Văn Học & Nghệ Thuật

Những bộ phim về cuộc đời của các Tổng thống Mỹ

Tổng thống Nixon, Kennedy hay Lincoln đều trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim trên màn ảnh.


Tổng thống Nixon, Kennedy hay Lincoln đều trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim trên màn ảnh.

JFK (1991)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my

Đạo diễn từng ba lần giành Oscar - Oliver Stone - có ba bộ phim về các Tổng thống Mỹ, với tác phẩm đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất là JFK. Tựa phim được dựa trên những chữ cái viết tắt của tên vị Tổng thống yểu mệnh - John F. Kennedy. Ông là một trong những tổng thống nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Vụ ám sát ông vào năm 1963 là đề tài thường xuyên được khai thác trên màn ảnh. JFK xoay quanh hành trình điều tra chân tướng vụ ám sát  Kennedy qua con mắt của cựu công tố viên - Jim Garrison (Kevin Costner thủ vai).

JFK là một trong những bộ phim gây tranh cãi nhất năm 1991 với nhiều chi tiết chưa từng được nhắc tới trước đó và đặt ra giả thuyết táo bạo về cái chết của Kennedy. Với kinh phí 40 triệu USD, JFK có khởi đầu chậm chạp tại các rạp chiếu trước khi doanh thu dần lên cao và cuối cùng đạt được 205 triệu USD. Không chỉ vậy, bộ phim còn nhận 8 đề cử Oscar năm 1992, bao gồm cả hạng mục “Phim hay nhất”.

Nixon (1995)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-1

Bốn năm sau JFK, Oliver Stone tiếp tục làm phim về một Tổng thống Mỹ khác. Nhân vật được chọn lần này là Richard Nixon - người đã kết thúc nhiệm kỳ trong đắng cay với scandal nghe trộm Watergate. Chuyện phim trải dài từ khi Nixon còn là một cậu bé cho tới lúc tham gia chính trị và chìm xuống vực sâu. Vai diễn nặng ký Nixon được giao cho nam diễn viên gạo cội Anthony Hopkins - người vừa nhận Oscar với The Silence of the Lambs vài năm trước đó.

Nixon là một thất bại về mặt thương mại nhưng lại được lòng giới phê bình. Màn nhập vai Nixon của Hopkins được đánh giá cao nhờ “mô tả Nixon như một con người phức tạp, có những mặt đáng ngưỡng mộ song tổng thể lại mang những khuyết điểm khó có thể bào chữa”. Tại Oscar năm 1996, Nixon nhận bốn đề cử, trong đó có cả hạng mục “Nam diễn viên chính xuất sắc” dành cho Anthony Hopkins.

Truman (1995)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-2

Một bộ phim nổi tiếng khác về Tổng thống Mỹ cùng được phát hành trong năm 1995 là Truman. Bộ phim của đài HBO được dựa trên cuốn sách Truman từng đoạt giải Pulitzer về cuộc đời Tổng thống Harry S. Truman. Dòng giới thiệu về phim ghi: “Cần một bàn tay của một người nông dân để hình thành đất nước”, ám chỉ xuất thân khiêm tốn của cố Tổng thống Truman. Tác phẩm của đạo diễn Frank Pierson đưa người xem theo chân Truman (Gary Sinise) từ khi ông còn ở trang trại gia đình tới khi nhậm chức Tổng thống vào những ngày cuối Thế chiến đệ nhị.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất phim là khi Tổng thống Truman đấu tranh tư tưởng về việc sử dụng quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử. Sau khi lên sóng dưới dạng phim truyền hình một tập, Truman nhận nhiều lời khen ngợi và được đề cử 8 giải Emmy.

W. (2008)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-3

W. là tác phẩm thứ ba của đạo diễn Oliver Stone về các tổng thống Mỹ. Khác với JFK và Nixon đều ra mắt khi các nhân vật chính trong phim đã qua đời, W. tập trung vào cuộc đời của tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó là George W. Bush. Từ trước khi ra mắt, W. đã được nhiều người trông chờ bởi bộ phim được trình chiếu vào những tháng ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush.

Xem phim, khán giả được thấy những thăng trầm trong cuộc đời của Tổng thống Bush “con” (Josh Brolin). Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc và có người cha sau này sẽ làm Tổng thống Mỹ, ông Bush “con” vốn có mơ ước trở thành một cầu thủ bóng chày. Tuy nhiên sau nhiều tranh cãi với cha, ông quyết định theo nghiệp chính trị và vấp phải nhiều thất bại trước khi đắc cử vào Nhà Trắng. Song chính từ đây, ông lại đối đầu với nhiều vấn đề như thảm họa 11/9 và quyết định tấn công Iraq...

Đạo diễn Oliver Stone vô tình gặp cựu Tổng thống Bill Clinton sau khi W. ra mắt một thời gian. Ông Clinton chia sẻ với nhà làm phim đã giới thiệu cho Tổng thống Bush xem W. Theo ông Clinton, “bản thân ông Bush rất thích W. và cho rằng trong phim có nhiều khoảnh khắc khiến ông ấy cảm thấy ngậm ngùi”.

Lincoln (2012)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-4

Abraham Lincoln là vị Tổng thống nổi tiếng và được kính trọng bậc nhất lịch sử nước Mỹ. Đạo diễn Steven Spielberg đã quyết tâm làm ra một sản phẩm chỉn chu để tôn vinh nhà lãnh đạo ấy. Lincoln đưa người xem tới thời điểm tháng 1/1865, khi Tổng thống đời thứ 16 của Mỹ tìm cách khiến Quốc hội thông qua Tu chính án (bản sửa đổi hiến pháp) thứ 13, mà nếu được chấp thuận sẽ đồng nghĩa với việc giải phóng nô lệ trên toàn nước Mỹ.

Lincoln (Daniel Day-Lewis) phải đối mặt với sự hoài nghi từ chính nội bộ đảng Cộng Hòa và sự phản đối kịch liệt từ đảng Dân Chủ, ông vẫn cương quyết muốn loại bỏ chế độ nô lệ, với nạn nhân đa phần là người da đen. Lincoln có niềm tin: “mọi người sinh ra đều bình đẳng như nhau”. Bộ phim kể về giai đoạn nội chiến Mỹ gay gắt và khả năng thao lược chính trị tuyệt vời của Lincoln.

Tác phẩm này được nhiều người đánh giá là một trong những phim hay nhất năm 2012 và nhận 12 đề cử Oscar. Tại mùa giải thưởng năm đó, màn nhập vai để đời của Daniel Day-Lewis khiến ông không có đối thủ xứng tầm tại hạng mục “Nam diễn viên chính xuất sắc” và chiến thắng tuyệt đối tại các giải Oscar, Quả Cầu Vàng hay SAG.

Thịnh Joey

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những bộ phim về cuộc đời của các Tổng thống Mỹ

Tổng thống Nixon, Kennedy hay Lincoln đều trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim trên màn ảnh.


Tổng thống Nixon, Kennedy hay Lincoln đều trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim trên màn ảnh.

JFK (1991)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my

Đạo diễn từng ba lần giành Oscar - Oliver Stone - có ba bộ phim về các Tổng thống Mỹ, với tác phẩm đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất là JFK. Tựa phim được dựa trên những chữ cái viết tắt của tên vị Tổng thống yểu mệnh - John F. Kennedy. Ông là một trong những tổng thống nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Vụ ám sát ông vào năm 1963 là đề tài thường xuyên được khai thác trên màn ảnh. JFK xoay quanh hành trình điều tra chân tướng vụ ám sát  Kennedy qua con mắt của cựu công tố viên - Jim Garrison (Kevin Costner thủ vai).

JFK là một trong những bộ phim gây tranh cãi nhất năm 1991 với nhiều chi tiết chưa từng được nhắc tới trước đó và đặt ra giả thuyết táo bạo về cái chết của Kennedy. Với kinh phí 40 triệu USD, JFK có khởi đầu chậm chạp tại các rạp chiếu trước khi doanh thu dần lên cao và cuối cùng đạt được 205 triệu USD. Không chỉ vậy, bộ phim còn nhận 8 đề cử Oscar năm 1992, bao gồm cả hạng mục “Phim hay nhất”.

Nixon (1995)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-1

Bốn năm sau JFK, Oliver Stone tiếp tục làm phim về một Tổng thống Mỹ khác. Nhân vật được chọn lần này là Richard Nixon - người đã kết thúc nhiệm kỳ trong đắng cay với scandal nghe trộm Watergate. Chuyện phim trải dài từ khi Nixon còn là một cậu bé cho tới lúc tham gia chính trị và chìm xuống vực sâu. Vai diễn nặng ký Nixon được giao cho nam diễn viên gạo cội Anthony Hopkins - người vừa nhận Oscar với The Silence of the Lambs vài năm trước đó.

Nixon là một thất bại về mặt thương mại nhưng lại được lòng giới phê bình. Màn nhập vai Nixon của Hopkins được đánh giá cao nhờ “mô tả Nixon như một con người phức tạp, có những mặt đáng ngưỡng mộ song tổng thể lại mang những khuyết điểm khó có thể bào chữa”. Tại Oscar năm 1996, Nixon nhận bốn đề cử, trong đó có cả hạng mục “Nam diễn viên chính xuất sắc” dành cho Anthony Hopkins.

Truman (1995)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-2

Một bộ phim nổi tiếng khác về Tổng thống Mỹ cùng được phát hành trong năm 1995 là Truman. Bộ phim của đài HBO được dựa trên cuốn sách Truman từng đoạt giải Pulitzer về cuộc đời Tổng thống Harry S. Truman. Dòng giới thiệu về phim ghi: “Cần một bàn tay của một người nông dân để hình thành đất nước”, ám chỉ xuất thân khiêm tốn của cố Tổng thống Truman. Tác phẩm của đạo diễn Frank Pierson đưa người xem theo chân Truman (Gary Sinise) từ khi ông còn ở trang trại gia đình tới khi nhậm chức Tổng thống vào những ngày cuối Thế chiến đệ nhị.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất phim là khi Tổng thống Truman đấu tranh tư tưởng về việc sử dụng quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử. Sau khi lên sóng dưới dạng phim truyền hình một tập, Truman nhận nhiều lời khen ngợi và được đề cử 8 giải Emmy.

W. (2008)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-3

W. là tác phẩm thứ ba của đạo diễn Oliver Stone về các tổng thống Mỹ. Khác với JFK và Nixon đều ra mắt khi các nhân vật chính trong phim đã qua đời, W. tập trung vào cuộc đời của tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó là George W. Bush. Từ trước khi ra mắt, W. đã được nhiều người trông chờ bởi bộ phim được trình chiếu vào những tháng ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush.

Xem phim, khán giả được thấy những thăng trầm trong cuộc đời của Tổng thống Bush “con” (Josh Brolin). Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc và có người cha sau này sẽ làm Tổng thống Mỹ, ông Bush “con” vốn có mơ ước trở thành một cầu thủ bóng chày. Tuy nhiên sau nhiều tranh cãi với cha, ông quyết định theo nghiệp chính trị và vấp phải nhiều thất bại trước khi đắc cử vào Nhà Trắng. Song chính từ đây, ông lại đối đầu với nhiều vấn đề như thảm họa 11/9 và quyết định tấn công Iraq...

Đạo diễn Oliver Stone vô tình gặp cựu Tổng thống Bill Clinton sau khi W. ra mắt một thời gian. Ông Clinton chia sẻ với nhà làm phim đã giới thiệu cho Tổng thống Bush xem W. Theo ông Clinton, “bản thân ông Bush rất thích W. và cho rằng trong phim có nhiều khoảnh khắc khiến ông ấy cảm thấy ngậm ngùi”.

Lincoln (2012)

nhung-bo-phim-ve-cuoc-doi-cua-cac-tong-thong-my-4

Abraham Lincoln là vị Tổng thống nổi tiếng và được kính trọng bậc nhất lịch sử nước Mỹ. Đạo diễn Steven Spielberg đã quyết tâm làm ra một sản phẩm chỉn chu để tôn vinh nhà lãnh đạo ấy. Lincoln đưa người xem tới thời điểm tháng 1/1865, khi Tổng thống đời thứ 16 của Mỹ tìm cách khiến Quốc hội thông qua Tu chính án (bản sửa đổi hiến pháp) thứ 13, mà nếu được chấp thuận sẽ đồng nghĩa với việc giải phóng nô lệ trên toàn nước Mỹ.

Lincoln (Daniel Day-Lewis) phải đối mặt với sự hoài nghi từ chính nội bộ đảng Cộng Hòa và sự phản đối kịch liệt từ đảng Dân Chủ, ông vẫn cương quyết muốn loại bỏ chế độ nô lệ, với nạn nhân đa phần là người da đen. Lincoln có niềm tin: “mọi người sinh ra đều bình đẳng như nhau”. Bộ phim kể về giai đoạn nội chiến Mỹ gay gắt và khả năng thao lược chính trị tuyệt vời của Lincoln.

Tác phẩm này được nhiều người đánh giá là một trong những phim hay nhất năm 2012 và nhận 12 đề cử Oscar. Tại mùa giải thưởng năm đó, màn nhập vai để đời của Daniel Day-Lewis khiến ông không có đối thủ xứng tầm tại hạng mục “Nam diễn viên chính xuất sắc” và chiến thắng tuyệt đối tại các giải Oscar, Quả Cầu Vàng hay SAG.

Thịnh Joey

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm