Kinh Đời
Những bộ não tâm thần
Lê Diễn Ðức
Theo báo chí trong nước, có
khoảng 12 triệu người Việt Nam mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm
thần. Con số này nhiều gần gấp bốn lần số đảng viên Ðảng Cộng Sản Việt
Nam (ÐCSVN) và 24 ngàn lần số thành viên của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Trên một số liệu như thế, trong thời buổi cái gì cũng chạy, cũng mua bán, kể cả chức vụ, thì chắc chắn sẽ “lọt lưới” vào Quốc Hội hay bộ máy công quyền không ít các đảng viên bị bệnh tâm thần.
Nhận định trên được chứng minh qua hiện tượng đang phổ biến ở Việt Nam đối với quan chức.Tờ Dân Trí ngày 16 tháng 9, 2014 cho biết, tại phiên họp sáng 15 tháng 9, 2014, “Ủy Ban Tư Pháp bày tỏ sự băn khoăn, thắc mắc trước tình trạng nhiều đối tượng khi ở nhà sinh hoạt vẫn bình thường nhưng khi bị kết tội tham nhũng đi giám định lại ‘dính’ tâm thần. Những kẻ tham nhũng bị phát hiện đột nhiên mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều.”
Phần còn lại, tức là những người chưa bị lộ, không ít kẻ phát biểu linh tinh, nhố nhăng, không thể không xuất phát từ tâm thức của một kẻ tâm thần.
Bên lề phiên họp Quốc Hội sáng 17 tháng 11, 2013, trả lời tờ “Tuổi Trẻ,” đại biểu Hoàng Hữu Phước đề xuất đợi đến “khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật Biểu Tình,” mặc dù trong Hiến Pháp của nhà nước CHXHCNVN, điều 69 cũng xác định biểu tình là quyền của công dân “theo quy định của pháp luật. Ðã “theo quy định của pháp luật” vậy thì phải luật hóa nó chứ đợi đến lúc có dân trí cao hay sao? Mà lấy cái gì làm thước đo cao thấp? Ðại biểu của cơ quan lập pháp mà phát biểu phủ định cả hiến pháp thì chỉ có thể là bị bệnh tâm thần.
Ông bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Nên nói vết nứt ở đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai “không là một vấn đề lạ”! Quá đúng với thực tế, không lạ vì trên khắp nước Việt Nam, chưa có bất kỳ con đường cao tốc nào hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ một thời gian ngắn mà không bị lún, nứt. Nhưng rất lạ là vì nó được phát ra công khai từ mồm một ông bộ trưởng!
Còn trong phiên họp về phòng chống tham nhũng năm 2014 trong ngày 15 tháng 9, 2014, ủy viên thường trực Ủy Ban Tư Pháp Ðỗ Văn Ðương nhận xét “tình hình tham nhũng tương đối ổn định.”
Trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế Giới (Transparency International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116. Ðành rằng ông Ðương nói đúng tình trạng thực tế của Việt Nam, nhưng bộ trưởng mà nói ra công luận ngây ngô đến như thế thì chỉ có thể là bị bệnh tâm thần!
Tương tự, Trung Tướng Công An Cao Ngọc Oánh, trong một cuộc phỏng vấn với báo “Một Thế Giới,” nói rằng, “có trường hợp phạm nhân đút được cả 7 chiếc điện thoại di động vào hậu môn.”
Hay, trong ngày 2 tháng 10, 2014, khi trình bày với Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về Công Ước Chống Tra Tấn và lộ trình Việt Nam dự kiến tham gia, Thượng Tướng Bùi Văn Nam, thứ trưởng Bộ Công An, đã nói “pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn.”
Trên trang web Human Rights Watch (HRW), ông Robertson, giám đốc HRW tại Châu Á, viết:
“Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Ðà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam.”
“Nạn công an hành hung, tra tấn, đánh chết dân đã lên tới mức báo động với hàng chục người thiệt mạng ngay tại đồn công an trong vài năm qua. Nhiều lỗi vi phạm nhỏ như không đội mũ bảo hiểm nhưng rốt cuộc đã phải trả giá bằng cả mạng sống dưới bàn tay của công an, lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho xã hội và tính mạng người dân. Những nghịch lý đang diễn ra đã khiến nhiều người mất niềm tin và sợ hãi trước lực lượng công quyền này.”
Chẳng biết “khái niệm về tra tấn” mà ngành công an CHXHCNVN muốn hiểu là thế nào? Thượng tướng công an cái nỗi gì ăn nói hết sức ngu xuẩn, chắc chắn nếu không phải là bị tâm thần, thì cũng bắt đầu có triệu chứng.
Sau vụ tai nạn ở khu vực đèo dốc ở Lào Cai, Nguyễn Văn Thụ, cựu viện trưởng Viện Quy Hoạch và Quản Lý Giao Thông Vận Tải đã đề xuất với Bộ Trưởng Ðinh La Thăng một kế sách mới góp phần hạn chế tai nạn thảm khốc ở các khu vực đèo dốc nguy hiểm đó là... trồng rừng! Thật chỉ còn biết cười ra nước mắt! Căn bệnh tâm thần của “phó giáo sư,” “tiến sĩ” này đã đến giai đoạn cuối!
Có lẽ hài hước nhất là câu chuyện xảy ra vào sáng 1 tháng 10, 2014, trong buổi họp nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Phan Trung Lý đề xuất dân chúng góp tiền giải quyết nợ xấu! Ông ta nói rằng, “ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.”
Nợ xấu là một bài toán nan giải của hệ thống ngân hàng-tài chính hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở Việt Nam có ba nhóm chủ yếu của nợ xấu là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty sân sau của ngân hàng và các công ty kinh doanh bất động sản.
Lần đầu tiên trong dịp này, Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã thừa nhận số nợ xấu lên đến 500,000 tỉ đồng, tương đương 24-25 tỷ USD và ước tính tỷ lệ là 9%.
Thế nhưng, Ngân Hàng Thế Giới và hãng hạng tín nhiệm Moody's cho rằng con số thực tế phải lớn hơn, tức là 15% trên tổng số tài sản. NHNN hình như chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, chứ hình như chưa bao giờ báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản như Moody's. Nếu tính tỷ lệ nợ xấu là 15% trên tổng tài sản thì con số nợ xấu tuyệt đối của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải lên tới 860 ngàn tỉ đồng vào cuối năm 2013 (tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo báo cáo là hơn 5.7 triệu tỉ đồng vào thời điểm này).
Khi so sánh Việt Nam với Hàn Quốc, ông Phan Trung Lý đã nhầm to, nhầm đau đớn.
“Hàn Quốc là một nước dân chủ. Tổng thống và Quốc Hội đều do dân bầu chọn từ bầu cử tự do. ‘Năm 1997, như nhiều nước Châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Ðể tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị-kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách ‘thắt lưng buộc bụng,’ huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF”... [1]
Việt Nam do ÐCSVN độc quyền lãnh đạo, chi phí cho hoạt động của đảng Cộng Sản lấy tiền từ ngân sách là tuyệt đối bí mật, mọi kế hoạch kinh tế đều do đảng quyết định, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo được ưu đãi về vốn. Chính vì vậy mà các công ty nhà nước, cái nôi của nạn tham nhũng, nợ tới 1.35 triệu tỷ đồng, tương đương 65 tỷ USD!
Có chi phí bôi trơn, ngân hàng cho vay tiền thoải mái, các công ty kinh doanh bất động sản được dịp vung tay. Khủng hoảng tài chính thế giới ập đến, bất động sản đóng băng, những đại gia đi xe Rolls-Royce nợ như chúa chổm. “Ðại gia” thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền nợ đến mức phá sản. “Ðại gia” bất động sản Diệp Bạch Dương nợ 185 triệu USD (đến 31 tháng 12, 2012, theo kiểm toán nhà nước)...
Một độc giả trên tờ Dân Trí nhận xét:
“Hàn Quốc là một xã hội minh bạch, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng. Họ có thể cũng có tham nhũng nhưng cho đến nay, hình như không (hoặc chưa) có những vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát với số tiền cả tỉ tỉ đồng như ở Việt Nam ta. Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có lẽ cũng không có cái gọi là “lợi ích nhóm”... [2]
Còn facebooker Nguyễn Thiện Nhân viết:
“Tiêu cực đã đẩy nợ xấu ngân hàng Việt Nam lên cao vun vút. Tiền bẩn vào túi quan, túi cán bộ ngân hàng. Thế mà bảo dân góp tiền để giải quyết nợ xấu à? Giành quyền lãnh đạo, tham ô tham nhũng, hậu quả xảy ra lại muốn dân gánh là sao?”
Còn nhiều lắm, khó liệt kê hết những phát ngôn lỳ lạ từ những bộ não tâm thần, ví dụ như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào từ ngày nhậm chức chưa kỷ luật ai, còn Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội, thì cho rằng “kỷ luật hết lấy đâu người làm việc”!
Ôi, đất nước bị cai quản bởi những con người như thế thì sẽ mãi loay
hoay, bùng nhùng trong cái định hướng, không biết bao giờ mới tới “xã
hội chủ nghĩa.”
Chú thích:
[1]: http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hàn_Quốc
[2]: http://dantri.com.vn/blog/cau-hoi-cua-bac-phan-trung-ly-co-le-khong-on-951091.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những bộ não tâm thần
Lê Diễn Ðức
Theo báo chí trong nước, có
khoảng 12 triệu người Việt Nam mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm
thần. Con số này nhiều gần gấp bốn lần số đảng viên Ðảng Cộng Sản Việt
Nam (ÐCSVN) và 24 ngàn lần số thành viên của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Trên một số liệu như thế, trong thời buổi cái gì cũng chạy, cũng mua bán, kể cả chức vụ, thì chắc chắn sẽ “lọt lưới” vào Quốc Hội hay bộ máy công quyền không ít các đảng viên bị bệnh tâm thần.
Nhận định trên được chứng minh qua hiện tượng đang phổ biến ở Việt Nam đối với quan chức.Tờ Dân Trí ngày 16 tháng 9, 2014 cho biết, tại phiên họp sáng 15 tháng 9, 2014, “Ủy Ban Tư Pháp bày tỏ sự băn khoăn, thắc mắc trước tình trạng nhiều đối tượng khi ở nhà sinh hoạt vẫn bình thường nhưng khi bị kết tội tham nhũng đi giám định lại ‘dính’ tâm thần. Những kẻ tham nhũng bị phát hiện đột nhiên mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều.”
Phần còn lại, tức là những người chưa bị lộ, không ít kẻ phát biểu linh tinh, nhố nhăng, không thể không xuất phát từ tâm thức của một kẻ tâm thần.
Bên lề phiên họp Quốc Hội sáng 17 tháng 11, 2013, trả lời tờ “Tuổi Trẻ,” đại biểu Hoàng Hữu Phước đề xuất đợi đến “khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật Biểu Tình,” mặc dù trong Hiến Pháp của nhà nước CHXHCNVN, điều 69 cũng xác định biểu tình là quyền của công dân “theo quy định của pháp luật. Ðã “theo quy định của pháp luật” vậy thì phải luật hóa nó chứ đợi đến lúc có dân trí cao hay sao? Mà lấy cái gì làm thước đo cao thấp? Ðại biểu của cơ quan lập pháp mà phát biểu phủ định cả hiến pháp thì chỉ có thể là bị bệnh tâm thần.
Ông bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Nguyễn Văn Nên nói vết nứt ở đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai “không là một vấn đề lạ”! Quá đúng với thực tế, không lạ vì trên khắp nước Việt Nam, chưa có bất kỳ con đường cao tốc nào hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ một thời gian ngắn mà không bị lún, nứt. Nhưng rất lạ là vì nó được phát ra công khai từ mồm một ông bộ trưởng!
Còn trong phiên họp về phòng chống tham nhũng năm 2014 trong ngày 15 tháng 9, 2014, ủy viên thường trực Ủy Ban Tư Pháp Ðỗ Văn Ðương nhận xét “tình hình tham nhũng tương đối ổn định.”
Trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế Giới (Transparency International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116. Ðành rằng ông Ðương nói đúng tình trạng thực tế của Việt Nam, nhưng bộ trưởng mà nói ra công luận ngây ngô đến như thế thì chỉ có thể là bị bệnh tâm thần!
Tương tự, Trung Tướng Công An Cao Ngọc Oánh, trong một cuộc phỏng vấn với báo “Một Thế Giới,” nói rằng, “có trường hợp phạm nhân đút được cả 7 chiếc điện thoại di động vào hậu môn.”
Hay, trong ngày 2 tháng 10, 2014, khi trình bày với Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về Công Ước Chống Tra Tấn và lộ trình Việt Nam dự kiến tham gia, Thượng Tướng Bùi Văn Nam, thứ trưởng Bộ Công An, đã nói “pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn.”
Trên trang web Human Rights Watch (HRW), ông Robertson, giám đốc HRW tại Châu Á, viết:
“Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Ðà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam.”
“Nạn công an hành hung, tra tấn, đánh chết dân đã lên tới mức báo động với hàng chục người thiệt mạng ngay tại đồn công an trong vài năm qua. Nhiều lỗi vi phạm nhỏ như không đội mũ bảo hiểm nhưng rốt cuộc đã phải trả giá bằng cả mạng sống dưới bàn tay của công an, lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho xã hội và tính mạng người dân. Những nghịch lý đang diễn ra đã khiến nhiều người mất niềm tin và sợ hãi trước lực lượng công quyền này.”
Chẳng biết “khái niệm về tra tấn” mà ngành công an CHXHCNVN muốn hiểu là thế nào? Thượng tướng công an cái nỗi gì ăn nói hết sức ngu xuẩn, chắc chắn nếu không phải là bị tâm thần, thì cũng bắt đầu có triệu chứng.
Sau vụ tai nạn ở khu vực đèo dốc ở Lào Cai, Nguyễn Văn Thụ, cựu viện trưởng Viện Quy Hoạch và Quản Lý Giao Thông Vận Tải đã đề xuất với Bộ Trưởng Ðinh La Thăng một kế sách mới góp phần hạn chế tai nạn thảm khốc ở các khu vực đèo dốc nguy hiểm đó là... trồng rừng! Thật chỉ còn biết cười ra nước mắt! Căn bệnh tâm thần của “phó giáo sư,” “tiến sĩ” này đã đến giai đoạn cuối!
Có lẽ hài hước nhất là câu chuyện xảy ra vào sáng 1 tháng 10, 2014, trong buổi họp nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Phan Trung Lý đề xuất dân chúng góp tiền giải quyết nợ xấu! Ông ta nói rằng, “ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.”
Nợ xấu là một bài toán nan giải của hệ thống ngân hàng-tài chính hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, nhưng ở Việt Nam có ba nhóm chủ yếu của nợ xấu là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty sân sau của ngân hàng và các công ty kinh doanh bất động sản.
Lần đầu tiên trong dịp này, Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã thừa nhận số nợ xấu lên đến 500,000 tỉ đồng, tương đương 24-25 tỷ USD và ước tính tỷ lệ là 9%.
Thế nhưng, Ngân Hàng Thế Giới và hãng hạng tín nhiệm Moody's cho rằng con số thực tế phải lớn hơn, tức là 15% trên tổng số tài sản. NHNN hình như chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, chứ hình như chưa bao giờ báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản như Moody's. Nếu tính tỷ lệ nợ xấu là 15% trên tổng tài sản thì con số nợ xấu tuyệt đối của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải lên tới 860 ngàn tỉ đồng vào cuối năm 2013 (tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo báo cáo là hơn 5.7 triệu tỉ đồng vào thời điểm này).
Khi so sánh Việt Nam với Hàn Quốc, ông Phan Trung Lý đã nhầm to, nhầm đau đớn.
“Hàn Quốc là một nước dân chủ. Tổng thống và Quốc Hội đều do dân bầu chọn từ bầu cử tự do. ‘Năm 1997, như nhiều nước Châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Ðể tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị-kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách ‘thắt lưng buộc bụng,’ huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF”... [1]
Việt Nam do ÐCSVN độc quyền lãnh đạo, chi phí cho hoạt động của đảng Cộng Sản lấy tiền từ ngân sách là tuyệt đối bí mật, mọi kế hoạch kinh tế đều do đảng quyết định, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo được ưu đãi về vốn. Chính vì vậy mà các công ty nhà nước, cái nôi của nạn tham nhũng, nợ tới 1.35 triệu tỷ đồng, tương đương 65 tỷ USD!
Có chi phí bôi trơn, ngân hàng cho vay tiền thoải mái, các công ty kinh doanh bất động sản được dịp vung tay. Khủng hoảng tài chính thế giới ập đến, bất động sản đóng băng, những đại gia đi xe Rolls-Royce nợ như chúa chổm. “Ðại gia” thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền nợ đến mức phá sản. “Ðại gia” bất động sản Diệp Bạch Dương nợ 185 triệu USD (đến 31 tháng 12, 2012, theo kiểm toán nhà nước)...
Một độc giả trên tờ Dân Trí nhận xét:
“Hàn Quốc là một xã hội minh bạch, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng. Họ có thể cũng có tham nhũng nhưng cho đến nay, hình như không (hoặc chưa) có những vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát với số tiền cả tỉ tỉ đồng như ở Việt Nam ta. Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có lẽ cũng không có cái gọi là “lợi ích nhóm”... [2]
Còn facebooker Nguyễn Thiện Nhân viết:
“Tiêu cực đã đẩy nợ xấu ngân hàng Việt Nam lên cao vun vút. Tiền bẩn vào túi quan, túi cán bộ ngân hàng. Thế mà bảo dân góp tiền để giải quyết nợ xấu à? Giành quyền lãnh đạo, tham ô tham nhũng, hậu quả xảy ra lại muốn dân gánh là sao?”
Còn nhiều lắm, khó liệt kê hết những phát ngôn lỳ lạ từ những bộ não tâm thần, ví dụ như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào từ ngày nhậm chức chưa kỷ luật ai, còn Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội, thì cho rằng “kỷ luật hết lấy đâu người làm việc”!
Ôi, đất nước bị cai quản bởi những con người như thế thì sẽ mãi loay
hoay, bùng nhùng trong cái định hướng, không biết bao giờ mới tới “xã
hội chủ nghĩa.”
Chú thích:
[1]: http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hàn_Quốc
[2]: http://dantri.com.vn/blog/cau-hoi-cua-bac-phan-trung-ly-co-le-khong-on-951091.htm