến tranh Đại Hàn, nếu quân đội đồng minh không đổ bộ Ichon, giải phóng Seoul, vượt vĩ tuyến 38, chiếm cả thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, mà chỉ lo phòng thủ miền Nam thì số phận Nam Hàn chưa biết sẽ ra sao. 
 
Sau 1975, chính ông bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã xác định cuộc chiến từ sau 1954 đến 1975 là chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản và tự do. Trong diễn văn chào mừng chiến thắng vào đầu tháng 5 năm 1975, ông Lê Duẩn không còn che giấu tham vọng nhuộm đỏ cả nước Việt Nam khi tuyên bố: "Vinh quang này thuộc về Đảng Lao động Việt Nam quang vinh, người lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp tiền phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". 
 
Câu nói "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc..." đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu phổ biến nhất trong thời kỳ đó. Câu khẩu hiệu dài lòng thòng này đã làm tốn nhiều vải và mực nhất trong những năm mà người dân không có áo mặc sau 1975. Ngoài ra, trong tác phẩm được xem như là kinh điển, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, ông Lê Duẩn cũng nhiều lần khẳng định mục đích cuối cùng của cách mạng tại Việt Nam là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện đại (công nghiệp, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật), tạo điều kiện vững chắc cho chủ nghĩa cộng sản khoa học trong tương lai. 
 
Nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích chính trị. 
 
Người đọc sẽ thắc mắc, thế thì công sức của Đảng Cộng sản trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ nhưng cũng rất vinh quang đó là gì? 
 
Xin thưa, từ nhỏ tôi được dạy rằng khi giúp đỡ ai thì đừng cầu ơn phước, vì giúp người chỉ để mưu cầu lợi lộc riêng tư thì không phải giúp người mà chỉ là một hành động đầu tư trên sự khổ đau của kẻ khác mà thôi. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương cho đến 1954, giới lãnh đạo cộng sản đã chiến đấu trong hàng ngũ người Việt yêu nước, vâng, nhưng mục đích cuối cùng của họ không phải là độc lập dân tộc hay thống nhất đất nước. Ba mươi năm, kể từ 1975, một khoảng thời gian đủ dài và một vết chém đủ đau để nhân dân Việt Nam ý thức ra rằng thống nhất đất nước chỉ là điều kiện tiền đề cho mục đích cộng sản hóa toàn cõi Việt Nam. Hành động đốt sách vở một cách không phân biệt, xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa cũ, đổi tiền năm bảy lượt, bỏ tù hàng trăm ngàn người, đày đi kinh tế mới hàng triệu đồng bào là những bằng chứng hiển nhiên đến mức không ai còn có thể chối cãi được. Nếu chỉ đánh Mỹ để giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, tại sao họ đã thi hành các biện pháp đầy đọa, trừng phạt, tẩy não vô cùng thất nhân tâm như đã làm sau 1975 đối với chính đồng bào máu mủ của mình? 
 
Trong quan điểm đó, Đảng Cộng sản không có công trạng hay ơn nghĩa gì với dân tộc Việt Nam cả. Họ chỉ là những người cho vay lấy lãi nặng bằng máu xương của bao nhiêu thế hệ Việt Nam. Hãy so sánh cách sống của những ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng và cuộc đời của những người được gọi là chủ nhân đất nước đang lay lắt dưới gầm cầu Long Biên để thấy cái mức lãi mà dân tộc ta phải trả cho Đảng Cộng sản Việt Nam cao đến bao nhiêu. Bất cứ người Việt Nam có một chút kiến thức kinh tế, chính trị và nhìn lịch sử một cách khách quan phải công nhận rằng, nếu không có ý thức hệ cộng sản, Việt Nam không những vẫn là một dân tộc thống nhất mà còn có đời sống tự do, dân chủ, nhân bản và giàu mạnh gấp trăm lần hơn hôm nay. 
 

Trần Trung Đạo
VHP chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm