Văn Học & Nghệ Thuật
Những” ngôn từ” tuyệt vời trong tiếng Việt,
Đấy là một văn nói thật riêng biệt của người Việt Nam mà có lẽ không có một ngoại ngữ nào có thể chuyển dịch được cả ý và từ, như Eric Khuê Ninh đã đánh giá về từ “Ơi “ trong “ Bài ngợi ca chữ Ơi” vậy.
Những” ngôn từ” tuyệt vời trong tiếng Việt,
Tình cờ đọc bản dịch bài viết “ Bài ngợi ca chữ Ơi” của Erin Khuê Ninh (*)
gợi cho tôi nhớ lại trong văn nói (ngôn từ) của ngưởi Việt Nam từ ngàn
xưa cho đến ngày nay, ai ai cũng đã thốt ra ở cuối câu nói của mình một
cách hết sức tự nhiên trong trò chuyện, giao tiếp giữa gia đinh, bạn
bè, xã hội … làm cho câu nói của mình trở nên thân thiện hơn, tình cảm
hơn.
Đấy
là một văn nói thật riêng biệt của người Việt Nam mà có lẽ không có một
ngoại ngữ nào có thể chuyển dịch được cả ý và từ, như Eric Khuê Ninh
đã đánh giá về từ “Ơi “ trong “ Bài ngợi ca chữ Ơi” vậy.
Tuy
nhiên trong ngôn từ Việt không chỉ một từ “Ơi” mà hãy còn rất nhiều từ
khác cũng được dùng ở mỗi cuối câu nói, lời nói trong dân gian mà theo
đó, nó còn thể hiện cả cá tính, đặc trưng của người dân ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam mà hễ khi vừa nghe qua là đã nhận biết ngay đấy là người dân ở
miền nào rồi.
- Ví
như khi nghe câu “Kính chào Bác ạ”, “Thưa vâng ạ” trong lời chào hay
thưa gửi ở miền Bắc hay những lời nói thân thiện trong giao tiếp bạn bè
“Nhớ nhé”, “ Xinh quá nhỉ”, “Đẹp lắm cơ” …thì cho dù không nghe trực
tiếp giọng nói nhưng ta cũng nhận ra đấy là người ở miền Bắc Việt Nam.
- Và
khi đến miền Trung, ta sẽ nghe những lời nói như ru của các Mệ, các
chị, các o Huế từ trường học cho đến nông thôn, chợ búa với những câu
“Đi mô rứa ?”, “Mần răng “, “ Khó quá hỉ” , với những từ cuối câu đó
không ai là không nhận ra đấy là ngôn từ của người miền Trung Việt Nam.
- Rồi
khi đi xuống miền Nam với ao vườn sông nước cò bay thẳng cánh thì đi
đâu, ghé thôn xóm, gia đình nào ta cũng nghe những tiếng gọi hết sức
thân thương thân ái của những đứa con, đứa em hay người vợ người chồng
gọi nhau í ới ngoài đồng “ Má ơi ”, “ Tía ơi”, “ Anh Hai ơi”, “ Cưng ơi”
… Hoặc khi đặt câu hỏi hay dặn dò “Không được hả”, “Về nha”, “Nhớ
nha”, “Nhớ nghen”, “Mạnh nghen”… là ta biết đích thực đấy là dân miền
Nam.
· Nói
chung, những ngôn từ “ Nhỉ ! Nhé ! Ạ ! Cơ! Rứa! Răng, Hỉ! Ơi! Hả!,
Nha!, Nghen !… đều là những từ được phát ra cuối câu nói trong giao tiếp
hết sức bình dân và thân thiện của người Việt Nam trải dài theo địa
hình từ Nam ra Bắc đó luôn là những từ tự nhiên được xuât phát từ mọi
tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn mà người Việt Nam
chúng ta sẽ mãi mãi được tự hào và xứng đáng được giới thiệu trên Văn
Đàn Quốc Tế vì đấy là những ngôn từ đặc trưng của người Việt Nam mà chắc
chắn là không thể nào chuyển dịch ra Ngoại Ngữ một cách chính xác được.
TX Oct, 2014 - ThuHoaNguyen
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bàn ra tán vào (0)
Những” ngôn từ” tuyệt vời trong tiếng Việt,
Đấy là một văn nói thật riêng biệt của người Việt Nam mà có lẽ không có một ngoại ngữ nào có thể chuyển dịch được cả ý và từ, như Eric Khuê Ninh đã đánh giá về từ “Ơi “ trong “ Bài ngợi ca chữ Ơi” vậy.
Những” ngôn từ” tuyệt vời trong tiếng Việt,
Tình cờ đọc bản dịch bài viết “ Bài ngợi ca chữ Ơi” của Erin Khuê Ninh (*)
gợi cho tôi nhớ lại trong văn nói (ngôn từ) của ngưởi Việt Nam từ ngàn
xưa cho đến ngày nay, ai ai cũng đã thốt ra ở cuối câu nói của mình một
cách hết sức tự nhiên trong trò chuyện, giao tiếp giữa gia đinh, bạn
bè, xã hội … làm cho câu nói của mình trở nên thân thiện hơn, tình cảm
hơn.
Đấy
là một văn nói thật riêng biệt của người Việt Nam mà có lẽ không có một
ngoại ngữ nào có thể chuyển dịch được cả ý và từ, như Eric Khuê Ninh
đã đánh giá về từ “Ơi “ trong “ Bài ngợi ca chữ Ơi” vậy.
Tuy
nhiên trong ngôn từ Việt không chỉ một từ “Ơi” mà hãy còn rất nhiều từ
khác cũng được dùng ở mỗi cuối câu nói, lời nói trong dân gian mà theo
đó, nó còn thể hiện cả cá tính, đặc trưng của người dân ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam mà hễ khi vừa nghe qua là đã nhận biết ngay đấy là người dân ở
miền nào rồi.
- Ví
như khi nghe câu “Kính chào Bác ạ”, “Thưa vâng ạ” trong lời chào hay
thưa gửi ở miền Bắc hay những lời nói thân thiện trong giao tiếp bạn bè
“Nhớ nhé”, “ Xinh quá nhỉ”, “Đẹp lắm cơ” …thì cho dù không nghe trực
tiếp giọng nói nhưng ta cũng nhận ra đấy là người ở miền Bắc Việt Nam.
- Và
khi đến miền Trung, ta sẽ nghe những lời nói như ru của các Mệ, các
chị, các o Huế từ trường học cho đến nông thôn, chợ búa với những câu
“Đi mô rứa ?”, “Mần răng “, “ Khó quá hỉ” , với những từ cuối câu đó
không ai là không nhận ra đấy là ngôn từ của người miền Trung Việt Nam.
- Rồi
khi đi xuống miền Nam với ao vườn sông nước cò bay thẳng cánh thì đi
đâu, ghé thôn xóm, gia đình nào ta cũng nghe những tiếng gọi hết sức
thân thương thân ái của những đứa con, đứa em hay người vợ người chồng
gọi nhau í ới ngoài đồng “ Má ơi ”, “ Tía ơi”, “ Anh Hai ơi”, “ Cưng ơi”
… Hoặc khi đặt câu hỏi hay dặn dò “Không được hả”, “Về nha”, “Nhớ
nha”, “Nhớ nghen”, “Mạnh nghen”… là ta biết đích thực đấy là dân miền
Nam.
· Nói
chung, những ngôn từ “ Nhỉ ! Nhé ! Ạ ! Cơ! Rứa! Răng, Hỉ! Ơi! Hả!,
Nha!, Nghen !… đều là những từ được phát ra cuối câu nói trong giao tiếp
hết sức bình dân và thân thiện của người Việt Nam trải dài theo địa
hình từ Nam ra Bắc đó luôn là những từ tự nhiên được xuât phát từ mọi
tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn mà người Việt Nam
chúng ta sẽ mãi mãi được tự hào và xứng đáng được giới thiệu trên Văn
Đàn Quốc Tế vì đấy là những ngôn từ đặc trưng của người Việt Nam mà chắc
chắn là không thể nào chuyển dịch ra Ngoại Ngữ một cách chính xác được.
TX Oct, 2014 - ThuHoaNguyen
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~