Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những anh hùng thấm Mệt- Giao Chỉ, San Jose.

Câu chuyện cuối năm. LES HEROS SONT FATIGUES

Câu chuyện cuối năm. LES HEROS SONT FATIGUES


Câu chuyện thứ nhất "Trung tướng Ngô Quang Trưởng"

                          C:\Users\Giao Chi\Desktop\5.jpg

Cuối năm Bính Thân, đọc trên Net có những lời sau đây, chợt thấy buồn phiền.

1)  Nguyên văn như sau.

-Trong Tập San Y Sĩ Canada (nổi tiếng chống CS), số 154, trang 12, BS Nguyễn Lưu Viên, 1 trí thức người Nam, cựu Tổng Trưởng đă có nhận xét về Ngô Quang Trưởng như sau :                                                                 Trưởng thúc thủ, bỏ thuộc hạ, lội chập chũm ra tầu biển." Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu "" Ranh Tướng này đă bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đă được Tướng Kỳ cứu tử, ngưng y quên ơn cứu tử ngay.                                                            

Đối với anh em cựu chiến binh cao niên chúng tôi, ông Trưởng vừa là sĩ quan cao cấp, vừa là niên trưởng, cùng khóa Cương Quyết , chúng tôi vẫn có phần kính trọng. Nay nghe bác sĩ Nguyễn Lưu Viên phê phán như thế, xem ra cũng buồn phiền. Sở dĩ phải quan tâm vì Bác sĩ Viên vốn là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng văn hóa giáo dục thập niên 60. Bèn gửi thư hỏi thăm bác sĩ Thân Trọng An bên Canada, hiện đang phụ trách tờ báo liên hệ.  

2) Bác sĩ An gửi qua bài viết nguyên văn của bác sĩ Viên như sau:

"Nhơn dịp này tôi cũng muốn kiểm lại một việc mà tôi đã viết về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: Một danh tướng quốc tế là tướng Norman Schwarzkopf,  (Người anh hùng đã chiến thắng "The Golf War dưới thời tổng thống Bush bố) mà ca tụng cái tài của một tướng VNCH như vậy là hết lời, Thế mà rồi, rốt cuộc, binh nghiệp của tướng VNCH ấy đã phải kết thúc trong cảnh thúc thủ khóc hận, bỏ thuộc hạ lội chập chũm ra tàu biển, chỉ vì một lệnh rút lui bỏ Quảng trị, bỏ Huế" Rồi khi triệt binh được nửa chừng thì một phản lệnh phải giữ Huế với bất cứ giá nào của ông tổng thống VNCH."

3) Đọc được nguyên văn nhận xét của bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, tôi hiểu rằng cá nhân bác sĩ Viên biết chuyện và có phần thông cảm về hoàn cảnh của tướng Ngô Quang Trưởng. Phần bình luận viết thêm về ông Trưởng là do vị bác sĩ ở bên Pháp. Vị này có lẽ cũng chỉ nghe nói nên viết ra những lời cay đắng. Xin nhắc lại như sau.  " Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu " Ranh Tướng này đã bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đã được Tướng Kỳ cứu tử, nhưng y quên ơn cứu tử ngay.

4)Tôi xin có ý kiến: Huyền thoại anh hùng của tướng Ngô Quang Trưởng là chuyện có thực. Suốt một đời chinh chiến, ông Trưởng hết sức kín tiếng. Bài báo nói về chuyện bỏ Huế, bỏ vùng 1 cũng không phải ông Trưởng là tác giả. Ông nhà báo gốc hải quân cùng với Nguyên Sa ngồi hỏi chuyện ông Trưởng rồi phóng tác. Năm xưa Asia thu hình trên DC tôi hỏi chuyện ông Truởng, ông chỉ cười và nói rằng chẳng cần mình xác làm gì. Những giờ phút đau thương nghiệt ngã của mặt trận Vùng 1 và vùng 2 là thảm kịch của các vị tư lệnh quân đoàn, của toàn quân và của cả đất nước. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Vùng 2 và trung tướng Ngô Quang Trưởng, Vùng 1 vào năm 75 nếu nói thẳng với vị tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu xin từ chức. Nếu thưa rằng, tổng thống chỉ thị cho chúng tôi quyết tâm ở lại chiến đấu, xin nhận lệnh thi hành. Nếu ra lệnh triệt thoái trong hoàn cảnh này xin giao cho người khác. Nhưng với trên 20 năm quân vụ, sống trong quân kỷ, các vị chiến binh đeo sao đã không biết nói không với thượng cấp. Ông Phú tự vẫn trước khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Trưởng hoàn toàn im lặng suốt cuộc đời di tản lưu vong. Dù quê ở Bạc Liêu nhưng ông sống chết cả đời chinh chiến với miền Trung. Khi ông ra đi, di hài được phu nhân trải tro trên đèo Hải Vân. Trên đỉnh núi cao của giữa miền đất Quảng, nhìn về phương Bắc năm 1972 nơi ông chỉ huy hàng ngàn lính Dù và Thủy quân Lục chiến hy sinh để cắm lại ngọn cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Nhìn về phương Nam, năm 1975 nơi thảm kịch xảy ra trên bãi biển Đà Nẵng, đưa đến ngày chấm dứt cuộc chiến tranh.

Khi tôi viết lại những hàng chữ này, ngồi trên lầu hai của Việt Museum. Trước mặt là bản đồ quân sự hành quân của Vùng 1 và trên bàn có lá cờ phủ quan tài ông Trưởng. Hoàng hôn xuống dần vào một buổi chiều giông bão cuối năm âm lịch. San Jose History Park bắt đầu chuẩn bị đóng cửa. Tôi nhớ lại 42 năm trước những kỷ niệm đau thương ở Cam Ranh. Phụ tá cho tướng Trang, chúng tôi từ Tổng Tham Mưu ra đón và tái tổ chức quân đoàn 1 và 2. Nhưng lúc đó tướng Trang đã bay vào miền Nam.Tướng Diệp Quang Thủy qua bên Hải Quân. Đại tá Huy, của sư đoàn Nhảy Dù về lại Sài Gòn với lính Mũ đỏ. Đại tá Mai Duy Thưởng chỉ huy bán đảo Cam Ranh cũng suôi Nam bằng đường biển. Quay đi quay lại chỉ còn tôi và đại tá Trường ở lại Cam Ranh.Tướng Nhựt, sự đoàn 2 trên đoàn tàu di tàn từ miến Trung ghé Cam Ranh cho biết ông Trưởng đang nằm dưới tàu hải quân. Máy bay C47 của đại tướng Cao Văn Viên từ mây trời hải đảo liên lạc xuống có lệnh đón vị tư lệnh vùng 1. Ông Trưởng từ chối xin ở lại tàu hải quân về cùng lính Thủy quân Lục chiến.Tôi báo cho C47 bay về Sài Gòn. Sau đó chúng tôi gần như là người cuối cùng di chuyển qua bên hải quân để theo tàu về Phú Quốc. Tiếp theo vào những ngày Sài Gòn bị vây hãm, trung tướng Đôn lên nhận chức vụ tổng trưởng quốc phòng đã ra lệnh phạt một số các vị tướng lãnh trách nhiệm tại Vùng 1 và 2. Các vị này phải tập trung tại câu lạc bộ Tổng tham Mưu để viết báo cáo. Nhưng riêng tướng Phú và tướng Trưởng nằm tại Tổng y Viện Cộng Hỏa. Ngày 29 tháng tư-1975 quý vị tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trường đã ra đi. Phía Hoa Kỳ hết sức lưu tâm muốn các vị tướng lãnh còn lại sau đây được di tản. Tướng Kỳ có trực thăng riêng và đã biết rõ lộ trình.Trung tướng Đồng Văn Khuyên, vị tham mưu tưởng liên quân cuối cùng, và 2 vị tư lệnh quân đoàn là tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Phạm Văn Phú. Ông Phú từ tổng y viện về nhà uống thuốc độc tự vẫn. Từ những ngày trước, trung tá Nguyễn Đình Bá chánh văn phòng ông Khuyên đã được lệnh đưa gia đình ông Khuyên và ông Trưởng qua bên Dao để di tản.Trưa ngày 29 tháng tư, ông Kỳ bay vào Tổng Tham Mưu để hỏi thăm tin tức. Tướng Khuyên cho biết hoàn toàn hết hy vọng. Trước khi rời tổng tham mưu bay đi, ông Kỳ kéo theo ông Trưởng. Nếu tướng Trưởng không lên trực thăng của ông Kỳ thì chắc chắn phía bên Dao sẽ cho người hối thúc ông Khuyên và ông Trưởng ra đi bằng được nội trong đêm 29 tháng tư. Nếu ông Phú không tự vẫn thì chắc chắn cũng được phía Hoa Kỳ cho người đến tận nhà để yêu cầu di tản. Chúng tôi là những người nhân chứng còn lại để ghi những sự kiện chính xác nhất đặc biệt về tướng Ngô Quang Trưởng. Không có chuyện ông Trưởng xin tàu Mỹ vớt tại Đà Nẵng. Ông không bị giam tại TTM và không có chuyện ông Kỳ cứu ông Trưởng nên phải mang ơn. Ngoài sự hiểu biết cá nhân, hiện nay vị phi công trực thăng của ông Kỳ ở cùng khu mobil home với chúng tôi. Các chánh văn phòng và sỹ quan tùy viên của tướng Khuyên vẫn còn liên lạc, Những trang quân sử chúng tôi ghi lại về những ngày 30 tháng tư và toàn bộ cuộc chiến sẽ     là những tin tức chính xác để quý vị quan tâm được biết. Bao nhiên chiến hữu cao niên của chúng tôi biết chuyện phải quấy trong chiến tranh đều đã ra đi.

Câu chuyện thứ hai. Khóa Cương Quyết.

Năm 1953 và 1954 là những năm quân trường Thủ Đức và Đà Lạt đào tạo các khóa sĩ quan trừ bị được mang tên Cương Quyết. Khóa Cương Quyết chính có 2 người mà chiến hữu thường biết tiếng.Trung tá Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng xùi, Bắc Kỳ vẫn còn sống tại San Jose. Ông ở lại đi tù cộng sản trên 10 năm và vẫn nổi tiếng là người nói rất nhiều chuyện hấp dẫn. Nói đến Ngô Quang Trưởng ông luôn luôn ghi nhớ. Trưởng ngủ giường trên, moi nằm dưới. Người thứ hai của khóa chính là trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Trưởng di tản 1975, góc Nam Kỳ, rất ít nói và ngày nay đã qua đời. Sau khóa Cương Quyết chính là đến khóa của chúng tôi. Khóa Cương Quyết phụ. Năm 1972 ông Trưởng là tư lệnh quân đoàn 1 chỉ huy trận tái chiếm Quảng Trị. Một sự tình cờ đặc biệt có 3 đại tá chỉ huy 3 lữ đoàn TQLC và Nhảy dù đánh trận Quảng Trị. Cả 3 đều là SVSQ khóa Cương Quyết 2 của trường Đà Lạt. Trần Quốc Lịch, nhảy dù. Ngô Văn Định và Phạm Văn Chung của TQLC. Ông Trưởng đã ra đi nhưng các anh em Cương Quyết đánh trận Quảng Trị may mắn thay vẫn còn đang đợi chờ. Tất cả đều là anh hùng thấm mệt. Hàng ngày lên Net toàn thấy chuyện trời ơi đất hỡi. Các vị tổng thống đã ra đi. Tư lệnh quân đoàn thời kỳ 75 chẳng còn ai. Người biết không nói. Người nói không biết. Đất tự do sinh ra một đám  người chuyên chụp mũ chửi bậy. Ca dao có câu rằng. Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Các cậu viết tin tức thường phong thần quân ta quá mức. Rồi thì các tay chửi bới cũng toàn chụp mũ bá láp. Không đâu vào đâu. Riêng anh em chúng tôi vẫn nắm tay nhau trong tình chiến hữu. Năm 2004 Khóa Cương Quyết số 2 tổ chức 50 năm họp khóa ngậm ngùi, Giao Chỉ làm được bài thơ kỷ niệm. Tưởng rằng 10 năm sau họp mặt 2014 ghi dấu 60 năm còn khả quan hơn, sẽ làm thêm bài thơ ngon lành. Bây giờ đã quá 60 năm dài mới biết ngày mai không hơn được hôm qua. Xin gửi đến các bạn bè bốn phương bài thơ cũ kỹ cuối cùng của một thời oanh liệt. Xin tưởng niệm bạn cùng khóa chính và khóa phụ Cương Quyết Thủ Đức Đà Lạt 1953-1954. Những liệt sĩ đã ra đi và các anh hùng mỏi mệt còn ở lại...

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Hoi truong Dan sinh.jpg

Bài ca họp khóa.

Giao Chỉ, San Jose.

Lời nói đầu: Tác giả là đại tá Vũ Văn Lộc, sinh viên sỹ quan khóa Cương Quyết 2 Võ Bị Liên quân Đà Lạt 1954. Sáng tác nhân dịp 50 Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi (1954-2004) vào tháng 3-2004 tại Orange County, California.

Thưa chư liệt vị.                                                                                    Khóa chúng tôi đây. Dở giăng , dở đèn. Môn chẳng ra môn, khoai chẳng ra khoai. Cầm giấy khai sinh Thủ Đức, chẳng phải đấng sinh thành. Công ơn dưỡng dục mẹ nuôi, đàn con nhớ về Đà Lạt.                                                                             Năm hai mươi tuổi, anh đi quân đội. Ngày vào trường, năm Năm Mươi bốn. Tổ quốc còn đủ hai đầu Sài Gòn-Hà Nội. Khi mãn khóa ngày Một Tháng Mười. Genève cưa đôi đất nước, chia ra hai mảnh Bắc Nam.                                           Đang thụ huấn, Điện Biên Phủ, Tây kéo cờ hàng. Trong quân trường, điểm trung bình, đôn lên hai nấc. Lúc quỳ xuống, vẫn còn là sinh viên sĩ quan. Khi đứng lên, có anh chỉ còn cặp lon trung sĩ. Chân dậm đất, tay đấm ngực, miệng kêu trời.

Rồi sau cùng, Dù lính dù quan, cũng chia nhau mà về đủ các vùng chiến thuật. Anh đội mũ đỏ nhảy dù, tôi về mũ xanh lính thủy. Đi tới đi lui cũng quanh quẩn Cà Mâu-Bến Hải. Sáu mười phần trăm lấy vợ Nam Kỳ… Bỏ lại nửa mối tình đầu Hà Nội.                                                                                 Hai mươi mốt năm, chinh chiến ngược suôi. Anh đi tàu suốt, tôi ốm yếu xanh xao…Nhận sổ quân y ba mươi ngày tái khám.  Người lên lon lá huy hoàng, ngực đỏ huân chương cứu quốc. Có cậu lả lướt dăm bảy mảnh tình. Có anh hiền lành, giữ mãi tơ duyên một chỗ.                                   Vào cuộc chiến, tôi đánh Bình Xuyên…Xuống miền Tây, ông vây Hòa Hảo. Vào trận Mậu Thân, bị đánh phủ đầu, Quân ta đã huy hoàng đứng dậy. Mùa Hè đỏ lửa, bị địch quân đập trúng ngang lưng, Mà sao lính Cộng Hòa vẫn còn gân mạnh mẽ phi thường. Từ Bình Long anh dũng, Nguyễn Kiếm Diệm gan lỳ ngồi trên nóc hầm, đội pháo, ăn cơm. Cho đến khi vào Hạ Lào gian khổ, Ngô Lê Tĩnh đái một bãi trên đất Tchepone, theo đúng lệnh quân hành ông Thiệu.                                                                             Nhưng chiến tranh đâu phải chuyện đùa. Nhất tướng công danh thành vạn cốt khô. Giữa chốn sa trường Quảng Trị, Xuân Phan đền xong nợ nước. Trong hầm hành quân Hạ Lào,  Văn Hiền tự sát hiển linh.                                           Rồi có lệnh hạ thành Quảng Trị. Nhảy dù Quốc Lịch thay quân cho mũ xanh Ngô Định lên phiên. Hào khí ngất trời.                                                                                                          Cho đến ngày trời sầu đất thảm tháng Tư Đen. Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về đồn trại thân yêu. Ngước nhìn trời Lai Khê thấy cay cay khóe mắt. Người ngậm tăm, súng đeo vai buồn bã. Ngồi ăn trưa với ông Tư Lệnh cơm nuốt không vô. Miếng vải trắng ai đã treo trên nóc ngọn cờ. Lê Nguyên Vỹ đi một đường tự sát. Đỗ Vượng bèn cho quân lính hồi hương để sĩ quan Cương Quyết xếp hàng, vào tù cải tạo. Riêng mình Nguyễn Đình Duy tự kết liểu cuộc đời cùng với thành Sài Gòn sụp đổ.                                                  Kính thưa chư liệt vị, Khóa chúng tôi đây, Khóa di cư chạy loạn, từ Bắc vào Nam…cùng với nhân dân đã kiến tạo hai nền Cộng Hòa…và hai mươi mốt năm xây nhà, dựng nước. Paris ký Hiệp Ước Hòa Bình, Nguyễn Thế Nhã đón tù binh Nghiêm Kế trở về bến sông Thạch Hãn.Tưởng rằng phen này trong ấm ngoài êm. Chẳng hiểu vì sao, chỉ một tháng trời oan nghiệt, quân cán chánh chạy dài từ dọc xuống ngang…để anh em chúng tôi cũng phải chia phần, làm tan đàn xẩy gánh. Đám nhanh chân chạy thoát khá nhiều, người ở lại chịu đọa đày cũng lắm. Bước chân đi mặt còn ngoảnh lại, phía chân trời xiềng xích trông theo. HO qua Mỹ, tổn thất quá phần ba. Gặp lại anh em vừa yếu lại vừa già. Hai mươi mốt năm chinh chiến đã trôi qua. Thêm hai mươi chín năm cải tạo cộng với lưu đày. Là vừa đủ năm chục năm tròn gian khổ. Vì vậy nên mới có hôm nay, tháng Ba năm Lẻ Bốn. Chúng tôi về đây, dành lại một ngày cho Năm Mươi Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi. Để đếm đầu người, xem anh em, ai còn, ai mất. Ba trăm chàng trai đất Bắc, giờ đây chỉ còn lại bảy chục bác cao niên. Già thật là già. Lão ơi là lão. Nước mắt đã khô rồi. Gặp nhau chỉ cười thôi. Chẳng phải lần đầu, nhưng biết đâu đây sẽ là lần cuối. Sợ thì ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn.                                       Thưa quý vị.                                                                                          Bầy ong thợ về già sẽ bay đi bốn phương trời trong cuộc hành trình vĩnh biệt. Nhưng con cá Hồi suốt đời vùng vẫy biển khơi vẫn phải trở về họp bạn ở nơi nguồn gốc. Khóa chúng tôi không phải lũ ong chơi xong rồi bỏ cuộc. Chúng tôi là những con cá Hồi lương thiện, năm mươi năm trở về tìm lại anh em.

Vì vậy nên có thơ rằng

Hai mươi năm tuổi trẻ, hai mươi năm chiến chinh. Hai mươi năm tù ngục. Hai mươi năm điêu linh.                              Năm bảy lăm tiền kiếp. Tháng tư đuổi sau lưng. Mang tuổi đời chồng chất, cùng vượt thác băng ngàn.                               Tuổi hoa niên cắt ngắn. mái tóc bạc dài thêm. Tay nắm tay cằn cỗi. Lòng mở rộng tấm lòng.                                                Năm mươi năm hội ngộ. Một thế kỷ vừa qua. Hoa mai vàng nở sớm. Gặp nhau những muộn màng..

Giao Chỉ San Jose.. C:\Users\Giao Chi\Desktop\_TVL4561small.png




Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những anh hùng thấm Mệt- Giao Chỉ, San Jose.

Câu chuyện cuối năm. LES HEROS SONT FATIGUES

Câu chuyện cuối năm. LES HEROS SONT FATIGUES


Câu chuyện thứ nhất "Trung tướng Ngô Quang Trưởng"

                          C:\Users\Giao Chi\Desktop\5.jpg

Cuối năm Bính Thân, đọc trên Net có những lời sau đây, chợt thấy buồn phiền.

1)  Nguyên văn như sau.

-Trong Tập San Y Sĩ Canada (nổi tiếng chống CS), số 154, trang 12, BS Nguyễn Lưu Viên, 1 trí thức người Nam, cựu Tổng Trưởng đă có nhận xét về Ngô Quang Trưởng như sau :                                                                 Trưởng thúc thủ, bỏ thuộc hạ, lội chập chũm ra tầu biển." Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu "" Ranh Tướng này đă bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đă được Tướng Kỳ cứu tử, ngưng y quên ơn cứu tử ngay.                                                            

Đối với anh em cựu chiến binh cao niên chúng tôi, ông Trưởng vừa là sĩ quan cao cấp, vừa là niên trưởng, cùng khóa Cương Quyết , chúng tôi vẫn có phần kính trọng. Nay nghe bác sĩ Nguyễn Lưu Viên phê phán như thế, xem ra cũng buồn phiền. Sở dĩ phải quan tâm vì Bác sĩ Viên vốn là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng văn hóa giáo dục thập niên 60. Bèn gửi thư hỏi thăm bác sĩ Thân Trọng An bên Canada, hiện đang phụ trách tờ báo liên hệ.  

2) Bác sĩ An gửi qua bài viết nguyên văn của bác sĩ Viên như sau:

"Nhơn dịp này tôi cũng muốn kiểm lại một việc mà tôi đã viết về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: Một danh tướng quốc tế là tướng Norman Schwarzkopf,  (Người anh hùng đã chiến thắng "The Golf War dưới thời tổng thống Bush bố) mà ca tụng cái tài của một tướng VNCH như vậy là hết lời, Thế mà rồi, rốt cuộc, binh nghiệp của tướng VNCH ấy đã phải kết thúc trong cảnh thúc thủ khóc hận, bỏ thuộc hạ lội chập chũm ra tàu biển, chỉ vì một lệnh rút lui bỏ Quảng trị, bỏ Huế" Rồi khi triệt binh được nửa chừng thì một phản lệnh phải giữ Huế với bất cứ giá nào của ông tổng thống VNCH."

3) Đọc được nguyên văn nhận xét của bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, tôi hiểu rằng cá nhân bác sĩ Viên biết chuyện và có phần thông cảm về hoàn cảnh của tướng Ngô Quang Trưởng. Phần bình luận viết thêm về ông Trưởng là do vị bác sĩ ở bên Pháp. Vị này có lẽ cũng chỉ nghe nói nên viết ra những lời cay đắng. Xin nhắc lại như sau.  " Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu " Ranh Tướng này đã bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đã được Tướng Kỳ cứu tử, nhưng y quên ơn cứu tử ngay.

4)Tôi xin có ý kiến: Huyền thoại anh hùng của tướng Ngô Quang Trưởng là chuyện có thực. Suốt một đời chinh chiến, ông Trưởng hết sức kín tiếng. Bài báo nói về chuyện bỏ Huế, bỏ vùng 1 cũng không phải ông Trưởng là tác giả. Ông nhà báo gốc hải quân cùng với Nguyên Sa ngồi hỏi chuyện ông Trưởng rồi phóng tác. Năm xưa Asia thu hình trên DC tôi hỏi chuyện ông Truởng, ông chỉ cười và nói rằng chẳng cần mình xác làm gì. Những giờ phút đau thương nghiệt ngã của mặt trận Vùng 1 và vùng 2 là thảm kịch của các vị tư lệnh quân đoàn, của toàn quân và của cả đất nước. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Vùng 2 và trung tướng Ngô Quang Trưởng, Vùng 1 vào năm 75 nếu nói thẳng với vị tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu xin từ chức. Nếu thưa rằng, tổng thống chỉ thị cho chúng tôi quyết tâm ở lại chiến đấu, xin nhận lệnh thi hành. Nếu ra lệnh triệt thoái trong hoàn cảnh này xin giao cho người khác. Nhưng với trên 20 năm quân vụ, sống trong quân kỷ, các vị chiến binh đeo sao đã không biết nói không với thượng cấp. Ông Phú tự vẫn trước khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Trưởng hoàn toàn im lặng suốt cuộc đời di tản lưu vong. Dù quê ở Bạc Liêu nhưng ông sống chết cả đời chinh chiến với miền Trung. Khi ông ra đi, di hài được phu nhân trải tro trên đèo Hải Vân. Trên đỉnh núi cao của giữa miền đất Quảng, nhìn về phương Bắc năm 1972 nơi ông chỉ huy hàng ngàn lính Dù và Thủy quân Lục chiến hy sinh để cắm lại ngọn cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Nhìn về phương Nam, năm 1975 nơi thảm kịch xảy ra trên bãi biển Đà Nẵng, đưa đến ngày chấm dứt cuộc chiến tranh.

Khi tôi viết lại những hàng chữ này, ngồi trên lầu hai của Việt Museum. Trước mặt là bản đồ quân sự hành quân của Vùng 1 và trên bàn có lá cờ phủ quan tài ông Trưởng. Hoàng hôn xuống dần vào một buổi chiều giông bão cuối năm âm lịch. San Jose History Park bắt đầu chuẩn bị đóng cửa. Tôi nhớ lại 42 năm trước những kỷ niệm đau thương ở Cam Ranh. Phụ tá cho tướng Trang, chúng tôi từ Tổng Tham Mưu ra đón và tái tổ chức quân đoàn 1 và 2. Nhưng lúc đó tướng Trang đã bay vào miền Nam.Tướng Diệp Quang Thủy qua bên Hải Quân. Đại tá Huy, của sư đoàn Nhảy Dù về lại Sài Gòn với lính Mũ đỏ. Đại tá Mai Duy Thưởng chỉ huy bán đảo Cam Ranh cũng suôi Nam bằng đường biển. Quay đi quay lại chỉ còn tôi và đại tá Trường ở lại Cam Ranh.Tướng Nhựt, sự đoàn 2 trên đoàn tàu di tàn từ miến Trung ghé Cam Ranh cho biết ông Trưởng đang nằm dưới tàu hải quân. Máy bay C47 của đại tướng Cao Văn Viên từ mây trời hải đảo liên lạc xuống có lệnh đón vị tư lệnh vùng 1. Ông Trưởng từ chối xin ở lại tàu hải quân về cùng lính Thủy quân Lục chiến.Tôi báo cho C47 bay về Sài Gòn. Sau đó chúng tôi gần như là người cuối cùng di chuyển qua bên hải quân để theo tàu về Phú Quốc. Tiếp theo vào những ngày Sài Gòn bị vây hãm, trung tướng Đôn lên nhận chức vụ tổng trưởng quốc phòng đã ra lệnh phạt một số các vị tướng lãnh trách nhiệm tại Vùng 1 và 2. Các vị này phải tập trung tại câu lạc bộ Tổng tham Mưu để viết báo cáo. Nhưng riêng tướng Phú và tướng Trưởng nằm tại Tổng y Viện Cộng Hỏa. Ngày 29 tháng tư-1975 quý vị tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trường đã ra đi. Phía Hoa Kỳ hết sức lưu tâm muốn các vị tướng lãnh còn lại sau đây được di tản. Tướng Kỳ có trực thăng riêng và đã biết rõ lộ trình.Trung tướng Đồng Văn Khuyên, vị tham mưu tưởng liên quân cuối cùng, và 2 vị tư lệnh quân đoàn là tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Phạm Văn Phú. Ông Phú từ tổng y viện về nhà uống thuốc độc tự vẫn. Từ những ngày trước, trung tá Nguyễn Đình Bá chánh văn phòng ông Khuyên đã được lệnh đưa gia đình ông Khuyên và ông Trưởng qua bên Dao để di tản.Trưa ngày 29 tháng tư, ông Kỳ bay vào Tổng Tham Mưu để hỏi thăm tin tức. Tướng Khuyên cho biết hoàn toàn hết hy vọng. Trước khi rời tổng tham mưu bay đi, ông Kỳ kéo theo ông Trưởng. Nếu tướng Trưởng không lên trực thăng của ông Kỳ thì chắc chắn phía bên Dao sẽ cho người hối thúc ông Khuyên và ông Trưởng ra đi bằng được nội trong đêm 29 tháng tư. Nếu ông Phú không tự vẫn thì chắc chắn cũng được phía Hoa Kỳ cho người đến tận nhà để yêu cầu di tản. Chúng tôi là những người nhân chứng còn lại để ghi những sự kiện chính xác nhất đặc biệt về tướng Ngô Quang Trưởng. Không có chuyện ông Trưởng xin tàu Mỹ vớt tại Đà Nẵng. Ông không bị giam tại TTM và không có chuyện ông Kỳ cứu ông Trưởng nên phải mang ơn. Ngoài sự hiểu biết cá nhân, hiện nay vị phi công trực thăng của ông Kỳ ở cùng khu mobil home với chúng tôi. Các chánh văn phòng và sỹ quan tùy viên của tướng Khuyên vẫn còn liên lạc, Những trang quân sử chúng tôi ghi lại về những ngày 30 tháng tư và toàn bộ cuộc chiến sẽ     là những tin tức chính xác để quý vị quan tâm được biết. Bao nhiên chiến hữu cao niên của chúng tôi biết chuyện phải quấy trong chiến tranh đều đã ra đi.

Câu chuyện thứ hai. Khóa Cương Quyết.

Năm 1953 và 1954 là những năm quân trường Thủ Đức và Đà Lạt đào tạo các khóa sĩ quan trừ bị được mang tên Cương Quyết. Khóa Cương Quyết chính có 2 người mà chiến hữu thường biết tiếng.Trung tá Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng xùi, Bắc Kỳ vẫn còn sống tại San Jose. Ông ở lại đi tù cộng sản trên 10 năm và vẫn nổi tiếng là người nói rất nhiều chuyện hấp dẫn. Nói đến Ngô Quang Trưởng ông luôn luôn ghi nhớ. Trưởng ngủ giường trên, moi nằm dưới. Người thứ hai của khóa chính là trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Trưởng di tản 1975, góc Nam Kỳ, rất ít nói và ngày nay đã qua đời. Sau khóa Cương Quyết chính là đến khóa của chúng tôi. Khóa Cương Quyết phụ. Năm 1972 ông Trưởng là tư lệnh quân đoàn 1 chỉ huy trận tái chiếm Quảng Trị. Một sự tình cờ đặc biệt có 3 đại tá chỉ huy 3 lữ đoàn TQLC và Nhảy dù đánh trận Quảng Trị. Cả 3 đều là SVSQ khóa Cương Quyết 2 của trường Đà Lạt. Trần Quốc Lịch, nhảy dù. Ngô Văn Định và Phạm Văn Chung của TQLC. Ông Trưởng đã ra đi nhưng các anh em Cương Quyết đánh trận Quảng Trị may mắn thay vẫn còn đang đợi chờ. Tất cả đều là anh hùng thấm mệt. Hàng ngày lên Net toàn thấy chuyện trời ơi đất hỡi. Các vị tổng thống đã ra đi. Tư lệnh quân đoàn thời kỳ 75 chẳng còn ai. Người biết không nói. Người nói không biết. Đất tự do sinh ra một đám  người chuyên chụp mũ chửi bậy. Ca dao có câu rằng. Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Các cậu viết tin tức thường phong thần quân ta quá mức. Rồi thì các tay chửi bới cũng toàn chụp mũ bá láp. Không đâu vào đâu. Riêng anh em chúng tôi vẫn nắm tay nhau trong tình chiến hữu. Năm 2004 Khóa Cương Quyết số 2 tổ chức 50 năm họp khóa ngậm ngùi, Giao Chỉ làm được bài thơ kỷ niệm. Tưởng rằng 10 năm sau họp mặt 2014 ghi dấu 60 năm còn khả quan hơn, sẽ làm thêm bài thơ ngon lành. Bây giờ đã quá 60 năm dài mới biết ngày mai không hơn được hôm qua. Xin gửi đến các bạn bè bốn phương bài thơ cũ kỹ cuối cùng của một thời oanh liệt. Xin tưởng niệm bạn cùng khóa chính và khóa phụ Cương Quyết Thủ Đức Đà Lạt 1953-1954. Những liệt sĩ đã ra đi và các anh hùng mỏi mệt còn ở lại...

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Hoi truong Dan sinh.jpg

Bài ca họp khóa.

Giao Chỉ, San Jose.

Lời nói đầu: Tác giả là đại tá Vũ Văn Lộc, sinh viên sỹ quan khóa Cương Quyết 2 Võ Bị Liên quân Đà Lạt 1954. Sáng tác nhân dịp 50 Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi (1954-2004) vào tháng 3-2004 tại Orange County, California.

Thưa chư liệt vị.                                                                                    Khóa chúng tôi đây. Dở giăng , dở đèn. Môn chẳng ra môn, khoai chẳng ra khoai. Cầm giấy khai sinh Thủ Đức, chẳng phải đấng sinh thành. Công ơn dưỡng dục mẹ nuôi, đàn con nhớ về Đà Lạt.                                                                             Năm hai mươi tuổi, anh đi quân đội. Ngày vào trường, năm Năm Mươi bốn. Tổ quốc còn đủ hai đầu Sài Gòn-Hà Nội. Khi mãn khóa ngày Một Tháng Mười. Genève cưa đôi đất nước, chia ra hai mảnh Bắc Nam.                                           Đang thụ huấn, Điện Biên Phủ, Tây kéo cờ hàng. Trong quân trường, điểm trung bình, đôn lên hai nấc. Lúc quỳ xuống, vẫn còn là sinh viên sĩ quan. Khi đứng lên, có anh chỉ còn cặp lon trung sĩ. Chân dậm đất, tay đấm ngực, miệng kêu trời.

Rồi sau cùng, Dù lính dù quan, cũng chia nhau mà về đủ các vùng chiến thuật. Anh đội mũ đỏ nhảy dù, tôi về mũ xanh lính thủy. Đi tới đi lui cũng quanh quẩn Cà Mâu-Bến Hải. Sáu mười phần trăm lấy vợ Nam Kỳ… Bỏ lại nửa mối tình đầu Hà Nội.                                                                                 Hai mươi mốt năm, chinh chiến ngược suôi. Anh đi tàu suốt, tôi ốm yếu xanh xao…Nhận sổ quân y ba mươi ngày tái khám.  Người lên lon lá huy hoàng, ngực đỏ huân chương cứu quốc. Có cậu lả lướt dăm bảy mảnh tình. Có anh hiền lành, giữ mãi tơ duyên một chỗ.                                   Vào cuộc chiến, tôi đánh Bình Xuyên…Xuống miền Tây, ông vây Hòa Hảo. Vào trận Mậu Thân, bị đánh phủ đầu, Quân ta đã huy hoàng đứng dậy. Mùa Hè đỏ lửa, bị địch quân đập trúng ngang lưng, Mà sao lính Cộng Hòa vẫn còn gân mạnh mẽ phi thường. Từ Bình Long anh dũng, Nguyễn Kiếm Diệm gan lỳ ngồi trên nóc hầm, đội pháo, ăn cơm. Cho đến khi vào Hạ Lào gian khổ, Ngô Lê Tĩnh đái một bãi trên đất Tchepone, theo đúng lệnh quân hành ông Thiệu.                                                                             Nhưng chiến tranh đâu phải chuyện đùa. Nhất tướng công danh thành vạn cốt khô. Giữa chốn sa trường Quảng Trị, Xuân Phan đền xong nợ nước. Trong hầm hành quân Hạ Lào,  Văn Hiền tự sát hiển linh.                                           Rồi có lệnh hạ thành Quảng Trị. Nhảy dù Quốc Lịch thay quân cho mũ xanh Ngô Định lên phiên. Hào khí ngất trời.                                                                                                          Cho đến ngày trời sầu đất thảm tháng Tư Đen. Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về đồn trại thân yêu. Ngước nhìn trời Lai Khê thấy cay cay khóe mắt. Người ngậm tăm, súng đeo vai buồn bã. Ngồi ăn trưa với ông Tư Lệnh cơm nuốt không vô. Miếng vải trắng ai đã treo trên nóc ngọn cờ. Lê Nguyên Vỹ đi một đường tự sát. Đỗ Vượng bèn cho quân lính hồi hương để sĩ quan Cương Quyết xếp hàng, vào tù cải tạo. Riêng mình Nguyễn Đình Duy tự kết liểu cuộc đời cùng với thành Sài Gòn sụp đổ.                                                  Kính thưa chư liệt vị, Khóa chúng tôi đây, Khóa di cư chạy loạn, từ Bắc vào Nam…cùng với nhân dân đã kiến tạo hai nền Cộng Hòa…và hai mươi mốt năm xây nhà, dựng nước. Paris ký Hiệp Ước Hòa Bình, Nguyễn Thế Nhã đón tù binh Nghiêm Kế trở về bến sông Thạch Hãn.Tưởng rằng phen này trong ấm ngoài êm. Chẳng hiểu vì sao, chỉ một tháng trời oan nghiệt, quân cán chánh chạy dài từ dọc xuống ngang…để anh em chúng tôi cũng phải chia phần, làm tan đàn xẩy gánh. Đám nhanh chân chạy thoát khá nhiều, người ở lại chịu đọa đày cũng lắm. Bước chân đi mặt còn ngoảnh lại, phía chân trời xiềng xích trông theo. HO qua Mỹ, tổn thất quá phần ba. Gặp lại anh em vừa yếu lại vừa già. Hai mươi mốt năm chinh chiến đã trôi qua. Thêm hai mươi chín năm cải tạo cộng với lưu đày. Là vừa đủ năm chục năm tròn gian khổ. Vì vậy nên mới có hôm nay, tháng Ba năm Lẻ Bốn. Chúng tôi về đây, dành lại một ngày cho Năm Mươi Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi. Để đếm đầu người, xem anh em, ai còn, ai mất. Ba trăm chàng trai đất Bắc, giờ đây chỉ còn lại bảy chục bác cao niên. Già thật là già. Lão ơi là lão. Nước mắt đã khô rồi. Gặp nhau chỉ cười thôi. Chẳng phải lần đầu, nhưng biết đâu đây sẽ là lần cuối. Sợ thì ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn.                                       Thưa quý vị.                                                                                          Bầy ong thợ về già sẽ bay đi bốn phương trời trong cuộc hành trình vĩnh biệt. Nhưng con cá Hồi suốt đời vùng vẫy biển khơi vẫn phải trở về họp bạn ở nơi nguồn gốc. Khóa chúng tôi không phải lũ ong chơi xong rồi bỏ cuộc. Chúng tôi là những con cá Hồi lương thiện, năm mươi năm trở về tìm lại anh em.

Vì vậy nên có thơ rằng

Hai mươi năm tuổi trẻ, hai mươi năm chiến chinh. Hai mươi năm tù ngục. Hai mươi năm điêu linh.                              Năm bảy lăm tiền kiếp. Tháng tư đuổi sau lưng. Mang tuổi đời chồng chất, cùng vượt thác băng ngàn.                               Tuổi hoa niên cắt ngắn. mái tóc bạc dài thêm. Tay nắm tay cằn cỗi. Lòng mở rộng tấm lòng.                                                Năm mươi năm hội ngộ. Một thế kỷ vừa qua. Hoa mai vàng nở sớm. Gặp nhau những muộn màng..

Giao Chỉ San Jose.. C:\Users\Giao Chi\Desktop\_TVL4561small.png




BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm