Kinh Đời

Những Phát Súng Làm Thay Đổi Cục Diện

Phải chăng đây là lúc quan điểm chính trị về súng bắt đầu thay đổi?

Kể từ khi xảy ra vụ nổ súng giết chết 17 học sinh, và nhân viên nhà trường hồi tháng trước tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, tỉnh Parkland, Florida, những người chủ trương cần phải làm ra luật khó khăn để hạn chế việc sử dụng súng, nhận thấy sau nhiều tai nạn chết người vì súng đạn, kết quả chẳng đi đến đâu trong nỗ lực ngăn chặn tai họa do súng gây ra. Tuy nhiên, kỳ này, sự việc xảy ra có phần khác trước, bởi vì lần này chính các thanh thiếu niên ở tuổi teen-age sống sót sau tai nạn ở Parkland, đứng ra đòi hỏi một cách chính đáng việc hạn chế súng đạn, với thái độ thành thật, còn mới nguyên xi trước diễn đàn quốc gia.

Tuần trước, họ nhận được một câu trả lời thiết thực, mặc dù cho đến nay, câu trả lời cho vấn đề mới chỉ đến từ phía các công ty doanh nghiệp, chưa phải từ phía các vị đại diện dân cử. Hệ thống bán dụng cụ thể thao, Dick’s Sporting Goods, tuyên bố rằng từ nay công ty này sẽ không bán súng trường loại tấn công, hay những băng đạn có sức công phá mạnh, và công ty cũng sẽ không bán súng cho người dưới 21 tuổi, bất kể sự qui định của luật địa phương. Chủ tịch công ty, ông Edwars Stack, nói với báo New York Times: “Chúng tôi yêu quí các em học sinh, và chính các em đã lên tiếng kêu van hết sức đau lòng: “Thế là quá đủ rồi.”. Lời kêu than của các em đã đánh động lương tâm của chúng tôi. Đến cuối tuần thì có thêm hai công ty Kroger và Walmart cũng cho biết công ty của họ sẽ không bán súng cho người dưới 21 tuổi.

Trong lúc đó, Tổng thống Trump làm các Thượng Nghị Sĩ và Dân biểu quốc hội phải giật mình kinh ngạc khi ông mời họ đến dự một phiên họp ở Bạch Cung hôm thứ Tư. Ông nói với các nhà lập pháp rằng ông muốn tái lập đạo luật bắt buộc phải kiểm tra lý lịch tổng quát của người đi mua súng.  Ông còn mắng mỏ rằng các vị lập pháp quá sợ hãi Hiệp Hội Súng Trường –NRA- .Ông Trump nói thẳng ra rằng trong một số trường hợp ông muốn tịch thu súng của kẻ dùng súng trước đã, rồi mới đặt câu hỏi sau. Đây quả là điều hết sức lạ thường, như chúng ta thừa biết mối quan hệ của ông với tổ chức NRA, cũng như việc ông ủng hộ  vũ trang cho các thầy cô giáo ở trường học. Ngày hôm sau thì ông viết một lời nhắn tin trên Twitter: “Tôi đã có một buổi họp lý thú với tổ chức NRA tại Văn Phòng Bầu Dục.”.

Lời bình luận của ông Trump có ý nghĩa rất đáng kể. Theo sự thăm dò sơ khởi cho thấy  ông Donald Trump hay chia rẽ thế giới ra làm hai loại: kẻ thắng và người thua, và hiện nay phe chủ trương quyền tự do mang súng là quyền tối thượng đang ở vị thế kẻ thua cuộc. Theo cuộc thăm dò dư luận do Politico và Morning Consult thực hiện hồi tuần trước có đến 88% dân chúng Mỹ chủ trương phải kiểm tra lý lịch kẻ mua súng, và 81% dân chúng đòi hỏi người mang súng phải ít nhất 21 tuổi trở lên, và 70% dân chúng sẵn sàng bảo trợ việc cấm bán các loại băng đạn có sức công phá mạnh, và 68% dân chúng đòi cấm hẳn loại vũ khí tấn công, không cho bán trên thị trường.

Tuy nhiên, phe đòi kiểm soát súng vẫn chưa dám đặt nhiều hy vọng vào một vụ bắn súng đơn lẻ, dù là vụ vừa mới xảy ra khá to lớn, giết chết nhiều người. Họ sẽ phải tiếp tục cuộc chiến đấu trường kỳ, tích lũy nhiều vụ tai nạn xảy ra. Đó chính là sách lược mà phe chống họ, tức phe bảo vệ quyền có súng, từng áp dụng. Matthew Lacombe, một sinh viên chuẩn bị luận án tiến sĩ ở trường Northwestern University đã bỏ thời giờ ra nghiên cứu, phân tích giọng điệu của Hiệp Hội Súng Trường – NRA từ hàng chục năm qua, thể hiện qua những bài bình luận, thư gửi chủ bút, và các bài bình luận trên tạp chí của họ như tờ The American Rifleman. Ông Lacombe nhận thấy những tay lãnh đạo NRA và thành viên của họ lập đi lập lại rất nhiều lần những cụm từ quen thuộc, chẳng hạn như “người công dân tuân thủ luật pháp” “Khung cảnh hòa bìn”, “tinh thần ái quốc”, “yêu chuộng tự do” và “những người công dân trung bình”. Họ gọi phe chống đối, tức phe đòi kiểm soát súng là “những kẻ không phải là người Mỹ”, “bọn độc tài chuyên chế”, “bọn Cộng Sản”, hay “bọn thiểu số ưu tú”. Chính ông chủ tịch Hiêp Hội Súng Trường Wayne LaPierre lại vừa nhắc lại thứ ngôn ngữ kiểu này trong bài diễn văn tại Hội Nghị Chính trị Bảo Thủ. Trong đó, ông nguyền rủa Đảng Dân Chủ bị “bọn nằm vùng phá hoại xâm nhập, chúng là những kẻ không tin vào Hiến Pháp, không tin vào lý tưởng tự do, và không tin vào nước Mỹ theo như sự hiểu biết thông thường.”.

Hiệp Hội Súng Trường –NRA- đã từng mài dũa luận điệu của họ từ thập niên 1930’s khi lần đầu tiên Hiệp Hội này xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc gia. Họ chủ trương chống lại tất cả mọi nỗ lực làm luật liên bang đòi phải đăng ký sớm trước khi mua súng, và qui định chặt chẽ hệ thống cửa hàng lái súng. Chuyên gia về khoa chính trị học Carol Skalnik Left và sử gia Mark Left ghi nhận rằng Hiệp Hội theo dõi ngay từ đầu việc soạn thảo luật liên quan đến súng. Họ đòi hỏi những luật này phải đi theo sát chủ trương, ngôn ngữ của tổ chức NRA.

Ưu thế của tổ chức NRA không phải chỉ nằm ở số tiền khổng lồ họ tặng cho các ứng cử viên khi ra tranh cử, để trả tiền quảng cáo. Những phí đó rất lớn, và tiền do NRA cung ứng hết sức quan trọng. Hơn thế nữa, theo tổ chức Center for Responsive Politics, năm 2016, tổ chức NRA còn chi ra 419 triệu đô la trong các cuộc bầu cử, khiến cho số tiền mà tổ chức NRA ủng hộ cho những ứng cử viên suốt đời ủng hộ cho NRA có mặt trong Quốc hội kỳ thứ 115 lên đến bảy con số.”. Tổ chức NRA ủng hộ quĩ tranh cử của ông Trump số tiền 30 triệu đô la.

Đền bù lại, tổ chức NRA được hưởng cái lợi là tất cả những luật đòi kiểm soát súng đều bị từ khước, bác bỏ. Phần lớn những người có súng chưa hẳn là hội viên của NRA. Nhưng theo sự thăm dò của viện Gallup đa số những người chủ trương kiểm soát súng nhẹ tay là những cử tri chỉ chú tâm vào một vấn đề, so với những người chủ trương kiểm soát súng gắt gao. Người có súng thường hay tiếp xúc với quan chức công quyền liên quan đến chính sách súng đạn hơn là những người không có súng.

Có đủ mọi loại người mua súng để trong nhà, họ làm chủ cây súng vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng dù sao thì việc sở hữu súng nếu đem phân tích cho kỹ ra thì vẫn thể hiện một bóng dáng chính trị nào đó. Trung tâm Nghiên Cứu Pew Research Center trong phúc trình năm 2017 tìm thấy rằng 48% đàn ông Da Trắng làm chủ cây súng, so với 25% phụ nữ Da Trắng có súng, và chỉ có 16% phụ nữ không phải là Da Trắng có súng trong nhà. Chủ nhân mua súng đa phần sống ở thôn quê. 41% đàn ông Da Trắng có văn bằng Cử Nhân mua súng để dùng, trong khi chỉ có 26% đàn ông Da Trắng có học vị cao hơn mua súng. Phân nửa những người làm chủ cây súng nói rằng việc làm chủ cây súng là yếu tố chính để xác định dạng tịch, lý lịch con người của họ.

Sự sợ hãi cũng là một yếu tố đáng kể: hơn phân nửa đàn ông có súng, và gần một phần ba phụ nữ có súng đều nói rằng họ thủ sẵn cây súng nạp đạn sẵn sàng để giúp cho họ dễ dàng đối phó khi cần, trong lúc ở trong nhà. Theo sự dò hỏi của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew thì “có mối liên hệ đáng kể giữa việc làm chủ khẩu súng để tự vệ với quan niệm cho rằng thế giới ở bên ngoài rất nguy hiểm, nên cần phải tự vệ.”. Bà Jennifer Carlson, nhà xã hội học đã phỏng vấn những người đàn ông có súng ở Michigan, họ nói với bà rằng giữ vũ khí trong người là một điều thiết yếu để xác định vai trò chủ gia đình của người đàn ông, nhất là khi người đó không phải là người chủ yếu đi làm để nuôi gia đình.

Tâm lý bất an, tâm lý hoài cổ trong một thời đại mà những ưu quyền trước đây đang bị thách đố, đàn ông da trắng mang tâm trạng đang bị bao vây, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp kinh hồn. Sức mạnh đó đã giúp Donald Trump  đắc cử tổng thống. Những người chủ trương kiểm soát súng có lẽ chẳng bao giờ có được một chủ đề đơn thuần là để xác định dạng tịch, dùng nó để chính trị hóa việc làm chủ cây súng. Nhưng riêng trong năm nay, nhờ các em học sinh ở  Parkland, những người chủ trương kiểm soát súng có được một tư thế vững chắc hơn. Những ai muốn biến sự việc này có ý nghĩa nên nhớ rằng họ là đại diện cho đa số, và đã từ lâu lắm rồi, họ có quyền chọn lựa, họ có quyền đi bầu. Họ nên bỏ phiếu cho ước vọng, cho ý kiến của mình về một vấn đề duy nhất. Đó là vấn đề kiểm soát súng.
 
Bài phân tích của Margaret Talbot trên THE NEW YORKER ngày 19/3/2018
Nguyễn Minh Tâm dịch
 
Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những Phát Súng Làm Thay Đổi Cục Diện

Phải chăng đây là lúc quan điểm chính trị về súng bắt đầu thay đổi?

Kể từ khi xảy ra vụ nổ súng giết chết 17 học sinh, và nhân viên nhà trường hồi tháng trước tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas, tỉnh Parkland, Florida, những người chủ trương cần phải làm ra luật khó khăn để hạn chế việc sử dụng súng, nhận thấy sau nhiều tai nạn chết người vì súng đạn, kết quả chẳng đi đến đâu trong nỗ lực ngăn chặn tai họa do súng gây ra. Tuy nhiên, kỳ này, sự việc xảy ra có phần khác trước, bởi vì lần này chính các thanh thiếu niên ở tuổi teen-age sống sót sau tai nạn ở Parkland, đứng ra đòi hỏi một cách chính đáng việc hạn chế súng đạn, với thái độ thành thật, còn mới nguyên xi trước diễn đàn quốc gia.

Tuần trước, họ nhận được một câu trả lời thiết thực, mặc dù cho đến nay, câu trả lời cho vấn đề mới chỉ đến từ phía các công ty doanh nghiệp, chưa phải từ phía các vị đại diện dân cử. Hệ thống bán dụng cụ thể thao, Dick’s Sporting Goods, tuyên bố rằng từ nay công ty này sẽ không bán súng trường loại tấn công, hay những băng đạn có sức công phá mạnh, và công ty cũng sẽ không bán súng cho người dưới 21 tuổi, bất kể sự qui định của luật địa phương. Chủ tịch công ty, ông Edwars Stack, nói với báo New York Times: “Chúng tôi yêu quí các em học sinh, và chính các em đã lên tiếng kêu van hết sức đau lòng: “Thế là quá đủ rồi.”. Lời kêu than của các em đã đánh động lương tâm của chúng tôi. Đến cuối tuần thì có thêm hai công ty Kroger và Walmart cũng cho biết công ty của họ sẽ không bán súng cho người dưới 21 tuổi.

Trong lúc đó, Tổng thống Trump làm các Thượng Nghị Sĩ và Dân biểu quốc hội phải giật mình kinh ngạc khi ông mời họ đến dự một phiên họp ở Bạch Cung hôm thứ Tư. Ông nói với các nhà lập pháp rằng ông muốn tái lập đạo luật bắt buộc phải kiểm tra lý lịch tổng quát của người đi mua súng.  Ông còn mắng mỏ rằng các vị lập pháp quá sợ hãi Hiệp Hội Súng Trường –NRA- .Ông Trump nói thẳng ra rằng trong một số trường hợp ông muốn tịch thu súng của kẻ dùng súng trước đã, rồi mới đặt câu hỏi sau. Đây quả là điều hết sức lạ thường, như chúng ta thừa biết mối quan hệ của ông với tổ chức NRA, cũng như việc ông ủng hộ  vũ trang cho các thầy cô giáo ở trường học. Ngày hôm sau thì ông viết một lời nhắn tin trên Twitter: “Tôi đã có một buổi họp lý thú với tổ chức NRA tại Văn Phòng Bầu Dục.”.

Lời bình luận của ông Trump có ý nghĩa rất đáng kể. Theo sự thăm dò sơ khởi cho thấy  ông Donald Trump hay chia rẽ thế giới ra làm hai loại: kẻ thắng và người thua, và hiện nay phe chủ trương quyền tự do mang súng là quyền tối thượng đang ở vị thế kẻ thua cuộc. Theo cuộc thăm dò dư luận do Politico và Morning Consult thực hiện hồi tuần trước có đến 88% dân chúng Mỹ chủ trương phải kiểm tra lý lịch kẻ mua súng, và 81% dân chúng đòi hỏi người mang súng phải ít nhất 21 tuổi trở lên, và 70% dân chúng sẵn sàng bảo trợ việc cấm bán các loại băng đạn có sức công phá mạnh, và 68% dân chúng đòi cấm hẳn loại vũ khí tấn công, không cho bán trên thị trường.

Tuy nhiên, phe đòi kiểm soát súng vẫn chưa dám đặt nhiều hy vọng vào một vụ bắn súng đơn lẻ, dù là vụ vừa mới xảy ra khá to lớn, giết chết nhiều người. Họ sẽ phải tiếp tục cuộc chiến đấu trường kỳ, tích lũy nhiều vụ tai nạn xảy ra. Đó chính là sách lược mà phe chống họ, tức phe bảo vệ quyền có súng, từng áp dụng. Matthew Lacombe, một sinh viên chuẩn bị luận án tiến sĩ ở trường Northwestern University đã bỏ thời giờ ra nghiên cứu, phân tích giọng điệu của Hiệp Hội Súng Trường – NRA từ hàng chục năm qua, thể hiện qua những bài bình luận, thư gửi chủ bút, và các bài bình luận trên tạp chí của họ như tờ The American Rifleman. Ông Lacombe nhận thấy những tay lãnh đạo NRA và thành viên của họ lập đi lập lại rất nhiều lần những cụm từ quen thuộc, chẳng hạn như “người công dân tuân thủ luật pháp” “Khung cảnh hòa bìn”, “tinh thần ái quốc”, “yêu chuộng tự do” và “những người công dân trung bình”. Họ gọi phe chống đối, tức phe đòi kiểm soát súng là “những kẻ không phải là người Mỹ”, “bọn độc tài chuyên chế”, “bọn Cộng Sản”, hay “bọn thiểu số ưu tú”. Chính ông chủ tịch Hiêp Hội Súng Trường Wayne LaPierre lại vừa nhắc lại thứ ngôn ngữ kiểu này trong bài diễn văn tại Hội Nghị Chính trị Bảo Thủ. Trong đó, ông nguyền rủa Đảng Dân Chủ bị “bọn nằm vùng phá hoại xâm nhập, chúng là những kẻ không tin vào Hiến Pháp, không tin vào lý tưởng tự do, và không tin vào nước Mỹ theo như sự hiểu biết thông thường.”.

Hiệp Hội Súng Trường –NRA- đã từng mài dũa luận điệu của họ từ thập niên 1930’s khi lần đầu tiên Hiệp Hội này xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc gia. Họ chủ trương chống lại tất cả mọi nỗ lực làm luật liên bang đòi phải đăng ký sớm trước khi mua súng, và qui định chặt chẽ hệ thống cửa hàng lái súng. Chuyên gia về khoa chính trị học Carol Skalnik Left và sử gia Mark Left ghi nhận rằng Hiệp Hội theo dõi ngay từ đầu việc soạn thảo luật liên quan đến súng. Họ đòi hỏi những luật này phải đi theo sát chủ trương, ngôn ngữ của tổ chức NRA.

Ưu thế của tổ chức NRA không phải chỉ nằm ở số tiền khổng lồ họ tặng cho các ứng cử viên khi ra tranh cử, để trả tiền quảng cáo. Những phí đó rất lớn, và tiền do NRA cung ứng hết sức quan trọng. Hơn thế nữa, theo tổ chức Center for Responsive Politics, năm 2016, tổ chức NRA còn chi ra 419 triệu đô la trong các cuộc bầu cử, khiến cho số tiền mà tổ chức NRA ủng hộ cho những ứng cử viên suốt đời ủng hộ cho NRA có mặt trong Quốc hội kỳ thứ 115 lên đến bảy con số.”. Tổ chức NRA ủng hộ quĩ tranh cử của ông Trump số tiền 30 triệu đô la.

Đền bù lại, tổ chức NRA được hưởng cái lợi là tất cả những luật đòi kiểm soát súng đều bị từ khước, bác bỏ. Phần lớn những người có súng chưa hẳn là hội viên của NRA. Nhưng theo sự thăm dò của viện Gallup đa số những người chủ trương kiểm soát súng nhẹ tay là những cử tri chỉ chú tâm vào một vấn đề, so với những người chủ trương kiểm soát súng gắt gao. Người có súng thường hay tiếp xúc với quan chức công quyền liên quan đến chính sách súng đạn hơn là những người không có súng.

Có đủ mọi loại người mua súng để trong nhà, họ làm chủ cây súng vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng dù sao thì việc sở hữu súng nếu đem phân tích cho kỹ ra thì vẫn thể hiện một bóng dáng chính trị nào đó. Trung tâm Nghiên Cứu Pew Research Center trong phúc trình năm 2017 tìm thấy rằng 48% đàn ông Da Trắng làm chủ cây súng, so với 25% phụ nữ Da Trắng có súng, và chỉ có 16% phụ nữ không phải là Da Trắng có súng trong nhà. Chủ nhân mua súng đa phần sống ở thôn quê. 41% đàn ông Da Trắng có văn bằng Cử Nhân mua súng để dùng, trong khi chỉ có 26% đàn ông Da Trắng có học vị cao hơn mua súng. Phân nửa những người làm chủ cây súng nói rằng việc làm chủ cây súng là yếu tố chính để xác định dạng tịch, lý lịch con người của họ.

Sự sợ hãi cũng là một yếu tố đáng kể: hơn phân nửa đàn ông có súng, và gần một phần ba phụ nữ có súng đều nói rằng họ thủ sẵn cây súng nạp đạn sẵn sàng để giúp cho họ dễ dàng đối phó khi cần, trong lúc ở trong nhà. Theo sự dò hỏi của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew thì “có mối liên hệ đáng kể giữa việc làm chủ khẩu súng để tự vệ với quan niệm cho rằng thế giới ở bên ngoài rất nguy hiểm, nên cần phải tự vệ.”. Bà Jennifer Carlson, nhà xã hội học đã phỏng vấn những người đàn ông có súng ở Michigan, họ nói với bà rằng giữ vũ khí trong người là một điều thiết yếu để xác định vai trò chủ gia đình của người đàn ông, nhất là khi người đó không phải là người chủ yếu đi làm để nuôi gia đình.

Tâm lý bất an, tâm lý hoài cổ trong một thời đại mà những ưu quyền trước đây đang bị thách đố, đàn ông da trắng mang tâm trạng đang bị bao vây, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp kinh hồn. Sức mạnh đó đã giúp Donald Trump  đắc cử tổng thống. Những người chủ trương kiểm soát súng có lẽ chẳng bao giờ có được một chủ đề đơn thuần là để xác định dạng tịch, dùng nó để chính trị hóa việc làm chủ cây súng. Nhưng riêng trong năm nay, nhờ các em học sinh ở  Parkland, những người chủ trương kiểm soát súng có được một tư thế vững chắc hơn. Những ai muốn biến sự việc này có ý nghĩa nên nhớ rằng họ là đại diện cho đa số, và đã từ lâu lắm rồi, họ có quyền chọn lựa, họ có quyền đi bầu. Họ nên bỏ phiếu cho ước vọng, cho ý kiến của mình về một vấn đề duy nhất. Đó là vấn đề kiểm soát súng.
 
Bài phân tích của Margaret Talbot trên THE NEW YORKER ngày 19/3/2018
Nguyễn Minh Tâm dịch
 
Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm