Tranh minh họa: X. Molina
Ông Phạm Chí Dũng được trả tự do cách đây ít lâu cùng tuyên bố “đình chỉ điều tra”, tưởng như ĐCSVN buộc phải dần xuống thang trước việc bố ráp người dân vô tội đặt
Người ta cũng biết báo Tuổi Trẻ đang bị ông Phạm Chí Dũng khiếu nại [1] về việc đưa tin thất thiệt cùng lời nhắn gửi: “Nếu quá thời hạn luật định mà báo Tuổi Trẻ chưa cải chính thì tôi buộc lòng phải khởi kiện tờ báo này ra tòa án các cấp”.
Báo Tuổi Trẻ ngày càng khó coi, ít nhất kể từ khi không dám lên tiếng mạnh mẽ việc nhà báo Hoàng Khương bị bỏ tù như là hình thức trả thù của chế độ đối với Nhà Báo chống tham nhũng. Hình ảnh lem luốc, hèn hạ và đầu lụy bạo quyền của cái tờ báo mang tên “Tuổi Trẻ” đang sỉ nhục nghiêm trọng tuổi trẻ Việt Nam! Không những thế, nó làm mất đi cái nhìn thiện cảm của độc giả (độ tuổi khác) lâu nay vốn mến mộ vào thời của bà Vũ Kim Hạnh cho đến ông Lê Văn Nuôi.
Nay hình ảnh những nhà báo trung thực, trong sáng và bảo vệ chân lý không còn nữa mà chuyển qua hình ảnh ngày càng suy đồi khi tiếp tay cho chế độ phi nhân từ việc bôi nhọ
Sáng 17-4, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Phạm Nguyễn Thanh Bình (30 tuổi, ngụ cư xá Lạc Long Quân, quận 11 TP.HCM) 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Nội dung bài báo, thông qua C.Mai – một người được coi là “nhà báo”, cho biết: (trích)
Theo cáo trạng, năm 2012, bị cáo Bình chưa có việc làm ổn định nên thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm thông tin, làm môi giới tài chính ngân hàng, bất động sản… Trong thời gian lên mạng, Bình liên hệ được với chủ nhân của blog Chauxuan…@.com của Nguyễn Xuân Châu (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong tại Úc có tên “Người Việt vì dân tộc Việt”).
Qua trao đổi thông tin, Châu khuyến khích Bình viết bài về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam gửi Châu chỉnh sửa thành bài viết đăng trên blog của mình. Tổng cộng từ tháng 1-2012 đến tháng 5-2012, Phạm Nguyễn Thanh Bình đã viết 8 bài viết mang nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự điều hành của Chính phủ và bịa đặt đời tư của một số lãnh đạo Đảng, nhà nước, kích động xúi giục người dân chống Nhà nước.
(hết trích)
Chưa bàn đến những nội dung trong “8 bài viết” (cũng đâu có biết đâu mà bàn!) như báo Tuổi Trẻ đưa tin, chỉ với cái tựa bài “Xuyên tạc, tuyên truyền chống nhà nước: lãnh 3 năm tù” và cách hành văn cũng đủ thấy việc bắt giữ, kết án công dân Phạm Nguyễn Thanh Bình hoàn toàn mờ ám, vi phạm nghiêm trọng luật pháp từ hình thức cho đến nội dung, chẳng hạn: quá trình bắt giữ, khởi tố, truy tố, những người tham gia trong vụ án (nhân chứng, luật sư v.v…), tất cả đều hoàn toàn mù mờ, không biết bắt giữ ông Phạm Nguyễn Thanh Bình khi nào, tại đâu, trong trường hợp ra sao cùng các trình tự pháp luật khác quy định tại “Luật tố tụng hình sự”. Cách đưa tin hời hợt như thế này của báo Tuổi Trẻ như là hành vi đồng lõa với việc làm vô pháp của giới an ninh.
Song song với “Tuổi Trẻ” không còn chút “nhựa sống” nào cho thấy “tràn trề” vốn dĩ cần có của một tờ báo “đại diện” cho tuổi thanh xuân, thì Cương Huy – một bút danh (cũng) tự nhận là “nhà báo” thuộc tờ Công An Tp. HCM kết luận về vụ án này như sau [3]: (trích)
Vụ án là bài học cho những người thiếu hiểu biết pháp luật, bị các đối tượng xấu xúi giục, dùng các công cụ từ internet để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”.
(hết trích)
Những kẻ kết án người dân một cách khuất tất, vội vã, chà đạp pháp luật đã được những tên mà người đời gọi là “bưng bô” mang danh “nhà báo” tiếp tay bằng thói ngông nghênh chửi dân: “thiếu hiểu biết pháp luật”.
Người ta cũng biết Luật sư Trần Đình Triển vừa lên tiếng, khi một “nữ nhà báo” bị đá văng khỏi ghế TBT cách đây không lâu – Hồ Thị Thu Hồng – xúc phạm ông [4]:
Chúng tôi là luật sư, thân chủ mời thì không được quyền từ chối nếu như không có lý do chính đáng. Lẽ nào luật sư bảo vệ cho bị cáo giết người lại gọi là luật sư giết người?
Ngoài ra, còn một “nam nhà báo” “đỉnh đỉnh đại danh” đã như đỉa phải vôi khi blogger Người Buôn Gió đặt câu hỏi [5]:
“Nghe nói anh là Quý Thanh, tác giả bài báo vạch mặt tên phản động Cù Huy Hà Vũ, kẻ đã dám kiện thủ tướng xuất sắc nhất châu Á của nước ta. Chúc anh và gia đình anh hạnh phúc.”
Và:
Ngay lập tức mình nhận tin nhắn của Hồng Thanh Quang khô khốc đầy cáu giận:
- Đừng Vu Khống.
Còn một… đống các “nhà báo” như: Đức Hiển, Lại Văn Long (chụp mũ Huy Đức với tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”), Đông La (chửi bới nhiều người một cách vô văn hóa mà TS. Nguyễn Thị Từ Huy là một trong các nạn nhân), Nguyễn Văn Minh – bộ đội (đăng bài “Đòi đổi tên nước, các nhà “lật pháp” “tung chiêu” gì?” [6] mà không cần e dè một chút nào với ngay chính những người anh ta gọi là “đồng chí”, bất chấp cao cấp hay thấp cấp) v.v…
Một bọn “cầm bút có…lông” ngày càng tỏ ra vô lễ với nhân dân, giễu cợt với độc giả. Những tên này có lẽ vội quên những lời nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo đã ta thán “nhà báo Việt Nam khổ hơn… chó” [7] khi 2 “ông nhà báo” Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị đập một trận tơi bời hoa lá vẫn một lòng một dạ trung thành với những thằng chủ cục súc.
“Hoàn cảnh” của Nguyễn Ngọc Năm, Hán Phi Long, Hồ Thu Hồng vẫn chưa là bài học nhớ đời chăng? Có lẽ đợi đến khi bản thân những chú chó khác hay gia đình của chúng bị “đập xẹp lép” như chúng thì chúng mới sáng mắt?!
Thông tin nóng hổi, ông Nguyễn Văn Thạnh – thành viên Phong Trào Con Đường Việt Nam – vừa cho hay [8]:
Tôi cũng vừa được người trong chính quyền cảnh báo “tiếp tục đọc một số bài của em trên trang Dân Luận, anh thấy em đang sa dần vào những lối suy nghĩ “ảo tưởng”, đưa ra những lập luận thiếu căn cứ, phiến diện, xuyên tạc, dẫn dắt người đọc không hiểu biết, mù mờ về chính trị nhận thức không đúng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không mang tính chất xây dựng, góp ý cho sự tốt đẹp của xã hội mà phê phán, đả kích, cổ xúy cho những phần tử xấu chống đối chế độ. Anh đề nghị em nên dừng lại kẻo muộn, nên quan tâm cuộc sống của chính gia đình mình, đừng để việc làm của mình làm khổ đến gia đình và bài học cho những “anh dân chủ” như Phạm Nguyễn Thanh Bình ở TP.HCM gần đây”.
Giới an ninh Việt Nam vẫn hỗn xược, lưu manh và trắng trợn chụp mũ, ngang nhiên đe dọa công dân Việt Nam như Tom Cat đe dọa TS. Cù Huy Hà Vũ hay TS. Nguyễn Xuân Diện cũng đã từng bị đe dọa thẳng thừng [9] trên trang nhà của anh trước khi bị đánh sập.
***
Giới blogger cần làm gì?:
1. Nếu bạn chưa sẵn sàng công khai ra mặt thì xin hãy nhớ rằng: bất kỳ khi nào, tại đâu, bạn cũng có thể bị bắt một cách vô pháp.
2. Vì thế, mong các bạn hãy chuẩn bị tâm thức và một vài điều nho nhỏ để LUÔN LUÔN CHỦ ĐỘNG TRONG MỌI TÌNH HUỐNG bằng cách:
2.1 Nếu bạn không có một nhóm bạn tuyệt vời lên tiếng ngay lập tức như trường hợp cô Nguyễn Phương Uyên thì hãy nghĩ ngay đến anh Đinh Nguyên Kha (với mẹ và anh trai của mình). Có nghĩa, rút kinh nghiệm từ cô Uyên, anh Kha, bạn cần làm cho những người thân biết rõ, đủ, đúng các việc làm của bạn, ngay sau khi bạn bị bắt. Nếu bạn e dè người thân lo lắng, không nhất thiết bạn tâm sự hết với họ vào lúc bạn vẫn đang an toàn, điều này có nghĩa bạn có thể chuẩn bị một bài ngắn gọn, tóm tắt với một số gạch đầu dòng cùng dấu hiệu bắt mắt, địa điểm dễ nhận thấy nhất để khi bạn bị bắt đi đột ngột, người thân có thể tìm thấy ngay với những dấu hiệu dễ nhận biết từ các gam màu nóng, nổi đầy ngụ ý của mỗi bạn, hoặc dấu hiệu mà chỉ có những người thân hiểu với nhau, từ đó người thân của bạn tìm hiểu việc bạn làm với thời gian ngắn nhất, cũng như giúp bạn liên lạc với các phóng viên nước ngoài mà bạn đã ghi rõ trong bài viết. Tóm lại, bạn cần có “mật khẩu” và thông điệp với gia đình trong các bữa ăn, những lúc chuyện vãn, sao cho gia đình không sửng sốt, nhưng nếu bạn bị bắt, gia đình sẽ nhớ lại ngay những gì bạn đã ngầm chuyển thông điệp và “mật khẩu” trước đó.
2.2 Gia đình và bạn hữu thân thiết luôn là nơi bạn cần nghĩ đến trước tiên, dù bạn là ai và trong hoàn cảnh nào. Cho đến nay, một số blogger vẫn chưa nhận được sự cảm thông và ủng hộ từ phía gia đình riêng. Tôi nhận thấy, những blogger này vẫn chưa tìm cách hóa giải được điều khó khăn này. Tuy nhiên, rất may chỉ một số ít gia đình là bán đứng, phản bội và trốn tránh bổn phận khi người thân lâm vào nguy hiểm từ việc lên tiếng cho dân chủ. Bạn cũng cần nhận rõ: dù cho người thân của bạn không can dự vào việc làm của bạn, nhưng bọn an ninh không lấy đó để không xách nhiễu và truy bức gia đình bạn mà chúng ta đã thấy: cô Huỳnh Khánh Vy (con gái nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn), các em của cô Tạ Phong Tần, các con của anh Điếu Cày và nhiều gia đình khác. Việc gì cũng có hai mặt “lợi – hại”. Chính kiểu xách nhiễu, truy bức mông muội của thời “tru di tam tộc” xưa lắc, càng tố cáo chế độ dốt nát và tàn bạo hiện nay. Nó giúp cho thế giới ngày càng quan tâm đến Việt Nam hơn, như bạn thấy. Bạn không có đường lui và đừng bao giờ nghĩ rằng, bạn nhận tội là chúng nó tha. Tất nhiên, nếu bạn sử dụng “khổ nhục kế” như anh Lê Thăng Long, đó lại là câu chuyện khác.
2.3 Nếu bạn không may mắn như cô Uyên, anh Kha như nói trên và số phận bạn bạc phước hơn cả chị Bùi Thị Minh Hằng (bị gia đình phản bội và bán đứng, nhưng còn có nhóm bạn thương mến), nghĩa là bạn hoàn toàn cô đơn không một ai thân thích chung quanh (có lẽ như trường hợp anh Phạm Nguyễn Thanh Bình mà chúng ta đang nói ở đây chăng?), thì xin bạn:
2.3.1 Chuẩn bị một bài viết về nhân thân của mình (được chắt lọc những thông tin chủ yếu: họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, số điện thoại, gia đình (vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em), bút danh, nickname, những bài đã từng viết, những phản hồi đã từng đăng) cùng những địa chỉ email các trang báo lớn: BBC, RFA, RFI, VoA hoặc những trang có bề dày uy tín và quan điểm chính trị rõ ràng mà bạn đặt niềm tin lâu nay. Hãy chọn thời điểm mà chỉ có giác quan nhạy bén của bạn mách bảo để gửi thông tin đến những nơi đó với ghi chú cẩn thận (ví dụ): Đây là những thông tin hoàn toàn trung thực, tôi xin phó thác cho các nhà báo chân chính giúp tôi KHI VÀ CHỈ KHI tôi bị bắt. Mục đích: các nhà báo sẽ lên tiếng ngay cho bạn vào đúng lúc như bạn đề nghị, đồng thời họ cũng không cần phải kiểm chứng thông tin (bởi bạn đã bị bắt rồi). Bạn cũng đừng quên tên một vài vị luật sư (cả điện thoại và email) mà bạn biết rõ họ có thể giúp bạn vào lúc đó.
2.3.2 Mong bạn hãy ghi nhớ: chúng ta không làm gì bạo lực, chúng ta chỉ có “viết và nói”, bởi chúng ta đã đồng thuận với nhau rằng: chúng ta đang thực hiện cuộc đấu tranh bất bạo động. Đã thế, không có gì hữu hiệu hơn bằng việc thông tin lan truyền nhanh, rộng, chính xác. Bạn cần nắm chắc ý nghĩa: ẦM Ĩ, ỒN ÀO bằng mọi giá, càng nhiều người biết đến bạn, bạn càng an toàn hơn. Xin đừng để kiểu “đùng một cái” như anh Phạm Nguyễn Thanh Bình, mọi người đều ngỡ ngàng, ngơ ngác mà không tài nào chủ động giúp gì được cho bạn một cách sớm sủa (chí ít lên tiếng ngay).
3. Trường hợp nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là một minh chứng sinh động cho bạn suy ngẫm. Anh Kiên vốn là một nhà báo bình thường, một blogger không tiếng tăm, nhưng từ việc làm thông minh mà giản dị, sáng tạo lại an toàn, ngay lập tức, có hàng chục ngàn người biết đến anh và đó là điểm tựa an toàn vững chắc cho cá nhân anh cùng những người thân thuộc. Hãy chọn cách làm sao an toàn nhưng lại công khai và minh bạch như thế. Hẳn là bạn đồng ý, cũng với nội dung như anh Kiên đã viết, nhưng đó là của một nhân vật tiếng tăm trước nay ai cũng biết, thì bài viết đó sẽ không thể vang động và làm rúng động cả bộ máy cầm quyền hiện nay? Blogger Nguyễn Thiện Nhân – một blogger cũng đã từng bị đe dọa [10] và anh đã lên tiếng kịp thời cũng là điều để chúng ta suy nghĩ thêm về trường hợp blogger Phạm Nguyễn Thanh Bình?!
4. Nếu bạn đã chín chắn chọn con đường lên tiếng cho dân chủ, bạn cần mở rộng mối quan hệ và kết giao thêm nhiều bạn hữu, chẳng hạn như nhóm khởi xướng “Công Dân Tự Do” mời gọi tham gia những buổi sinh hoạt dã ngoại [11]. Nơi đó, bạn sẽ tập quen dần những kỹ năng sống cho bản lĩnh của bạn dày dặn hơn từ những blogger nhiều “kinh nghiệm và xương máu” sẻ chia. Đám đông ôn hòa và vui tươi sẽ giúp bạn an toàn và bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích từ đó.
5. Cuối cùng, Luật sư Trịnh Hội cho biết [12]:
“…năm sau là năm Việt Nam, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, phải trình bày và thông báo về tình trạng nhân quyền ở đất nước mình.
Và dĩ nhiên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ trình bày theo ý họ.
Nhưng – và đây là một cái nhưng rất quan trọng – tất cả mọi người dân, mọi thành phần, mọi tổ chức ở Việt Nam đều có quyền nộp đơn đệ trình về những gì mình cho là hiện trạng ở đất nước Việt Nam. Bao nhiêu người bị bắt. Bao nhiêu người bị sách nhiễu, đánh đập vì dám lên tiếng đấu tranh chống cường quyền, tất tần tật đều có thể báo cáo lên Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Để họ có tài liệu, chứng cớ để đối chất với những người tự nhận là đại diện nhân dân Việt Nam.
Hạn chót nộp báo cáo là giữa tháng 6 này“.
***
Gia đình anh Phạm Nguyễn Thanh Bình có biết anh bị bắt và kết án một cách chụp giật như thông tin bất ngờ vừa xảy ra không? Gia đình blogger này có bao giờ quan tâm đến tình hình thời cuộc, chính trị – xã hội thông qua các trang báo tự do? Có luật sư nào xuất hiện tại tòa qua vụ kết án vừa rồi?
Đó là những câu hỏi đọng lại thật cay đắng cho cá nhân tôi khi đột ngột nhìn thấy một chàng trai trẻ, “đùng một cái” bị kết án 3 năm tù giam + 3 năm quản chế mà không tài nào hiểu nổi “đầu cua tai nheo” câu chuyện ra sao cả?
Tại sao an ninh bắt một con người lại không khác gì những tên trộm vặt vào nhà người ta trộm một cái smartphone thế??? Tại sao vẫn còn kiểu bắt người quá ngông nghênh lại bí ẩn thế này?!
Nguyễn Ngọc Già
http://danluan.wordpress.com/2013/04/19/nguyen-ngoc-gia-nhung-con-cho-va-gioi-blogger/