Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Nhớ người đã “NẰM XUỐNG” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời, trong tháng sáu tôi được miếng ngon hay bị đòn đau, chả biết nữa, chỉ biết mỗi lần tháng sáu
(HNPĐ) Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời, trong tháng sáu tôi được miếng ngon hay bị đòn đau, chả biết nữa, chỉ biết mỗi lần tháng sáu đến thì tôi lại bùi ngùi, tiếc cho thân phận mình, buồn cho kiếp tha hương của người lính trẻ ngày nào.
Ra đi vì không còn sự chọn lựa, đành phải bỏ xứ sau bao khổ nhục đắng cay tù đày, ra đi là để có được sự tự do, dù là phải tha hương - Còn nhớ ư khỏi phải nói, nhớ vô cùng nhớ quay quắt, nhớ nhà nhớ người nhớ việc, lắm lúc nhớ quá nhớ hoài như thế, khiến trong tôi mọi cái như mới vừa hôm qua, vừa ban sáng.
Hôm nay, khi soi gương nhìn lại khuôn mặt mình, đầy những vết nhăn, nhìn lại tóc mình nó mang màu của muối nhiều hơn tiêu, mới thấy thời gian đã qua rất nhiều, đã qua rất lâu, gấn bốn chục năm rồi. Bằng phép toán, thì bốn chục năm là nữa đời người, như vậy có thể nói trong tôi và cũng chung nhiều anh em khác nữa, một câu nói không sai là nữa đời sau nhớ tiếc nữa đời trước.
Năm nào cũng vậy, với tôi tháng sáu được bắt đầu từ ngày Memorial Day, ngày cuối của tháng năm - Từ khi thành phố Wesminster Cali nơi tôi sống có được đài tưởng niệm, thì ngày chiến sĩ trận vong đến tôi lại tìm ra đó, ngồi một mình thường là vào lúc hoàng hôn, cũng có lúc vì phải đi làm hay về trễ, tôi đến đó trong đêm khuya một mình đậu xe bên lề, ngồi nhìn tượng đài mà đắm mình trong cảm xúc riêng.
Hình ảnh quá khứ tràn về, lắm lúc làm tôi buồn dật dờ cả tuần lễ, những lần như thế, biết bao tiếc nuối cho ngày tháng cũ, những nhớ thương bạn bè xưa, những đứa đã nằm xuống. Chúng đi trả nợ nước non, công việc chúng làm mà ta có thể nói không ngoa là đi làm lịch sử, xin đừng cho là tôi dùng chữ dao to búa lớn, nói như vậy thật xứng đáng với chúng, vậy mà con người chúng nó thật bình thường, chỉ là người lính thế thôi. Thế hệ chúng tôi, có người gọi là thế hệ của lính, có lẽ cũng không sai là mấy, miền nam trước 75 có lắm gia đình, cha là lính, các anh trai cũng là lính, có khi ba thế hệ một nhà đều là lính.
Hôm qua tại công viên tượng đài Việt Mỹ, tôi đã có dịp nói chuyện với một cô gái, nước mắt đoanh tròng khi kể về sự hy sinh anh dũng, của cha cô trên chiến trận Bình Long ngày nào, tiếng nấc chen lẫn lời kể, khiến lời kể không còn suông sẽ. Nước mắt cô không còn rưng rưng, mà nó đã lăn dài hai bên má, cô khóc thật sự, cô cố kềm tiếng nấc, những giọt lệ tiếc thương đó đã làm cho nước mắt tôi cũng không cầm được, cổ họng tôi nghẹn đắng, cảnh vật nhạt nhòa - Phải được nhìn thấy những giọt nước mắt đó mới thấm, mới hiểu tình thương của cô đã dành cho cha cô, một người lính VNCH, nó đậm sâu ra sao.
Trong cái nắng chiều dần tàn của buổi hoàng hôn, cô luôn ngước cao nhìn hai bức tượng, mà nước mắt chảy không thôi, cô đang nhớ tới cha - Tôi từng là người lính, cũng từng là người tù, đắng cay bầm dập quá nhiều, lại thêm đâu còn trẻ gì, tuổi đang bước đến bẩy mươi, thế mà nhìn những giọt nước mắt của cô gái, nước mắt tôi vẫn đong đầy theo cô.
Nhìn tôi tháo kính ra để lau nước mắt, cô hỏi nhỏ: -Chú cũng khóc như con sao?, con tưởng chỉ có con vì thương bố, con mới khóc… Để dấu cái yếu mềm của mình, tôi nói cùng cô một câu mà chính tôi, biết mình cũng không làm được: -Thôi con à, hãy để mọi thứ ngủ yên đi, đừng đánh động chúng dậy làm gì cho thêm buồn!, Tôi chào cô, xoay bước đi mà gần như chạy.
Nhiều chuyện xảy ra không lý giải được, nhưng ta thấy nó như từ một sự duyên định khiến xui, tôi đi tìm lại hình ảnh xưa, nhớ đến những thằng bạn nằm xuống trong cuộc chiến, cô con gái nhớ cha tử trận, tìm đến tượng đài, để rồi những giọt nước mắt cùng rơi. Ra xe ngồi thừ một lúc lâu, xúc động dần lắng xuống, và chợt nhớ mình đã gọi cô là con, tôi biết mình đã bị cái lòng thương cha, của đứa con gái người lính Bình Long tử trận năm xưa, làm cho say.
Cảm xúc trong tôi, giống như những lần nhìn bức ảnh tiếc thương, của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh “Cô gái với tấm thẻ bài”, là tôi lại nhớ lại cảnh lần đầu tiên trong đời lính, chiều mưa đến nghĩa trang Quân đội Biên hòa, viếng một đứa bạn vừa tử trận, nấm mồ nó mới vừa đắp đất, lá cờ ướt sũng như ôm sát lấy vung đất phủ kín tấm thân còn quá trẻ của nó.
Cũng thế từ ngày đến Mỹ, bỗng dưng tôi có cái rất lạ, là cứ ưa đi tìm hình ảnh cũ qua người khác, chắc nó là hình thái muốn tìm lại chính mình ngày nào đó thôi, thấy ai trạc tuổi mình, thì hỏi trước đơn vị nào, cải tạo ở đâu, nếu thế thì HO mấy, ở Việt nam thì ở đâu. Để rồi sau đó hành sử hoàn toàn do tình cảm chi phối. Thấy cô gái khóc nhớ cha chết trận, thì tôi đối với cô bằng sự gấn gũi đầy thương cảm, nghe nói dân HO là có ngay cái thân tình của một bạn tù cải tạo.
Người lính tử trận Bình Long, tôi nghĩ ông dầu sao vẫn còn có được cái hạnh phúc lớn lao, là ông có được một người con gái, con ông cô ấy thương ông, tự hào nói về ông, tôi chắc bên kia thế giới ông đang mỉm cười hài lòng. Còn những thằng bạn tôi, cho phép tôi gọi chúng như vậy, như ngày xưa chúng tôi vẫn thường xưng hô, chúng hầu hết còn độc thân, chỉ có người yêu thôi, đời lính nếu một mai bị loại khỏi vòng chiến, chúng không làm dang dở đời người chúng thương.
Trong bọn chúng có một thằng tôi thân nhất, cũng ít gặp nhất, mấy năm trời tất cả chỉ hai lần gặp, lần đầu ngày ra trường, lần sau vô tình về phép gặp nhau, nó thằng Phong TĐ 8 ND, hành quân liên miên, nó chưa có cơ hội để có được một người yêu, nghe tin nó nằm xuống, tôi tới nhà nhìn tấm ảnh trên bàn thờ, nó chụp ảnh trong bộ đồ dù, tôi đốt cho nó điếu Lucky, loại thuốc “gu” hai đứa thường hay hút.
Mười mấy năm sau tôi về từ trại tù, làm gì có thuốc Lucky mà đốt cho nó, tôi chỉ có một nén nhang, và ngỡ ngàng nhìn ảnh nó. Bây giờ một anh thợ ảnh “cà tàng” nào đó, chắc theo yêu cầu của Mẹ nó, vì sợ bọn khu vực khó dễ, đã cho nó khoác áo vest thay cho áo hoa dù, còn cái nón bê rê đỏ bị lấy khỏi đầu nó, thay vào đó là mái tóc không phải kiểu tóc nhà binh chúng tôi, nhìn nó lạ lắm.
Hôm trước một anh bạn ở phía bắc Cali xuống chơi, mang cho một đĩa DVD không biết anh tìm đâu ra, ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1973, chất lượng hình ảnh thật rõ đẹp, xem nó cứ như là mình hiện đang đứng ở đường Trần Hưng Đạo vậy. Hai đứa xem xong nhìn nhau thở dài, anh bạn tôi nói một câu như tỏ hết cái bực bội trong lòng mình: - Vậy mà mình thua mới đau…
Hôm qua về nhà, để dằn bớt cảm xúc vừa gặp cô gái nhớ cha ở khu tượng đài, tôi lấy dĩa DVD ngày Quân Lực mà bạn cho ra xem lại, nói là xem lại, chứ thật thì có coi đi coi lại bao lần, nó vẫn cứ mới với tôi. Khi xem tôi mới thấy mình sai, muốn tránh cái buồn này lại rước cái buồn khác, hình ảnh những đoàn quân oai hùng, đã bồi hồi nhắc nhớ tôi thật nhiều những gì năm xưa nay nó đã mất - Tôi chắc tâm trạng như tôi, mấy ai trong quí vị không một đôi lần có, tôi nhìn tôi, tôi thấy được lòng quí huynh, “lòng Vả cũng như lòng Sung”,
Chính vì thế, tôi vẫn luôn mong mình được trở về ngày tháng cũ, để ta vẫn là ta ngày nào, ngày tháng cũ ngày nào của ta thật đẹp, ta có cả một bầu trời tuổi xanh, một quê hương tuy đang trong lửa đạn, nhưng tim ta vẫn ấm nồng vì còn có quê hương để mà chiến đấu. Và ta có cả một Saigòn, mang kỷ niệm đẹp SVSQ, với tà áo dài trắng cùng nhau trên phố ngày phép – Nhưng xót xa thay, ta cũng còn có những chốn cùng bạn bè thường đến, nhưng cứ vắng dần đi những khuôn mặt thân quen, cuộc chiến đã mang chúng đi, cuối cùng trong quán xưa chỉ còn mỗi ta ngồi một mình.
Thấy những gì đến với tôi, như vậy là quá đủ, ra sau nhà ngồi một mình, tôi vẫn thường ngồi một mình, nhìn chiều đi vào tối, để mà cảm được hết cái lẻ loi của mình, trời lúc hoàng hôn như giúp thêm cho tôi dể dàng tìm về năm tháng xưa, những lúc như vậy, hồn ma cũ như nhận chìm tôi trong cơn mê.
Cứ thế từng chiều tiếp nối, vả lại tuổi già có nhớ về quá khứ là chuyện tự nhiên thường tình, tôi còn sống ngày nào là tôi còn tìm về những hình ảnh đẹp của đời mình ngày đó, ký ức đời lính nuôi tôi trong lúc về chiều, không một ai có thể lấy nó ra khỏi đầu tôi. Nữa đời sau nuối tiếc nữa đời trước, có anh bạn nói nó xót xa lắm cho mình, vì khoảng đời sau ta đi vào chiều, tuổi già mà cứ sống trong tiếc nuối thì càng đi lẹ, buồn nhớ cho lắm làm sao sống thọ cho được - Với tôi thì có sao đâu, đời còn dài hay ngắn để ông trời tính.
Việt Nhân ( HNPĐ )
(HNPĐ) Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời, trong tháng sáu tôi được miếng ngon hay bị đòn đau, chả biết nữa, chỉ biết mỗi lần tháng sáu đến thì tôi lại bùi ngùi, tiếc cho thân phận mình, buồn cho kiếp tha hương của người lính trẻ ngày nào.
Ra đi vì không còn sự chọn lựa, đành phải bỏ xứ sau bao khổ nhục đắng cay tù đày, ra đi là để có được sự tự do, dù là phải tha hương - Còn nhớ ư khỏi phải nói, nhớ vô cùng nhớ quay quắt, nhớ nhà nhớ người nhớ việc, lắm lúc nhớ quá nhớ hoài như thế, khiến trong tôi mọi cái như mới vừa hôm qua, vừa ban sáng.
Hôm nay, khi soi gương nhìn lại khuôn mặt mình, đầy những vết nhăn, nhìn lại tóc mình nó mang màu của muối nhiều hơn tiêu, mới thấy thời gian đã qua rất nhiều, đã qua rất lâu, gấn bốn chục năm rồi. Bằng phép toán, thì bốn chục năm là nữa đời người, như vậy có thể nói trong tôi và cũng chung nhiều anh em khác nữa, một câu nói không sai là nữa đời sau nhớ tiếc nữa đời trước.
Năm nào cũng vậy, với tôi tháng sáu được bắt đầu từ ngày Memorial Day, ngày cuối của tháng năm - Từ khi thành phố Wesminster Cali nơi tôi sống có được đài tưởng niệm, thì ngày chiến sĩ trận vong đến tôi lại tìm ra đó, ngồi một mình thường là vào lúc hoàng hôn, cũng có lúc vì phải đi làm hay về trễ, tôi đến đó trong đêm khuya một mình đậu xe bên lề, ngồi nhìn tượng đài mà đắm mình trong cảm xúc riêng.
Hình ảnh quá khứ tràn về, lắm lúc làm tôi buồn dật dờ cả tuần lễ, những lần như thế, biết bao tiếc nuối cho ngày tháng cũ, những nhớ thương bạn bè xưa, những đứa đã nằm xuống. Chúng đi trả nợ nước non, công việc chúng làm mà ta có thể nói không ngoa là đi làm lịch sử, xin đừng cho là tôi dùng chữ dao to búa lớn, nói như vậy thật xứng đáng với chúng, vậy mà con người chúng nó thật bình thường, chỉ là người lính thế thôi. Thế hệ chúng tôi, có người gọi là thế hệ của lính, có lẽ cũng không sai là mấy, miền nam trước 75 có lắm gia đình, cha là lính, các anh trai cũng là lính, có khi ba thế hệ một nhà đều là lính.
Hôm qua tại công viên tượng đài Việt Mỹ, tôi đã có dịp nói chuyện với một cô gái, nước mắt đoanh tròng khi kể về sự hy sinh anh dũng, của cha cô trên chiến trận Bình Long ngày nào, tiếng nấc chen lẫn lời kể, khiến lời kể không còn suông sẽ. Nước mắt cô không còn rưng rưng, mà nó đã lăn dài hai bên má, cô khóc thật sự, cô cố kềm tiếng nấc, những giọt lệ tiếc thương đó đã làm cho nước mắt tôi cũng không cầm được, cổ họng tôi nghẹn đắng, cảnh vật nhạt nhòa - Phải được nhìn thấy những giọt nước mắt đó mới thấm, mới hiểu tình thương của cô đã dành cho cha cô, một người lính VNCH, nó đậm sâu ra sao.
Trong cái nắng chiều dần tàn của buổi hoàng hôn, cô luôn ngước cao nhìn hai bức tượng, mà nước mắt chảy không thôi, cô đang nhớ tới cha - Tôi từng là người lính, cũng từng là người tù, đắng cay bầm dập quá nhiều, lại thêm đâu còn trẻ gì, tuổi đang bước đến bẩy mươi, thế mà nhìn những giọt nước mắt của cô gái, nước mắt tôi vẫn đong đầy theo cô.
Nhìn tôi tháo kính ra để lau nước mắt, cô hỏi nhỏ: -Chú cũng khóc như con sao?, con tưởng chỉ có con vì thương bố, con mới khóc… Để dấu cái yếu mềm của mình, tôi nói cùng cô một câu mà chính tôi, biết mình cũng không làm được: -Thôi con à, hãy để mọi thứ ngủ yên đi, đừng đánh động chúng dậy làm gì cho thêm buồn!, Tôi chào cô, xoay bước đi mà gần như chạy.
Nhiều chuyện xảy ra không lý giải được, nhưng ta thấy nó như từ một sự duyên định khiến xui, tôi đi tìm lại hình ảnh xưa, nhớ đến những thằng bạn nằm xuống trong cuộc chiến, cô con gái nhớ cha tử trận, tìm đến tượng đài, để rồi những giọt nước mắt cùng rơi. Ra xe ngồi thừ một lúc lâu, xúc động dần lắng xuống, và chợt nhớ mình đã gọi cô là con, tôi biết mình đã bị cái lòng thương cha, của đứa con gái người lính Bình Long tử trận năm xưa, làm cho say.
Cảm xúc trong tôi, giống như những lần nhìn bức ảnh tiếc thương, của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh “Cô gái với tấm thẻ bài”, là tôi lại nhớ lại cảnh lần đầu tiên trong đời lính, chiều mưa đến nghĩa trang Quân đội Biên hòa, viếng một đứa bạn vừa tử trận, nấm mồ nó mới vừa đắp đất, lá cờ ướt sũng như ôm sát lấy vung đất phủ kín tấm thân còn quá trẻ của nó.
Cũng thế từ ngày đến Mỹ, bỗng dưng tôi có cái rất lạ, là cứ ưa đi tìm hình ảnh cũ qua người khác, chắc nó là hình thái muốn tìm lại chính mình ngày nào đó thôi, thấy ai trạc tuổi mình, thì hỏi trước đơn vị nào, cải tạo ở đâu, nếu thế thì HO mấy, ở Việt nam thì ở đâu. Để rồi sau đó hành sử hoàn toàn do tình cảm chi phối. Thấy cô gái khóc nhớ cha chết trận, thì tôi đối với cô bằng sự gấn gũi đầy thương cảm, nghe nói dân HO là có ngay cái thân tình của một bạn tù cải tạo.
Người lính tử trận Bình Long, tôi nghĩ ông dầu sao vẫn còn có được cái hạnh phúc lớn lao, là ông có được một người con gái, con ông cô ấy thương ông, tự hào nói về ông, tôi chắc bên kia thế giới ông đang mỉm cười hài lòng. Còn những thằng bạn tôi, cho phép tôi gọi chúng như vậy, như ngày xưa chúng tôi vẫn thường xưng hô, chúng hầu hết còn độc thân, chỉ có người yêu thôi, đời lính nếu một mai bị loại khỏi vòng chiến, chúng không làm dang dở đời người chúng thương.
Trong bọn chúng có một thằng tôi thân nhất, cũng ít gặp nhất, mấy năm trời tất cả chỉ hai lần gặp, lần đầu ngày ra trường, lần sau vô tình về phép gặp nhau, nó thằng Phong TĐ 8 ND, hành quân liên miên, nó chưa có cơ hội để có được một người yêu, nghe tin nó nằm xuống, tôi tới nhà nhìn tấm ảnh trên bàn thờ, nó chụp ảnh trong bộ đồ dù, tôi đốt cho nó điếu Lucky, loại thuốc “gu” hai đứa thường hay hút.
Mười mấy năm sau tôi về từ trại tù, làm gì có thuốc Lucky mà đốt cho nó, tôi chỉ có một nén nhang, và ngỡ ngàng nhìn ảnh nó. Bây giờ một anh thợ ảnh “cà tàng” nào đó, chắc theo yêu cầu của Mẹ nó, vì sợ bọn khu vực khó dễ, đã cho nó khoác áo vest thay cho áo hoa dù, còn cái nón bê rê đỏ bị lấy khỏi đầu nó, thay vào đó là mái tóc không phải kiểu tóc nhà binh chúng tôi, nhìn nó lạ lắm.
Hôm trước một anh bạn ở phía bắc Cali xuống chơi, mang cho một đĩa DVD không biết anh tìm đâu ra, ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1973, chất lượng hình ảnh thật rõ đẹp, xem nó cứ như là mình hiện đang đứng ở đường Trần Hưng Đạo vậy. Hai đứa xem xong nhìn nhau thở dài, anh bạn tôi nói một câu như tỏ hết cái bực bội trong lòng mình: - Vậy mà mình thua mới đau…
Hôm qua về nhà, để dằn bớt cảm xúc vừa gặp cô gái nhớ cha ở khu tượng đài, tôi lấy dĩa DVD ngày Quân Lực mà bạn cho ra xem lại, nói là xem lại, chứ thật thì có coi đi coi lại bao lần, nó vẫn cứ mới với tôi. Khi xem tôi mới thấy mình sai, muốn tránh cái buồn này lại rước cái buồn khác, hình ảnh những đoàn quân oai hùng, đã bồi hồi nhắc nhớ tôi thật nhiều những gì năm xưa nay nó đã mất - Tôi chắc tâm trạng như tôi, mấy ai trong quí vị không một đôi lần có, tôi nhìn tôi, tôi thấy được lòng quí huynh, “lòng Vả cũng như lòng Sung”,
Chính vì thế, tôi vẫn luôn mong mình được trở về ngày tháng cũ, để ta vẫn là ta ngày nào, ngày tháng cũ ngày nào của ta thật đẹp, ta có cả một bầu trời tuổi xanh, một quê hương tuy đang trong lửa đạn, nhưng tim ta vẫn ấm nồng vì còn có quê hương để mà chiến đấu. Và ta có cả một Saigòn, mang kỷ niệm đẹp SVSQ, với tà áo dài trắng cùng nhau trên phố ngày phép – Nhưng xót xa thay, ta cũng còn có những chốn cùng bạn bè thường đến, nhưng cứ vắng dần đi những khuôn mặt thân quen, cuộc chiến đã mang chúng đi, cuối cùng trong quán xưa chỉ còn mỗi ta ngồi một mình.
Thấy những gì đến với tôi, như vậy là quá đủ, ra sau nhà ngồi một mình, tôi vẫn thường ngồi một mình, nhìn chiều đi vào tối, để mà cảm được hết cái lẻ loi của mình, trời lúc hoàng hôn như giúp thêm cho tôi dể dàng tìm về năm tháng xưa, những lúc như vậy, hồn ma cũ như nhận chìm tôi trong cơn mê.
Cứ thế từng chiều tiếp nối, vả lại tuổi già có nhớ về quá khứ là chuyện tự nhiên thường tình, tôi còn sống ngày nào là tôi còn tìm về những hình ảnh đẹp của đời mình ngày đó, ký ức đời lính nuôi tôi trong lúc về chiều, không một ai có thể lấy nó ra khỏi đầu tôi. Nữa đời sau nuối tiếc nữa đời trước, có anh bạn nói nó xót xa lắm cho mình, vì khoảng đời sau ta đi vào chiều, tuổi già mà cứ sống trong tiếc nuối thì càng đi lẹ, buồn nhớ cho lắm làm sao sống thọ cho được - Với tôi thì có sao đâu, đời còn dài hay ngắn để ông trời tính.
Việt Nhân ( HNPĐ )
Nhớ người đã “NẰM XUỐNG” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời, trong tháng sáu tôi được miếng ngon hay bị đòn đau, chả biết nữa, chỉ biết mỗi lần tháng sáu
(HNPĐ) Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời, trong tháng sáu tôi được miếng ngon hay bị đòn đau, chả biết nữa, chỉ biết mỗi lần tháng sáu đến thì tôi lại bùi ngùi, tiếc cho thân phận mình, buồn cho kiếp tha hương của người lính trẻ ngày nào.
Ra đi vì không còn sự chọn lựa, đành phải bỏ xứ sau bao khổ nhục đắng cay tù đày, ra đi là để có được sự tự do, dù là phải tha hương - Còn nhớ ư khỏi phải nói, nhớ vô cùng nhớ quay quắt, nhớ nhà nhớ người nhớ việc, lắm lúc nhớ quá nhớ hoài như thế, khiến trong tôi mọi cái như mới vừa hôm qua, vừa ban sáng.
Hôm nay, khi soi gương nhìn lại khuôn mặt mình, đầy những vết nhăn, nhìn lại tóc mình nó mang màu của muối nhiều hơn tiêu, mới thấy thời gian đã qua rất nhiều, đã qua rất lâu, gấn bốn chục năm rồi. Bằng phép toán, thì bốn chục năm là nữa đời người, như vậy có thể nói trong tôi và cũng chung nhiều anh em khác nữa, một câu nói không sai là nữa đời sau nhớ tiếc nữa đời trước.
Năm nào cũng vậy, với tôi tháng sáu được bắt đầu từ ngày Memorial Day, ngày cuối của tháng năm - Từ khi thành phố Wesminster Cali nơi tôi sống có được đài tưởng niệm, thì ngày chiến sĩ trận vong đến tôi lại tìm ra đó, ngồi một mình thường là vào lúc hoàng hôn, cũng có lúc vì phải đi làm hay về trễ, tôi đến đó trong đêm khuya một mình đậu xe bên lề, ngồi nhìn tượng đài mà đắm mình trong cảm xúc riêng.
Hình ảnh quá khứ tràn về, lắm lúc làm tôi buồn dật dờ cả tuần lễ, những lần như thế, biết bao tiếc nuối cho ngày tháng cũ, những nhớ thương bạn bè xưa, những đứa đã nằm xuống. Chúng đi trả nợ nước non, công việc chúng làm mà ta có thể nói không ngoa là đi làm lịch sử, xin đừng cho là tôi dùng chữ dao to búa lớn, nói như vậy thật xứng đáng với chúng, vậy mà con người chúng nó thật bình thường, chỉ là người lính thế thôi. Thế hệ chúng tôi, có người gọi là thế hệ của lính, có lẽ cũng không sai là mấy, miền nam trước 75 có lắm gia đình, cha là lính, các anh trai cũng là lính, có khi ba thế hệ một nhà đều là lính.
Hôm qua tại công viên tượng đài Việt Mỹ, tôi đã có dịp nói chuyện với một cô gái, nước mắt đoanh tròng khi kể về sự hy sinh anh dũng, của cha cô trên chiến trận Bình Long ngày nào, tiếng nấc chen lẫn lời kể, khiến lời kể không còn suông sẽ. Nước mắt cô không còn rưng rưng, mà nó đã lăn dài hai bên má, cô khóc thật sự, cô cố kềm tiếng nấc, những giọt lệ tiếc thương đó đã làm cho nước mắt tôi cũng không cầm được, cổ họng tôi nghẹn đắng, cảnh vật nhạt nhòa - Phải được nhìn thấy những giọt nước mắt đó mới thấm, mới hiểu tình thương của cô đã dành cho cha cô, một người lính VNCH, nó đậm sâu ra sao.
Trong cái nắng chiều dần tàn của buổi hoàng hôn, cô luôn ngước cao nhìn hai bức tượng, mà nước mắt chảy không thôi, cô đang nhớ tới cha - Tôi từng là người lính, cũng từng là người tù, đắng cay bầm dập quá nhiều, lại thêm đâu còn trẻ gì, tuổi đang bước đến bẩy mươi, thế mà nhìn những giọt nước mắt của cô gái, nước mắt tôi vẫn đong đầy theo cô.
Nhìn tôi tháo kính ra để lau nước mắt, cô hỏi nhỏ: -Chú cũng khóc như con sao?, con tưởng chỉ có con vì thương bố, con mới khóc… Để dấu cái yếu mềm của mình, tôi nói cùng cô một câu mà chính tôi, biết mình cũng không làm được: -Thôi con à, hãy để mọi thứ ngủ yên đi, đừng đánh động chúng dậy làm gì cho thêm buồn!, Tôi chào cô, xoay bước đi mà gần như chạy.
Nhiều chuyện xảy ra không lý giải được, nhưng ta thấy nó như từ một sự duyên định khiến xui, tôi đi tìm lại hình ảnh xưa, nhớ đến những thằng bạn nằm xuống trong cuộc chiến, cô con gái nhớ cha tử trận, tìm đến tượng đài, để rồi những giọt nước mắt cùng rơi. Ra xe ngồi thừ một lúc lâu, xúc động dần lắng xuống, và chợt nhớ mình đã gọi cô là con, tôi biết mình đã bị cái lòng thương cha, của đứa con gái người lính Bình Long tử trận năm xưa, làm cho say.
Cảm xúc trong tôi, giống như những lần nhìn bức ảnh tiếc thương, của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh “Cô gái với tấm thẻ bài”, là tôi lại nhớ lại cảnh lần đầu tiên trong đời lính, chiều mưa đến nghĩa trang Quân đội Biên hòa, viếng một đứa bạn vừa tử trận, nấm mồ nó mới vừa đắp đất, lá cờ ướt sũng như ôm sát lấy vung đất phủ kín tấm thân còn quá trẻ của nó.
Cũng thế từ ngày đến Mỹ, bỗng dưng tôi có cái rất lạ, là cứ ưa đi tìm hình ảnh cũ qua người khác, chắc nó là hình thái muốn tìm lại chính mình ngày nào đó thôi, thấy ai trạc tuổi mình, thì hỏi trước đơn vị nào, cải tạo ở đâu, nếu thế thì HO mấy, ở Việt nam thì ở đâu. Để rồi sau đó hành sử hoàn toàn do tình cảm chi phối. Thấy cô gái khóc nhớ cha chết trận, thì tôi đối với cô bằng sự gấn gũi đầy thương cảm, nghe nói dân HO là có ngay cái thân tình của một bạn tù cải tạo.
Người lính tử trận Bình Long, tôi nghĩ ông dầu sao vẫn còn có được cái hạnh phúc lớn lao, là ông có được một người con gái, con ông cô ấy thương ông, tự hào nói về ông, tôi chắc bên kia thế giới ông đang mỉm cười hài lòng. Còn những thằng bạn tôi, cho phép tôi gọi chúng như vậy, như ngày xưa chúng tôi vẫn thường xưng hô, chúng hầu hết còn độc thân, chỉ có người yêu thôi, đời lính nếu một mai bị loại khỏi vòng chiến, chúng không làm dang dở đời người chúng thương.
Trong bọn chúng có một thằng tôi thân nhất, cũng ít gặp nhất, mấy năm trời tất cả chỉ hai lần gặp, lần đầu ngày ra trường, lần sau vô tình về phép gặp nhau, nó thằng Phong TĐ 8 ND, hành quân liên miên, nó chưa có cơ hội để có được một người yêu, nghe tin nó nằm xuống, tôi tới nhà nhìn tấm ảnh trên bàn thờ, nó chụp ảnh trong bộ đồ dù, tôi đốt cho nó điếu Lucky, loại thuốc “gu” hai đứa thường hay hút.
Mười mấy năm sau tôi về từ trại tù, làm gì có thuốc Lucky mà đốt cho nó, tôi chỉ có một nén nhang, và ngỡ ngàng nhìn ảnh nó. Bây giờ một anh thợ ảnh “cà tàng” nào đó, chắc theo yêu cầu của Mẹ nó, vì sợ bọn khu vực khó dễ, đã cho nó khoác áo vest thay cho áo hoa dù, còn cái nón bê rê đỏ bị lấy khỏi đầu nó, thay vào đó là mái tóc không phải kiểu tóc nhà binh chúng tôi, nhìn nó lạ lắm.
Hôm trước một anh bạn ở phía bắc Cali xuống chơi, mang cho một đĩa DVD không biết anh tìm đâu ra, ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1973, chất lượng hình ảnh thật rõ đẹp, xem nó cứ như là mình hiện đang đứng ở đường Trần Hưng Đạo vậy. Hai đứa xem xong nhìn nhau thở dài, anh bạn tôi nói một câu như tỏ hết cái bực bội trong lòng mình: - Vậy mà mình thua mới đau…
Hôm qua về nhà, để dằn bớt cảm xúc vừa gặp cô gái nhớ cha ở khu tượng đài, tôi lấy dĩa DVD ngày Quân Lực mà bạn cho ra xem lại, nói là xem lại, chứ thật thì có coi đi coi lại bao lần, nó vẫn cứ mới với tôi. Khi xem tôi mới thấy mình sai, muốn tránh cái buồn này lại rước cái buồn khác, hình ảnh những đoàn quân oai hùng, đã bồi hồi nhắc nhớ tôi thật nhiều những gì năm xưa nay nó đã mất - Tôi chắc tâm trạng như tôi, mấy ai trong quí vị không một đôi lần có, tôi nhìn tôi, tôi thấy được lòng quí huynh, “lòng Vả cũng như lòng Sung”,
Chính vì thế, tôi vẫn luôn mong mình được trở về ngày tháng cũ, để ta vẫn là ta ngày nào, ngày tháng cũ ngày nào của ta thật đẹp, ta có cả một bầu trời tuổi xanh, một quê hương tuy đang trong lửa đạn, nhưng tim ta vẫn ấm nồng vì còn có quê hương để mà chiến đấu. Và ta có cả một Saigòn, mang kỷ niệm đẹp SVSQ, với tà áo dài trắng cùng nhau trên phố ngày phép – Nhưng xót xa thay, ta cũng còn có những chốn cùng bạn bè thường đến, nhưng cứ vắng dần đi những khuôn mặt thân quen, cuộc chiến đã mang chúng đi, cuối cùng trong quán xưa chỉ còn mỗi ta ngồi một mình.
Thấy những gì đến với tôi, như vậy là quá đủ, ra sau nhà ngồi một mình, tôi vẫn thường ngồi một mình, nhìn chiều đi vào tối, để mà cảm được hết cái lẻ loi của mình, trời lúc hoàng hôn như giúp thêm cho tôi dể dàng tìm về năm tháng xưa, những lúc như vậy, hồn ma cũ như nhận chìm tôi trong cơn mê.
Cứ thế từng chiều tiếp nối, vả lại tuổi già có nhớ về quá khứ là chuyện tự nhiên thường tình, tôi còn sống ngày nào là tôi còn tìm về những hình ảnh đẹp của đời mình ngày đó, ký ức đời lính nuôi tôi trong lúc về chiều, không một ai có thể lấy nó ra khỏi đầu tôi. Nữa đời sau nuối tiếc nữa đời trước, có anh bạn nói nó xót xa lắm cho mình, vì khoảng đời sau ta đi vào chiều, tuổi già mà cứ sống trong tiếc nuối thì càng đi lẹ, buồn nhớ cho lắm làm sao sống thọ cho được - Với tôi thì có sao đâu, đời còn dài hay ngắn để ông trời tính.
Việt Nhân ( HNPĐ )