Kinh Đời
Nhìn người Nhật tổ chức lễ hội mà thèm
Năm nào cũng thế, sau Tết, khi lễ hội diễn ra là lại tái diễn những cảnh lộn xộn mất an toàn với các màn “cướp lộc”, “tranh ấn” rất phản cảm và đi ngược tinh thần nhân văn vốn có.
Tại sao lại diễn ra tình trạng đó?
Nhu cầu tham gia các nghi lễ có tính chất tâm linh cùng ước nguyện các thế lực siêu nhiên phù hộ là chính đáng, có ở bất cứ ai không kể sang hèn. Ngay cả tại các nước dù đã công nghiệp hóa và có nền kinh tế phát triển, khoa học-kĩ thuật hiện đại, người dân vẫn có nhu cầu ấy.
Chẳng hạn ở Nhật Bản, vào dịp Tết (người Nhật đón tết Dương lịch), các đền chùa đông cứng người đến hành lễ, cầu nguyện. Họ cũng thực hành nhiều nghi lễ có tính chất tâm linh như rút quẻ, xin xăm, làm lễ trừ tai, giải hạn… Có những lễ hội kéo dài nhiều ngày. Có lễ hội thu hút đến cả hàng vạn người tham gia như lễ hội Jidai, lễ hội Gion…
Lễ hội Gion của Nhật Bản. Ảnh minh hoạ Travel Daily News Asia |
Tuy nhiên, đông đúc nhưng ai cũng tuân thủ nội quy và phép cư xử nơi công cộng: không vứt rác lung tung, không hút thuốc, không chen lấn, xô đẩy, cướp “lộc” và đều trật tự xếp hàng. Chẳng hạn, ở các đền thờ Thần đạo hay chùa, khi đang diễn ra các nghi lễ đặc biệt như trừ tai, giải hạn, kết hôn… người ta sẽ không cho phép chụp ảnh. Chỉ cần một nhân viên mặc đồng phục giơ cao chiếc biển vẽ biểu tượng cấm chụp ảnh hướng về đám đông là đủ khiến họ lặng phắc dõi theo buổi lễ trang trọng.
Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân cho tình trạng “cướp”, “tranh” ở lễ hội Việt Nam: nó là một hiện tượng xã hội, phản ánh và quy chiếu những vấn đề khác đang tồn tại trong xã hội, như sự bất an trong tinh thần và hoang mang trong lý giải niềm tin của con người. Cũng có thể tìm ra ở đó những khiếm khuyết trong sự “xã hội hóa” của các cá nhân khi ở họ thiếu vắng phép cư xử tối thiểu ở nơi công cộng và tinh thần hợp tác cộng đồng…
Nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một lý do lớn và trực tiếp, đó là sự thiếu sót lặp đi lặp lại của bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức các lễ hội. Rõ ràng trước khi tiến hành lễ hội, họ hoàn toàn có thể dự tính trước được lượng khách và các tình huống phát sinh, nhưng dường như đã không có các biện pháp có hiệu quả để cải thiện tình hình.
Làm sao để không còn “tranh”, “cướp”?
Trung tâm của lễ hội là người dân, do vậy để lễ hội thành công thì đương nhiên phải dân chủ hóa lễ hội. Lễ hội phải do chính người dân đảm nhận trong tất cả các công việc, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Khi được đảm nhận vai trò này, người dân sẽ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ. Chính quyền và các ban ngành khác nếu tham gia chỉ nên tham gia trong vai trò cố vấn, trợ giúp vĩ mô hoặc trợ giúp về chuyên môn.
Cảnh ‘ném” và tranh lộc phản cảm ở lễ hội Chùa Hương vừa qua. Ảnh cắt từ clip, nguồn: Zing.vn |
Tham gia lễ hội hay thăm viếng đền chùa ở Nhật, nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận thấy những người trong ban tổ chức lễ hội và nhân viên điều hành nghi lễ hầu như không phải là nhân viên của chính quyền hay các ban ngành trực thuộc khối hành chính ở địa phương. Họ chính là những người làm việc thường xuyên ở đền, chùa đó hoặc những người dân làm tình nguyện, ngoài ra cả các du học sinh, người nước ngoài cũng có thể tham gia…
Trong những buổi lễ như thế, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chủ yếu thể hiện ở việc đảm bảo an ninh, an toàn với sự xuất hiện của những chiếc xe cứu hỏa, cứu thương cùng các nhân viên trong tư thế sẵn sàng hoặc các nhân viên cảnh sát cần mẫn im lặng quan sát đám đông. Quan chức địa phương chỉ đến trong chốc lát để phát biểu chào mừng hoặc động viên những người tổ chức, điều hành lễ hội, bắt tay, cúi đầu chào người dân...
Của cho và cách cho
Nhìn ở góc độ hẹp hơn, những cách thức thực thi có tính chất kỹ thuật trong các lễ hội ở Việt Nam cũng cần phải cải thiện ngay. Chẳng hạn khi “phát lộc”, tại sao lại dùng hình thức một người đứng trên bục cao rồi vứt một số lượng “lộc” hạn chế ra giữa đám đông kín đặc, dễ gây kích động, thiếu an toàn và có phần phản cảm.
Tại sao không nghĩ cách để ai có nhu cầu đều có lộc. Không nhất thiết phải miễn phí, vì sẽ rất khó khi phải bỏ công quỹ chuẩn bị một số lượng “lộc” lớn đến thế. Thay vào đó nên sử dụng cơ chế “cúng tiền nhận lộc”, với số tiền chỉ cần là số tiền mua chính phần “lộc” mà người dân nhận được. Phần gói ghém, chuẩn bị lộc có thể sử dụng các tình nguyện viên để giảm chi phí.
Thay vì phát lộc bằng cách tung, vứt tùy hứng, nên hướng dẫn người dân xếp hàng theo thứ tự để cúng tiền và nhận lộc. Khi biết ai cũng có phần người dân sẽ không cần phải ào ào tranh cướp.
Ở chùa Vàng nổi tiếng ở Kyoto (Nhật Bản), người ta thiết kế vé vào cửa thành chính chiếc “ấn” hay lá bùa phù hộ có đóng dấu của chùa, khách có thể mang về nhà như một tấm bùa phù hộ. Ở các đền chùa khác, người Nhật cũng bán những miếng gỗ nhỏ gọi là Ema với giá tương đương vài chục nghìn đồng tiền Việt để khách có thể mua và ghi ước nguyện lên. Những miếng Ema này sau khi làm lễ sẽ được treo lên trong đền, chùa.
Mỗi khi nhìn thấy cảnh cướp lộc trong các lễ hội ở quê hương, lòng tôi lại buồn thương khó tả. Giả sử là người quyền tổ chức lễ hội nào đó có màn “cướp lộc”, tôi sẽ thay vào các món đồ được dùng làm lộc truyền thống những cuốn sách bổ ích về giáo dục, môi trường, văn hóa, các giá trị nhân văn phổ quát… (có đóng dấu của ban tổ chức hay ngôi chùa diễn ra lễ hội).
Cách làm ấy chưa từng có trong truyền thống, nhưng tôi nghĩ chắc chắn các vị thần linh và tổ tiên cũng cảm thấy hài lòng. Bởi nước Việt ngày một dân chủ, giàu có, văn minh để người Việt có cuộc sống ngày một hạnh phúc hơn vốn là ước nguyện chung ngàn đời.
Nguyễn Quốc Vương
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhìn người Nhật tổ chức lễ hội mà thèm
Năm nào cũng thế, sau Tết, khi lễ hội diễn ra là lại tái diễn những cảnh lộn xộn mất an toàn với các màn “cướp lộc”, “tranh ấn” rất phản cảm và đi ngược tinh thần nhân văn vốn có.
Tại sao lại diễn ra tình trạng đó?
Nhu cầu tham gia các nghi lễ có tính chất tâm linh cùng ước nguyện các thế lực siêu nhiên phù hộ là chính đáng, có ở bất cứ ai không kể sang hèn. Ngay cả tại các nước dù đã công nghiệp hóa và có nền kinh tế phát triển, khoa học-kĩ thuật hiện đại, người dân vẫn có nhu cầu ấy.
Chẳng hạn ở Nhật Bản, vào dịp Tết (người Nhật đón tết Dương lịch), các đền chùa đông cứng người đến hành lễ, cầu nguyện. Họ cũng thực hành nhiều nghi lễ có tính chất tâm linh như rút quẻ, xin xăm, làm lễ trừ tai, giải hạn… Có những lễ hội kéo dài nhiều ngày. Có lễ hội thu hút đến cả hàng vạn người tham gia như lễ hội Jidai, lễ hội Gion…
Lễ hội Gion của Nhật Bản. Ảnh minh hoạ Travel Daily News Asia |
Tuy nhiên, đông đúc nhưng ai cũng tuân thủ nội quy và phép cư xử nơi công cộng: không vứt rác lung tung, không hút thuốc, không chen lấn, xô đẩy, cướp “lộc” và đều trật tự xếp hàng. Chẳng hạn, ở các đền thờ Thần đạo hay chùa, khi đang diễn ra các nghi lễ đặc biệt như trừ tai, giải hạn, kết hôn… người ta sẽ không cho phép chụp ảnh. Chỉ cần một nhân viên mặc đồng phục giơ cao chiếc biển vẽ biểu tượng cấm chụp ảnh hướng về đám đông là đủ khiến họ lặng phắc dõi theo buổi lễ trang trọng.
Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân cho tình trạng “cướp”, “tranh” ở lễ hội Việt Nam: nó là một hiện tượng xã hội, phản ánh và quy chiếu những vấn đề khác đang tồn tại trong xã hội, như sự bất an trong tinh thần và hoang mang trong lý giải niềm tin của con người. Cũng có thể tìm ra ở đó những khiếm khuyết trong sự “xã hội hóa” của các cá nhân khi ở họ thiếu vắng phép cư xử tối thiểu ở nơi công cộng và tinh thần hợp tác cộng đồng…
Nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một lý do lớn và trực tiếp, đó là sự thiếu sót lặp đi lặp lại của bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức các lễ hội. Rõ ràng trước khi tiến hành lễ hội, họ hoàn toàn có thể dự tính trước được lượng khách và các tình huống phát sinh, nhưng dường như đã không có các biện pháp có hiệu quả để cải thiện tình hình.
Làm sao để không còn “tranh”, “cướp”?
Trung tâm của lễ hội là người dân, do vậy để lễ hội thành công thì đương nhiên phải dân chủ hóa lễ hội. Lễ hội phải do chính người dân đảm nhận trong tất cả các công việc, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Khi được đảm nhận vai trò này, người dân sẽ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ. Chính quyền và các ban ngành khác nếu tham gia chỉ nên tham gia trong vai trò cố vấn, trợ giúp vĩ mô hoặc trợ giúp về chuyên môn.
Cảnh ‘ném” và tranh lộc phản cảm ở lễ hội Chùa Hương vừa qua. Ảnh cắt từ clip, nguồn: Zing.vn |
Tham gia lễ hội hay thăm viếng đền chùa ở Nhật, nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận thấy những người trong ban tổ chức lễ hội và nhân viên điều hành nghi lễ hầu như không phải là nhân viên của chính quyền hay các ban ngành trực thuộc khối hành chính ở địa phương. Họ chính là những người làm việc thường xuyên ở đền, chùa đó hoặc những người dân làm tình nguyện, ngoài ra cả các du học sinh, người nước ngoài cũng có thể tham gia…
Trong những buổi lễ như thế, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chủ yếu thể hiện ở việc đảm bảo an ninh, an toàn với sự xuất hiện của những chiếc xe cứu hỏa, cứu thương cùng các nhân viên trong tư thế sẵn sàng hoặc các nhân viên cảnh sát cần mẫn im lặng quan sát đám đông. Quan chức địa phương chỉ đến trong chốc lát để phát biểu chào mừng hoặc động viên những người tổ chức, điều hành lễ hội, bắt tay, cúi đầu chào người dân...
Của cho và cách cho
Nhìn ở góc độ hẹp hơn, những cách thức thực thi có tính chất kỹ thuật trong các lễ hội ở Việt Nam cũng cần phải cải thiện ngay. Chẳng hạn khi “phát lộc”, tại sao lại dùng hình thức một người đứng trên bục cao rồi vứt một số lượng “lộc” hạn chế ra giữa đám đông kín đặc, dễ gây kích động, thiếu an toàn và có phần phản cảm.
Tại sao không nghĩ cách để ai có nhu cầu đều có lộc. Không nhất thiết phải miễn phí, vì sẽ rất khó khi phải bỏ công quỹ chuẩn bị một số lượng “lộc” lớn đến thế. Thay vào đó nên sử dụng cơ chế “cúng tiền nhận lộc”, với số tiền chỉ cần là số tiền mua chính phần “lộc” mà người dân nhận được. Phần gói ghém, chuẩn bị lộc có thể sử dụng các tình nguyện viên để giảm chi phí.
Thay vì phát lộc bằng cách tung, vứt tùy hứng, nên hướng dẫn người dân xếp hàng theo thứ tự để cúng tiền và nhận lộc. Khi biết ai cũng có phần người dân sẽ không cần phải ào ào tranh cướp.
Ở chùa Vàng nổi tiếng ở Kyoto (Nhật Bản), người ta thiết kế vé vào cửa thành chính chiếc “ấn” hay lá bùa phù hộ có đóng dấu của chùa, khách có thể mang về nhà như một tấm bùa phù hộ. Ở các đền chùa khác, người Nhật cũng bán những miếng gỗ nhỏ gọi là Ema với giá tương đương vài chục nghìn đồng tiền Việt để khách có thể mua và ghi ước nguyện lên. Những miếng Ema này sau khi làm lễ sẽ được treo lên trong đền, chùa.
Mỗi khi nhìn thấy cảnh cướp lộc trong các lễ hội ở quê hương, lòng tôi lại buồn thương khó tả. Giả sử là người quyền tổ chức lễ hội nào đó có màn “cướp lộc”, tôi sẽ thay vào các món đồ được dùng làm lộc truyền thống những cuốn sách bổ ích về giáo dục, môi trường, văn hóa, các giá trị nhân văn phổ quát… (có đóng dấu của ban tổ chức hay ngôi chùa diễn ra lễ hội).
Cách làm ấy chưa từng có trong truyền thống, nhưng tôi nghĩ chắc chắn các vị thần linh và tổ tiên cũng cảm thấy hài lòng. Bởi nước Việt ngày một dân chủ, giàu có, văn minh để người Việt có cuộc sống ngày một hạnh phúc hơn vốn là ước nguyện chung ngàn đời.
Nguyễn Quốc Vương
Nguyễn Mộng Khôi chuyển