Văn Học & Nghệ Thuật
Những bài thơ xé lòng…
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Thế nhưng một đồng chí sát cánh chiến đấu với ông đã mang những con
chữ than vãn ấy giao cho cán bộ chỉ huy như một bằng chứng phản động của
nhà thơ, và kết quả ông bị giam năm năm trời không qua xét xử.
Trần
Vàng Sao trở thành người sống ngoài vòng xã hội trong nhiều năm sau đó.
Ông và gia đình truân chuyên không những vì sự đói rách của một người bị
chế độ thải ra mà truân chuyên trên chính mảnh đất đầy phù sa thi ca
của cá nhân mình trong một quãng thời gian rất dài, dài và buồn bã.
Những bài thơ của Trần Vàng Sao được các bạn trẻ trong nhóm Giấy Vụn gom góp và xuất bản. Chỉ một thời gian ngắn, hải ngoại biết đến ông như một cây viết mòn mỏi chống trời. Trong nước bạn trẻ tìm đọc, người yêu thơ tìm đọc... những bài thơ với các cung bậc khác nhau hòa lại làm thành một Trần Vàng Sao vừa rực rỡ của thứ ngôn ngữ bình thản lạ kỳ lại vừa trói người đọc, người nghe vào thứ cảm giác của một cảnh lên đồng đầy màu sắc, khiến họ rưng rưng cảm nhận trong cơ thể thứ chia sẻ rất người từ hơi thở run rẩy của những bài thơ khô lệ.
Đọc Trần Vàng Sao người ta có cảm giác như ông đang nói chuyện. Ông nhào nặn ngôn ngữ thường nhật và gia vị chúng chỉ bằng một vài chi tiết bất ngờ nhưng tinh tế khiến câu thơ tuy phẳng phiu nhưng không gian chung quanh nó lại reo vui hay trầm lắng và không ít khi bốc cháy.
Thơ tình của Trần Vàng Sao là một bí ẩn bởi nó dung dị, như một chiếc bàn ủi đốt bằng than, vuốt, là những nếp nhăn tình yêu với sự cẩn trọng của cách mà thi ca đã qua thời kỳ hào nhoáng.
Thuở ấy mưa gió xa xôi
"Rồi em sẽ không còn nhớ
những bài thơ tỏ tình buồn bã của tôi lúc đó nữa
và em cũng sẽ không hiểu gì tôi hết
như những người vừa mới yêu nhau
nói qua nói lại những lời trên trời dưới đất
tôi hôn em
như em hôn tôi
lúc đó nhìn chiếc lá rụng ngoài sân
tôi nói những cuộc tình duyên cay đắng muộn màng
và trời mưa tháng mười
tôi hẹn hò em ở quán nước bên kia cầu An Cựu
khuôn mặt em tái đi
tôi ngồi co ro ướt át
những ngón tay em động đậy trên bàn
tôi hút thuốc nhìn em
chiếc xe hàng dừng lại không có người xuống
em cười thành tiếng chỉ cho tôi những hàng cây mù trong núi xa
tôi nói
con sông này chật nước chảy qua không mau
còn bây giờ thì trời mưa to
còn tôi thì ngồi với em ở đây như đá
bên kia đường hai người đàn bà bỏ gánh xuống
núp mưa che gió hút thuốc nhìn trời
chút nữa tôi đưa em về
qua những con đường gió thổi trên đồng trống
hết ngã ba ngã tư tới ngã sáu
đi đường Nguyễn Tri Phương vòng Lê Thái Tổ cho dài
qua đò Thừa Phủ học trò chưa bãi nên không có ai
tôi nhìn mưa giọt trên sông
nghe em hát nho nhỏ trong nón
gió xa xôi vẫn về
mưa giăng buồn lê thê
biết bao năm nữa trời
rồi thôi
em về có còn nhớ
thuở ấy mưa gió xa xôi
tôi làm người tình ngu ngơ đã đành
nên yêu em dại dột
em đi rồi tôi còn đứng mỏi chân
ướt át cây lá"
Những câu như: con sông này chật nước chảy qua không mau/ tôi nhìn mưa giọt trên sông/ nghe em hát nho nhỏ trong nón/ em đi rồi tôi còn đứng mỏi chân/ ướt át cây lá... vừa nhẹ vừa lạnh và nhất là ướt... cái ướt của những ngày đầu yêu nhau đã buồn như định mệnh...
Ở một bài thơ khác, Trần Vàng Sao kể lại câu chuyện của một đứa trẻ con đứng nhìn đám ma với ánh mắt của một triết gia. Em không hề chia sẻ tiếng khóc, tiếng kèn buồn của người đưa đám. Em tha thẩn nhìn trời đất, nhìn bốn phía với con mắt tròn vo hờ hững. Em nhìn phớt, nhìn biếng nhác, nhìn như không nhìn. Có lẽ sự cô tịch của em đã bắt đầu từ rất lâu trong cái không gian mà em và con người còn quá nhiều phân cách.
Đứa Bé Thả Diều Trên Đồng Và Vắt Cơm Cúng Mả Mới
"không có ai đi ngang qua đây để thấy con diềucủa tôi
buổi trưa đứng bóng trên trời rất nhiều gió
tôi nằm ngửa nhai mấy cọng cỏ gà
nước cỏ non mát trong cổ
tôi đói bụng và muốn nhắm thật lâu hai con mắt
lại rồi ngủ quên
gió rớt lào rào trong lá tre trên đầu
tôi không thấy mặt trời đâu hết
chỉ có mấy con châu chấu nhảy trong tóc
và mùi trú ngún trong bếp ở xa
tôi nhớ những miếng sắn khô luộc chấm với muối
sống
bây giờ thì không còn gì nữa
tôi nằm nghiêng co người lại nhìn con diều
buồn quá nằm lâu không được
tôi đi lên cồn mả ngồi cho cao
nhiều người đứng đông đang cúng lạy
những đứa con nít bằng tuổi tôi bịt khăn đỏ khăn
vàng đi giày dép đưa tay che mắt nhìn con
diều giấy của tôi trên trời"...
Em thả diều và lơ đãng chờ người ta ra về để ăn chén cơm cúng và bần thần tự hỏi không biết khi nhà mình có người chết có cơm để cúng hay không?
"tôi ngồi xuống đất
những hột cơm trắng và khô
tôi ăn cả tàn hương phẩm đỏ vào bụng
liệu ai ở nhà tôi chết có được một vắt cơm to
trắng thế này để trên mả không
tôi phủi hai bàn tay vào nhau
đến chiều gió rất to
hai cái đuôi con diều muốn đứt
nhưng tôi không còn giây nữa"
Rời khỏi cái không gian của trẻ nhỏ hiu quạnh, Trần Vàng Sao nói về thời trung niên của mình đầy những chi tiết đời thường như hàng triệu người cùng lứa tuổi đang sống trong bầu khí quyển ngột ngạt một thời sau khi đất nước chuyển mình đỏ rực.
Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình
Bài thơ "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình" được Trần Vàng Sao vẽ lại với bút tích của một họa sĩ tả chân bậc thầy. Trần Vàng Sao vẽ tranh tĩnh vật bằng ngôn ngữ nhưng không hề thua bất cứ danh họa tả chân nào.
Những vật thể trong bài thơ mỗi thứ một tiếng nói. Âm thanh riêng lẻ của chúng tựa vào nhau, đôi khi xô đẩy nhau để chỉ làm một công việc là kể câu chuyện của người đàn ông tuổi Tỵ ấy. Ông lấy các vật thể vô hồn ấy để miêu tả chính ông, một con người thừa.
"tôi tuổi tỵ
năm nay bốn mươi ba tuổi
thường không có một đồng trong túi
buổi sáng buổi chiều
thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
trong nhà ngoài sân với hai đứa con
cây cà cây ớt
con chó con mèo
cái đầu gãy cái tay gãy của con búp bê
cọng cỏ ngọn lá vú sữa khô
thúng mủng chai chén sách vở quần áo mũ nón cuốc rựa trên ghế dưới bàn
hai ba ngày một tuần một tháng có khi không đi đâu hết
một hai ba giờ sáng thức dậy ngồi vác mặt ngó trời nghe chó sủa
miếng nước trà mốc nguội có mùi bông lài rát cổ
cũng không có chi phiền
vấn một điếu thuốc hút
hai ba lần tắt đỏ
rồi nửa chừng rách giấy
bạn bè gặp nhau
cho uống một ly cà phê
một lần
qua hai lần phải tránh
không phải ai cũng nghĩ như mình
nhiều đứa vui gặp nhau cho năm ba đồng một chục
đưa tay cầm lấy
miệng nói không được"
…….
Khách vào nhà thấy nhà thơ leng keng với những vụn vặt nhưng không thể phủ nhận những đụng đậy nhỏ nhoi ấy làm cho mình thức giấc. Đời sống của một gã đàn ông trung niên chỉ loanh quanh trong chừng ấy thứ thì trách sao ông ta không làm thơ!
Chỉ có làm thơ mới giải tỏa được sự đè nén bởi đối với ông chung quanh không còn chỗ nào khơi mở được những ám ảnh về cuộc sống như ông đang chịu đựng.
Từ nhà bước ra, người đọc thơ lại chứng kiến một cảnh khác. Không
gian bên ngoài chừng như im lặng mặc dù đám con nít đang đùa vui. Sự
nghèo khó kéo nhau ra khỏi nhà, đến nỗi chỗ ngồi của nhà thơ cũng bị
thiên nhiên làm nghèo đi, nhỏ đi, chỉ còn là một một hòn đá.
"tôi ngồi trên hòn đá trước nhà
buổi chiều không có một con chim đậu trên cây
đám trẻ con chia phe bắn nhau cười la ngoài sân
đứa sống đứa chết cãi nhau ăn gian chửi thề
những người đi bán về nói chuyện to
hai đứa nhỏ nhà bên cạnh cầm đèn che miếng lá chuối
qua xin lửa hỏi tôi nấu cơm chưa
tôi cười lắc đầu muốn đi ngủ
trong gió có mùi rơm cháy
tôi không biết làm gì hết
tôi bỏ hai chân ra khỏi dép cho mát
đám trẻ con bỏ chơi chạy theo phá đàn trâu bò đi qua
tôi bước vào nhà mở rộng hai cánh cửa lớn thắp một cây đèn để lên bàn thờ
hai đứa con ra ngoài đường chờ mẹ chưa về
trời còn lâu mới tối
tôi đi gánh một đôi nước uống"
Bài thơ còn dài với những nỗi buồn xếp hàng chờ nhà thơ điểm danh. Trần Vàng Sao tỏ ra rất thừa thời gian trong cuộc sống để chiêm nghiệm những gì đến với ông. Những bức bách mà cuộc đời đem đến chỉ làm ông buồn, tuy nhiên đối với những "đồng chí" chung quanh thì ông không hiền như thế.
Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người mình ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ thì việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ chữ nghĩa đau đớn mà ông còn bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông "biên đạo" lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.
Có điều là cười xong thì người ta lại chảy nước mắt....
Tau chưởi
tau tức quá rồitau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
…………….
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
……………
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
……..
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá họa
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
......
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu"
.......
Không ít người dễ dàng đồng ý với Trần Vàng Sao khi chọn cách chửi để trút mối hận trong suốt cuộc đời mình.
Chắc không phải một mình ông hả hê. Còn biết bao nhiêu người khác nữa sẽ hả hê nếu đọc được những câu chửi nhàu nát này. Tuy thế tận sâu thẳm trong nỗi hả hê đó vẫn là niềm cay đắng không thể nào khỏa lấp.Bàn ra tán vào (0)
Những bài thơ xé lòng…
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Thế nhưng một đồng chí sát cánh chiến đấu với ông đã mang những con
chữ than vãn ấy giao cho cán bộ chỉ huy như một bằng chứng phản động của
nhà thơ, và kết quả ông bị giam năm năm trời không qua xét xử.
Trần
Vàng Sao trở thành người sống ngoài vòng xã hội trong nhiều năm sau đó.
Ông và gia đình truân chuyên không những vì sự đói rách của một người bị
chế độ thải ra mà truân chuyên trên chính mảnh đất đầy phù sa thi ca
của cá nhân mình trong một quãng thời gian rất dài, dài và buồn bã.
Những bài thơ của Trần Vàng Sao được các bạn trẻ trong nhóm Giấy Vụn gom góp và xuất bản. Chỉ một thời gian ngắn, hải ngoại biết đến ông như một cây viết mòn mỏi chống trời. Trong nước bạn trẻ tìm đọc, người yêu thơ tìm đọc... những bài thơ với các cung bậc khác nhau hòa lại làm thành một Trần Vàng Sao vừa rực rỡ của thứ ngôn ngữ bình thản lạ kỳ lại vừa trói người đọc, người nghe vào thứ cảm giác của một cảnh lên đồng đầy màu sắc, khiến họ rưng rưng cảm nhận trong cơ thể thứ chia sẻ rất người từ hơi thở run rẩy của những bài thơ khô lệ.
Đọc Trần Vàng Sao người ta có cảm giác như ông đang nói chuyện. Ông nhào nặn ngôn ngữ thường nhật và gia vị chúng chỉ bằng một vài chi tiết bất ngờ nhưng tinh tế khiến câu thơ tuy phẳng phiu nhưng không gian chung quanh nó lại reo vui hay trầm lắng và không ít khi bốc cháy.
Thơ tình của Trần Vàng Sao là một bí ẩn bởi nó dung dị, như một chiếc bàn ủi đốt bằng than, vuốt, là những nếp nhăn tình yêu với sự cẩn trọng của cách mà thi ca đã qua thời kỳ hào nhoáng.
Thuở ấy mưa gió xa xôi
"Rồi em sẽ không còn nhớ
những bài thơ tỏ tình buồn bã của tôi lúc đó nữa
và em cũng sẽ không hiểu gì tôi hết
như những người vừa mới yêu nhau
nói qua nói lại những lời trên trời dưới đất
tôi hôn em
như em hôn tôi
lúc đó nhìn chiếc lá rụng ngoài sân
tôi nói những cuộc tình duyên cay đắng muộn màng
và trời mưa tháng mười
tôi hẹn hò em ở quán nước bên kia cầu An Cựu
khuôn mặt em tái đi
tôi ngồi co ro ướt át
những ngón tay em động đậy trên bàn
tôi hút thuốc nhìn em
chiếc xe hàng dừng lại không có người xuống
em cười thành tiếng chỉ cho tôi những hàng cây mù trong núi xa
tôi nói
con sông này chật nước chảy qua không mau
còn bây giờ thì trời mưa to
còn tôi thì ngồi với em ở đây như đá
bên kia đường hai người đàn bà bỏ gánh xuống
núp mưa che gió hút thuốc nhìn trời
chút nữa tôi đưa em về
qua những con đường gió thổi trên đồng trống
hết ngã ba ngã tư tới ngã sáu
đi đường Nguyễn Tri Phương vòng Lê Thái Tổ cho dài
qua đò Thừa Phủ học trò chưa bãi nên không có ai
tôi nhìn mưa giọt trên sông
nghe em hát nho nhỏ trong nón
gió xa xôi vẫn về
mưa giăng buồn lê thê
biết bao năm nữa trời
rồi thôi
em về có còn nhớ
thuở ấy mưa gió xa xôi
tôi làm người tình ngu ngơ đã đành
nên yêu em dại dột
em đi rồi tôi còn đứng mỏi chân
ướt át cây lá"
Những câu như: con sông này chật nước chảy qua không mau/ tôi nhìn mưa giọt trên sông/ nghe em hát nho nhỏ trong nón/ em đi rồi tôi còn đứng mỏi chân/ ướt át cây lá... vừa nhẹ vừa lạnh và nhất là ướt... cái ướt của những ngày đầu yêu nhau đã buồn như định mệnh...
Ở một bài thơ khác, Trần Vàng Sao kể lại câu chuyện của một đứa trẻ con đứng nhìn đám ma với ánh mắt của một triết gia. Em không hề chia sẻ tiếng khóc, tiếng kèn buồn của người đưa đám. Em tha thẩn nhìn trời đất, nhìn bốn phía với con mắt tròn vo hờ hững. Em nhìn phớt, nhìn biếng nhác, nhìn như không nhìn. Có lẽ sự cô tịch của em đã bắt đầu từ rất lâu trong cái không gian mà em và con người còn quá nhiều phân cách.
Đứa Bé Thả Diều Trên Đồng Và Vắt Cơm Cúng Mả Mới
"không có ai đi ngang qua đây để thấy con diềucủa tôi
buổi trưa đứng bóng trên trời rất nhiều gió
tôi nằm ngửa nhai mấy cọng cỏ gà
nước cỏ non mát trong cổ
tôi đói bụng và muốn nhắm thật lâu hai con mắt
lại rồi ngủ quên
gió rớt lào rào trong lá tre trên đầu
tôi không thấy mặt trời đâu hết
chỉ có mấy con châu chấu nhảy trong tóc
và mùi trú ngún trong bếp ở xa
tôi nhớ những miếng sắn khô luộc chấm với muối
sống
bây giờ thì không còn gì nữa
tôi nằm nghiêng co người lại nhìn con diều
buồn quá nằm lâu không được
tôi đi lên cồn mả ngồi cho cao
nhiều người đứng đông đang cúng lạy
những đứa con nít bằng tuổi tôi bịt khăn đỏ khăn
vàng đi giày dép đưa tay che mắt nhìn con
diều giấy của tôi trên trời"...
Em thả diều và lơ đãng chờ người ta ra về để ăn chén cơm cúng và bần thần tự hỏi không biết khi nhà mình có người chết có cơm để cúng hay không?
"tôi ngồi xuống đất
những hột cơm trắng và khô
tôi ăn cả tàn hương phẩm đỏ vào bụng
liệu ai ở nhà tôi chết có được một vắt cơm to
trắng thế này để trên mả không
tôi phủi hai bàn tay vào nhau
đến chiều gió rất to
hai cái đuôi con diều muốn đứt
nhưng tôi không còn giây nữa"
Rời khỏi cái không gian của trẻ nhỏ hiu quạnh, Trần Vàng Sao nói về thời trung niên của mình đầy những chi tiết đời thường như hàng triệu người cùng lứa tuổi đang sống trong bầu khí quyển ngột ngạt một thời sau khi đất nước chuyển mình đỏ rực.
Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình
Bài thơ "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình" được Trần Vàng Sao vẽ lại với bút tích của một họa sĩ tả chân bậc thầy. Trần Vàng Sao vẽ tranh tĩnh vật bằng ngôn ngữ nhưng không hề thua bất cứ danh họa tả chân nào.
Những vật thể trong bài thơ mỗi thứ một tiếng nói. Âm thanh riêng lẻ của chúng tựa vào nhau, đôi khi xô đẩy nhau để chỉ làm một công việc là kể câu chuyện của người đàn ông tuổi Tỵ ấy. Ông lấy các vật thể vô hồn ấy để miêu tả chính ông, một con người thừa.
"tôi tuổi tỵ
năm nay bốn mươi ba tuổi
thường không có một đồng trong túi
buổi sáng buổi chiều
thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
trong nhà ngoài sân với hai đứa con
cây cà cây ớt
con chó con mèo
cái đầu gãy cái tay gãy của con búp bê
cọng cỏ ngọn lá vú sữa khô
thúng mủng chai chén sách vở quần áo mũ nón cuốc rựa trên ghế dưới bàn
hai ba ngày một tuần một tháng có khi không đi đâu hết
một hai ba giờ sáng thức dậy ngồi vác mặt ngó trời nghe chó sủa
miếng nước trà mốc nguội có mùi bông lài rát cổ
cũng không có chi phiền
vấn một điếu thuốc hút
hai ba lần tắt đỏ
rồi nửa chừng rách giấy
bạn bè gặp nhau
cho uống một ly cà phê
một lần
qua hai lần phải tránh
không phải ai cũng nghĩ như mình
nhiều đứa vui gặp nhau cho năm ba đồng một chục
đưa tay cầm lấy
miệng nói không được"
…….
Khách vào nhà thấy nhà thơ leng keng với những vụn vặt nhưng không thể phủ nhận những đụng đậy nhỏ nhoi ấy làm cho mình thức giấc. Đời sống của một gã đàn ông trung niên chỉ loanh quanh trong chừng ấy thứ thì trách sao ông ta không làm thơ!
Chỉ có làm thơ mới giải tỏa được sự đè nén bởi đối với ông chung quanh không còn chỗ nào khơi mở được những ám ảnh về cuộc sống như ông đang chịu đựng.
Từ nhà bước ra, người đọc thơ lại chứng kiến một cảnh khác. Không
gian bên ngoài chừng như im lặng mặc dù đám con nít đang đùa vui. Sự
nghèo khó kéo nhau ra khỏi nhà, đến nỗi chỗ ngồi của nhà thơ cũng bị
thiên nhiên làm nghèo đi, nhỏ đi, chỉ còn là một một hòn đá.
"tôi ngồi trên hòn đá trước nhà
buổi chiều không có một con chim đậu trên cây
đám trẻ con chia phe bắn nhau cười la ngoài sân
đứa sống đứa chết cãi nhau ăn gian chửi thề
những người đi bán về nói chuyện to
hai đứa nhỏ nhà bên cạnh cầm đèn che miếng lá chuối
qua xin lửa hỏi tôi nấu cơm chưa
tôi cười lắc đầu muốn đi ngủ
trong gió có mùi rơm cháy
tôi không biết làm gì hết
tôi bỏ hai chân ra khỏi dép cho mát
đám trẻ con bỏ chơi chạy theo phá đàn trâu bò đi qua
tôi bước vào nhà mở rộng hai cánh cửa lớn thắp một cây đèn để lên bàn thờ
hai đứa con ra ngoài đường chờ mẹ chưa về
trời còn lâu mới tối
tôi đi gánh một đôi nước uống"
Bài thơ còn dài với những nỗi buồn xếp hàng chờ nhà thơ điểm danh. Trần Vàng Sao tỏ ra rất thừa thời gian trong cuộc sống để chiêm nghiệm những gì đến với ông. Những bức bách mà cuộc đời đem đến chỉ làm ông buồn, tuy nhiên đối với những "đồng chí" chung quanh thì ông không hiền như thế.
Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người mình ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ thì việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ chữ nghĩa đau đớn mà ông còn bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông "biên đạo" lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.
Có điều là cười xong thì người ta lại chảy nước mắt....
Tau chưởi
tau tức quá rồitau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
…………….
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
……………
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
……..
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá họa
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
......
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu"
.......
Không ít người dễ dàng đồng ý với Trần Vàng Sao khi chọn cách chửi để trút mối hận trong suốt cuộc đời mình.
Chắc không phải một mình ông hả hê. Còn biết bao nhiêu người khác nữa sẽ hả hê nếu đọc được những câu chửi nhàu nát này. Tuy thế tận sâu thẳm trong nỗi hả hê đó vẫn là niềm cay đắng không thể nào khỏa lấp.