Kinh Đời
Những bí ẩn đằng sau tờ 1 đô la Mỹ
Có rất nhiều bí ẩn đằng sau đồng 1 đô la nhỏ bé của nước Mỹ.
Đồng 1 đô la trị giá bao nhiêu?
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc 1 đô la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ.
Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra.
Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy. Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra.
Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào?
Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.
Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.
Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối.
Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc, Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ.
Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh.
Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta.
Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM – Một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời.
Ở bên đối diện, vòng tròn bên phải có nhiều chi tiết giống với ấn tín của nước Mỹ – con đại bàng đầu trọc, biểu tượng của chiến thắng. Thứ nhất, nó không sợ bão tố vì đủ sức mạnh và trí thông minh để vượt qua bão tố.
Thứ 2, nó không đội vương miện vì nước Mỹ lúc đó vừa đập tan quyền lực của Vua nước Anh George III. Vì vậy, cái lá chắn trước ngực con đại bàng không có dây đeo. Điều đó có nghĩa là quốc gia này từ đây hoàn toàn tự lập. Phía trên lá chắn có một loạt vạch trắng song song: với ý nghĩa: Chúng tôi liên kết với nhau thành một quốc gia.
Trước mỏ đại bàng có dòng chữ vắt ngang: E PLURIBUS UNUM, nghĩa là: Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc. Trên đầu đại bàng là 13 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang mới ra đời. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của một ngôi sao 6 cánh.
Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng (66), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa.
Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ô liu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự xuất hiện của con số 13 trên tờ 1 đô la:
1. 13 thuộc địa đầu tiên
2. 13 người ký Tuyên ngôn độc lập
3. 13 sọc trên lá cờ
4. Phiên bản cuối cùng của Đại Ấn được đệ trình vào ngày 13 tháng 6
5. Kim tự Tháp có 13 bậc
6. 13 chữ cái trong các dòng chữ Latin
7. 13 ngôi sao trên đầu con Đại bàng
8. 13 vạch trên chiếc khiên
9. 13 chiếc lá trên cành ô liu
10. 13 quả ô liu (nhìn kỹ) và 13 mũi tên
11.Và ít được biết hơn là Lần sửa đổi thứ 13
Theo GenK
Hoài Khánh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những bí ẩn đằng sau tờ 1 đô la Mỹ
Có rất nhiều bí ẩn đằng sau đồng 1 đô la nhỏ bé của nước Mỹ.
Đồng 1 đô la trị giá bao nhiêu?
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc 1 đô la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ.
Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra.
Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy. Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra.
Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào?
Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.
Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.
Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối.
Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc, Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ.
Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh.
Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta.
Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM – Một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời.
Ở bên đối diện, vòng tròn bên phải có nhiều chi tiết giống với ấn tín của nước Mỹ – con đại bàng đầu trọc, biểu tượng của chiến thắng. Thứ nhất, nó không sợ bão tố vì đủ sức mạnh và trí thông minh để vượt qua bão tố.
Thứ 2, nó không đội vương miện vì nước Mỹ lúc đó vừa đập tan quyền lực của Vua nước Anh George III. Vì vậy, cái lá chắn trước ngực con đại bàng không có dây đeo. Điều đó có nghĩa là quốc gia này từ đây hoàn toàn tự lập. Phía trên lá chắn có một loạt vạch trắng song song: với ý nghĩa: Chúng tôi liên kết với nhau thành một quốc gia.
Trước mỏ đại bàng có dòng chữ vắt ngang: E PLURIBUS UNUM, nghĩa là: Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc. Trên đầu đại bàng là 13 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang mới ra đời. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của một ngôi sao 6 cánh.
Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng (66), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa.
Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ô liu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự xuất hiện của con số 13 trên tờ 1 đô la:
1. 13 thuộc địa đầu tiên
2. 13 người ký Tuyên ngôn độc lập
3. 13 sọc trên lá cờ
4. Phiên bản cuối cùng của Đại Ấn được đệ trình vào ngày 13 tháng 6
5. Kim tự Tháp có 13 bậc
6. 13 chữ cái trong các dòng chữ Latin
7. 13 ngôi sao trên đầu con Đại bàng
8. 13 vạch trên chiếc khiên
9. 13 chiếc lá trên cành ô liu
10. 13 quả ô liu (nhìn kỹ) và 13 mũi tên
11.Và ít được biết hơn là Lần sửa đổi thứ 13
Theo GenK
Hoài Khánh chuyển