Kinh Đời

Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm
Hòa Ái, phóng viên RFA
1_30640514-305.jpg
Đám tang Bé Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Courtesy Đất Việt

 

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Bệnh thành tích?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?
-Mỹ Linh

Khẩu hiệu “xóa đói giảm nghèo” do Nhà nước đề ra được ông Chủ tịch UBND xã nơi bé Nhung cư ngụ một cách gián tiếp khẳng định rằng đang được thực thi hiệu quả. Gia đình bé Nhung thuộc diện hộ nghèo hồi năm ngoái nhưng sang năm 2014 được chuyển lên diện cận nghèo.

Có phải chỉ một trường hợp cá biệt của bé Nhung hay không? Dư luận vẫn còn nhớ rõ hơn một năm về trước, tại Cà Mau, 1 bà mẹ tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân chọn lựa cái chết bằng cách thắt cổ với bức tâm thư để lại hy vọng kiếm được tiền phúng điếu và được cấp sổ hộ nghèo để các con được tiếp tục đi học.

Vợ chồng chị Mỹ Nhân và cha mẹ của bé Nhung được báo chí cho biết họ là những người cố gắng tần tảo lao động để vươn lên số phận, thế nhưng khi được xếp vào diện cận nghèo thì hoàn cảnh gia đình họ lại rơi vào bi kịch. Mới đây, hôm mùng 1 tháng 10, dư luận lại đón nhận chia sẻ của gia đình cô Trần Mỹ Ngọc, 44 tuổi, ở thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, thuộc diện hộ nghèo rằng 3 mẹ con nhiều lúc đói quá chỉ ăn chung 1 gói mì tôm.

112121611-400.jpg
Nhà Bé Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy GĐO.

Qua đoạn phóng sự video của báo Dân Trí, cô Mỹ Ngọc nói có khi muốn mua 1 liều thuốc chuột cho 3 mẹ con cùng uống chết hết nhưng lại không làm được. Con gái lớn trong gia đình, tên Mỹ Linh, học lớp 10, tâm tình với Hòa Ái:

“Ở đây lúc trước người ta có hỗ trợ tiền điện một kỳ-3 tháng là 90 ngàn đồng. Trước thì mẹ có đi phụ quán ở Bạc Liêu, giờ thì mẹ đi cấy. Vì mẹ cấy tập trung đông người cho nên cao lắm một ngày mẹ được 60-70 ngàn. Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?”

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hồi tháng 2/2014 cho biết kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra với số hộ nghèo giảm bình quân 2% mỗi năm và các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, số liệu bao nhiêu phần trăm những hoàn cảnh khốn cùng thì lại không được thống kê.

Những cái chết được báo trước

Ngoài những trường hợp bị thiệt mạng oan uổng do túng quẩn, nghèo đói thì còn có những cái chết nào mà dư luận cho rằng đó là những cái chết được dự báo trước? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một cô gái làm việc trong quán karaoke ở Tiền Giang:

“Hồi lúc còn nhỏ lớn lên trong gia đình khó khăn. Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ. Nói chung là em không muốn tiếp tục nghề này nữa.”

Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ.
-Một cô gái

Cô gái này cho biết hiện đang trải qua những tháng ngày bệnh tật do phải uống rượu hàng đêm, có khi bị khách hàng ép dùng thuốc lắc, ma túy và ước ao thoát khỏi cảnh sống cùng cực càng nhanh càng tốt. Dù ước mơ làm lại cuộc đời bằng một nghề may để nuôi đứa con nhỏ không cha nhưng cô gái này không biết bắt đầu từ đâu và tổ chức xã hội nào sẽ hướng dẫn cũng như giúp đỡ cho mình?

Và còn đây là lời kể của ông Ynoen Ayun, người dân tộc Hà Lăng ở Kontum, cho biết công an mặc thường phục đến nhà chở ông về đồn làm việc vì tín ngưỡng mà ông đang theo đuổi. Ông Ynoen đã nhiều lần bị mời làm việc và bị yêu cầu chối bỏ đức tin của mình. Ông kể lại lần cuối cùng bị bắt giữ trong đồn công an 8 ngày như sau:

“Tôi nói tôi không vô phòng giam vì không phạm tội nhưng công an vẫn đẩy tôi vào đó. Họ nhốt tôi trong cùng buồng giam với tội phạm xì ke, ma túy, mấy người chém giết cho họ đánh mình. Họ tra tấn nhiều cách, họ đánh, họ đá, họ muốn làm gì họ làm. Họ bắt đứng 1 chân, 2 tay dang ra, họ cột 2 bình nước ngọt, mỗi bình 1,2 lít, có đựng nước vào đầu dương vật, bằng sợi dây rất nhỏ làm đau chịu không nổi, chỉ khóc. Lúc đó bị té, bị ngã luôn rồi bị đánh. Mấy người đánh đó biết mình không phạm tội gì hết nhưng công an sai nên họ phải đánh thôi.”

Mặc dù Bộ Công an đã ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự cũng như qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ, thế nhưng những nạn nhân như ông Ynoen không biết kêu cứu ở tổ chức hay đoàn thể nào.

Ngày nay, ở VN, dân chúng hoang mang không hiểu vì sao lại có quá nhiều cái chết oan uổng. Đói quá cũng chết, bệnh nghèo không có thuốc uống cũng chết, đang khỏe mạnh bị chích nhầm vắc-xin cũng chết, đi làm xe bị lọt ổ gà cũng chết, ăn trộm chó cũng bị đánh chết, vào đồn công an cũng có thể bị chết, hay thậm chí phát cơm từ thiện cũng bị đâm chết…

Xã hội VN được chính quyền Hà Nội đánh giá là ổn định nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời về những cái chết được dự báo trước đang diễn ra tràn lan như hiện nay?

RFA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm
Hòa Ái, phóng viên RFA
1_30640514-305.jpg
Đám tang Bé Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Courtesy Đất Việt

 

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Bệnh thành tích?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?
-Mỹ Linh

Khẩu hiệu “xóa đói giảm nghèo” do Nhà nước đề ra được ông Chủ tịch UBND xã nơi bé Nhung cư ngụ một cách gián tiếp khẳng định rằng đang được thực thi hiệu quả. Gia đình bé Nhung thuộc diện hộ nghèo hồi năm ngoái nhưng sang năm 2014 được chuyển lên diện cận nghèo.

Có phải chỉ một trường hợp cá biệt của bé Nhung hay không? Dư luận vẫn còn nhớ rõ hơn một năm về trước, tại Cà Mau, 1 bà mẹ tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân chọn lựa cái chết bằng cách thắt cổ với bức tâm thư để lại hy vọng kiếm được tiền phúng điếu và được cấp sổ hộ nghèo để các con được tiếp tục đi học.

Vợ chồng chị Mỹ Nhân và cha mẹ của bé Nhung được báo chí cho biết họ là những người cố gắng tần tảo lao động để vươn lên số phận, thế nhưng khi được xếp vào diện cận nghèo thì hoàn cảnh gia đình họ lại rơi vào bi kịch. Mới đây, hôm mùng 1 tháng 10, dư luận lại đón nhận chia sẻ của gia đình cô Trần Mỹ Ngọc, 44 tuổi, ở thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, thuộc diện hộ nghèo rằng 3 mẹ con nhiều lúc đói quá chỉ ăn chung 1 gói mì tôm.

112121611-400.jpg
Nhà Bé Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy GĐO.

Qua đoạn phóng sự video của báo Dân Trí, cô Mỹ Ngọc nói có khi muốn mua 1 liều thuốc chuột cho 3 mẹ con cùng uống chết hết nhưng lại không làm được. Con gái lớn trong gia đình, tên Mỹ Linh, học lớp 10, tâm tình với Hòa Ái:

“Ở đây lúc trước người ta có hỗ trợ tiền điện một kỳ-3 tháng là 90 ngàn đồng. Trước thì mẹ có đi phụ quán ở Bạc Liêu, giờ thì mẹ đi cấy. Vì mẹ cấy tập trung đông người cho nên cao lắm một ngày mẹ được 60-70 ngàn. Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?”

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hồi tháng 2/2014 cho biết kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra với số hộ nghèo giảm bình quân 2% mỗi năm và các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, số liệu bao nhiêu phần trăm những hoàn cảnh khốn cùng thì lại không được thống kê.

Những cái chết được báo trước

Ngoài những trường hợp bị thiệt mạng oan uổng do túng quẩn, nghèo đói thì còn có những cái chết nào mà dư luận cho rằng đó là những cái chết được dự báo trước? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một cô gái làm việc trong quán karaoke ở Tiền Giang:

“Hồi lúc còn nhỏ lớn lên trong gia đình khó khăn. Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ. Nói chung là em không muốn tiếp tục nghề này nữa.”

Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ.
-Một cô gái

Cô gái này cho biết hiện đang trải qua những tháng ngày bệnh tật do phải uống rượu hàng đêm, có khi bị khách hàng ép dùng thuốc lắc, ma túy và ước ao thoát khỏi cảnh sống cùng cực càng nhanh càng tốt. Dù ước mơ làm lại cuộc đời bằng một nghề may để nuôi đứa con nhỏ không cha nhưng cô gái này không biết bắt đầu từ đâu và tổ chức xã hội nào sẽ hướng dẫn cũng như giúp đỡ cho mình?

Và còn đây là lời kể của ông Ynoen Ayun, người dân tộc Hà Lăng ở Kontum, cho biết công an mặc thường phục đến nhà chở ông về đồn làm việc vì tín ngưỡng mà ông đang theo đuổi. Ông Ynoen đã nhiều lần bị mời làm việc và bị yêu cầu chối bỏ đức tin của mình. Ông kể lại lần cuối cùng bị bắt giữ trong đồn công an 8 ngày như sau:

“Tôi nói tôi không vô phòng giam vì không phạm tội nhưng công an vẫn đẩy tôi vào đó. Họ nhốt tôi trong cùng buồng giam với tội phạm xì ke, ma túy, mấy người chém giết cho họ đánh mình. Họ tra tấn nhiều cách, họ đánh, họ đá, họ muốn làm gì họ làm. Họ bắt đứng 1 chân, 2 tay dang ra, họ cột 2 bình nước ngọt, mỗi bình 1,2 lít, có đựng nước vào đầu dương vật, bằng sợi dây rất nhỏ làm đau chịu không nổi, chỉ khóc. Lúc đó bị té, bị ngã luôn rồi bị đánh. Mấy người đánh đó biết mình không phạm tội gì hết nhưng công an sai nên họ phải đánh thôi.”

Mặc dù Bộ Công an đã ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự cũng như qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ, thế nhưng những nạn nhân như ông Ynoen không biết kêu cứu ở tổ chức hay đoàn thể nào.

Ngày nay, ở VN, dân chúng hoang mang không hiểu vì sao lại có quá nhiều cái chết oan uổng. Đói quá cũng chết, bệnh nghèo không có thuốc uống cũng chết, đang khỏe mạnh bị chích nhầm vắc-xin cũng chết, đi làm xe bị lọt ổ gà cũng chết, ăn trộm chó cũng bị đánh chết, vào đồn công an cũng có thể bị chết, hay thậm chí phát cơm từ thiện cũng bị đâm chết…

Xã hội VN được chính quyền Hà Nội đánh giá là ổn định nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời về những cái chết được dự báo trước đang diễn ra tràn lan như hiện nay?

RFA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm