Thân Hữu Tiếp Tay...
Nhớ nghề.
Mình làm đủ thứ nghề, nếu nói nghiêm chỉnh nhất thì mình làm nghề trang trí nội thất, biển quảng cáo, in ấn. Đó là công việc mình làm dài nhất gần 10 năm. Bắt đầu từ thợ học việc, đạp xe đi ngày hai buổi đến lúc mở công ty riêng, có văn phòng, có xưởng nhà xưởng, có hơn mười công nhân.
Lúc làm ông chủ nhỏ, mình vẫn làm mọi việc như các thợ của mình. Bởi vậy rất đồng cảm với anh em, lúc ăn cũng tất cả vào quán cơm bình dân, đi làm xa thì tất cả cùng một nhà trọ. Tiền lương, thưởng của mọi người không bao giờ chậm trễ, thậm chí còn ứng trước. Thuế má hóa đơn đầu ra đầu vào lúc nào cũng sạch sẽ, cũng bởi là mình toàn nhận lại từ công ty khác, tức là B phẩy, cho nên chỉ nặng về phần thi công và lấy tiền mặt chứ việc kia không phải lo nhiều.
Cái nghề này phải biết đủ món, nề, nhôm, sắt, mộc, in ấn....và cả chém gió nữa.
Một hôm có công ty mới mở, họ cần sửa cửa hàng. Họ đặt làm tấm biển, quầy lễ tân, cửa nhôm. Nhóm thợ của mình đảm nhận hết, mình thì lúc cầm mỏ hàn, lúc lại đo thanh nhôm cắt khoan bắt ke bên trong, lúc lại dùng súng băn đinh, giấy ráp để làm cái quầy. Ông giám đốc công ty đặt hàng lúc đó đang gọi điện nhờ ai đó viết bài trên website giới thiệu về công ty. Mình đang làm thấy ông ấy nhờ vả vụ viết bài giới thiệu khó khăn, mình bèn nói để đấy mình lo cho. Ông kia tưởng mình quen ai, nên khi mình hỏi cần nội dung thế nào, nói ý ra, ông ý cũng trình bày kiểu tiện hỏi thì tao trả lời. Lúc mình giở máy tính ra viết trực tiếp, vừa viết vừa hỏi, nhoáng cái xong một bài. Ông ý đọc xong chỉnh lại một hai câu, rồi tháo kính nhìn mình ngỡ ngàng thốt.
- Thật sự là mày còn biết làm những gì.?
Mình định nói là tôi có thể đòi nợ thuê, chém thuê ....nhưng mình nói thế sợ ông ấy sợ mất mật, nên chỉ nói là biết tí về quay phim, chụp ảnh. Bài đó ông ấy trả mình 1 triệu, đám thợ của mình cũng lác mắt. Hôm đó mình đem cả triệu đi khao thợ uống bia. Cả bọn vui phơi phới.
Biết nhiều nghề cũng có lợi, cái lần bị bắt vì tội in áo Hoàng Sa- Trường Sa năm 2009, an ninh bộ hỏi mình trong B14 là áo in đâu. Mình tự nhận in lấy, họ bắt kể quy trình in, mình kể rành rọt mà chả cần kẻ có nghề in, an ninh cũng phải gật đầu là mình kể đúng..từ công đoạn lưới mắt bao nhiêu, làm bản can, phơi lưới, pha mực, hóa chất, bàn in....mình hỏi có cần thực nghiệm điều tra không. An ninh lắc đầu nói chúng tôi biết không phải anh in, nhưng thực nghiệm thì không cần vì chúng tôi biết anh làm được.
Hôm qua đi đường, thấy bọn Đức thi công làm một cửa hàng. Mình đứng nhìn một lúc, rồi tự dưng thành nhìn bao lâu, lạnh căm mà vẫn đứng nhìn.
Bọn nó chỉ gắn mấy cái đèn chiếu sáng bên ngoài hắt vào tủ kính. Ở mình như thế chỉ vác cái ghế ra đứng khoan, bắt vít tí là xong. Đằng này hai thằng khệ nệ mang giàn giáo ra lắp, kiểm tra giáo vững chưa rồi mới leo lên. Bọn chúng mặc đồ bảo hộ lao động, dây lưng, túi quần đeo lỉnh kỉnh đỉ thứ. Khác hẳn với mình làm ở nhà. Đầu tiên mình nghĩ bọn này nhiêu khê, bắt mấy cái đèn mà mất 20 phút khiêng giàn giáo ra lắp, xong lại tháo đi hết mẹ nó thời gian. Trong khi mình chỉ kiếm cái ghế nhảy tót lên là làm ổn.
Mình đứng xem một lúc rồi lại nghĩ, đm bọn nó mà ngu thì nó đã không giàu như thế này, có tiền nuôi thằng như mình ăn học đỉnh đương.
Bỗng nhiên mình lạnh người nghĩ lại những lần làm trên cao, không giàn giáo, không cẩn cẩu, không cả dây bảo hiểm. Những người thợ làm quảng cáo vắt vẻo quắp chân vào đâu đó người với hai tay để hàn, khoan hay gá lắp gì đó. Có phải vì chúng ta thông minh hơn hay là chúng ta liều lĩnh hơn.? Chúng ta cố gắng giảm chi phí thi công bằng cách mạo hiểm với tính mạng của người thợ.?
Lúc mình làm thuê, có lần làm cái biển ở Hải Dương, tên hiệu là Huệ Lan. Tấm biển to treo tít trên cao, xong xuối rồi đứng dưới ngắm thế nào lại thành chữ Huệ Lán. Xem lại mới biết có miếng đề can dính vào trên chữ Lan, nhìn dưới đất y như chữ Huệ Lán. Thật gay go, chả lẽ giờ đi tháo cái biển xuống để bóc miếng đề can như dấu sắc oái ăm kia. Để đó thì đời nào nhà chủ chấp nhận, đến mình cũng còn chả chấp nhận được nữa là. Nghĩ nát óc đi thuê giàn giáo hay cẩu đưa người lên thì tốn kém quá sức. Cuối cùng thì vì là thợ cả, nên mình bị đổ tội hết lên đầu, mặc dù phó giám đốc đứng đó nhiệm vụ theo dõi nhưng anh ta chối trách nhiệm thì mình cũng không đôi co. Mình bảo hai thằng nữa kiếm dây thừng và một cái thang dòng cái thang từ đỉnh biển xuống. Mình leo theo cái thang bóc cái miếng đề can kia đi, trên cao gió thổi phần phật, lúc bóc xong nhìn xuống dưới thấy người đi đường há hốc mồm đứng xem.
Giờ thì mình hãi, mình mới hiểu thế nào là nhân công giá rẻ, nhân công cần cù , nhân công phát huy sáng tạo...mà nhà nước tuyên truyền. Vì mình từng là nhân công thực thụ, từng sáng tạo thực thụ, những kiểu sáng tạo mà các nhân công ở nơi khác chắc vỡ mật vì sợ chứ không phải vì nể phục. Những người vào mạng đọc tin tức phần đông ít người là công nhân, có lẽ không hiểu rõ về an toàn lao động. Nếu bạn nào từng làm công nhân xây dựng, cơ khí chắc hiểu hơn ai hết về khái niệm này.
Mình cũng từng đi làm thợ lưu hóa cao su, thợ cán cao su. Cán cao su trên hai quả lô ban đêm là một việc làm nguy hiểm, người thợ phải lấy tay nhồi mủ cao su vào quả lô liên tục, vừa nhồi vừa đổ hóa chất vào để miếng mủ nhuyễn với hóa chất thành miếng cao su chưa lưu hóa. Các hóa chất toàn loại cực nhẹ, bay mù mịt. Nhiều người đã vì lỡ đà mà cho tay vào hai quả lô bằng thép đang cuốn đến cụt tận khuỷa tay. Và mỗi sáng trở về tắm hết nửa bánh xà phòng, khạc đờm mũi ra thấy đen nhánh vì hóa chất ( bột loa ).
Mẹ kiếp,người công nhân Việt Nam đi làm công nhân mà như là nhiều khi đi qua trận chiến.
Sau này mình nhận làm cho nhiều cửa hàng, mình lấy cao hơn nơi khác, họ hỏi mình trình bày cặn kẽ vật liệu, nhân công và cách thi công an toàn. Mình dọa bóng gió là làm không cẩn thận mà thợ ngã chết, thì cửa hàng của họ bị dớp xấu. Nhiều người nghe thấy ok ngay, nhiều người thì họ bảo không cần biết, bọn A, bọn B nó cũng làm giá đấy mà có thằng nào ngã đâu.
Mình có 3 năm làm chủ, thợ của mình chỉ xây xước, chảy máu khi bê đồ. Chưa phải khâu mũi nào, nặng nhất bó qua hai hôm là lành. Thôi thế cũng an ủi, giờ mà có quay về nghề cũ cũng hoảng. Lấy giá cao thì không cạnh tranh nổi, lấy giá thấp cắt bỏ phần an toàn thi công, lỡ có chuyện gì thì ân hân cả đời.
Thực sự thì nhìn những người công nhân ở Đức làm việc, thấy thương cho những người công nhân Việt Nam. Nghĩ lại hình ảnh những người công nhân Việt Nam làm việc với môi trường, tình trạng an toàn lao động mà xót xa đau đáu. Chẳng dám mơ chuyện tiền lương được như nhau, chỉ mong sao người công nhân Việt Nam làm việc trong môi trường an toàn là mừng lắm rồi. Nhưng một nền kính tế như hiện nay, một nền văn hóa như hiện nay thì điều đó mãi mãi là ước mộng.
Nhắc chuyện này, nhiều người sẽ nói mình dở hơi. Xã hội còn bao nhiêu thứ phải lo, phải làm. Rồi có kẻ lại nói là đi làm mà nguy hiểm thế thì chọn nghề khác mà làm, kêu ca cái gì. Đấy, văn hóa kiểu đó bảo sao nhiều thằng đi cướp giật, trấn lột, lừa đảo, dẫm đạp lên nhau mà sống.
Một nền lãnh đạo có tâm, có tài, không tham nhũng, quan liêu, lãng phí, xa hoa. Tính toán chặt chẽ thì với sự chăm chỉ, dễ bảo của bản chất người công nhân Việt Nam, khối thứ sẽ được cải thiện, nhất là an toàn lao động. Một quan chức sửa chữa tàu nâng giá mua ụ nổi, tham nhũng hàng triệu đô cho bồ nhí, thì làm sao lo được cho công nhân kỹ càng đến an toàn lao động. Thời gian làm lãnh đạo lo tham nhũng, lo lo lót đã chiếm hết tâm trí rồi còn đâu . Nguyên nhân cứ nhìn thấy ở đấy đã, chả cần phải nói thác rằng xã hội nó thế, cuộc sống nó thế như là nguyên nhân tại trời.
Đảng cộng sản lãnh đạo, nòng cốt là lực lượng công nhân. Có mà nòng cốt là gia đình danh gia vọng tộc như Dương Chí Dũng thì có.
Ai có thời gian, nhìn hộ xem nòng cốt công nhân đang lao động trong môi trường thế nào một cái
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2013/12/nho-nghe.html
Nhớ nghề.
Mình làm đủ thứ nghề, nếu nói nghiêm chỉnh nhất thì mình làm nghề trang trí nội thất, biển quảng cáo, in ấn. Đó là công việc mình làm dài nhất gần 10 năm. Bắt đầu từ thợ học việc, đạp xe đi ngày hai buổi đến lúc mở công ty riêng, có văn phòng, có xưởng nhà xưởng, có hơn mười công nhân.
Lúc làm ông chủ nhỏ, mình vẫn làm mọi việc như các thợ của mình. Bởi vậy rất đồng cảm với anh em, lúc ăn cũng tất cả vào quán cơm bình dân, đi làm xa thì tất cả cùng một nhà trọ. Tiền lương, thưởng của mọi người không bao giờ chậm trễ, thậm chí còn ứng trước. Thuế má hóa đơn đầu ra đầu vào lúc nào cũng sạch sẽ, cũng bởi là mình toàn nhận lại từ công ty khác, tức là B phẩy, cho nên chỉ nặng về phần thi công và lấy tiền mặt chứ việc kia không phải lo nhiều.
Cái nghề này phải biết đủ món, nề, nhôm, sắt, mộc, in ấn....và cả chém gió nữa.
Một hôm có công ty mới mở, họ cần sửa cửa hàng. Họ đặt làm tấm biển, quầy lễ tân, cửa nhôm. Nhóm thợ của mình đảm nhận hết, mình thì lúc cầm mỏ hàn, lúc lại đo thanh nhôm cắt khoan bắt ke bên trong, lúc lại dùng súng băn đinh, giấy ráp để làm cái quầy. Ông giám đốc công ty đặt hàng lúc đó đang gọi điện nhờ ai đó viết bài trên website giới thiệu về công ty. Mình đang làm thấy ông ấy nhờ vả vụ viết bài giới thiệu khó khăn, mình bèn nói để đấy mình lo cho. Ông kia tưởng mình quen ai, nên khi mình hỏi cần nội dung thế nào, nói ý ra, ông ý cũng trình bày kiểu tiện hỏi thì tao trả lời. Lúc mình giở máy tính ra viết trực tiếp, vừa viết vừa hỏi, nhoáng cái xong một bài. Ông ý đọc xong chỉnh lại một hai câu, rồi tháo kính nhìn mình ngỡ ngàng thốt.
- Thật sự là mày còn biết làm những gì.?
Mình định nói là tôi có thể đòi nợ thuê, chém thuê ....nhưng mình nói thế sợ ông ấy sợ mất mật, nên chỉ nói là biết tí về quay phim, chụp ảnh. Bài đó ông ấy trả mình 1 triệu, đám thợ của mình cũng lác mắt. Hôm đó mình đem cả triệu đi khao thợ uống bia. Cả bọn vui phơi phới.
Biết nhiều nghề cũng có lợi, cái lần bị bắt vì tội in áo Hoàng Sa- Trường Sa năm 2009, an ninh bộ hỏi mình trong B14 là áo in đâu. Mình tự nhận in lấy, họ bắt kể quy trình in, mình kể rành rọt mà chả cần kẻ có nghề in, an ninh cũng phải gật đầu là mình kể đúng..từ công đoạn lưới mắt bao nhiêu, làm bản can, phơi lưới, pha mực, hóa chất, bàn in....mình hỏi có cần thực nghiệm điều tra không. An ninh lắc đầu nói chúng tôi biết không phải anh in, nhưng thực nghiệm thì không cần vì chúng tôi biết anh làm được.
Hôm qua đi đường, thấy bọn Đức thi công làm một cửa hàng. Mình đứng nhìn một lúc, rồi tự dưng thành nhìn bao lâu, lạnh căm mà vẫn đứng nhìn.
Bọn nó chỉ gắn mấy cái đèn chiếu sáng bên ngoài hắt vào tủ kính. Ở mình như thế chỉ vác cái ghế ra đứng khoan, bắt vít tí là xong. Đằng này hai thằng khệ nệ mang giàn giáo ra lắp, kiểm tra giáo vững chưa rồi mới leo lên. Bọn chúng mặc đồ bảo hộ lao động, dây lưng, túi quần đeo lỉnh kỉnh đỉ thứ. Khác hẳn với mình làm ở nhà. Đầu tiên mình nghĩ bọn này nhiêu khê, bắt mấy cái đèn mà mất 20 phút khiêng giàn giáo ra lắp, xong lại tháo đi hết mẹ nó thời gian. Trong khi mình chỉ kiếm cái ghế nhảy tót lên là làm ổn.
Mình đứng xem một lúc rồi lại nghĩ, đm bọn nó mà ngu thì nó đã không giàu như thế này, có tiền nuôi thằng như mình ăn học đỉnh đương.
Bỗng nhiên mình lạnh người nghĩ lại những lần làm trên cao, không giàn giáo, không cẩn cẩu, không cả dây bảo hiểm. Những người thợ làm quảng cáo vắt vẻo quắp chân vào đâu đó người với hai tay để hàn, khoan hay gá lắp gì đó. Có phải vì chúng ta thông minh hơn hay là chúng ta liều lĩnh hơn.? Chúng ta cố gắng giảm chi phí thi công bằng cách mạo hiểm với tính mạng của người thợ.?
Lúc mình làm thuê, có lần làm cái biển ở Hải Dương, tên hiệu là Huệ Lan. Tấm biển to treo tít trên cao, xong xuối rồi đứng dưới ngắm thế nào lại thành chữ Huệ Lán. Xem lại mới biết có miếng đề can dính vào trên chữ Lan, nhìn dưới đất y như chữ Huệ Lán. Thật gay go, chả lẽ giờ đi tháo cái biển xuống để bóc miếng đề can như dấu sắc oái ăm kia. Để đó thì đời nào nhà chủ chấp nhận, đến mình cũng còn chả chấp nhận được nữa là. Nghĩ nát óc đi thuê giàn giáo hay cẩu đưa người lên thì tốn kém quá sức. Cuối cùng thì vì là thợ cả, nên mình bị đổ tội hết lên đầu, mặc dù phó giám đốc đứng đó nhiệm vụ theo dõi nhưng anh ta chối trách nhiệm thì mình cũng không đôi co. Mình bảo hai thằng nữa kiếm dây thừng và một cái thang dòng cái thang từ đỉnh biển xuống. Mình leo theo cái thang bóc cái miếng đề can kia đi, trên cao gió thổi phần phật, lúc bóc xong nhìn xuống dưới thấy người đi đường há hốc mồm đứng xem.
Giờ thì mình hãi, mình mới hiểu thế nào là nhân công giá rẻ, nhân công cần cù , nhân công phát huy sáng tạo...mà nhà nước tuyên truyền. Vì mình từng là nhân công thực thụ, từng sáng tạo thực thụ, những kiểu sáng tạo mà các nhân công ở nơi khác chắc vỡ mật vì sợ chứ không phải vì nể phục. Những người vào mạng đọc tin tức phần đông ít người là công nhân, có lẽ không hiểu rõ về an toàn lao động. Nếu bạn nào từng làm công nhân xây dựng, cơ khí chắc hiểu hơn ai hết về khái niệm này.
Mình cũng từng đi làm thợ lưu hóa cao su, thợ cán cao su. Cán cao su trên hai quả lô ban đêm là một việc làm nguy hiểm, người thợ phải lấy tay nhồi mủ cao su vào quả lô liên tục, vừa nhồi vừa đổ hóa chất vào để miếng mủ nhuyễn với hóa chất thành miếng cao su chưa lưu hóa. Các hóa chất toàn loại cực nhẹ, bay mù mịt. Nhiều người đã vì lỡ đà mà cho tay vào hai quả lô bằng thép đang cuốn đến cụt tận khuỷa tay. Và mỗi sáng trở về tắm hết nửa bánh xà phòng, khạc đờm mũi ra thấy đen nhánh vì hóa chất ( bột loa ).
Mẹ kiếp,người công nhân Việt Nam đi làm công nhân mà như là nhiều khi đi qua trận chiến.
Sau này mình nhận làm cho nhiều cửa hàng, mình lấy cao hơn nơi khác, họ hỏi mình trình bày cặn kẽ vật liệu, nhân công và cách thi công an toàn. Mình dọa bóng gió là làm không cẩn thận mà thợ ngã chết, thì cửa hàng của họ bị dớp xấu. Nhiều người nghe thấy ok ngay, nhiều người thì họ bảo không cần biết, bọn A, bọn B nó cũng làm giá đấy mà có thằng nào ngã đâu.
Mình có 3 năm làm chủ, thợ của mình chỉ xây xước, chảy máu khi bê đồ. Chưa phải khâu mũi nào, nặng nhất bó qua hai hôm là lành. Thôi thế cũng an ủi, giờ mà có quay về nghề cũ cũng hoảng. Lấy giá cao thì không cạnh tranh nổi, lấy giá thấp cắt bỏ phần an toàn thi công, lỡ có chuyện gì thì ân hân cả đời.
Thực sự thì nhìn những người công nhân ở Đức làm việc, thấy thương cho những người công nhân Việt Nam. Nghĩ lại hình ảnh những người công nhân Việt Nam làm việc với môi trường, tình trạng an toàn lao động mà xót xa đau đáu. Chẳng dám mơ chuyện tiền lương được như nhau, chỉ mong sao người công nhân Việt Nam làm việc trong môi trường an toàn là mừng lắm rồi. Nhưng một nền kính tế như hiện nay, một nền văn hóa như hiện nay thì điều đó mãi mãi là ước mộng.
Nhắc chuyện này, nhiều người sẽ nói mình dở hơi. Xã hội còn bao nhiêu thứ phải lo, phải làm. Rồi có kẻ lại nói là đi làm mà nguy hiểm thế thì chọn nghề khác mà làm, kêu ca cái gì. Đấy, văn hóa kiểu đó bảo sao nhiều thằng đi cướp giật, trấn lột, lừa đảo, dẫm đạp lên nhau mà sống.
Một nền lãnh đạo có tâm, có tài, không tham nhũng, quan liêu, lãng phí, xa hoa. Tính toán chặt chẽ thì với sự chăm chỉ, dễ bảo của bản chất người công nhân Việt Nam, khối thứ sẽ được cải thiện, nhất là an toàn lao động. Một quan chức sửa chữa tàu nâng giá mua ụ nổi, tham nhũng hàng triệu đô cho bồ nhí, thì làm sao lo được cho công nhân kỹ càng đến an toàn lao động. Thời gian làm lãnh đạo lo tham nhũng, lo lo lót đã chiếm hết tâm trí rồi còn đâu . Nguyên nhân cứ nhìn thấy ở đấy đã, chả cần phải nói thác rằng xã hội nó thế, cuộc sống nó thế như là nguyên nhân tại trời.
Đảng cộng sản lãnh đạo, nòng cốt là lực lượng công nhân. Có mà nòng cốt là gia đình danh gia vọng tộc như Dương Chí Dũng thì có.
Ai có thời gian, nhìn hộ xem nòng cốt công nhân đang lao động trong môi trường thế nào một cái
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2013/12/nho-nghe.html