Thân Hữu Tiếp Tay...
Như hai bờ sông Bến Hải
Thứ Bảy 19-1 vừa qua tôi thong dong ở Little Saigon. Ăn sáng xong, ghé khu Phước Lộc Thọ mua báo xuân và ít sách muốn đọc.
Thứ Bảy 19-1 vừa qua tôi thong dong ở Little Saigon. Ăn sáng xong, ghé khu Phước Lộc Thọ mua báo xuân và ít sách muốn đọc.
Có những lúc tôi muốn làm phóng viên, vào những nơi cần có mặt, tìm hiểu, phỏng vấn nhân vật để viết tường thuật. Tôi thích làm nhân chứng lịch sử và thường nói với bạn bè rằng khi đóng vai một nhà báo nếu có biến cố mình phải chạy đến, dù nguy hiểm, chứ không chạy đi. Vì khi sự kiện quan trọng xảy ra, chỉ có ba thành phần chạy đến là cảnh sát, cứu thương cứu hoả và phóng viên. Hôm nay tôi chỉ muốn làm người quan sát hơn là phóng viên báo.
Rời phòng triển lãm lúc gần 1 giờ trưa thì nghe tiếng quốc ca Việt Nam Cộng hoà đang vang vang và ngã ba đường trước toà soạn Người Việt đã đông người, đứng nghiêm chỉnh chắn ngang hết cả đường xe chạy. Rồi đến quốc ca Hoa Kỳ và phút mặc niệm. Nghi thức không thể thiếu trong nhiều sinh hoạt của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ, từ tiệc tùng họp mặt đồng hương, gây quỹ, đến biểu tình đấu tranh.
Lúc khai mạc biểu tình |
Ngạc nhiên là cuộc biểu tình được khai mạc sớm hơn giờ ghi trong thông báo đã phổ biến. Nhìn quanh, lúc này tôi chỉ thấy ông Ngô Kỷ đứng sau một biểu ngữ, còn những vị khác như Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Phan Kỳ Nhơn là những người trong ban tổ chức mà tôi biết mặt vì thường xuất hiện trên ti-vi, trên báo, nhưng tôi chưa nhìn thấy hai vị này.
Ông Ngô Kỷ đến rất sớm. Lúc tôi vào toà soạn Việt Báo thấy ông đang đi gần chiếc xe rất đặc trưng với cờ vàng chói lọi sơn từ đầu đến nóc và đuôi xe. Tôi đã chụp ông một tấm ảnh ở đó.
Xong nghi thức khai mạc, nhiều khẩu hiệu được một người cầm loa hô to và đoàn biểu tình hô theo: “Đả đảo”, “Tẩy chay”. Lúc đó một xe cảnh sát của thành phố hú còi chạy tới. Đoàn người dạt ra hai bên cho xe tiến vào khoảng trống trước toà soạn. Cảnh sát yêu cầu mọi người đứng vào lề, không làm cản trở lưu thông ra vào khu vực. Lúc này ước chừng có hai trăm người tham dự. Sau đó cảnh sát đem những cột nhựa mầu cam, đem giây màu vàng giăng ra làm hàng rào không cho người biểu tình tràn xuống lòng đường.
Kêu gọi tẩy chay báo Người Việt |
Trời thật trong xanh và nắng đẹp. Phóng viên, chuyên viên thu hình của nhiều cơ sở truyền thông đang tác nghiệp, phỏng vấn nhiều người, ghi nhận sinh hoạt biểu tình.
Tôi đọc được những hàng chữ sau trên các biểu ngữ, bảng chữ giữa đoàn người:
- Biểu tình chống báo Người Việt để bày tỏ lập trường quốc gia dân tộc.
- Đả đảo bọn tay sai đội lốp [nguyên văn] truyền thông phá hoại cộng đồng.
- Báo Người Việt là bàn tay nối dài của Việt Cộng đánh phá cộng đồng.
- Đả đảo bọn tay sai phản bội căn cước tỵ nạn cộng sản.
- Shame on Người Việt for betraying the Viet Community.
- Shame on Người Việt for publishing communist propaganda.
- Shame on Người Việt for glorifying communist leaders.
- Tẩy chay báo Người Việt, không mua, không đọc, không đăng quảng cáo, không tiếp xúc.
- Đỗ Ngọc Yến tên Việt gian đã họp với V.C. [bên cạnh là hình chụp ông Yến lúc sinh thời đang họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh sự Nguyễn Xuân Phong. Trong hình còn có ông Nguyễn Văn Luỹ là Việt kiều yêu nước ở Mỹ từ thập niên 50 và ông Võ Tá Chước]
- Lên án nhật báo Người Việt đã nhục mạ quốc kỳ V.N.C.H. [bên cạnh có hình chậu rửa chân với cờ vàng ba sọc đỏ trong đó đã được đăng trên báo xuân Người Việt trước đây]
- Cương quyết tận diệt cộng nô, đuổi Tầu cộng
- Tôi không thể ngồi yên khi nhóm Phan Huy Đạt nhục mạ Quân dân V.N.C.H.
Các biểu ngữ, bảng chữ được người biểu tình giơ cao không nhắc gì đến cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức mới được cơ sở Người Việt phát hành bản in tuần trước. Có tin cho rằng cuộc biểu tình hôm nay là để phản đối sách này, nhưng mục đích chắc không phải như thế. Cuốn sách chỉ được nhắc đến một vài lần trong khi có người hô to khẩu hiệu:
- Đả đảo báo Người Việt tiếp tay cho Huy Đức quảng bá và phát hành cuốn Bên Thắng Cuộc bóp méo lịch sử và mạ lỵ quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà.
Người hô khẩu hiệu như muốn hụt hơi với những lời hô dài thật dài, như câu trên và câu:
- Tẩy chay không mua, không bán, không đọc, không quảng cáo, không phân ưu, không cáo phó trên báo Người Việt.
Từng có mặt tại nhiều cuộc biểu tình của người Việt ở hải ngoại, chưa bao giờ tôi nghe những câu khẩu hiệu dài lê thê như hôm nay.
Trong khi ngoài đường đoàn biểu tình đả đảo, bên trong toà soạn báo Người Việt nhiều nhân viên đứng ngó ra. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, là phụ tá chủ nhiệm thì ngồi ngay trước cửa, trầm ngâm quan sát.
Một lúc sau, hai loa phát thanh trên nóc toà soạn vang lên. Nghe rất lớn. Tôi rất ngạc nhiên với hiện tượng này. Có lẽ đây là tờ báo duy nhất có loa phát thanh ra đường. Cứ như loa phường ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếng loa lấn át cả những khẩu hiệu và tiếng “Đả đảo”, “Tẩy chay” của đoàn biểu tình. Từ loa phát ra chương trình phát thanh VNCR với Hoàng Trọng Thụy. Trong lời giới thiệu có nhắc là chương trình buổi trưa đã phỏng vấn ông Ngô Kỷ và ông Phan Kỳ Nhơn là Chủ tịch của “Liên Ủy ban chống Cộng sản và tay sai, chống Tuyên vận Cộng sản” liên quan đến cuộc biểu tình. Hôm nay là thảo luận về sách “Bên Thắng Cuộc” với nhà báo Đinh Quang Anh Thái và Tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
Tôi đã đọc sách này, quyển I, và cho đó là một tác phẩm mà những ai muốn biết về lịch sử cận đại Việt Nam cần đọc.
Tuần hành qua phố Bolsa và trên đường Moran trước cửa toà báo |
Đứng giữa Little Saigon, nhìn đoàn người hăng say, nghe những câu đả đảo liên hồi được xướng lên, tuy có những điều tôi không đồng ý, nhưng tôi không phản đối người biểu tình, không cho đó là cực đoan, vì ở một xã hội tự do dân chủ, biểu tình là một cách nói lên quan điểm của mình. Như biết bao cuộc biểu tình khác diễn ra gần như hàng ngày trên đất nước này với những đòi hỏi, yêu cầu mà tôi có thể tán đồng hay không đồng ý. Tôi chỉ cực lực phản đối những hành vi gây bạo động.
Giữa những tiếng loa đả đảo, giữa sóng phát thanh oang oang trên nóc toà soạn, giữa những lá cờ và biểu ngữ, cuộc chiến âm thanh đang diễn ra tại thủ đô của người Việt ở Hoa Kỳ. Tôi liên tưởng đến những cái loa ở hai bên cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải ngày đất nước còn chia đôi.
Mua một tờ báo xuân Người Việt với nhiều bài vở của tác giả trong và ngoài nước. Các bài viết giá trị về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam của Trịnh Cung, Nguyễn Đồng và Nguyên Khai cho tôi hồi tưởng lại sinh hoạt nghệ thuật ở Sài Gòn trước năm 1975 vì tôi rất mê hội họa, hay ghé trụ sở hội đối diện toà nhà Quốc Hội hay Hội Việt Mỹ, Trung tâm Văn hoá Pháp để xem tranh của Đỗ Quang Em, Đinh Cường, Nguyễn Trung, điêu khắc của Mai Chửng. Tôi cũng thích các bài viết “Một chuyện quen quen” của Bùi Ngọc Tấn, “Người lính ấy, của tôi” của Huỳnh Thanh Sơn, “Nhớ Tết đầu tiên ở trong tù” của Trần Đức Thạch, “Góc kỷ niệm về một thời bình minh dân chủ” của Phan Chánh.
Dày 272 trang, nhưng Người Việt Xuân Quý Tỵ không có sớ táo quân như truyền thống, thiếu bài viết về thời sự Hoa Kỳ sôi nổi với bầu cử tổng thống, trong khi đó có bài về thời sự Việt Nam 2012.
Quan trọng hơn là không có bài tổng kết sinh hoạt cộng đồng người Việt trong năm qua, là một năm có nhiều biến cố liên quan đến cơ sở truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.
Tôi tự hỏi vì sao.
(ảnh trong bài của tác giả)
(Blog Bùi Văn Phú)
Như hai bờ sông Bến Hải
Thứ Bảy 19-1 vừa qua tôi thong dong ở Little Saigon. Ăn sáng xong, ghé khu Phước Lộc Thọ mua báo xuân và ít sách muốn đọc.
Thứ Bảy 19-1 vừa qua tôi thong dong ở Little Saigon. Ăn sáng xong, ghé khu Phước Lộc Thọ mua báo xuân và ít sách muốn đọc.
Có những lúc tôi muốn làm phóng viên, vào những nơi cần có mặt, tìm hiểu, phỏng vấn nhân vật để viết tường thuật. Tôi thích làm nhân chứng lịch sử và thường nói với bạn bè rằng khi đóng vai một nhà báo nếu có biến cố mình phải chạy đến, dù nguy hiểm, chứ không chạy đi. Vì khi sự kiện quan trọng xảy ra, chỉ có ba thành phần chạy đến là cảnh sát, cứu thương cứu hoả và phóng viên. Hôm nay tôi chỉ muốn làm người quan sát hơn là phóng viên báo.
Rời phòng triển lãm lúc gần 1 giờ trưa thì nghe tiếng quốc ca Việt Nam Cộng hoà đang vang vang và ngã ba đường trước toà soạn Người Việt đã đông người, đứng nghiêm chỉnh chắn ngang hết cả đường xe chạy. Rồi đến quốc ca Hoa Kỳ và phút mặc niệm. Nghi thức không thể thiếu trong nhiều sinh hoạt của người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ, từ tiệc tùng họp mặt đồng hương, gây quỹ, đến biểu tình đấu tranh.
Lúc khai mạc biểu tình |
Ngạc nhiên là cuộc biểu tình được khai mạc sớm hơn giờ ghi trong thông báo đã phổ biến. Nhìn quanh, lúc này tôi chỉ thấy ông Ngô Kỷ đứng sau một biểu ngữ, còn những vị khác như Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Phan Kỳ Nhơn là những người trong ban tổ chức mà tôi biết mặt vì thường xuất hiện trên ti-vi, trên báo, nhưng tôi chưa nhìn thấy hai vị này.
Ông Ngô Kỷ đến rất sớm. Lúc tôi vào toà soạn Việt Báo thấy ông đang đi gần chiếc xe rất đặc trưng với cờ vàng chói lọi sơn từ đầu đến nóc và đuôi xe. Tôi đã chụp ông một tấm ảnh ở đó.
Xong nghi thức khai mạc, nhiều khẩu hiệu được một người cầm loa hô to và đoàn biểu tình hô theo: “Đả đảo”, “Tẩy chay”. Lúc đó một xe cảnh sát của thành phố hú còi chạy tới. Đoàn người dạt ra hai bên cho xe tiến vào khoảng trống trước toà soạn. Cảnh sát yêu cầu mọi người đứng vào lề, không làm cản trở lưu thông ra vào khu vực. Lúc này ước chừng có hai trăm người tham dự. Sau đó cảnh sát đem những cột nhựa mầu cam, đem giây màu vàng giăng ra làm hàng rào không cho người biểu tình tràn xuống lòng đường.
Kêu gọi tẩy chay báo Người Việt |
Trời thật trong xanh và nắng đẹp. Phóng viên, chuyên viên thu hình của nhiều cơ sở truyền thông đang tác nghiệp, phỏng vấn nhiều người, ghi nhận sinh hoạt biểu tình.
Tôi đọc được những hàng chữ sau trên các biểu ngữ, bảng chữ giữa đoàn người:
- Biểu tình chống báo Người Việt để bày tỏ lập trường quốc gia dân tộc.
- Đả đảo bọn tay sai đội lốp [nguyên văn] truyền thông phá hoại cộng đồng.
- Báo Người Việt là bàn tay nối dài của Việt Cộng đánh phá cộng đồng.
- Đả đảo bọn tay sai phản bội căn cước tỵ nạn cộng sản.
- Shame on Người Việt for betraying the Viet Community.
- Shame on Người Việt for publishing communist propaganda.
- Shame on Người Việt for glorifying communist leaders.
- Tẩy chay báo Người Việt, không mua, không đọc, không đăng quảng cáo, không tiếp xúc.
- Đỗ Ngọc Yến tên Việt gian đã họp với V.C. [bên cạnh là hình chụp ông Yến lúc sinh thời đang họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh sự Nguyễn Xuân Phong. Trong hình còn có ông Nguyễn Văn Luỹ là Việt kiều yêu nước ở Mỹ từ thập niên 50 và ông Võ Tá Chước]
- Lên án nhật báo Người Việt đã nhục mạ quốc kỳ V.N.C.H. [bên cạnh có hình chậu rửa chân với cờ vàng ba sọc đỏ trong đó đã được đăng trên báo xuân Người Việt trước đây]
- Cương quyết tận diệt cộng nô, đuổi Tầu cộng
- Tôi không thể ngồi yên khi nhóm Phan Huy Đạt nhục mạ Quân dân V.N.C.H.
Các biểu ngữ, bảng chữ được người biểu tình giơ cao không nhắc gì đến cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức mới được cơ sở Người Việt phát hành bản in tuần trước. Có tin cho rằng cuộc biểu tình hôm nay là để phản đối sách này, nhưng mục đích chắc không phải như thế. Cuốn sách chỉ được nhắc đến một vài lần trong khi có người hô to khẩu hiệu:
- Đả đảo báo Người Việt tiếp tay cho Huy Đức quảng bá và phát hành cuốn Bên Thắng Cuộc bóp méo lịch sử và mạ lỵ quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà.
Người hô khẩu hiệu như muốn hụt hơi với những lời hô dài thật dài, như câu trên và câu:
- Tẩy chay không mua, không bán, không đọc, không quảng cáo, không phân ưu, không cáo phó trên báo Người Việt.
Từng có mặt tại nhiều cuộc biểu tình của người Việt ở hải ngoại, chưa bao giờ tôi nghe những câu khẩu hiệu dài lê thê như hôm nay.
Trong khi ngoài đường đoàn biểu tình đả đảo, bên trong toà soạn báo Người Việt nhiều nhân viên đứng ngó ra. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, là phụ tá chủ nhiệm thì ngồi ngay trước cửa, trầm ngâm quan sát.
Một lúc sau, hai loa phát thanh trên nóc toà soạn vang lên. Nghe rất lớn. Tôi rất ngạc nhiên với hiện tượng này. Có lẽ đây là tờ báo duy nhất có loa phát thanh ra đường. Cứ như loa phường ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếng loa lấn át cả những khẩu hiệu và tiếng “Đả đảo”, “Tẩy chay” của đoàn biểu tình. Từ loa phát ra chương trình phát thanh VNCR với Hoàng Trọng Thụy. Trong lời giới thiệu có nhắc là chương trình buổi trưa đã phỏng vấn ông Ngô Kỷ và ông Phan Kỳ Nhơn là Chủ tịch của “Liên Ủy ban chống Cộng sản và tay sai, chống Tuyên vận Cộng sản” liên quan đến cuộc biểu tình. Hôm nay là thảo luận về sách “Bên Thắng Cuộc” với nhà báo Đinh Quang Anh Thái và Tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
Tôi đã đọc sách này, quyển I, và cho đó là một tác phẩm mà những ai muốn biết về lịch sử cận đại Việt Nam cần đọc.
Tuần hành qua phố Bolsa và trên đường Moran trước cửa toà báo |
Đứng giữa Little Saigon, nhìn đoàn người hăng say, nghe những câu đả đảo liên hồi được xướng lên, tuy có những điều tôi không đồng ý, nhưng tôi không phản đối người biểu tình, không cho đó là cực đoan, vì ở một xã hội tự do dân chủ, biểu tình là một cách nói lên quan điểm của mình. Như biết bao cuộc biểu tình khác diễn ra gần như hàng ngày trên đất nước này với những đòi hỏi, yêu cầu mà tôi có thể tán đồng hay không đồng ý. Tôi chỉ cực lực phản đối những hành vi gây bạo động.
Giữa những tiếng loa đả đảo, giữa sóng phát thanh oang oang trên nóc toà soạn, giữa những lá cờ và biểu ngữ, cuộc chiến âm thanh đang diễn ra tại thủ đô của người Việt ở Hoa Kỳ. Tôi liên tưởng đến những cái loa ở hai bên cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải ngày đất nước còn chia đôi.
Mua một tờ báo xuân Người Việt với nhiều bài vở của tác giả trong và ngoài nước. Các bài viết giá trị về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam của Trịnh Cung, Nguyễn Đồng và Nguyên Khai cho tôi hồi tưởng lại sinh hoạt nghệ thuật ở Sài Gòn trước năm 1975 vì tôi rất mê hội họa, hay ghé trụ sở hội đối diện toà nhà Quốc Hội hay Hội Việt Mỹ, Trung tâm Văn hoá Pháp để xem tranh của Đỗ Quang Em, Đinh Cường, Nguyễn Trung, điêu khắc của Mai Chửng. Tôi cũng thích các bài viết “Một chuyện quen quen” của Bùi Ngọc Tấn, “Người lính ấy, của tôi” của Huỳnh Thanh Sơn, “Nhớ Tết đầu tiên ở trong tù” của Trần Đức Thạch, “Góc kỷ niệm về một thời bình minh dân chủ” của Phan Chánh.
Dày 272 trang, nhưng Người Việt Xuân Quý Tỵ không có sớ táo quân như truyền thống, thiếu bài viết về thời sự Hoa Kỳ sôi nổi với bầu cử tổng thống, trong khi đó có bài về thời sự Việt Nam 2012.
Quan trọng hơn là không có bài tổng kết sinh hoạt cộng đồng người Việt trong năm qua, là một năm có nhiều biến cố liên quan đến cơ sở truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.
Tôi tự hỏi vì sao.
(ảnh trong bài của tác giả)
(Blog Bùi Văn Phú)