Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Nhớ về Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia
Tác Giả: Cựu SVSQ K1 Toàn Như Nhữ Đình Toán |
Hồi Ký của cựu SVSQ Khóa 1 Toàn Như Nhữ Đình Toán. Nhớ về HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA, • TOÀN NHƯ (1) Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành CSQG Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp của ngành CSQG chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai; riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp BTV và TSV đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt của ngành cảnh sát. Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động, lực lượng CSQG không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong việc bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng CSQG đã được bổ xung lên đến trên 100.000. Vì vậy người sĩ quan CSQG nói riêng và lực lượng CSQG nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện CSQG cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn II hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo các sĩ quan cho lực lượng CSQG trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài I, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài II; tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp BTV và 6 tháng cho cấp TSV. Trong những năm đầu thành lập, Học Viện CSQG tạm thời tọa lạcbên trong trại Lê Văn Duyệt thuộc Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện CSQG tương đương với chức vụ Giám Đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn SVSQ, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban biệt lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn. Vị Viện Trưởng Học Viện CSQG đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú của ngành CSQG nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng của ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v.. không chỉ dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn Luật học và Cảnh sát tư pháp. Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện CSQG cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện CSQG đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người Thầy, người Cha hơn là một vị chỉ huy cao cấp trong ngành. Sau ngày 30-4-1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân cán chính VNCH khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trại tù Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982 (nhằm ngày 14-11 năm Nhâm Tuất), hưởng thọ 65 tuổi. Trong thời gian qua, các cựu SVSQ Học Viện CSQG tại Bắc và Nam California đã tổ chức những buổi lễ giỗ tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose vả Little Saigon (Quận Cam). Kể từ đầu năm 1969, Học Viện CSQG được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho SVSQ, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, v.v… với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30-4-1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình của một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như tại các quốc gia tân tiến. Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện CSQG đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa BTV / TSV theo qui chế cũ và nhiều khóa đào tạo sĩ quan cấp Thiếu Úy theo qui chế mới. Tổng cộng Học Viện CSQG đã đào tạo được khoảng 3300 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở. Trước nhu cầu đòi hỏi nhiệm vụ của người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện CSQG. Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan CSQG. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ của người SVSQ. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các SVSQ được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành là Tư Lệnh CSQG đến chủ tọa và ban hiểu thị. Sau giai đoạn I quân sự là giai đoạn II huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các SVSQ sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, căn cước và văn khố, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v… và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, dân sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp,… Các giảng sư, giảng viên, ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư Đại Học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài (hiện cư ngụ tại miền Bắc California) từng là những giảng sư thỉnh giảng của Học Viện CSQG. Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm tuổi (1966-1975) nhưng Học Viện CSQG đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Các sĩ quan do Học Viện CSQG đào tạo với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị CSQG trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công của ngành CSQG. Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30/4/1975 các cựu SVSQ Học Viện CSQG đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động của họ trước đó. Hầu hết các cựu SVSQ đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo của cộng sản: có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện CSQG đã phải chịu một thời gian “cải tạo” dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm (17) (thời gian “cải tạo” dài nhất mà Việt Cộng dành cho các quân cán chính VNCH,5 trong số này là cựu SVSQ khóa 1 ), một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt. (1) TOÀN NHƯ là bút hiệu của K1 Nhữ Đình Toán, bài này đã được giới thiệu trên ĐS Phượng Hoàng của Tổng Hội CSQG cũng như trên website của Tổng Hội CSQG, Học Viện CSQG và một vài trang nhà khác. |
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhớ về Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia
Tác Giả: Cựu SVSQ K1 Toàn Như Nhữ Đình Toán |
Hồi Ký của cựu SVSQ Khóa 1 Toàn Như Nhữ Đình Toán. Nhớ về HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA, • TOÀN NHƯ (1) Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành CSQG Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp của ngành CSQG chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai; riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp BTV và TSV đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt của ngành cảnh sát. Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động, lực lượng CSQG không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong việc bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng CSQG đã được bổ xung lên đến trên 100.000. Vì vậy người sĩ quan CSQG nói riêng và lực lượng CSQG nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện CSQG cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn II hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo các sĩ quan cho lực lượng CSQG trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài I, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài II; tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp BTV và 6 tháng cho cấp TSV. Trong những năm đầu thành lập, Học Viện CSQG tạm thời tọa lạcbên trong trại Lê Văn Duyệt thuộc Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện CSQG tương đương với chức vụ Giám Đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn SVSQ, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban biệt lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn. Vị Viện Trưởng Học Viện CSQG đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú của ngành CSQG nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng của ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v.. không chỉ dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn Luật học và Cảnh sát tư pháp. Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện CSQG cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện CSQG đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người Thầy, người Cha hơn là một vị chỉ huy cao cấp trong ngành. Sau ngày 30-4-1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân cán chính VNCH khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trại tù Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982 (nhằm ngày 14-11 năm Nhâm Tuất), hưởng thọ 65 tuổi. Trong thời gian qua, các cựu SVSQ Học Viện CSQG tại Bắc và Nam California đã tổ chức những buổi lễ giỗ tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose vả Little Saigon (Quận Cam). Kể từ đầu năm 1969, Học Viện CSQG được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho SVSQ, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, v.v… với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30-4-1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình của một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như tại các quốc gia tân tiến. Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện CSQG đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa BTV / TSV theo qui chế cũ và nhiều khóa đào tạo sĩ quan cấp Thiếu Úy theo qui chế mới. Tổng cộng Học Viện CSQG đã đào tạo được khoảng 3300 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở. Trước nhu cầu đòi hỏi nhiệm vụ của người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện CSQG. Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan CSQG. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ của người SVSQ. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các SVSQ được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành là Tư Lệnh CSQG đến chủ tọa và ban hiểu thị. Sau giai đoạn I quân sự là giai đoạn II huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các SVSQ sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, căn cước và văn khố, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v… và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, dân sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp,… Các giảng sư, giảng viên, ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư Đại Học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài (hiện cư ngụ tại miền Bắc California) từng là những giảng sư thỉnh giảng của Học Viện CSQG. Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm tuổi (1966-1975) nhưng Học Viện CSQG đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Các sĩ quan do Học Viện CSQG đào tạo với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị CSQG trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công của ngành CSQG. Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30/4/1975 các cựu SVSQ Học Viện CSQG đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động của họ trước đó. Hầu hết các cựu SVSQ đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo của cộng sản: có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện CSQG đã phải chịu một thời gian “cải tạo” dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm (17) (thời gian “cải tạo” dài nhất mà Việt Cộng dành cho các quân cán chính VNCH,5 trong số này là cựu SVSQ khóa 1 ), một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt. (1) TOÀN NHƯ là bút hiệu của K1 Nhữ Đình Toán, bài này đã được giới thiệu trên ĐS Phượng Hoàng của Tổng Hội CSQG cũng như trên website của Tổng Hội CSQG, Học Viện CSQG và một vài trang nhà khác. |
Sinh Tồn chuyển