Mỗi Ngày Một Chuyện

Những đứa cháu ngoan và tư duy khuyết tật - Tưởng Năng Tiến

Cuối thế kỷ trước, báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 8 năm 1999 – đã đăng mẩu tin ngăn ngắn (“Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường”) và được nhiều người tán thưởng:

Cuối thế kỷ trước, báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 8 năm 1999 – đã đăng mẩu tin ngăn ngắn (“Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường”) và được nhiều người tán thưởng:
“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng muời năm qua. Tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”
Mẩu tin thượng dẫn khiến tôi không khỏi băn khoăn trộm nghĩ thêm rằng: “Thay vì nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất, nếu Huỳnh Duy Tài được cấp phát một đôi nạng gỗ (hay một chiếc xe lăn) thì đỡ cho chính thân em và bạn bè biết chừng nào?”
Ý nghĩ lẩn thẩn của tôi, tất nhiên, không được qúi vị chức sắc của huyện Núi Thành (Quảng Nam) chia sẻ nên sáng hôm sau – sau ngày đại hội – hai em Nha và Qúi lại vẫn tiếp tục… cõng bạn đến trường y như trước vậy.
Đây không phải là trường hợp “cõng bạn đến trường” đầu tiên ở VN, theo lời của tác giả Đỗ Ngọc:
“Vào những năm ấy (đầu thập niên 1960, chú thích của tnt) có một tấm gương được đài, báo ca ngợi rất nhiều. Đấy là một cậu bé ba năm cõng bạn đi học. Năm ấy, cô giáo lớp tôi đọc những bài viết về tấm gương cậu bé ấy trên báo Thiếu niên Tiền Phong cho cả lớp chúng tôi nghe nhiều lần. Nghe đâu cậu ấy còn được gặp bác Hồ, và được tặng danh hiệu ‘Cháu ngoan bác Hồ’ nữa.”
Tuy bác Hồ đã đi xa từ lâu nhưng “danh hiệu cháu ngoan” và “tấm gương cõng bạn” (dường như) đã trở thành truyền thống nên đã được tiếp nối, và biểu dương, đều đặn:
- Cậu học trò nghèo 5 năm cõng bạn đến trường
- Cô học trò nhỏ 6 năm cõng bạn tới trường
- Cô học trò 8 năm liền cõng bạn tới trường
- Nam Sinh cõng bạn đến trường suốt 9 năm
- Rớt nước mắt hình ảnh cô gái cõng bạn trai tàn phế
Trường hợp mới nhất, vừa được báo Lao Động (số ra ngày 4 tháng 9 năm 2020) chạy tin trên trang nhất: “ĐÔI BẠN CÕNG NHAU ĐI HỌC SUỐT 10 NĂM ĐƯỢC CHỦ TỊCH TẶNG BẰNG KHEN.”
Sở Giáo Dục Thanh Hoá cho biết thêm chi tiết:
“Minh và Hiếu cùng sinh ra trên mảnh đất Đồng Thắng – Triệu Sơn-Thanh Hóa, một vùng quê nghèo, cần cù, lam lũ. Từ khi lọt lòng Minh đã bị khuyết tật hai chân và cả bàn tay phải. Nhưng đổi lại em có một niềm tin, ý chí và nghị lực phi thường, một đôi mắt sáng, tự tin và nụ cười thánh thiện.
Vượt qua những mặc cảm về số phận, Minh khao khát được tới trường, dù không thể đá cầu, nhảy dây, bắn bi mỗi sáng nhưng nhìn bạn bè vui đùa với em cũng đã là hạnh phúc. Bố mẹ Minh mong muốn đưa em tới trường để em có thể góp nhặt thêm những niềm vui, bù đắp cho những thiệt thòi của số phận. Dù họ biết hành trình ấy thực sự rất gian nan…
Và rồi bên Minh có Hiếu. Người bạn thân thiết hơn 10 năm qua cõng Minh tới trường, làm đôi chân đưa Minh đến lớp, tiếp thêm ngọn lửa để Minh thực hiện ước mơ. Suốt 10 năm đôi bạn ấy bên nhau, cùng nhau tới trường, về nhà, kể cho nhau nghe biết bao chuyện vui, buồn trong cuộc sống.
Tới trường cùng Minh, với Hiếu đã trở thành một nếp nghĩ, một thói quen. Em lặng lẽ làm nhiệm vụ của một thiên sứ mà không hề toan tính, cũng chẳng phải để được mọi người ngợi khen, mà trước hết bởi lẽ sống làm người, bởi cảm phục ý chí và nghị lực nơi người bạn của chính mình.
Không chỉ Hiếu tiếp thêm cho Minh động lực tới trường, không chỉ Minh tiếp thêm cho Hiếu bài học về ý chí và nghị lực mà cả hai em đã tiếp thêm cho chúng ta thấy giá trị của những tấm lòng, của niềm tin yêu, chia sẻ.”
Thay vì “chia sẻ,” Đỗ Ngọc lại đặt ra rất nhiều câu hỏi (nghe) hơi cắc cớ:
“10 năm trời ấy thì người lớn ở đâu? Chính quyền địa phương, nhà trường nơi hai cháu ở, nào Hội phụ huynh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… cùng bao ban, ngành ở đâu trong ngần ấy năm?
Ngần ấy năm, mọi người cùng truyền thông, đứng ngoài cổ xúy cho tấm gương cõng bạn đi học, vô hình chung họ phó mặc đứa trẻ tật nguyền lên lưng người bạn với một thái độ vô trách nhiệm, với những lời cổ xúy sáo rỗng, nếu không muốn nói là giả nhân giả nghĩa. Xã hội đã có một đứa trẻ tật nguyền, có thể vài năm sau lại thêm một đứa trẻ còng lưng.
Ở Việt nam ta có bao nhiêu người tật nguyền phải trông cậy vào cánh tay của người thân, tấm lưng của bạn bè? Tôi nghĩ là rất nhiều. Hình ảnh cõng bạn đi học của hai đứa trẻ là một cái tát vào chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật ở ta. Người tàn tật không thể chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của người thân, sự thương hại, bố thí của cộng đồng, trên hết, họ có quyền được hưởng một chế độ trợ giúp của một hệ thống an sinh xã hội.”
Nếu tính rốt ráo kể từ lúc một em học sinh (ba năm cõng bạn đến trường) được đích thân bác Hồ trao tặng danh hiệu cháu ngoan, cho đến khi Ngô Văn Hiếu cõng Nguyễn Tất Minh đến “buổi gặp mặt giao lưu HS, SV tiêu biểu toàn quốc năm 2019” thì thời gian là hơn nửa thế kỷ đã qua chứ không chỉ là “mười năm trời ấy.”
Bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mưa, và nước mắt đã (ào ạt) chẩy qua cầu và qua cống? Bao nhiêu là những ông Tổng Bí Thư, Bộ Trưởng Giáo Dục, Bộ Trưởng Y Tế, Bộ Trưởng Xã Hội …đã thay nhau “điều hành” đất nước nhưng tuyệt nhiên không ai – không một ai – đề cập đến một một đôi nạng gỗ (hay một cái xe lăn) dùng làm phương tiện để giúp cho những em học sinh khuyết tật có thể đến trường mà không phải phiền lụy đến tha nhân.
Nhìn hình ảnh qúi ông lãnh đạo VN (Nguyễn Phú Trọng, Vũ Đức Đam, Phùng Quang Nhạ) đứng lộp độp vỗ tay, bên cạnh một em học sinh đang lom khom cõng bạn, khiến cho một kẻ vô tâm cũng phải chạnh lòng nghĩ đến một thứ tư duy (trình diễn) bệnh hoạn và kiểu “nhân ái phô trương” đang được phổ biến tràn lan ở xứ sở này. Đây có lẽ cũng là nơi duy nhất trên trái đất mà những học sinh khuyết tật không có cách đến trường nào khác, ngoài tấm lưng bè bạn.
Đỗ Ngọc kết luận rằng ở xã hội này hễ có một đứa trẻ tật nguyền thì vài năm sau lại có thể thêm một đứa trẻ còng lưng. Chính cái lưng còng và đôi chân dị tật của các em đã tạo ra công việc (biểu dương) cho giới truyền thông, và công tác (trưng bầy) cho giới lãnh đạo. Chứ ngoài việc “ăn của dân không từ một thứ gì” thì bọn này có còn biết chuyện chi khác để làm đâu?
Người khuyết tật cần một cơ hội ngang bằng chứ không (chỉ/thể) cần sự bù đắp, vì bù đắp tạo ra gánh nặng lên cả người cho và người nhận.
Tưởng Năng Tiến  Dao Dan chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những đứa cháu ngoan và tư duy khuyết tật - Tưởng Năng Tiến

Cuối thế kỷ trước, báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 8 năm 1999 – đã đăng mẩu tin ngăn ngắn (“Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường”) và được nhiều người tán thưởng:

Cuối thế kỷ trước, báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 8 năm 1999 – đã đăng mẩu tin ngăn ngắn (“Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Mười Năm Cõng Bạn Ðến Trường”) và được nhiều người tán thưởng:
“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng muời năm qua. Tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”
Mẩu tin thượng dẫn khiến tôi không khỏi băn khoăn trộm nghĩ thêm rằng: “Thay vì nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất, nếu Huỳnh Duy Tài được cấp phát một đôi nạng gỗ (hay một chiếc xe lăn) thì đỡ cho chính thân em và bạn bè biết chừng nào?”
Ý nghĩ lẩn thẩn của tôi, tất nhiên, không được qúi vị chức sắc của huyện Núi Thành (Quảng Nam) chia sẻ nên sáng hôm sau – sau ngày đại hội – hai em Nha và Qúi lại vẫn tiếp tục… cõng bạn đến trường y như trước vậy.
Đây không phải là trường hợp “cõng bạn đến trường” đầu tiên ở VN, theo lời của tác giả Đỗ Ngọc:
“Vào những năm ấy (đầu thập niên 1960, chú thích của tnt) có một tấm gương được đài, báo ca ngợi rất nhiều. Đấy là một cậu bé ba năm cõng bạn đi học. Năm ấy, cô giáo lớp tôi đọc những bài viết về tấm gương cậu bé ấy trên báo Thiếu niên Tiền Phong cho cả lớp chúng tôi nghe nhiều lần. Nghe đâu cậu ấy còn được gặp bác Hồ, và được tặng danh hiệu ‘Cháu ngoan bác Hồ’ nữa.”
Tuy bác Hồ đã đi xa từ lâu nhưng “danh hiệu cháu ngoan” và “tấm gương cõng bạn” (dường như) đã trở thành truyền thống nên đã được tiếp nối, và biểu dương, đều đặn:
- Cậu học trò nghèo 5 năm cõng bạn đến trường
- Cô học trò nhỏ 6 năm cõng bạn tới trường
- Cô học trò 8 năm liền cõng bạn tới trường
- Nam Sinh cõng bạn đến trường suốt 9 năm
- Rớt nước mắt hình ảnh cô gái cõng bạn trai tàn phế
Trường hợp mới nhất, vừa được báo Lao Động (số ra ngày 4 tháng 9 năm 2020) chạy tin trên trang nhất: “ĐÔI BẠN CÕNG NHAU ĐI HỌC SUỐT 10 NĂM ĐƯỢC CHỦ TỊCH TẶNG BẰNG KHEN.”
Sở Giáo Dục Thanh Hoá cho biết thêm chi tiết:
“Minh và Hiếu cùng sinh ra trên mảnh đất Đồng Thắng – Triệu Sơn-Thanh Hóa, một vùng quê nghèo, cần cù, lam lũ. Từ khi lọt lòng Minh đã bị khuyết tật hai chân và cả bàn tay phải. Nhưng đổi lại em có một niềm tin, ý chí và nghị lực phi thường, một đôi mắt sáng, tự tin và nụ cười thánh thiện.
Vượt qua những mặc cảm về số phận, Minh khao khát được tới trường, dù không thể đá cầu, nhảy dây, bắn bi mỗi sáng nhưng nhìn bạn bè vui đùa với em cũng đã là hạnh phúc. Bố mẹ Minh mong muốn đưa em tới trường để em có thể góp nhặt thêm những niềm vui, bù đắp cho những thiệt thòi của số phận. Dù họ biết hành trình ấy thực sự rất gian nan…
Và rồi bên Minh có Hiếu. Người bạn thân thiết hơn 10 năm qua cõng Minh tới trường, làm đôi chân đưa Minh đến lớp, tiếp thêm ngọn lửa để Minh thực hiện ước mơ. Suốt 10 năm đôi bạn ấy bên nhau, cùng nhau tới trường, về nhà, kể cho nhau nghe biết bao chuyện vui, buồn trong cuộc sống.
Tới trường cùng Minh, với Hiếu đã trở thành một nếp nghĩ, một thói quen. Em lặng lẽ làm nhiệm vụ của một thiên sứ mà không hề toan tính, cũng chẳng phải để được mọi người ngợi khen, mà trước hết bởi lẽ sống làm người, bởi cảm phục ý chí và nghị lực nơi người bạn của chính mình.
Không chỉ Hiếu tiếp thêm cho Minh động lực tới trường, không chỉ Minh tiếp thêm cho Hiếu bài học về ý chí và nghị lực mà cả hai em đã tiếp thêm cho chúng ta thấy giá trị của những tấm lòng, của niềm tin yêu, chia sẻ.”
Thay vì “chia sẻ,” Đỗ Ngọc lại đặt ra rất nhiều câu hỏi (nghe) hơi cắc cớ:
“10 năm trời ấy thì người lớn ở đâu? Chính quyền địa phương, nhà trường nơi hai cháu ở, nào Hội phụ huynh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… cùng bao ban, ngành ở đâu trong ngần ấy năm?
Ngần ấy năm, mọi người cùng truyền thông, đứng ngoài cổ xúy cho tấm gương cõng bạn đi học, vô hình chung họ phó mặc đứa trẻ tật nguyền lên lưng người bạn với một thái độ vô trách nhiệm, với những lời cổ xúy sáo rỗng, nếu không muốn nói là giả nhân giả nghĩa. Xã hội đã có một đứa trẻ tật nguyền, có thể vài năm sau lại thêm một đứa trẻ còng lưng.
Ở Việt nam ta có bao nhiêu người tật nguyền phải trông cậy vào cánh tay của người thân, tấm lưng của bạn bè? Tôi nghĩ là rất nhiều. Hình ảnh cõng bạn đi học của hai đứa trẻ là một cái tát vào chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật ở ta. Người tàn tật không thể chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của người thân, sự thương hại, bố thí của cộng đồng, trên hết, họ có quyền được hưởng một chế độ trợ giúp của một hệ thống an sinh xã hội.”
Nếu tính rốt ráo kể từ lúc một em học sinh (ba năm cõng bạn đến trường) được đích thân bác Hồ trao tặng danh hiệu cháu ngoan, cho đến khi Ngô Văn Hiếu cõng Nguyễn Tất Minh đến “buổi gặp mặt giao lưu HS, SV tiêu biểu toàn quốc năm 2019” thì thời gian là hơn nửa thế kỷ đã qua chứ không chỉ là “mười năm trời ấy.”
Bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước mưa, và nước mắt đã (ào ạt) chẩy qua cầu và qua cống? Bao nhiêu là những ông Tổng Bí Thư, Bộ Trưởng Giáo Dục, Bộ Trưởng Y Tế, Bộ Trưởng Xã Hội …đã thay nhau “điều hành” đất nước nhưng tuyệt nhiên không ai – không một ai – đề cập đến một một đôi nạng gỗ (hay một cái xe lăn) dùng làm phương tiện để giúp cho những em học sinh khuyết tật có thể đến trường mà không phải phiền lụy đến tha nhân.
Nhìn hình ảnh qúi ông lãnh đạo VN (Nguyễn Phú Trọng, Vũ Đức Đam, Phùng Quang Nhạ) đứng lộp độp vỗ tay, bên cạnh một em học sinh đang lom khom cõng bạn, khiến cho một kẻ vô tâm cũng phải chạnh lòng nghĩ đến một thứ tư duy (trình diễn) bệnh hoạn và kiểu “nhân ái phô trương” đang được phổ biến tràn lan ở xứ sở này. Đây có lẽ cũng là nơi duy nhất trên trái đất mà những học sinh khuyết tật không có cách đến trường nào khác, ngoài tấm lưng bè bạn.
Đỗ Ngọc kết luận rằng ở xã hội này hễ có một đứa trẻ tật nguyền thì vài năm sau lại có thể thêm một đứa trẻ còng lưng. Chính cái lưng còng và đôi chân dị tật của các em đã tạo ra công việc (biểu dương) cho giới truyền thông, và công tác (trưng bầy) cho giới lãnh đạo. Chứ ngoài việc “ăn của dân không từ một thứ gì” thì bọn này có còn biết chuyện chi khác để làm đâu?
Người khuyết tật cần một cơ hội ngang bằng chứ không (chỉ/thể) cần sự bù đắp, vì bù đắp tạo ra gánh nặng lên cả người cho và người nhận.
Tưởng Năng Tiến  Dao Dan chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm