Thân Hữu Tiếp Tay...
Những Người Phụ Nữ Tôi Ngưỡng Mộ - nguoiviettudo
1)- Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh:
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã rửa mặt cho người Việt Nam.
Trước khi người VN tị nạn CS năm 1975, đã có nhiều cộng đồng Châu Á sống trên nước Mỹ : Người Đại Hàn, người Nhật, người Philippines và nhất là người Tàu , kỳ thị chủng tộc rõ ràng, dân da màu không được tôn trọng trong dòng chính của nước Mỹ.
Người Việt Nam với hình dáng nhỏ con, trông rất giống người Chinese ở các phố Tàu, nhất là lúc đó không có bao nhiêu ( tính tổng số sinh viên du học kế cả nhân viên Đại Sứ Quán) và rất khó cho người da trắng để phân biệt một cư dân Châu Á đến từ nước này hay nước khác.
Có thể có hai lý do khiến dân Mỹ ít cảm tình với kiều dân Việt:
1) Họ giống Tàu , và chắc là những cư dân Châu Á (Chinese) này đã để lại tiếng tăm không tốt theo lối ăn ở rất truyền thống của họ. Người Việt nam bị hoạ lây ( kiểu “con sâu làm rầu nồi canh “ )
2) VN đang chiến tranh và rất nhiều gia đình Mỹ có con em bị hy sinh hay thương tật từ cuộc chiến
Đó là vài lý do khiến một số người Mỹ ghét bỏ và nghi ngờ về khả năng của lớp di dân vừa chạy trốn khỏi sự chiếm đóng của CS. Họ tự hỏi những di dân này có hoà nhập được với đời sống văn minh đầy đủ tiện nghi tối tân ( mà dân bản xứ đang thừa hưởng)?
Và bà Dương Nguyệt Ánh đã trả lời cho những người Mỹ ngây thơ đó rằng thắc mắc của họ là ngu dốt , vô căn cứ. Chẳng những thích nghi , họ ( đứt ruột đứt gan lìa bỏ quê hương của mình ) đã đóng góp một cách tích cực để làm giàu cho quốc gia họ cư trú).
Viết về bà Dương Nguyệt Ánh thì không biết bao giờ mới nói hết được những điều tốt đẹp bà đã làm cho đất nước này và cho chính đồng bào bà. Có ba điều tôi muốn nêu lên đây:
Thứ Nhất : Tính Khiêm Tốn:
Hầu như tất cả những lần nhận giải thưởng bà đều mặc quốc phục phụ nữ Việt Nam ( chiếc áo dài truyền thống ). Bà muốn nhắn gởi rằng phần thưởng không chỉ dành riêng bà mà là được trao tặng cho mọi người Việt Nam đang ở trong cũng như ngoài nước ( trừ VC, VG và nhóm liên hệ). Chiếc áo của phụ nữ Việt, không lẫn lộn với bất cũ trang phục nào trên thế giới. Phải là một người có tinh thần dân tộc cao độ, quí trọng lịch sử, tự hào con dân đất nước đã đổ biết bao xương máu để duy trì gìn giữ trọn vẹn những giá trị cổ truyền cho tới ngày nay.Người ta nhìn thấy đằng sau trang phục áo dài là sự khiêm tốn của một nhân cách đẹp, đại diện cho phụ nữ Việt va lời nhắn nhủ: vinh quang thuộc về tất cả con cháu những Anh Hùng Liệt Nữ
Thứ Hai : Tình Thương
Khi đề cập tới những người lính VNCH, giọng bà cố nén xúc động. Bà gọi họ là những người lính “ Của Mình “.
Tiếng “ Của Mình “ nghe thân thương như đang nói về một thành viên trong gia đình. Thì đúng như thế mà, chiến binh VNCH đều là người anh người em , người cha người mẹ ở phần quốc gia VNCH trước năm 1975. Họ từ đó mà ra và họ cầm súng để bảo vệ .Tôi có cảm tưởng bà đang nuốt nước mắt ngược trở lại vào tim khi chia sẽ về số phận những người lính oai hùng phải chịu sau ngày 30/4 nghiệt ngã. Sống sót với tù đầy thậm chí bỏ xác ở rừng sâu núi thẳm thân nhân không có lấy một nấm mồ để chôn cất, tấm bia để tưởng nhớ. Những anh em mất phần thân xác, lê lết tấm thân thương tật cố gắng vươn lên dưới sự vô lương tâm trong đối xử của bọn VC. Dân VNCH phải bương chải đủ cách để kiếm chút gì bỏ vào bao tử, huống hồ anh em TBVNCH còn bị ngược đãi đến đâu ?. Bà nghẹn ngào nghĩ tới những anh em (đã từng một thời là lính chiến ) nay đang lê lết thân đâu đó . Tôi tin chắc trong lòng bà ( cũng như chúng ta ) , sự biết ơn luôn luôn tràn đầy. “ Người lính mình “ sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc , Dân Tộc và Chết hoặc Thương Tật là điều họ chấp nhận miễn sao đổi lấy sự yên bình của đất nước , đồng bào.
Thứ Ba : “Mơ Làm Người Quang Trung’
Nhiều người VN thành công ở nước ngoài, chúng ta đã có những triệu phú, thậm chí cả tỷ phú. Nhưng bà Dương Nguyệt Ánh ( hình như là người đầu tiên ) khuyến cáo thế hệ trẻ sinh ra , lớn lên ở nước ngoài hãy hãnh diện và luôn luôn nuôi tròn ước mơ để trở thành người “Quang Trung”
Đại Đế Quang Trung, vị anh hùng đã chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng trước tết Kỷ Dậu 1789 đánh cho quân xâm lược chạy trối chết về Tàu. Tướng thống lãnh là Tôn SĨ Nghị phải chui vào ống đồng trốn trước quân lính, Sầm Nghi Đống treo cổ tự sát. Sau khi thắng trận, Ngài lại có kế hoạch đòi lại phần đất trước đây thuộc về tổ tiên là Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây). Nếu Ngài không bị cất đi sớm, giờ đây Viet Nam đã thêm được phần đất này
Không người Việt Nam nào không hãnh diện là con cháu của Quang Trung Đại Đế, vị anh hùng từng tuyên bố :
– Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hòan
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ
Và Ngài đã làm như thế
Nhắc nhở con dân đất Việt, nhất là những thế hệ bị tách rời khỏi quê hương đến xứ người bà Dương Nguyệt Ánh đã muốn hâm nóng lại bầu máu của dân tộc . Lời khuyên không chỉ cho giới trẻ nhưng tất cả mọi gia đình VN dù đang sống lưu vong hay còn trong nước ( trừ VC) hãy chăm sóc, nuôi dạy con cái trong tinh thần của người Anh Hùng Tây Sơn. Ở nước ngoài, thế hệ trẻ đã và đang nối tiếp bước chân Tiền Nhân , dù trái hay gái luôn luôn tâm niệm rằng mình là ai, phải làm gì để xứng đánh con cháu của cha ông dựng nước và giữ nước .
Tôi thật sự thán phục, ngưỡng mộ và hãnh diện được là đồng bào của bà , Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh .
Một điều chắc chắn : Hai Bà Trưng , Bà Triệu, Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, Cô Giang. Cô Bắc (đồng chí của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Thái Học) sẽ rất hãnh diện có một hậu duệ như bà
2)- Tạ Phong Tần :
Tôi chỉ biết mặt cô trên internet, nhưng những điều cô làm khiến tôi kinh ngạc.
Tạ Phong Tần sinh năm 1968 , Bạc Liêu, một tỉnh thuộc miền Tây nước Việt Nam. Đó là năm quân xâm lược ( VNDCCH) cùng bọn tay sai ( MTDTGPMN) tổng tiến công phá nát hầu hết các tỉnh thành của VNCH.
Dù bị bất ngờ, VNCH đã đứng vững và đánh bại khiến gần 100.000 phiến quân bỏ mạng. Hồ vì quá tuyệt vọng đã đột ngột tử vong một năm sau (1969)
Tạ Phong Tần lớn lên trong tình huống như thế, VNCH bị quấy phá khắp nơi, nhưng những văn mình có được dưới chế độ nhân bản, vẫn tồn tai . Dù xa Saigon, .gia đình cô chắc chắn thừa hưởng tất cả những tiện nghi tối thiểu như Radio, TV , xe gắn máy (Honda, Suzuki… ) .Nếp sống sung túc đầy đủ của miền Nam dù đang trong tình trạng chiến tranh liên tục ,chắc chắn đã thấm sâu vào tâm thức của cô thiếu nữ đang lớn. Cô từng thấy người miền Nam không dùng sức người thay trâu bò để cày cấy , cô cũng từng thấy thịt cá cơm gạo ê hề trên mâm cơm gia đình không cần tem phiếu . Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng sự hiểu biết của cô cả khi cô khôn lớn.
Ngày 30/4 VNCH sụp đo Tạ Phong Tần chỉ vừa mới mười lăm đang theo học ở một trường trung học nào đó trong tỉnh. Nguyên cớ không được biết, nhưng cuối cùng cô có mặt trong hàng ngũ CAVC. Cô từng là một đảng viên của DCSVN và mang quân hàm Đại Úy CA.
Điều đáng nói chỉ xảy ra sau khi cô bắt đầu tham gia viết báo và trở thành một nhà báo tự do.
Thứ Nhất: Tính Cứng Rắn:
Tạ Phong Tần là một người đàn bà mạnh mẽ. Khi cô nhận ra bộ mặt thật của giới cầm quyền, đặc biệt là ngành CA , nếu chịu nhắm mắt xuôi tay theo cùng đồng bọn, giờ nầy ít nhất chắc cô cũng đã lên tới hàm Đại Tá. Tiền bạc của cái sẽ theo chân và cô dễ dàng trở thành người giàu có như những đồng chí mình.
Tạ Phong Tần không phải là một người như vậy. Khi nhận ra sai trái , cô dứt khoát liệng bỏ tất cả mọi thứ mình đang mang mặc trên người. Đã từng hãnh diện với bộ đồng phục CA, nay cô rũ sạch như vật truyền bệnh , dễ dàng như vứt đi gói rác, đó là một trong những điều làm người ta nễ phục Tạ Phong Tần
Thứ Hai: Chọn Lựa Đúng:
Tạ Phong Tần không chỉ từ bỏ CS ( vô thần), cô còn xin được rửa tội để trở thành người Công Giáo (hữu thần) một xoay ngược ba trăm sáu mươi độ. Không dễ dàng gì khi đang sống giữa gia đình Phật Giáo thuần thành ( mẹ là Phật Tử Đặng Thị Kim Liêng ) rồi cải đạo. Phải có một quy trình suy xét, chiêm nghiệm và chứng kiến mới có thể giúp người ta dứt khoát trong lựa chọn . Thời điểm ấy giáo dân Công Giáo bị đàn áp khắp nơi, và hành động đối phó bằng cầu nguyện cho chính những người (bọn CA) áp bức mình đã thuyết phục được Tạ Phong Tần chăng? Chỉ biết sau đó cô bước vào tù với tràng chuỗi Mân Côi trên tay
( Câu chuyện của thánh Phao Lô: trước khi nhận ra Chúa Giê Su, Phao Lô là một người nhiệt thành đàn áp môn đệ Ngài vì ông tưởng rằng điều đó tốt. Ông cũng là người đã giữ áo cho đồng bọn ném đá đến chết vị Thánh Tử Đạo đầu tiên của Công Giáo , Thánh Stephano. Nhưng khi thấu hiểu, Phao Lô lại trở thành Tông Đồ can dam nhất trong việc giảng đạo cho tín hữu ngoài Do Thái)
Thứ Ba; Kiên Trì
VC tuyên phạt cô mười năm tù giam, một cái án nặng cho người phụ nữ từng có thời kỳ phục vụ chúng. Chúng muốn trả thù những kẻ biết quá rõ về chúng , nhưng lần này thì chúng đặt lầm mục tiêu vì với tất cả những hành hạ dành cho cô, Tạ Phong Tần vẫn đứng vững.
Nhưng tai họa chưa dừng lại ở đó
Người mẹ thương yêu vừa tự sát. Không chịu nổi những đòn trả thù đê tiện của VC nhằm vào con gái mình bà Đặng Thị Kim Liêng đã phản đối bằng cách tự thiêu. Còn gì đau đớn cho người tù đang thụ án bằng việc nhận được tin mẹ vừa qua đời. Tôi chia sẽ nỗi đau của cô vì chính tôi đã trải qua sự khủng khiếp đó. Từ đây giấc mơ được ôm má vào lòng, được kêu lên “ Má ơi con thương má lắm, con nhớ má lắm…” sẽ không dịp nao để thốt lên nữa.
Nhưng tất cả những điều đó không làm cô yếu đi. Tạ Phong Tần vẫn mạnh mẽ, vẫn đứng vững trên đôi chân mình. Xin hãy hiệp lời hiệp ý để cầu nguyện cho cô mãi mãi cứng rắn kiên trì đợi chờ ngày chứng kiến toàn bộ sự sụp đổ của chế độ CS ở VN và trên toàn thế giớI
3)- Nhà thơ Ngô Minh Hằng
Bà làm thơ như người ta thở, có nghĩa là dễ dàng như thời còn thơ ấu chúng tôi vẫn nói với nhau “ dễ hơn ăn cơm sườn…”. Viết một bài thơ đã khó, chuyển tải lửa vào thơ lại còn khó hơn gấp bao nhiêu lần. Những nhà thơ như Nguyễn Chí Thiện ( Không Có Gì Quí Hơn Độc Lập Tự Do), Nguyễn Cung Thương ( Gởi Súng Cho Tao..), Nguyễn Thành Bửu ( Từ Ngày Các Bác Vô Đây ) v…v là những nhà thơ hiếm và Ngô Minh Hằng thuộc về một trong số họ.
Hãy đọc một vài lời thơ của bà:
-… Đâu người Hưng đạo. Ngô Quyền. Quang Trung
Đâu Quốc Toản, đâu Đặng Dung
Đâu Trần Bình Trọng, Triệu, Trưng , Lê Hoàn
Hoặc :
– Ta về phục quốc hoan ca
Cờ bay vàng khắp sơn hà, vàng tươi
Trong một bài khác:
– Tháng Tư nào loại quỷ Đỏ lên ngôi
Từ lập quốc đây thời man rợ nhất
Thơ bà viết rất nhiều và mỗi bài đều có điểm đặc trưng riêng nhưng tất cả chất chứa niềm đau lẫn hy vọng một ngày trở về quê hương trong hạnh phúc
Thứ nhất: Ước Mơ Cho Quê Hương :
Sự thật đó nằm trong từng trái tim mọi người VN dù trong hay ngoài nước. Trừ VC, ai là người VN lại không yêu mến quê hương mình? Ai không mong muốn chính mình hay con cháu dù ở phương trời nào lại không mơ để trở thành “ người Quang Trung” ?. Thể hiện ao ước của mình bằng việc học tập, chăm chỉ làm ăn, bao nhiêu thế hệ thứ hai thứ ba (thậm chí cả thế hệ đầu tiên) đã làm vẽ vang cho dân tộc. Riêng đối với Ngô Minh Hằng bà xử dụng những vần thơ như vũ khí đấu tranh và là phương cách chuyển tải ước mơ của mình .
Thứ hai : Nỗi Trăn Trở Cho Một VN Không Còn CS :
CS là nguồn cội tất cả mọi bất hạnh trong cuộc đời. Không ai chiêm nghiệm nỗi đau đó hơn những người đã từng sống với cs, nhất là CSVN. Điều duy nhất để lấy lại những gì đã mất, để được yên vui rộn rã tiếng cười là phải hất đổ chúng đi. Muốn thế, hãy tay trong tay, chung tấm lòng như trong bài “Góp Thêm Ngọn Nến “:
– Ngọn nến hôm nay
Sẽ là trăm là ngàn bó đuốc
Được sáng lên từ tình yêu Tổ Quốc
Của anh của chị của em
Của vạn trái tim các bạn thanh niên
Mang dòng máu Việt Nam muôn đời thắm đỏ
Trái tim nhà thơ không lúc nào nguôi niềm tự hào dân tộc và nỗi nhớ thương về đất nước ( vì cơ trời ) phải chịu sự đày đọa thời gian dài
Thứ ba: Nỗi Đau Muốn Chia Sẻ Với Đồng Bào
Ngô Minh Hằng viết nhiều thể loại thơ, bà có những bài thơ cho tình bạn, cho mẹ, cho chị, nhưng thơ có lửa phải để cập tới những bài thơ yêu nước. Bà gởi gắm tất cả những vui buồn theo vận nước nổi trôi, những ước mơ tưởng chừng như xa vời khi quê hương vẫn còn dưới chế độ CS. Không ai không nhìn thấy tâm huyết của một con dân nước Việt khi đọc những vần thơ của bà:
– Thơ tôi khóc đời bãi bể nương dâu
Thương dân tộc trước muôn vàn thảm họa
Ruộng đất của nhà tổ tiên mồ mả
Bỗng nhiên thành của Đảng, của ..nhân dân.
Những Người Phụ Nữ Tôi Ngưỡng Mộ - nguoiviettudo
1)- Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh:
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã rửa mặt cho người Việt Nam.
Trước khi người VN tị nạn CS năm 1975, đã có nhiều cộng đồng Châu Á sống trên nước Mỹ : Người Đại Hàn, người Nhật, người Philippines và nhất là người Tàu , kỳ thị chủng tộc rõ ràng, dân da màu không được tôn trọng trong dòng chính của nước Mỹ.
Người Việt Nam với hình dáng nhỏ con, trông rất giống người Chinese ở các phố Tàu, nhất là lúc đó không có bao nhiêu ( tính tổng số sinh viên du học kế cả nhân viên Đại Sứ Quán) và rất khó cho người da trắng để phân biệt một cư dân Châu Á đến từ nước này hay nước khác.
Có thể có hai lý do khiến dân Mỹ ít cảm tình với kiều dân Việt:
1) Họ giống Tàu , và chắc là những cư dân Châu Á (Chinese) này đã để lại tiếng tăm không tốt theo lối ăn ở rất truyền thống của họ. Người Việt nam bị hoạ lây ( kiểu “con sâu làm rầu nồi canh “ )
2) VN đang chiến tranh và rất nhiều gia đình Mỹ có con em bị hy sinh hay thương tật từ cuộc chiến
Đó là vài lý do khiến một số người Mỹ ghét bỏ và nghi ngờ về khả năng của lớp di dân vừa chạy trốn khỏi sự chiếm đóng của CS. Họ tự hỏi những di dân này có hoà nhập được với đời sống văn minh đầy đủ tiện nghi tối tân ( mà dân bản xứ đang thừa hưởng)?
Và bà Dương Nguyệt Ánh đã trả lời cho những người Mỹ ngây thơ đó rằng thắc mắc của họ là ngu dốt , vô căn cứ. Chẳng những thích nghi , họ ( đứt ruột đứt gan lìa bỏ quê hương của mình ) đã đóng góp một cách tích cực để làm giàu cho quốc gia họ cư trú).
Viết về bà Dương Nguyệt Ánh thì không biết bao giờ mới nói hết được những điều tốt đẹp bà đã làm cho đất nước này và cho chính đồng bào bà. Có ba điều tôi muốn nêu lên đây:
Thứ Nhất : Tính Khiêm Tốn:
Hầu như tất cả những lần nhận giải thưởng bà đều mặc quốc phục phụ nữ Việt Nam ( chiếc áo dài truyền thống ). Bà muốn nhắn gởi rằng phần thưởng không chỉ dành riêng bà mà là được trao tặng cho mọi người Việt Nam đang ở trong cũng như ngoài nước ( trừ VC, VG và nhóm liên hệ). Chiếc áo của phụ nữ Việt, không lẫn lộn với bất cũ trang phục nào trên thế giới. Phải là một người có tinh thần dân tộc cao độ, quí trọng lịch sử, tự hào con dân đất nước đã đổ biết bao xương máu để duy trì gìn giữ trọn vẹn những giá trị cổ truyền cho tới ngày nay.Người ta nhìn thấy đằng sau trang phục áo dài là sự khiêm tốn của một nhân cách đẹp, đại diện cho phụ nữ Việt va lời nhắn nhủ: vinh quang thuộc về tất cả con cháu những Anh Hùng Liệt Nữ
Thứ Hai : Tình Thương
Khi đề cập tới những người lính VNCH, giọng bà cố nén xúc động. Bà gọi họ là những người lính “ Của Mình “.
Tiếng “ Của Mình “ nghe thân thương như đang nói về một thành viên trong gia đình. Thì đúng như thế mà, chiến binh VNCH đều là người anh người em , người cha người mẹ ở phần quốc gia VNCH trước năm 1975. Họ từ đó mà ra và họ cầm súng để bảo vệ .Tôi có cảm tưởng bà đang nuốt nước mắt ngược trở lại vào tim khi chia sẽ về số phận những người lính oai hùng phải chịu sau ngày 30/4 nghiệt ngã. Sống sót với tù đầy thậm chí bỏ xác ở rừng sâu núi thẳm thân nhân không có lấy một nấm mồ để chôn cất, tấm bia để tưởng nhớ. Những anh em mất phần thân xác, lê lết tấm thân thương tật cố gắng vươn lên dưới sự vô lương tâm trong đối xử của bọn VC. Dân VNCH phải bương chải đủ cách để kiếm chút gì bỏ vào bao tử, huống hồ anh em TBVNCH còn bị ngược đãi đến đâu ?. Bà nghẹn ngào nghĩ tới những anh em (đã từng một thời là lính chiến ) nay đang lê lết thân đâu đó . Tôi tin chắc trong lòng bà ( cũng như chúng ta ) , sự biết ơn luôn luôn tràn đầy. “ Người lính mình “ sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc , Dân Tộc và Chết hoặc Thương Tật là điều họ chấp nhận miễn sao đổi lấy sự yên bình của đất nước , đồng bào.
Thứ Ba : “Mơ Làm Người Quang Trung’
Nhiều người VN thành công ở nước ngoài, chúng ta đã có những triệu phú, thậm chí cả tỷ phú. Nhưng bà Dương Nguyệt Ánh ( hình như là người đầu tiên ) khuyến cáo thế hệ trẻ sinh ra , lớn lên ở nước ngoài hãy hãnh diện và luôn luôn nuôi tròn ước mơ để trở thành người “Quang Trung”
Đại Đế Quang Trung, vị anh hùng đã chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng trước tết Kỷ Dậu 1789 đánh cho quân xâm lược chạy trối chết về Tàu. Tướng thống lãnh là Tôn SĨ Nghị phải chui vào ống đồng trốn trước quân lính, Sầm Nghi Đống treo cổ tự sát. Sau khi thắng trận, Ngài lại có kế hoạch đòi lại phần đất trước đây thuộc về tổ tiên là Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây). Nếu Ngài không bị cất đi sớm, giờ đây Viet Nam đã thêm được phần đất này
Không người Việt Nam nào không hãnh diện là con cháu của Quang Trung Đại Đế, vị anh hùng từng tuyên bố :
– Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hòan
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ
Và Ngài đã làm như thế
Nhắc nhở con dân đất Việt, nhất là những thế hệ bị tách rời khỏi quê hương đến xứ người bà Dương Nguyệt Ánh đã muốn hâm nóng lại bầu máu của dân tộc . Lời khuyên không chỉ cho giới trẻ nhưng tất cả mọi gia đình VN dù đang sống lưu vong hay còn trong nước ( trừ VC) hãy chăm sóc, nuôi dạy con cái trong tinh thần của người Anh Hùng Tây Sơn. Ở nước ngoài, thế hệ trẻ đã và đang nối tiếp bước chân Tiền Nhân , dù trái hay gái luôn luôn tâm niệm rằng mình là ai, phải làm gì để xứng đánh con cháu của cha ông dựng nước và giữ nước .
Tôi thật sự thán phục, ngưỡng mộ và hãnh diện được là đồng bào của bà , Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh .
Một điều chắc chắn : Hai Bà Trưng , Bà Triệu, Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, Cô Giang. Cô Bắc (đồng chí của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Thái Học) sẽ rất hãnh diện có một hậu duệ như bà
2)- Tạ Phong Tần :
Tôi chỉ biết mặt cô trên internet, nhưng những điều cô làm khiến tôi kinh ngạc.
Tạ Phong Tần sinh năm 1968 , Bạc Liêu, một tỉnh thuộc miền Tây nước Việt Nam. Đó là năm quân xâm lược ( VNDCCH) cùng bọn tay sai ( MTDTGPMN) tổng tiến công phá nát hầu hết các tỉnh thành của VNCH.
Dù bị bất ngờ, VNCH đã đứng vững và đánh bại khiến gần 100.000 phiến quân bỏ mạng. Hồ vì quá tuyệt vọng đã đột ngột tử vong một năm sau (1969)
Tạ Phong Tần lớn lên trong tình huống như thế, VNCH bị quấy phá khắp nơi, nhưng những văn mình có được dưới chế độ nhân bản, vẫn tồn tai . Dù xa Saigon, .gia đình cô chắc chắn thừa hưởng tất cả những tiện nghi tối thiểu như Radio, TV , xe gắn máy (Honda, Suzuki… ) .Nếp sống sung túc đầy đủ của miền Nam dù đang trong tình trạng chiến tranh liên tục ,chắc chắn đã thấm sâu vào tâm thức của cô thiếu nữ đang lớn. Cô từng thấy người miền Nam không dùng sức người thay trâu bò để cày cấy , cô cũng từng thấy thịt cá cơm gạo ê hề trên mâm cơm gia đình không cần tem phiếu . Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng sự hiểu biết của cô cả khi cô khôn lớn.
Ngày 30/4 VNCH sụp đo Tạ Phong Tần chỉ vừa mới mười lăm đang theo học ở một trường trung học nào đó trong tỉnh. Nguyên cớ không được biết, nhưng cuối cùng cô có mặt trong hàng ngũ CAVC. Cô từng là một đảng viên của DCSVN và mang quân hàm Đại Úy CA.
Điều đáng nói chỉ xảy ra sau khi cô bắt đầu tham gia viết báo và trở thành một nhà báo tự do.
Thứ Nhất: Tính Cứng Rắn:
Tạ Phong Tần là một người đàn bà mạnh mẽ. Khi cô nhận ra bộ mặt thật của giới cầm quyền, đặc biệt là ngành CA , nếu chịu nhắm mắt xuôi tay theo cùng đồng bọn, giờ nầy ít nhất chắc cô cũng đã lên tới hàm Đại Tá. Tiền bạc của cái sẽ theo chân và cô dễ dàng trở thành người giàu có như những đồng chí mình.
Tạ Phong Tần không phải là một người như vậy. Khi nhận ra sai trái , cô dứt khoát liệng bỏ tất cả mọi thứ mình đang mang mặc trên người. Đã từng hãnh diện với bộ đồng phục CA, nay cô rũ sạch như vật truyền bệnh , dễ dàng như vứt đi gói rác, đó là một trong những điều làm người ta nễ phục Tạ Phong Tần
Thứ Hai: Chọn Lựa Đúng:
Tạ Phong Tần không chỉ từ bỏ CS ( vô thần), cô còn xin được rửa tội để trở thành người Công Giáo (hữu thần) một xoay ngược ba trăm sáu mươi độ. Không dễ dàng gì khi đang sống giữa gia đình Phật Giáo thuần thành ( mẹ là Phật Tử Đặng Thị Kim Liêng ) rồi cải đạo. Phải có một quy trình suy xét, chiêm nghiệm và chứng kiến mới có thể giúp người ta dứt khoát trong lựa chọn . Thời điểm ấy giáo dân Công Giáo bị đàn áp khắp nơi, và hành động đối phó bằng cầu nguyện cho chính những người (bọn CA) áp bức mình đã thuyết phục được Tạ Phong Tần chăng? Chỉ biết sau đó cô bước vào tù với tràng chuỗi Mân Côi trên tay
( Câu chuyện của thánh Phao Lô: trước khi nhận ra Chúa Giê Su, Phao Lô là một người nhiệt thành đàn áp môn đệ Ngài vì ông tưởng rằng điều đó tốt. Ông cũng là người đã giữ áo cho đồng bọn ném đá đến chết vị Thánh Tử Đạo đầu tiên của Công Giáo , Thánh Stephano. Nhưng khi thấu hiểu, Phao Lô lại trở thành Tông Đồ can dam nhất trong việc giảng đạo cho tín hữu ngoài Do Thái)
Thứ Ba; Kiên Trì
VC tuyên phạt cô mười năm tù giam, một cái án nặng cho người phụ nữ từng có thời kỳ phục vụ chúng. Chúng muốn trả thù những kẻ biết quá rõ về chúng , nhưng lần này thì chúng đặt lầm mục tiêu vì với tất cả những hành hạ dành cho cô, Tạ Phong Tần vẫn đứng vững.
Nhưng tai họa chưa dừng lại ở đó
Người mẹ thương yêu vừa tự sát. Không chịu nổi những đòn trả thù đê tiện của VC nhằm vào con gái mình bà Đặng Thị Kim Liêng đã phản đối bằng cách tự thiêu. Còn gì đau đớn cho người tù đang thụ án bằng việc nhận được tin mẹ vừa qua đời. Tôi chia sẽ nỗi đau của cô vì chính tôi đã trải qua sự khủng khiếp đó. Từ đây giấc mơ được ôm má vào lòng, được kêu lên “ Má ơi con thương má lắm, con nhớ má lắm…” sẽ không dịp nao để thốt lên nữa.
Nhưng tất cả những điều đó không làm cô yếu đi. Tạ Phong Tần vẫn mạnh mẽ, vẫn đứng vững trên đôi chân mình. Xin hãy hiệp lời hiệp ý để cầu nguyện cho cô mãi mãi cứng rắn kiên trì đợi chờ ngày chứng kiến toàn bộ sự sụp đổ của chế độ CS ở VN và trên toàn thế giớI
3)- Nhà thơ Ngô Minh Hằng
Bà làm thơ như người ta thở, có nghĩa là dễ dàng như thời còn thơ ấu chúng tôi vẫn nói với nhau “ dễ hơn ăn cơm sườn…”. Viết một bài thơ đã khó, chuyển tải lửa vào thơ lại còn khó hơn gấp bao nhiêu lần. Những nhà thơ như Nguyễn Chí Thiện ( Không Có Gì Quí Hơn Độc Lập Tự Do), Nguyễn Cung Thương ( Gởi Súng Cho Tao..), Nguyễn Thành Bửu ( Từ Ngày Các Bác Vô Đây ) v…v là những nhà thơ hiếm và Ngô Minh Hằng thuộc về một trong số họ.
Hãy đọc một vài lời thơ của bà:
-… Đâu người Hưng đạo. Ngô Quyền. Quang Trung
Đâu Quốc Toản, đâu Đặng Dung
Đâu Trần Bình Trọng, Triệu, Trưng , Lê Hoàn
Hoặc :
– Ta về phục quốc hoan ca
Cờ bay vàng khắp sơn hà, vàng tươi
Trong một bài khác:
– Tháng Tư nào loại quỷ Đỏ lên ngôi
Từ lập quốc đây thời man rợ nhất
Thơ bà viết rất nhiều và mỗi bài đều có điểm đặc trưng riêng nhưng tất cả chất chứa niềm đau lẫn hy vọng một ngày trở về quê hương trong hạnh phúc
Thứ nhất: Ước Mơ Cho Quê Hương :
Sự thật đó nằm trong từng trái tim mọi người VN dù trong hay ngoài nước. Trừ VC, ai là người VN lại không yêu mến quê hương mình? Ai không mong muốn chính mình hay con cháu dù ở phương trời nào lại không mơ để trở thành “ người Quang Trung” ?. Thể hiện ao ước của mình bằng việc học tập, chăm chỉ làm ăn, bao nhiêu thế hệ thứ hai thứ ba (thậm chí cả thế hệ đầu tiên) đã làm vẽ vang cho dân tộc. Riêng đối với Ngô Minh Hằng bà xử dụng những vần thơ như vũ khí đấu tranh và là phương cách chuyển tải ước mơ của mình .
Thứ hai : Nỗi Trăn Trở Cho Một VN Không Còn CS :
CS là nguồn cội tất cả mọi bất hạnh trong cuộc đời. Không ai chiêm nghiệm nỗi đau đó hơn những người đã từng sống với cs, nhất là CSVN. Điều duy nhất để lấy lại những gì đã mất, để được yên vui rộn rã tiếng cười là phải hất đổ chúng đi. Muốn thế, hãy tay trong tay, chung tấm lòng như trong bài “Góp Thêm Ngọn Nến “:
– Ngọn nến hôm nay
Sẽ là trăm là ngàn bó đuốc
Được sáng lên từ tình yêu Tổ Quốc
Của anh của chị của em
Của vạn trái tim các bạn thanh niên
Mang dòng máu Việt Nam muôn đời thắm đỏ
Trái tim nhà thơ không lúc nào nguôi niềm tự hào dân tộc và nỗi nhớ thương về đất nước ( vì cơ trời ) phải chịu sự đày đọa thời gian dài
Thứ ba: Nỗi Đau Muốn Chia Sẻ Với Đồng Bào
Ngô Minh Hằng viết nhiều thể loại thơ, bà có những bài thơ cho tình bạn, cho mẹ, cho chị, nhưng thơ có lửa phải để cập tới những bài thơ yêu nước. Bà gởi gắm tất cả những vui buồn theo vận nước nổi trôi, những ước mơ tưởng chừng như xa vời khi quê hương vẫn còn dưới chế độ CS. Không ai không nhìn thấy tâm huyết của một con dân nước Việt khi đọc những vần thơ của bà:
– Thơ tôi khóc đời bãi bể nương dâu
Thương dân tộc trước muôn vàn thảm họa
Ruộng đất của nhà tổ tiên mồ mả
Bỗng nhiên thành của Đảng, của ..nhân dân.