Kinh Đời

Nhớ lại tinh thần Charlie: hài hước, cực đoan, dung tục, và không chừa bất cứ cái gì

không chừa cái gì này (tự nhận với phương châm trên bìa là “Báo ngu và ác”), từng gặp phải vô khối đe dọa, thưa kiện; dĩ nhiên là báo vẫn trong khuôn khổ của luật pháp (luật cấm kỳ thị, bài Do thái, vu khống v.v.

 

Sáng Ánh

 

Trong bài trên có câu: “… đến năm 1961 (Wolinski) làm cho một ấn phẩm có tên Hara Kiri. Và khi tờ này bị nhà chức trách yêu cầu đóng cửa, ông cùng ban bệ kéo đi lập nên tờ Charlie Hebdo.”

 

Hara Kiri bị chính quyền Pháp đóng cửa vì đưa tin cựu tổng thống Pháp là tướng De Gaulle qua đời với trang bìa “Bal tragique a Colombey: 1 mort” (Thảm kịch nhảy đầm tại Colombey: 1 ng chết). Colombey là làng nơi De Gaulle ngụ, dạo ấy các làng mạc Pháp thứ Bảy hay tổ chức nhảy đầm, rượu vào lời qua tiếng lại, thỉnh thoảng ẩu đả ra chết người, các báo lá cải hay chạy tít “Bi kịch nhảy đầm” khiến cụm từ này trở thành thành ngữ.

http://soi.today/wp-content/images/2015/01/hara-kiri-dua-tin.jpg

Bìa báo khiến Hara-Kiri (tiền thân của Charlie) phải đóng cửa.

Một thí dụ còn nhớ (của riêng người viết này) là khi một nhà nghiên cứu Pháp là bà Claustre bị bắt giữ làm con tin tại môt nơi hẻo lánh tại sa mạc châu Phi (Chad) và cả nước hàng ngày ngóng tin bà này, lâu lâu nhóm bắt cóc lại cho phép bà gửi thông điệp ra ngoài để làm áp lực với quần chúng Pháp. Cùng lúc là đội bóng đá St Etienne (“les Verts”) đang hy vọng đoạt giải Âu châu. Charlie Hebdo lên bìa thế này: “Một thông điệp của bà Claustre: ‘Tiên lên les Verts!’”

Bìa báo đùa vụ con tin

Đây là tinh thần của Charlie, không kiêng thân phận của một con tin và dám giễu nhại sự quan tâm của quần chúng; tinh thần tự do tuyệt đối và bài kích không phải là nhằm vào con tin tội nghiệp này mà bài kích trào lưu của đám đông.

Trong lịch sử của tờ báo hài hước cực đoan dung tục và không chừa cái gì này (tự nhận với phương châm trên bìa là “Báo ngu và ác”), từng gặp phải vô khối đe dọa, thưa kiện; dĩ nhiên là báo vẫn trong khuôn khổ của luật pháp (luật cấm kỳ thị, bài Do thái, vu khống v.v.)

Bìa báo của hara-kiri luôn có dòng chữ “bête et méchant” trên đầu. (Không liên quan dòng chữ trên: bìa này vào năm 1970, nói về thuận (pour) hay chống (contre) việc tra tấn).

Phê bình người Do Thái hay Israel cũng là đề tài húy kị của truyền thông phương Tây nhưng tờ báo cũng không bao giờ cân nhắc và ngần ngại. Ki-tô và giáo hội là đề tài thường xuyên của tờ báo cùng các họa sĩ này, và nếu công tâm với người mới khuất thì cũng phải nhắc đến, tuy hẳn là họ chết dưới tay của Hồi giáo cực đoan chứ không phải là Ki-tô giáo hay Do thái giáo cực đoan, tuy các hội đoàn Do thái không chừa dịp nào để lôi họ ra tòa (chứ không phải pháp trường ).

Một biếm họa của tờ Charlie Hebdo: Giáo hoàng Benedict dặn một hồng y về vụ bê bối tình dục giữa giáo sĩ với trẻ em: “Làm phim đi, như Polanski ấy…”


Mặt khác, vì theo sát xã hội Pháp nên châm biếm của Charlie Hebdo rất là khó nắm với những ai không theo dõi các biến chuyển nhất thời hay giai đoạn của xã hội này. Thí dụ dưới đây liên hệ đến “quenelle” (cơ-nen) là một loại thức ăn (cá xay) giống dương vật hay xúc xích nhưng mềm.

Món quenelle

Thế nhưng sao ngoại hình dương vật lại vào đây? Có dạo kiểu chào do nhà hài hước Dieudonné (da đen và tự cho là chống chủ nghĩa Zion) phát minh ra và phổ biến bị phê bình là bài Do Thái. Kiểu chào này được coi là một kiểu chào quốc xã ngược và trái phép (luật cấm kỳ thị). Cầu thủ bóng đá Anelka vào một dịp ghi bàn thắng đã chào kiểu này. Theo Anelka là để thể hiện đoàn kết với bạn anh Dieudonné đang bị truyền thông và dư luận đánh. Truyền thông bèn đánh luôn Anelka , đi tìm ảnh của các nhân vật gần xa từng chào kiểu này trở thành phong trào (như cầu thủ Sakho) để phê bình. Giáo hội Do Thái than phiền với chính quyền Pháp là bắt gặp ngay cả lính canh một giáo đường Do Thái dùng kiểu chào (mang hàm ý là “Đ… ngược”) này, đến cả học sinh bị đuổi trường, cảnh sát điều tra tạm giữ v v.v. Cả nước đi lùng ai từng chào “quenelle”.

Cầu thủ bóng đá Anelka chào kiểu quenelle

Thành ra trong biếm họa dưới đây “đâu cũng thấy quenelle” nhưng phu nhân Trierweller thì giở chăn lên, nhìn vào bảo “Lại chẳng thấy có tăng trưởng ở đâu”. “Tăng trưởng” đây là kinh tế vì nước Pháp đang khó khăn về mặt này, cũng là ngụ ý cái dương vật của chồng (“tăng trưởng” ở chỗ khác, không dành cho bà nữa). Biếm họa dùng dương vật của tổng thống để phê bình việc chính quyền né tránh trách nhiệm chính mà chỉ lo hướng quần chúng về những chuyện đâu không như là chuyện chào của Dieudonné và đòi áp dụng luật pháp để chiều lòng quần chúng.

.

*

Trong các phản ứng tức thời của các đồng nghiệp trên thế giới, phần rất lớn là các tiếc thương dễ nghe và nhìn, lại càng cho thấy là tờ báo này cũng như các cây cọ mới mất đúng là rất khó mà thay thế được.

Vì thế, theo thiển kiến, trước bi kịch dã man ngày thứ Tư vừa qua, chắc phải dùng đúng cái tinh thần đó để điếu tang tiễn biệt các họa sĩ quá cố thay vì đồng lòng nhất loạt nào là phản đối khủng bố với lại tự do báo chí như ngoại trưởng Hoa Kỳ – mà ông này, bảo đảm là nếu còn sống, cả 4 họa sĩ quá cố nghe thấy thế chắc chắn sẽ cho ông ăn đủ thứ khó nuốt.

Hãy xem một thí dụ hiếm hoi là tranh của họa sĩ Zep nói về những cái chết này theo đúng tinh thần của Charlie Hebdo.

Trong tranh này, với câu trên đầu là: “Cabu, Wolinski, Tignous, Charb – một cái chết ‘bête et méchante’”, bên dưới, Cabu và ba đồng nghiệp khi bay thiên đường được bảo rằng: “Cabu, giờ mới thấy anh đi sớm trước mọi người”, ngụ ý Cabu không còn theo kịp thời đại nữa từ lâu nay, và Cabu hẳn phải mỉm cười.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ lại tinh thần Charlie: hài hước, cực đoan, dung tục, và không chừa bất cứ cái gì

không chừa cái gì này (tự nhận với phương châm trên bìa là “Báo ngu và ác”), từng gặp phải vô khối đe dọa, thưa kiện; dĩ nhiên là báo vẫn trong khuôn khổ của luật pháp (luật cấm kỳ thị, bài Do thái, vu khống v.v.

 

Sáng Ánh

 

Trong bài trên có câu: “… đến năm 1961 (Wolinski) làm cho một ấn phẩm có tên Hara Kiri. Và khi tờ này bị nhà chức trách yêu cầu đóng cửa, ông cùng ban bệ kéo đi lập nên tờ Charlie Hebdo.”

 

Hara Kiri bị chính quyền Pháp đóng cửa vì đưa tin cựu tổng thống Pháp là tướng De Gaulle qua đời với trang bìa “Bal tragique a Colombey: 1 mort” (Thảm kịch nhảy đầm tại Colombey: 1 ng chết). Colombey là làng nơi De Gaulle ngụ, dạo ấy các làng mạc Pháp thứ Bảy hay tổ chức nhảy đầm, rượu vào lời qua tiếng lại, thỉnh thoảng ẩu đả ra chết người, các báo lá cải hay chạy tít “Bi kịch nhảy đầm” khiến cụm từ này trở thành thành ngữ.

http://soi.today/wp-content/images/2015/01/hara-kiri-dua-tin.jpg

Bìa báo khiến Hara-Kiri (tiền thân của Charlie) phải đóng cửa.

Một thí dụ còn nhớ (của riêng người viết này) là khi một nhà nghiên cứu Pháp là bà Claustre bị bắt giữ làm con tin tại môt nơi hẻo lánh tại sa mạc châu Phi (Chad) và cả nước hàng ngày ngóng tin bà này, lâu lâu nhóm bắt cóc lại cho phép bà gửi thông điệp ra ngoài để làm áp lực với quần chúng Pháp. Cùng lúc là đội bóng đá St Etienne (“les Verts”) đang hy vọng đoạt giải Âu châu. Charlie Hebdo lên bìa thế này: “Một thông điệp của bà Claustre: ‘Tiên lên les Verts!’”

Bìa báo đùa vụ con tin

Đây là tinh thần của Charlie, không kiêng thân phận của một con tin và dám giễu nhại sự quan tâm của quần chúng; tinh thần tự do tuyệt đối và bài kích không phải là nhằm vào con tin tội nghiệp này mà bài kích trào lưu của đám đông.

Trong lịch sử của tờ báo hài hước cực đoan dung tục và không chừa cái gì này (tự nhận với phương châm trên bìa là “Báo ngu và ác”), từng gặp phải vô khối đe dọa, thưa kiện; dĩ nhiên là báo vẫn trong khuôn khổ của luật pháp (luật cấm kỳ thị, bài Do thái, vu khống v.v.)

Bìa báo của hara-kiri luôn có dòng chữ “bête et méchant” trên đầu. (Không liên quan dòng chữ trên: bìa này vào năm 1970, nói về thuận (pour) hay chống (contre) việc tra tấn).

Phê bình người Do Thái hay Israel cũng là đề tài húy kị của truyền thông phương Tây nhưng tờ báo cũng không bao giờ cân nhắc và ngần ngại. Ki-tô và giáo hội là đề tài thường xuyên của tờ báo cùng các họa sĩ này, và nếu công tâm với người mới khuất thì cũng phải nhắc đến, tuy hẳn là họ chết dưới tay của Hồi giáo cực đoan chứ không phải là Ki-tô giáo hay Do thái giáo cực đoan, tuy các hội đoàn Do thái không chừa dịp nào để lôi họ ra tòa (chứ không phải pháp trường ).

Một biếm họa của tờ Charlie Hebdo: Giáo hoàng Benedict dặn một hồng y về vụ bê bối tình dục giữa giáo sĩ với trẻ em: “Làm phim đi, như Polanski ấy…”


Mặt khác, vì theo sát xã hội Pháp nên châm biếm của Charlie Hebdo rất là khó nắm với những ai không theo dõi các biến chuyển nhất thời hay giai đoạn của xã hội này. Thí dụ dưới đây liên hệ đến “quenelle” (cơ-nen) là một loại thức ăn (cá xay) giống dương vật hay xúc xích nhưng mềm.

Món quenelle

Thế nhưng sao ngoại hình dương vật lại vào đây? Có dạo kiểu chào do nhà hài hước Dieudonné (da đen và tự cho là chống chủ nghĩa Zion) phát minh ra và phổ biến bị phê bình là bài Do Thái. Kiểu chào này được coi là một kiểu chào quốc xã ngược và trái phép (luật cấm kỳ thị). Cầu thủ bóng đá Anelka vào một dịp ghi bàn thắng đã chào kiểu này. Theo Anelka là để thể hiện đoàn kết với bạn anh Dieudonné đang bị truyền thông và dư luận đánh. Truyền thông bèn đánh luôn Anelka , đi tìm ảnh của các nhân vật gần xa từng chào kiểu này trở thành phong trào (như cầu thủ Sakho) để phê bình. Giáo hội Do Thái than phiền với chính quyền Pháp là bắt gặp ngay cả lính canh một giáo đường Do Thái dùng kiểu chào (mang hàm ý là “Đ… ngược”) này, đến cả học sinh bị đuổi trường, cảnh sát điều tra tạm giữ v v.v. Cả nước đi lùng ai từng chào “quenelle”.

Cầu thủ bóng đá Anelka chào kiểu quenelle

Thành ra trong biếm họa dưới đây “đâu cũng thấy quenelle” nhưng phu nhân Trierweller thì giở chăn lên, nhìn vào bảo “Lại chẳng thấy có tăng trưởng ở đâu”. “Tăng trưởng” đây là kinh tế vì nước Pháp đang khó khăn về mặt này, cũng là ngụ ý cái dương vật của chồng (“tăng trưởng” ở chỗ khác, không dành cho bà nữa). Biếm họa dùng dương vật của tổng thống để phê bình việc chính quyền né tránh trách nhiệm chính mà chỉ lo hướng quần chúng về những chuyện đâu không như là chuyện chào của Dieudonné và đòi áp dụng luật pháp để chiều lòng quần chúng.

.

*

Trong các phản ứng tức thời của các đồng nghiệp trên thế giới, phần rất lớn là các tiếc thương dễ nghe và nhìn, lại càng cho thấy là tờ báo này cũng như các cây cọ mới mất đúng là rất khó mà thay thế được.

Vì thế, theo thiển kiến, trước bi kịch dã man ngày thứ Tư vừa qua, chắc phải dùng đúng cái tinh thần đó để điếu tang tiễn biệt các họa sĩ quá cố thay vì đồng lòng nhất loạt nào là phản đối khủng bố với lại tự do báo chí như ngoại trưởng Hoa Kỳ – mà ông này, bảo đảm là nếu còn sống, cả 4 họa sĩ quá cố nghe thấy thế chắc chắn sẽ cho ông ăn đủ thứ khó nuốt.

Hãy xem một thí dụ hiếm hoi là tranh của họa sĩ Zep nói về những cái chết này theo đúng tinh thần của Charlie Hebdo.

Trong tranh này, với câu trên đầu là: “Cabu, Wolinski, Tignous, Charb – một cái chết ‘bête et méchante’”, bên dưới, Cabu và ba đồng nghiệp khi bay thiên đường được bảo rằng: “Cabu, giờ mới thấy anh đi sớm trước mọi người”, ngụ ý Cabu không còn theo kịp thời đại nữa từ lâu nay, và Cabu hẳn phải mỉm cười.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm