Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những email rất ngắn và thật về LAM SƠN 719

Khởi đi từ một Email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết, nhưng những người trong cuộc,

 

KIỀU CÔNG CỰ ghi


Khởi đi từ một Email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết, nhưng những người trong cuộc, cùng trang lứa với cụ thì cảm động lắm, có người rơi nước mắt.

Đúng vậy, hồi đó, khoảng 47 năm về trước, có một anh chàng trẻ tuổi, tên Nguyễn Văn Niêm, có cái nick name là “Niêm tóc đỏ”, quê tận Ba Tri, Bến Tre, từ giã xứ dừa lên cao nguyên (Lâm Viên), vào tận ngọn đồi 1515 để đăng lính. Sau hai năm ca bài “Ta đoàn Sinh Viên Võ Bị VN...” nhuần nhuyễn, được sư phụ cho xuống núi. Cũng cái tính ham đất lạ đường xa, nên hăng hái đầu quân vào Sư đoàn Giới tuyến, rồi miệt mài chiến trận và bây giờ về hưu nhàn nhã, nhớ lại chiến trường xưa. Lần đổ quân vào tận Tchepone trong cuộc Hành quân Lam Sơn 719, Việt cộng chẳng làm gì được ta mà lại bị anh chàng “đồng minh” đổ lửa lên đầu...

Cụ kể lại rằng: Thiết Đoàn 1 tại Hạ Lào

Sau vài phi tuần B52, chúng tôi được bốc lên khoảng 30 trực thăng UH. Từ trên nhìn xuống đoạn đường từ biên giới tới Tchepone, tôi thấy không biết bao nhiêu là hố bom đỏ như màu đất đỏ ấp Thái Phiên (một ấp trồng rau tại Đà Lạt), trùng trùng điệp điệp như cái rổ sảo khổng lồ. Đạn phòng không của địch quân bắn lên đan chéo đỏ cả bầu trời. Cái chết rình rập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hình như là 4 chiếc trực thăng võ trang Cobra nhào xuống bắn bầy nhầy bãi đáp Sophia, rôì chúng tôi nhảy xuống từ độ cao khoảng hơn 1m giữa vùng cát bụi mịt mù. Đại đội tôi bung rộng ra và chiếm cao điểm 768, ĐĐ 3 bung rộng về phía sông Xê Pôn. Tr/ Tá Vĩnh Giác, Trung đoàn phó Trung đoàn, vào hệ thống nội bộ của tôi theo dõi, nghe báo chiếm được đồi 768 thì ông cho lệnh bốc ngay cánh A của TĐ còn lại.

Ngay lúc đó, bất ngờ một phi tuần của Không lực Mỹ thả sai một quả bom Napalm xuống ngay trên đầu Đại đội của tôi. Tôi, và khoảng 30 anh em khác bị đốt cháy, lăn lộn, quần áo cháy tả tơi, phỏng phù lên cùng mình. Chúng tôi được băng bó tạm thời, chờ trực thăng đổ quân bốc về Khe Sanh rồi tiếp tục tản thương bốc về Bịnh viện dã chiến Mỹ tại căn cứ Ái Tử.

Trong khi chờ bốc về Khe Sanh, thì một thảm nạn nữa xảy ra trong đợt đổ quân tiếp theo. Tôi thấy một chiếc trực thăng chở cánh A của Tiểu đoàn bị trúng đạn phòng không của địch, bốc cháy nhào đầu xuống cuối bãi đáp. Sau mới biết đó là chiếc UH chở Th/Tá Tiểu đoàn trưởng, Ban Tham mưu. Phi hành đoàn Mỹ và những người trên trực thăng chết hết. Tất cả đều được lấy xác mang về. Sau thời gian chữa trị, tôi được xuất viện. Lần này tôi hoán đổi đơn vị cùng người bạn. Tôi về lại SĐ7/BB, chiến đấu ngay trên phần đất quê hương mình. Tôi không biết mình nên vui hay buồn, nhưng ở đâu tôi cũng đều chiến đấu cho đất nước tôi.

Đó là thời điểm quyết liệt nhất và cũng là mục tiêu sau cùng hiểm hóc nhất, tàn bạo nhất của cuộc Hành quân mang tên Lam Sơn 719, xảy ra từ ngày 8/2 và chấm dứt ngày 6/4/71, với biết bao xương máu của các quân nhân QLVNCH đã đổ xuống.

Cuộc Hành quân được xác định thời gian rõ ràng, qua 4 giai đoạn, với mục đích là phá hủy những kho tàng tiếp liệu và cắt đứt những con đường tiếp vận của Cộng sản Bắc việt (CSBV) tại căn cứ 604 (Tchepone) và căn cứ 611 (tây nam Khe Sanh, bên kia biên giới Lào).

Thành phần tham dự được phân nhiệm như sau:

- SĐ1/BB: gồm có Trung đoàn 1 và 3, mở những cuộc hành quân tảo thanh căn cứ 611, và tiến song song về Tchepone. Trung đoàn 2 trừ bị ở phía nam Vùng phi quân sự, Trung đoàn 54 bảo vệ phía tây thành phố Huế.

- SĐ/Dù: gồm Lữ đoàn 1 (TĐ1+ 8+ 9 +ĐĐ1TS) phối hợp với Lữ đoàn 1 Kỵ binh (Thiết đoàn 11 và Thiết đoàn 17) tiến vào Bản Đông, vừa sửa chữa con đường số 9 vừa thiết lập căn cứ A Lưới. Lữ đoàn 3 (TĐ 2 +3 +6 +ĐĐ3TS ) thiết lập căn cứ 30 và 31 (phía bắc và đông bắc A Lưới). Lữ đoàn 2 (TĐ5 +7 + 11 + ĐĐ2TS) túc trực tại Làng Vei, sẵn sàng tiến chiếm Tchepone khi các căn cứ phía bắc và phía nam đường 9 đã ổn định.

- SĐ/TQLC: trừ bị cho Quân đoàn I.

- Liên đoàn 1/BĐQ: gồm BCH/LĐ và TĐ 37 tại căn cứ Phú Lộc, hai TĐ 39 và 21 được trực thăng vận vào 2 căn cứ BĐQ Bắc và BĐQ Nam, bảo vệ an ninh và làm tiền đồn phía bắc.

- Quân đoàn 24/ HK: thiết lập và yểm trợ toàn bộ hỏa lực, chuyển quân, tiếp tế, tản thương cho cuộc HQ. Tuy nhiên các Cố vấn Mỹ của các đơn vị tham chiến không được phép bước vào lãnh thổ Lào.

Trong giai đoạn đầu của cuộc Hành quân, Hai TĐ 1 và 8 Dù cùng với hai Thiết đoàn 11 và 17, vượt biên giới tiến dọc theo đường số 9 về bản Đông. Hai ngày sau, các đơn vị này bắt tay được với TĐ9 Dù đã được trực thăng vận vào thiết lập CCHL A Lưới (10/2/71).

Ta hãy đọc một Email của Võ Văn Đức có nick name là Đức Cồ, kể lại cuộc chuyển quân đầu tiên.

Tôi muốn quên hết những trận chiến đẫm máu của đồng đội và kẻ thù trên chiến trường năm xưa để dồn nỗ lực góp phần nhỏ nhoi còn lại của đời mình tại hải ngoại vào cuộc đấu tranh chung với toàn dân nhằm chống lại và lật đổ bọn CSVN buôn dân bán nước. Nhưng theo lời kêu gọi một số bạn K22 và đặc biệt đọc lại một số đoạn hồi ký về LAM SƠN 719 HẠ LÀO, tôi cảm thấy mùi thuốc súng bốc lên và nhớ lại chiến trường xưa ngày nào.

...

Tiểu đoàn 1 ND có Thiết Giáp tăng cường vượt biên giới LÀO VIỆT theo quốc lộ 9 hành quân vùng BẢN ĐÔNG tiến đến căn cứ A LƯỚI. Đại đội 14 tao ngộ chiến với địch giết chết sư đoàn trưởng tên VŨ XUÂN RỤC, tư lệnh vùng, cùng quyển nhật ký trên người của y. Nhờ thế, chúng ta biết được ý định hành quân của địch. Ý định của chúng là rút hết lực lương để chúng ta vào sâu trong nội địa Lào rồi khóa đít đánh bọc hậu.

Đ11 của tôi di chuyển với Thiết Giáp vào sâu khoảng 10 km. Gặp một dãy đồi chắn ngang, tôi cho lục soát và tìm thấy rất nhiều giao thông hào hầm hố chằng chịt. Tôi báo cáo và được lệnh đóng quân tại chỗ. Tối hôm ấy địch tấn công nhiều đợt nhưng bị đẩy lui và bỏ lại khoảng 30  xác chết. Sau đó ĐĐ tôi tiếp tục mở đường về hướng tây núi đồi rậm rạp (sau này được thiết lập căn cứ hỏa lực gọi là A LƯỚI, như đã nói trên). Khe Sanh 1970

Đơn vị tôi di chuyển được vài cây số thì gặp một con suối sâu có nước cạn, bên kia con suối địch đào hầm hố còn mới tinh và có dấu vết rút về hướng bắc. Tôi tưởng tượng nếu địch còn đóng quân, chắn chắn ĐĐ tôi phải trả giá rất nặng nề mới qua được bờ suối bên kia. Từ đây, ĐĐ tôi di chuyển về hướng bắc sát nhập với TĐ hành quân lục soát. Tiểu đoàn vào căn cứ của địch và chạm súng ác liệt trên nhiều ngọn đồi và bị cầm chân nhiều ngày. Có một quả đồi, mặc dù ta đã bắn nhiều trăm quả pháo binh khiến đồi đã bị cháy nhưng địch vẫn cố bám. ĐĐ tôi bị tổn thất sau nhiều đợt tấn công, cuối cùng tôi trực tiếp chỉ huy một tiểu đội tấn chiếm mục tiêu.

Tiểu đội chia làm 2 cánh dưới chân đồi bò lên bắn yểm trợ không cho địch ngóc đầu ra khỏi hầm, riêng tôi ném 3 nón sắt lựu đạn khoảng 30 quả vào các hầm của địch quân, có nhiều quả lọt vào hầm. VC bị thương bỏ lại nhiều súng các loại và nhiều vết máu rút chạy về phía bên kia chân đồi. Trong lúc tôi ném lựu đạn M26 thì địch cũng ném nhiều lựu đạn chày về phía chúng tôi. Chúng tôi phải lăn lộn tránh né. Sáng hôm sau VC lại tấn công chúng tôi như mưa bằng súng thượng liên, B40, B41 từ dưới chân đồi. Chiều hôm sau, TĐ được tiếp tế lương thực và đạn dược. TĐ bị pháo kích, tôi và nhiều anh em bị thương. Sáng hôm sau, tôi đã được tải thương về Khe Sanh.

Trong thời gian tôi nằm ở bệnh viện, một sự kiện quan trọng không ngờ đã xẩy ra đối với Sư đoàn ND là căn cứ hỏa lực 31 của LĐ3 Dù, bị địch tràn ngập với hỏa tiễn, xe tăng và bộ binh. Đại tá THỌ bi bắt và Đ/U ĐƯƠNG Pháo đội trưởng tự vận không để địch bắt.

Tôi trở về đơn vị cũ trong chiến trường HẠ LÀO với nỗi xót xa. Trước khi về TĐ1 Dù, tôi được trực thăng thả xuống căn cứ hỏa lực A LƯỚI và cũng là BCH LĐ1 Dù. Căn cứ bị pháo kích tan tành, khói lửa vẫn còn âm ỉ và thỉnh thoảng VC gởi vài quả 130 hoặc hỏa tiễn làm quà. Từ LĐ đến TĐ khoảng chừng 2 cây số đường hoang vắng đầy hầm hố, vài chiếc trực thăng hư hỏng với hàm răng cá mập nằm chơ vơ của người bạn HOA KỲ. Tôi balô trên vai và khẩu COLT54 cầm tay lầm lũi tiến bước về TĐ, lòng dặn lòng nếu xui gặp mấy thằng VC giữa đường thì chơi luôn chứ không để chúng bắt.

Sau đó mấy ngày thì TĐ được lệnh tùng thiết rút quân qua con đường căn cứ hỏa lực A LƯỚI trở về hướng đông trên QL9 và dừng lại bên con suối cạn mà tôi đã đề cập lúc tiến quân vào. VC phát giác việc rút quân và pháo kích dữ dội. Khi đoàn xe đang dừng trên bờ suối thì đột nhiên chiếc xe M113 lao về phía suối, và tôi nghe tiếng súng AK, B40, B41 nổ. Biết rằng bị phục kích, tôi bảo tài xế xe tôi đang chạy theo dừng lại và phóng xuống xe. Tôi ra hiệu một chiếc khác nhưng đã quá muộn và bị bốc cháy. Sau khi thanh toán ổ phục kich của địch, TĐ1ND, Thiết Giáp, cùng toàn bộ sư đoàn dù tiếp tục rút qua biên giới LÀO VIỆT.

Trên đường rút quân, địch phục kích nhiều chốt trên QL9 gần con sông Lao Bảo, nhưng đoàn quân mở con đường khác trở về ĐÔNG HÀ. Qua khỏi vùng đổ nát hoang tàn, VC phục kích một lần nữa, đánh đoàn quân thiết giáp + bộ binh MỸ đang mở đường cho ta rút quân. Tôi thấy nhiều binh sĩ MỸ tử thương còn nằm rãi rác bên lề đường. Các binh sĩ Mỹ trên các chiếc M113 đang nhả đạn về phía địch và các trực thăng võ trang cũng đang khai hỏa để yểm trợ đoàn xe thiết vận xa VN chở đầy binh sĩ vượt qua. Tôi xúc động vô cùng trước sự hy sinh của họ.

Cũng trong một Email khác có sự tham dự của một người bạn K22, Binh chủng Thiết giáp thuộc Lữ đoàn 1 Kỵ binh dưới sự chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Trọng Luật:

Thiết đoàn 17 Kỵ Binh, trực thuộc Lữ Đoàn I Kỵ Binh, trách nhiệm vùng I Chiến Thuật, trong vai trò tổng trừ bị. Đơn vị tôi, ngoài những cuộc hành quân tảo thanh bình định, được tăng phái cho các tiểu khu, thường được đặt dưới quyền điều động của Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân… Nhờ đó, tôi được có mặt hầu hết các trận chiến nặng nề của vùng hoả tuyến, trong đó có trận Hạ Lào – Lam Sơn 719, tăng phái cho Sư đoàn Nhảy dù, tiến vào đất Lào theo trục quốc lộ 9.

Tôi tham dự hành quân Lam Sơn 719 trong chức vụ Chi Đoàn Phó Chi đoàn 2/17 TK. Tuy nhiên vì điều kiện khá đặc biệt nên tôi, đã phải thay thế vị Chi Đoàn Trưởng, điều động đơn vị hầu như suốt cuộc hành quân.

Chi đoàn 2/17 Thiết kỵ có lệnh rời vùng đang hành quân tảo thanh, tăng phái cho chi khu Hiếu Đức -Quảng Nam. Khi không khí tết Nguyên Đán như còn vương trên những hàng me cằn cỗi, những ngọn đồi trọc, những đường thông thủy lúp xúp từng đám cây gai chằng chịt… cách quận lỵ Hiếu Đức 6 cây số về hướng tây.

Để đánh lạc hướng địch, Chi đoàn 2/17 TK được lệnh hành quân lục soát vùng đồi trọc cách khoảng 5 - 6 Km phía Bắc thị xã Đông Hà. Sau vài ngày, Chi Đoàn nhận lệnh trở về bố trí dọc QL9 khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu.

Vượt điểm mốc biên giới Lào-Việt khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau, tôi ngạc nhiên khi thấy một tấm bảng nhỏ bằng ván ép, ghi 2 giòng chữ Việt và Mỹ: QUÂN NHÂN HOA KỲ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUA RANH GIỚI NẦY. Một Th/Sĩ Mỹ cố vấn trên xe tôi, đã nhận lệnh từ trước nên nhanh chóng ôm ba lô nhảy khỏi chiếc Thiết vận Xa chỉ huy, ném lại cho tôi 2 cây Pall Mall, cười: “Bye! Good luck” và được một xe quân cảnh Mỹ chở về sau.

Thiết Gáp Hoa Kỳ tai Khe SanhGhi chú: Mỗi chi đoàn Thiết Kỵ hoặc Chiến Xa có 2 cố vấn Mỹ, 1 Sĩ quan (thường cấp đại úy) khi hành quân thường cùng Chi Đoàn Trưởng ngồii chung TVX chỉ huy, 1 Hạ sĩ quan (thường trung sĩ hoặc thượng sĩ) khi hành quân thường cùng Chi Đoàn Phó ngồi chung TVX chỉ huy.

Qua khỏi Căn cứ A Lưới (đang thiết lập), Thiết Đoàn 17/KB (Trung Tá Nguyễn Xuân Dung) dẩn đầu, bắt đầu rẽ phải tại một ngã 3 đất đỏ trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, cùng với tiểu đoàn 8 Dù (hình như vậy) tiến theo hướng Bắc- Tây bắc.

Có lẽ địch có kế hoạch nhử ta vào sâu trong đất Lào, với vùng chiến trường đã được chúng chuẩn bị trước, nên mấy ngày đầu bình yên, dù chiến xa M41 và M113 rất khó khăn khi vượt qua những đường đất nhỏ hẹp khúc khuỷu, độc đạo, một bên là núi cao rậm rạp, một bên là vực sâu thăm thẳm. Với địa thế như vậy, xạ trường cho TG hoàn toàn bị giới hạn, lại thêm chiến trường lạ, chúng tôi nhận rõ ưu thế chủ động và yếu tố bất ngờ hoàn toàn thuộc về đối phương. Để đối phó, chúng tôi đồng ý dùng chiến thuật: Nhảy Dù tùng thiết lục soát cách đường vài chục mét, phía bờ cao, Luôn đi trước Thiết Giáp từ 50 đến 100 mét. TG chỉ tác xạ khi có lệnh của đơn vị Dù để tránh bắn lầm.

Khoảng 5 ngày, địch bắn quấy rối, rồi “chém vè”. Lần chạm địch đầu tiên tại một ngọn đồi (có lẽ là trận do bạn Đức cồ đã nói), Chi đoàn 2/17 TK cùng một đại đội Dù tấn công chiếm mục tiêu khá dễ dàng, vì địch chỉ bắn trả lúc đầu rồi rút chạy. Đó là một kho đạn, rất nhiều vỏ đạn đồng 122 ly còn mới một số súng AK , đạn B40 , B41 ..vv. Đơn vị nhận lệnh phá huỷ rồi tiếp tục tiến quân.

Mấy ngày sau, dù không chạm súng nhưng địch đã bỏ lại bên đường một CX T54 vẫn còn trong tình trạng tốt, bên trong còn cả những áo giáp của Nga, những thùng lương khô của Trung Cộng. Tôi nghe nói lệnh thượng cấp cho kéo về Khe Sanh, nhưng với tình hình chiến trường sau đó, không biết lệnh nầy có thi hành được không. BCH/Liên đoàn 1/BĐQ dưới quyền chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Văn Hiệp và LĐ phó là Tr/tá Lê Bảo Toàn, cùng với TĐ37 (Th/tá Trần Văn Nghênh,Đ/U Lại Thế Thiết), TĐ 64/PB thiết lập căn cứ Phú Lộc (900m). TĐ 21 (Th/tá Nguyễn Hiệp, Đ/U Quách Thưởng) được trực thăng vận đến bãi đáp BĐQ Nam, cách CCHL 30 khoảng 5 Km về hướng tây bắc. Ba ngày sau, TĐ 39/BĐQ (Th/tá Vũ Đình Khang, Đ/U Đỗ Đức Chiến) được trực thăng vận đến bãi đổ BĐQ Bắc ở cao độ 500m. Hai vị trí này được xem là hai tiền đồn phía bắc, với mục đích quan sát những hoạt động chuyển quân của VC, đồng thời trì hoãn các cuộc tấn công của địch vào trục tiến quân chính của ta.

Tại phía bắc QL 9, LĐ3 Dù đổ quân thiết lập hai căn cứ 30 và 31.

Các Trung đoàn 1 và 3 của SĐ1/BB cũng được đổ quân vào các bãi Hotel, Don, Delta, ở phía nam của đường 9 và đông nam của CCHL A Lưới, hành quân lục soát vùng hậu cần 611.

Tiếp tục trục tiến quân của LĐ1/Dù và LĐ1/KB, mời các Bạn đọc một Email của Trương Văn Út viết theo lời kể của Trần Cao Khoan, biệt danh Tây Nhà Đèn.

  Ngày N (8-2-1971) vượt biên giới với một Chi đoàn M113. TĐ8 ND tiến quân dọc theo con đường 9 về phiá Bắc khoảng từ 500 mét đến một cây số và TĐ1, cùng với LĐI (Đ/tá Lê Quang Lưỡng, Tr/tá Lê Văn Ngọc) trên đường 9.

Ngày 9/2, TĐ9 được trực thăng vận vào Bản Đông, xa ở phía Bắc là TĐ2 trực thăng vận xuống CCHL 30, BCH/LĐIII, TS3, TĐ3 xuống CCHL 31... với hỏa lực phi pháo tối đa,

Ngày N+4, SĐ 308 bắt đầu tấn công biển người từ hướng Bắc, trước mặt là hướng Tây chạm trán với SĐ 304 CSBV. Ngày không ăn, đêm không ngủ, tôi chỉ ôm cái ống liên hợp gào thét hết pháo rồi đến phi, có khi kéo lại gần cận phòng gần cháy mặt. Khổ nỗi, địch quân tránh phi pháo của mình nên nó bám sát mình như đỉa. Tình trạng như trộn trấu, hỏa lực của thiết giáp không dám yểm trợ gần, mà tác xạ xa thì bắn vào đâu? Lệnh trên bằng mọi giá TĐ8 bôn tập về hướng Tây để giữ cạnh sườn cho LĐI và TĐ1, TĐ1PB cũng cố CC A Lưới. Cũng may là SĐ304 chỉ nhữ quân ta vào sâu, để SĐ308 khóa đít. Ngày N+11, cuối cùng Tao với Vân Đen (82 và 84) cũng đến được Hương Lộ 92 cách A Lưới khoảng 1 cây số về hướng Bắc để tùng thiết với Chi Đoàn 2/17, theo hương lộ 92 tiến lên hướng Tây Bắc để tiếp cứu LĐ3 và TĐ3, ĐĐ3TS ở CCHL 31... Nhưng đã quá trễ vì địa thế khó di chuyển của thiết giáp, nên ngày N+16 thì tôi nghe tin CC31 thất thủ, dĩ nhiên là phải đến số phận của TĐ8.

Đúng như những dự tính, ngày N+17, sau khi ĐĐ của tôi đón đưọc khoảng 50 người thoát ra từ CC31... thì cơn bão táp ập tới. Trên hệ thống truyền tin lộn xà ngầu, VC dùng PRC25 của mình vào tần số nội bộ cấp ĐĐ. Tôi bẻ cổ vịt thì nó cũng đi theo, mã hóa tần số thì nó cũng biết... chỉ nhận được chỉ thị ngắn là rút về hướng đông nam gặp đường 9... Thế là mạnh ai nấy “Zọt”.

SĐ304 và SĐ308 nhập cuộc, vì thế tôi “zọt” bốn phương tám hướng chỗ nào cũng gặp tụi nó. Cũng may tôi mò về được tới TĐ với cái quần ND te tua như cái quần xà lỏn cùng phân nửa quân số... Cũng may LĐI cùng 3 TĐ cơ hữu (1,8,9 về được đến Lao Bảo.

Cám ơn đã nhắc tới. Chớ thiệt ra tôi đã quên gần hết kể từ ngày bị đi tù. “Tôi sang Pháp 30 năm nay đi cày và sống trong cái làng nhỏ bé này không có một người Việt Nam, nên cô đơn quạnh quẽ vô cùng.”

 Theo kế hoạch hành quân, SĐ/Dù và SĐ1 /BB cùng tiến về phía tây. Mỗi bước về phía trước phải được củng cố neo chắc trên một căn cứ hỏa lực. Những người thiết lập kế hoạch HQ/ LS 719 đã tỏ ra tin tưởng rằng chiến thuật này, phối hợp với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của Không quân Mỹ và VN, sẽ hoàn thành nhiệm vụ với sự thiệt hại tối thiểu.

Cho nên hai Tr/Đoàn 1 và 3 của SĐ1 BB vẫn tiếp tục tiến và Lữ đoàn 2 Dù (đang có mặt tại Lang Vei) sẵn sàng để được trực thăng vận vào chiếm Tchepone.

Nhưng những biến cố xảy ra sau đó đã thay đổi tình hình một cách mau chóng. Cộng quân đâu có thể để cho cái yết hầu của mình bị cắt đứt và bằng mọi giá chúng phải giữ chặt vì đó là sự sống còn của chế độ CSBV và chiến lược nhuộm đỏ thế giới của Đệ tam quốc tế. Vì thế, chúng đã điều động một lực lượng đông đảo chưa từng thấy và mở ra nhiều trận tấn công biển người vào các lực lượng của ta.Một đơn vị của SĐ1 BB (dưới mũi tên là Đại Uý Tư, khoá 22 VB)

Chúng đã thành lập Binh đoàn B70 gồm các Sư đoàn 304 +308 +320 ở phía đông, tăng cường cho Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559 + 8 Binh trạm) quân số lên tới 64.000 người gồm bộ đội, dân công và thanh niên xung phong. Ngoài ra Binh đoàn còn được tăng cường SĐ 968 và SĐ2 thuộc Mặt trận B5, hiện đang chịu trách nhiệm vùng Atropeu và toàn bộ vùng hạ Lào. Ở phía Nam có SĐ 324 thuộc Quân khu Trị Thiên với các Binh trạm 41, 32 và 33 trực tiếp đối đầu với LĐ147 và 258/TQLC. Nên nhớ mỗi Binh trạm là một đơn vị chiến đấu độc lập của VC.

Ngày 18/2, những trận tấn công của địch bắt đầu với TĐ 39/BĐQ ở phía bắc. Địch điều động Trung đoàn 102 thuộc SĐ320, tấn công áp đảo, nhưng TĐ39 vẫn bảo vệ được vị trí. Pháo binh từ căn cứ Phú Lộc đã yểm trợ một cách tích cực. Ngày hôm sau thời tiết xấu và phòng không của địch quá mạnh, khiến không quân của ta không can thiệp hữu hiệu được.

Đến chiều ngày 20/2, liên lạc truyền tin với TĐ39 bị cắt. Th/Tá TĐT Vũ đình Khang, cùng Đ/U Đỗ Đức Chiến, đã phải rời bỏ căn cứ và đưa 199 quân nhân trong tổng số 430 người còn khả năng chiến đấu mở đường máu về TĐ21 /BĐQ. Ngày 21/2, vị trí này đã bị pháo 130 ly của địch dập nát. Ba ngày sau đó (24/2), TĐ21 nhận được lịnh rút về CCHL 30, rồi từ đây họ được trực thăng vận về Phú Lộc.

(Rất tiếc, không có Bạn nào K22 ở hai TĐ/BĐQ kể trên xác nhận).

Bây giờ địch tập trung lực lượng vào CCHL 31, bản doanh của BCH/LĐ3 (Đ/Tá Nguyễn Văn Thọ, Tr/Tá Phạm Hy Mai) + BCH/TĐ3 + BCH/TĐ3/PB , và ĐĐ 31. Bên ngoài căn cứ còn có ĐĐ3 Trinh sát bố trí trên một ngọn đồi phía tây. Và ba ĐĐ 34, 33 và 32 đã mở rộng hành quân quanh vùng núi tây bắc và đông nam. Để tăng cường an ninh cho CCHL 31, một kế hoạch tăng viện nhằm trực thăng vận TĐ6 Dù vào một sườn núi phía tây bắc của căn cứ trong ngày 13/2. Sườn này kiểm soát được thung lũng chạy theo hướng đông nam của căn cứ và là nơi phát xuất những đợt pháo kích của địch vào quân bạn. Mặc dầu nhiều đợt B52 đã trải thảm để dọn bãi đáp và những đường tiến sát, đoàn trực thăng chở ĐĐ đầu tiên của TĐ6 bị pháo kích dữ dội ngay khi vừa đáp xuống bãi. Những ĐĐ khác phải đáp xuống những bãi không được dự trù trước ở kế bên. Khi vừa chạm đất họ phải tản rộng ra trong vòng một cây số nhưng pháo địch vẫn bám theo. TĐ bị tan nát và phải lui về phía nam để đến gần căn cứ 31. Từ đó cho đến ngày nhận được lịnh lui binh, TĐ6 không thể nhận được một nhiệm vụ nào.

Cũng để tăng cường cho Căn cứ 31, TĐ7 Dù (Th/Tá Lê Minh Ngọc, Th/Tá Trần Đăng Khôi) cũng nhận được lịnh trong ngày 20/2, rời khu vực Hương Hóa, di chuyển bằng xe đến Làng Vei, theo QL 9 mà tiến về Bản Đông. TĐ đã đến căn cứ A Lưới 3 ngày sau đó.

Trong đêm 23/2, một toán đặc công đã xâm nhập vào căn cứ từ phía tây. Địch tiếp tục pháo kích và không cho trực thăng đến gần để yểm trợ. Nhiều quân nhân tử thương và bị thương vẫn còn giữ lại căn cứ 3, 4 ngày vì không thể tản thương.

Lúc 1100G ngày 25/2, địch pháo kích vào căn cứ bằng đủ các loại đạn. Hai giờ sau đó, hỏa lực của các loại súng nhỏ từ mọi hướng đồng loạt nhắm vào căn cứ và tăng địch xuất hiện ở phía nam. Sau đó căn cứ đã bị tràn ngập. Trung đoàn 64 thuộc SĐ 320 là đơn vị chính tràn vào căn cứ. Một số lính Dù đã tìm cách để thoát ra khỏi căn cứ nhưng một số đã bị bắt trong đó có Đ/tá Nguyễn Văn Thọ LĐT/LĐ3 và Tr/tá Lê Văn Châu TĐT/TĐ3/PB. Riêng Đ/U Nguyễn Văn Đương PĐT/Dù đã tự sát. Tr/tá Lê Văn Phát đã thoát được ra ngoài. 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những email rất ngắn và thật về LAM SƠN 719

Khởi đi từ một Email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết, nhưng những người trong cuộc,

 

KIỀU CÔNG CỰ ghi


Khởi đi từ một Email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết, nhưng những người trong cuộc, cùng trang lứa với cụ thì cảm động lắm, có người rơi nước mắt.

Đúng vậy, hồi đó, khoảng 47 năm về trước, có một anh chàng trẻ tuổi, tên Nguyễn Văn Niêm, có cái nick name là “Niêm tóc đỏ”, quê tận Ba Tri, Bến Tre, từ giã xứ dừa lên cao nguyên (Lâm Viên), vào tận ngọn đồi 1515 để đăng lính. Sau hai năm ca bài “Ta đoàn Sinh Viên Võ Bị VN...” nhuần nhuyễn, được sư phụ cho xuống núi. Cũng cái tính ham đất lạ đường xa, nên hăng hái đầu quân vào Sư đoàn Giới tuyến, rồi miệt mài chiến trận và bây giờ về hưu nhàn nhã, nhớ lại chiến trường xưa. Lần đổ quân vào tận Tchepone trong cuộc Hành quân Lam Sơn 719, Việt cộng chẳng làm gì được ta mà lại bị anh chàng “đồng minh” đổ lửa lên đầu...

Cụ kể lại rằng: Thiết Đoàn 1 tại Hạ Lào

Sau vài phi tuần B52, chúng tôi được bốc lên khoảng 30 trực thăng UH. Từ trên nhìn xuống đoạn đường từ biên giới tới Tchepone, tôi thấy không biết bao nhiêu là hố bom đỏ như màu đất đỏ ấp Thái Phiên (một ấp trồng rau tại Đà Lạt), trùng trùng điệp điệp như cái rổ sảo khổng lồ. Đạn phòng không của địch quân bắn lên đan chéo đỏ cả bầu trời. Cái chết rình rập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hình như là 4 chiếc trực thăng võ trang Cobra nhào xuống bắn bầy nhầy bãi đáp Sophia, rôì chúng tôi nhảy xuống từ độ cao khoảng hơn 1m giữa vùng cát bụi mịt mù. Đại đội tôi bung rộng ra và chiếm cao điểm 768, ĐĐ 3 bung rộng về phía sông Xê Pôn. Tr/ Tá Vĩnh Giác, Trung đoàn phó Trung đoàn, vào hệ thống nội bộ của tôi theo dõi, nghe báo chiếm được đồi 768 thì ông cho lệnh bốc ngay cánh A của TĐ còn lại.

Ngay lúc đó, bất ngờ một phi tuần của Không lực Mỹ thả sai một quả bom Napalm xuống ngay trên đầu Đại đội của tôi. Tôi, và khoảng 30 anh em khác bị đốt cháy, lăn lộn, quần áo cháy tả tơi, phỏng phù lên cùng mình. Chúng tôi được băng bó tạm thời, chờ trực thăng đổ quân bốc về Khe Sanh rồi tiếp tục tản thương bốc về Bịnh viện dã chiến Mỹ tại căn cứ Ái Tử.

Trong khi chờ bốc về Khe Sanh, thì một thảm nạn nữa xảy ra trong đợt đổ quân tiếp theo. Tôi thấy một chiếc trực thăng chở cánh A của Tiểu đoàn bị trúng đạn phòng không của địch, bốc cháy nhào đầu xuống cuối bãi đáp. Sau mới biết đó là chiếc UH chở Th/Tá Tiểu đoàn trưởng, Ban Tham mưu. Phi hành đoàn Mỹ và những người trên trực thăng chết hết. Tất cả đều được lấy xác mang về. Sau thời gian chữa trị, tôi được xuất viện. Lần này tôi hoán đổi đơn vị cùng người bạn. Tôi về lại SĐ7/BB, chiến đấu ngay trên phần đất quê hương mình. Tôi không biết mình nên vui hay buồn, nhưng ở đâu tôi cũng đều chiến đấu cho đất nước tôi.

Đó là thời điểm quyết liệt nhất và cũng là mục tiêu sau cùng hiểm hóc nhất, tàn bạo nhất của cuộc Hành quân mang tên Lam Sơn 719, xảy ra từ ngày 8/2 và chấm dứt ngày 6/4/71, với biết bao xương máu của các quân nhân QLVNCH đã đổ xuống.

Cuộc Hành quân được xác định thời gian rõ ràng, qua 4 giai đoạn, với mục đích là phá hủy những kho tàng tiếp liệu và cắt đứt những con đường tiếp vận của Cộng sản Bắc việt (CSBV) tại căn cứ 604 (Tchepone) và căn cứ 611 (tây nam Khe Sanh, bên kia biên giới Lào).

Thành phần tham dự được phân nhiệm như sau:

- SĐ1/BB: gồm có Trung đoàn 1 và 3, mở những cuộc hành quân tảo thanh căn cứ 611, và tiến song song về Tchepone. Trung đoàn 2 trừ bị ở phía nam Vùng phi quân sự, Trung đoàn 54 bảo vệ phía tây thành phố Huế.

- SĐ/Dù: gồm Lữ đoàn 1 (TĐ1+ 8+ 9 +ĐĐ1TS) phối hợp với Lữ đoàn 1 Kỵ binh (Thiết đoàn 11 và Thiết đoàn 17) tiến vào Bản Đông, vừa sửa chữa con đường số 9 vừa thiết lập căn cứ A Lưới. Lữ đoàn 3 (TĐ 2 +3 +6 +ĐĐ3TS ) thiết lập căn cứ 30 và 31 (phía bắc và đông bắc A Lưới). Lữ đoàn 2 (TĐ5 +7 + 11 + ĐĐ2TS) túc trực tại Làng Vei, sẵn sàng tiến chiếm Tchepone khi các căn cứ phía bắc và phía nam đường 9 đã ổn định.

- SĐ/TQLC: trừ bị cho Quân đoàn I.

- Liên đoàn 1/BĐQ: gồm BCH/LĐ và TĐ 37 tại căn cứ Phú Lộc, hai TĐ 39 và 21 được trực thăng vận vào 2 căn cứ BĐQ Bắc và BĐQ Nam, bảo vệ an ninh và làm tiền đồn phía bắc.

- Quân đoàn 24/ HK: thiết lập và yểm trợ toàn bộ hỏa lực, chuyển quân, tiếp tế, tản thương cho cuộc HQ. Tuy nhiên các Cố vấn Mỹ của các đơn vị tham chiến không được phép bước vào lãnh thổ Lào.

Trong giai đoạn đầu của cuộc Hành quân, Hai TĐ 1 và 8 Dù cùng với hai Thiết đoàn 11 và 17, vượt biên giới tiến dọc theo đường số 9 về bản Đông. Hai ngày sau, các đơn vị này bắt tay được với TĐ9 Dù đã được trực thăng vận vào thiết lập CCHL A Lưới (10/2/71).

Ta hãy đọc một Email của Võ Văn Đức có nick name là Đức Cồ, kể lại cuộc chuyển quân đầu tiên.

Tôi muốn quên hết những trận chiến đẫm máu của đồng đội và kẻ thù trên chiến trường năm xưa để dồn nỗ lực góp phần nhỏ nhoi còn lại của đời mình tại hải ngoại vào cuộc đấu tranh chung với toàn dân nhằm chống lại và lật đổ bọn CSVN buôn dân bán nước. Nhưng theo lời kêu gọi một số bạn K22 và đặc biệt đọc lại một số đoạn hồi ký về LAM SƠN 719 HẠ LÀO, tôi cảm thấy mùi thuốc súng bốc lên và nhớ lại chiến trường xưa ngày nào.

...

Tiểu đoàn 1 ND có Thiết Giáp tăng cường vượt biên giới LÀO VIỆT theo quốc lộ 9 hành quân vùng BẢN ĐÔNG tiến đến căn cứ A LƯỚI. Đại đội 14 tao ngộ chiến với địch giết chết sư đoàn trưởng tên VŨ XUÂN RỤC, tư lệnh vùng, cùng quyển nhật ký trên người của y. Nhờ thế, chúng ta biết được ý định hành quân của địch. Ý định của chúng là rút hết lực lương để chúng ta vào sâu trong nội địa Lào rồi khóa đít đánh bọc hậu.

Đ11 của tôi di chuyển với Thiết Giáp vào sâu khoảng 10 km. Gặp một dãy đồi chắn ngang, tôi cho lục soát và tìm thấy rất nhiều giao thông hào hầm hố chằng chịt. Tôi báo cáo và được lệnh đóng quân tại chỗ. Tối hôm ấy địch tấn công nhiều đợt nhưng bị đẩy lui và bỏ lại khoảng 30  xác chết. Sau đó ĐĐ tôi tiếp tục mở đường về hướng tây núi đồi rậm rạp (sau này được thiết lập căn cứ hỏa lực gọi là A LƯỚI, như đã nói trên). Khe Sanh 1970

Đơn vị tôi di chuyển được vài cây số thì gặp một con suối sâu có nước cạn, bên kia con suối địch đào hầm hố còn mới tinh và có dấu vết rút về hướng bắc. Tôi tưởng tượng nếu địch còn đóng quân, chắn chắn ĐĐ tôi phải trả giá rất nặng nề mới qua được bờ suối bên kia. Từ đây, ĐĐ tôi di chuyển về hướng bắc sát nhập với TĐ hành quân lục soát. Tiểu đoàn vào căn cứ của địch và chạm súng ác liệt trên nhiều ngọn đồi và bị cầm chân nhiều ngày. Có một quả đồi, mặc dù ta đã bắn nhiều trăm quả pháo binh khiến đồi đã bị cháy nhưng địch vẫn cố bám. ĐĐ tôi bị tổn thất sau nhiều đợt tấn công, cuối cùng tôi trực tiếp chỉ huy một tiểu đội tấn chiếm mục tiêu.

Tiểu đội chia làm 2 cánh dưới chân đồi bò lên bắn yểm trợ không cho địch ngóc đầu ra khỏi hầm, riêng tôi ném 3 nón sắt lựu đạn khoảng 30 quả vào các hầm của địch quân, có nhiều quả lọt vào hầm. VC bị thương bỏ lại nhiều súng các loại và nhiều vết máu rút chạy về phía bên kia chân đồi. Trong lúc tôi ném lựu đạn M26 thì địch cũng ném nhiều lựu đạn chày về phía chúng tôi. Chúng tôi phải lăn lộn tránh né. Sáng hôm sau VC lại tấn công chúng tôi như mưa bằng súng thượng liên, B40, B41 từ dưới chân đồi. Chiều hôm sau, TĐ được tiếp tế lương thực và đạn dược. TĐ bị pháo kích, tôi và nhiều anh em bị thương. Sáng hôm sau, tôi đã được tải thương về Khe Sanh.

Trong thời gian tôi nằm ở bệnh viện, một sự kiện quan trọng không ngờ đã xẩy ra đối với Sư đoàn ND là căn cứ hỏa lực 31 của LĐ3 Dù, bị địch tràn ngập với hỏa tiễn, xe tăng và bộ binh. Đại tá THỌ bi bắt và Đ/U ĐƯƠNG Pháo đội trưởng tự vận không để địch bắt.

Tôi trở về đơn vị cũ trong chiến trường HẠ LÀO với nỗi xót xa. Trước khi về TĐ1 Dù, tôi được trực thăng thả xuống căn cứ hỏa lực A LƯỚI và cũng là BCH LĐ1 Dù. Căn cứ bị pháo kích tan tành, khói lửa vẫn còn âm ỉ và thỉnh thoảng VC gởi vài quả 130 hoặc hỏa tiễn làm quà. Từ LĐ đến TĐ khoảng chừng 2 cây số đường hoang vắng đầy hầm hố, vài chiếc trực thăng hư hỏng với hàm răng cá mập nằm chơ vơ của người bạn HOA KỲ. Tôi balô trên vai và khẩu COLT54 cầm tay lầm lũi tiến bước về TĐ, lòng dặn lòng nếu xui gặp mấy thằng VC giữa đường thì chơi luôn chứ không để chúng bắt.

Sau đó mấy ngày thì TĐ được lệnh tùng thiết rút quân qua con đường căn cứ hỏa lực A LƯỚI trở về hướng đông trên QL9 và dừng lại bên con suối cạn mà tôi đã đề cập lúc tiến quân vào. VC phát giác việc rút quân và pháo kích dữ dội. Khi đoàn xe đang dừng trên bờ suối thì đột nhiên chiếc xe M113 lao về phía suối, và tôi nghe tiếng súng AK, B40, B41 nổ. Biết rằng bị phục kích, tôi bảo tài xế xe tôi đang chạy theo dừng lại và phóng xuống xe. Tôi ra hiệu một chiếc khác nhưng đã quá muộn và bị bốc cháy. Sau khi thanh toán ổ phục kich của địch, TĐ1ND, Thiết Giáp, cùng toàn bộ sư đoàn dù tiếp tục rút qua biên giới LÀO VIỆT.

Trên đường rút quân, địch phục kích nhiều chốt trên QL9 gần con sông Lao Bảo, nhưng đoàn quân mở con đường khác trở về ĐÔNG HÀ. Qua khỏi vùng đổ nát hoang tàn, VC phục kích một lần nữa, đánh đoàn quân thiết giáp + bộ binh MỸ đang mở đường cho ta rút quân. Tôi thấy nhiều binh sĩ MỸ tử thương còn nằm rãi rác bên lề đường. Các binh sĩ Mỹ trên các chiếc M113 đang nhả đạn về phía địch và các trực thăng võ trang cũng đang khai hỏa để yểm trợ đoàn xe thiết vận xa VN chở đầy binh sĩ vượt qua. Tôi xúc động vô cùng trước sự hy sinh của họ.

Cũng trong một Email khác có sự tham dự của một người bạn K22, Binh chủng Thiết giáp thuộc Lữ đoàn 1 Kỵ binh dưới sự chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Trọng Luật:

Thiết đoàn 17 Kỵ Binh, trực thuộc Lữ Đoàn I Kỵ Binh, trách nhiệm vùng I Chiến Thuật, trong vai trò tổng trừ bị. Đơn vị tôi, ngoài những cuộc hành quân tảo thanh bình định, được tăng phái cho các tiểu khu, thường được đặt dưới quyền điều động của Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân… Nhờ đó, tôi được có mặt hầu hết các trận chiến nặng nề của vùng hoả tuyến, trong đó có trận Hạ Lào – Lam Sơn 719, tăng phái cho Sư đoàn Nhảy dù, tiến vào đất Lào theo trục quốc lộ 9.

Tôi tham dự hành quân Lam Sơn 719 trong chức vụ Chi Đoàn Phó Chi đoàn 2/17 TK. Tuy nhiên vì điều kiện khá đặc biệt nên tôi, đã phải thay thế vị Chi Đoàn Trưởng, điều động đơn vị hầu như suốt cuộc hành quân.

Chi đoàn 2/17 Thiết kỵ có lệnh rời vùng đang hành quân tảo thanh, tăng phái cho chi khu Hiếu Đức -Quảng Nam. Khi không khí tết Nguyên Đán như còn vương trên những hàng me cằn cỗi, những ngọn đồi trọc, những đường thông thủy lúp xúp từng đám cây gai chằng chịt… cách quận lỵ Hiếu Đức 6 cây số về hướng tây.

Để đánh lạc hướng địch, Chi đoàn 2/17 TK được lệnh hành quân lục soát vùng đồi trọc cách khoảng 5 - 6 Km phía Bắc thị xã Đông Hà. Sau vài ngày, Chi Đoàn nhận lệnh trở về bố trí dọc QL9 khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu.

Vượt điểm mốc biên giới Lào-Việt khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau, tôi ngạc nhiên khi thấy một tấm bảng nhỏ bằng ván ép, ghi 2 giòng chữ Việt và Mỹ: QUÂN NHÂN HOA KỲ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUA RANH GIỚI NẦY. Một Th/Sĩ Mỹ cố vấn trên xe tôi, đã nhận lệnh từ trước nên nhanh chóng ôm ba lô nhảy khỏi chiếc Thiết vận Xa chỉ huy, ném lại cho tôi 2 cây Pall Mall, cười: “Bye! Good luck” và được một xe quân cảnh Mỹ chở về sau.

Thiết Gáp Hoa Kỳ tai Khe SanhGhi chú: Mỗi chi đoàn Thiết Kỵ hoặc Chiến Xa có 2 cố vấn Mỹ, 1 Sĩ quan (thường cấp đại úy) khi hành quân thường cùng Chi Đoàn Trưởng ngồii chung TVX chỉ huy, 1 Hạ sĩ quan (thường trung sĩ hoặc thượng sĩ) khi hành quân thường cùng Chi Đoàn Phó ngồi chung TVX chỉ huy.

Qua khỏi Căn cứ A Lưới (đang thiết lập), Thiết Đoàn 17/KB (Trung Tá Nguyễn Xuân Dung) dẩn đầu, bắt đầu rẽ phải tại một ngã 3 đất đỏ trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, cùng với tiểu đoàn 8 Dù (hình như vậy) tiến theo hướng Bắc- Tây bắc.

Có lẽ địch có kế hoạch nhử ta vào sâu trong đất Lào, với vùng chiến trường đã được chúng chuẩn bị trước, nên mấy ngày đầu bình yên, dù chiến xa M41 và M113 rất khó khăn khi vượt qua những đường đất nhỏ hẹp khúc khuỷu, độc đạo, một bên là núi cao rậm rạp, một bên là vực sâu thăm thẳm. Với địa thế như vậy, xạ trường cho TG hoàn toàn bị giới hạn, lại thêm chiến trường lạ, chúng tôi nhận rõ ưu thế chủ động và yếu tố bất ngờ hoàn toàn thuộc về đối phương. Để đối phó, chúng tôi đồng ý dùng chiến thuật: Nhảy Dù tùng thiết lục soát cách đường vài chục mét, phía bờ cao, Luôn đi trước Thiết Giáp từ 50 đến 100 mét. TG chỉ tác xạ khi có lệnh của đơn vị Dù để tránh bắn lầm.

Khoảng 5 ngày, địch bắn quấy rối, rồi “chém vè”. Lần chạm địch đầu tiên tại một ngọn đồi (có lẽ là trận do bạn Đức cồ đã nói), Chi đoàn 2/17 TK cùng một đại đội Dù tấn công chiếm mục tiêu khá dễ dàng, vì địch chỉ bắn trả lúc đầu rồi rút chạy. Đó là một kho đạn, rất nhiều vỏ đạn đồng 122 ly còn mới một số súng AK , đạn B40 , B41 ..vv. Đơn vị nhận lệnh phá huỷ rồi tiếp tục tiến quân.

Mấy ngày sau, dù không chạm súng nhưng địch đã bỏ lại bên đường một CX T54 vẫn còn trong tình trạng tốt, bên trong còn cả những áo giáp của Nga, những thùng lương khô của Trung Cộng. Tôi nghe nói lệnh thượng cấp cho kéo về Khe Sanh, nhưng với tình hình chiến trường sau đó, không biết lệnh nầy có thi hành được không. BCH/Liên đoàn 1/BĐQ dưới quyền chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Văn Hiệp và LĐ phó là Tr/tá Lê Bảo Toàn, cùng với TĐ37 (Th/tá Trần Văn Nghênh,Đ/U Lại Thế Thiết), TĐ 64/PB thiết lập căn cứ Phú Lộc (900m). TĐ 21 (Th/tá Nguyễn Hiệp, Đ/U Quách Thưởng) được trực thăng vận đến bãi đáp BĐQ Nam, cách CCHL 30 khoảng 5 Km về hướng tây bắc. Ba ngày sau, TĐ 39/BĐQ (Th/tá Vũ Đình Khang, Đ/U Đỗ Đức Chiến) được trực thăng vận đến bãi đổ BĐQ Bắc ở cao độ 500m. Hai vị trí này được xem là hai tiền đồn phía bắc, với mục đích quan sát những hoạt động chuyển quân của VC, đồng thời trì hoãn các cuộc tấn công của địch vào trục tiến quân chính của ta.

Tại phía bắc QL 9, LĐ3 Dù đổ quân thiết lập hai căn cứ 30 và 31.

Các Trung đoàn 1 và 3 của SĐ1/BB cũng được đổ quân vào các bãi Hotel, Don, Delta, ở phía nam của đường 9 và đông nam của CCHL A Lưới, hành quân lục soát vùng hậu cần 611.

Tiếp tục trục tiến quân của LĐ1/Dù và LĐ1/KB, mời các Bạn đọc một Email của Trương Văn Út viết theo lời kể của Trần Cao Khoan, biệt danh Tây Nhà Đèn.

  Ngày N (8-2-1971) vượt biên giới với một Chi đoàn M113. TĐ8 ND tiến quân dọc theo con đường 9 về phiá Bắc khoảng từ 500 mét đến một cây số và TĐ1, cùng với LĐI (Đ/tá Lê Quang Lưỡng, Tr/tá Lê Văn Ngọc) trên đường 9.

Ngày 9/2, TĐ9 được trực thăng vận vào Bản Đông, xa ở phía Bắc là TĐ2 trực thăng vận xuống CCHL 30, BCH/LĐIII, TS3, TĐ3 xuống CCHL 31... với hỏa lực phi pháo tối đa,

Ngày N+4, SĐ 308 bắt đầu tấn công biển người từ hướng Bắc, trước mặt là hướng Tây chạm trán với SĐ 304 CSBV. Ngày không ăn, đêm không ngủ, tôi chỉ ôm cái ống liên hợp gào thét hết pháo rồi đến phi, có khi kéo lại gần cận phòng gần cháy mặt. Khổ nỗi, địch quân tránh phi pháo của mình nên nó bám sát mình như đỉa. Tình trạng như trộn trấu, hỏa lực của thiết giáp không dám yểm trợ gần, mà tác xạ xa thì bắn vào đâu? Lệnh trên bằng mọi giá TĐ8 bôn tập về hướng Tây để giữ cạnh sườn cho LĐI và TĐ1, TĐ1PB cũng cố CC A Lưới. Cũng may là SĐ304 chỉ nhữ quân ta vào sâu, để SĐ308 khóa đít. Ngày N+11, cuối cùng Tao với Vân Đen (82 và 84) cũng đến được Hương Lộ 92 cách A Lưới khoảng 1 cây số về hướng Bắc để tùng thiết với Chi Đoàn 2/17, theo hương lộ 92 tiến lên hướng Tây Bắc để tiếp cứu LĐ3 và TĐ3, ĐĐ3TS ở CCHL 31... Nhưng đã quá trễ vì địa thế khó di chuyển của thiết giáp, nên ngày N+16 thì tôi nghe tin CC31 thất thủ, dĩ nhiên là phải đến số phận của TĐ8.

Đúng như những dự tính, ngày N+17, sau khi ĐĐ của tôi đón đưọc khoảng 50 người thoát ra từ CC31... thì cơn bão táp ập tới. Trên hệ thống truyền tin lộn xà ngầu, VC dùng PRC25 của mình vào tần số nội bộ cấp ĐĐ. Tôi bẻ cổ vịt thì nó cũng đi theo, mã hóa tần số thì nó cũng biết... chỉ nhận được chỉ thị ngắn là rút về hướng đông nam gặp đường 9... Thế là mạnh ai nấy “Zọt”.

SĐ304 và SĐ308 nhập cuộc, vì thế tôi “zọt” bốn phương tám hướng chỗ nào cũng gặp tụi nó. Cũng may tôi mò về được tới TĐ với cái quần ND te tua như cái quần xà lỏn cùng phân nửa quân số... Cũng may LĐI cùng 3 TĐ cơ hữu (1,8,9 về được đến Lao Bảo.

Cám ơn đã nhắc tới. Chớ thiệt ra tôi đã quên gần hết kể từ ngày bị đi tù. “Tôi sang Pháp 30 năm nay đi cày và sống trong cái làng nhỏ bé này không có một người Việt Nam, nên cô đơn quạnh quẽ vô cùng.”

 Theo kế hoạch hành quân, SĐ/Dù và SĐ1 /BB cùng tiến về phía tây. Mỗi bước về phía trước phải được củng cố neo chắc trên một căn cứ hỏa lực. Những người thiết lập kế hoạch HQ/ LS 719 đã tỏ ra tin tưởng rằng chiến thuật này, phối hợp với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của Không quân Mỹ và VN, sẽ hoàn thành nhiệm vụ với sự thiệt hại tối thiểu.

Cho nên hai Tr/Đoàn 1 và 3 của SĐ1 BB vẫn tiếp tục tiến và Lữ đoàn 2 Dù (đang có mặt tại Lang Vei) sẵn sàng để được trực thăng vận vào chiếm Tchepone.

Nhưng những biến cố xảy ra sau đó đã thay đổi tình hình một cách mau chóng. Cộng quân đâu có thể để cho cái yết hầu của mình bị cắt đứt và bằng mọi giá chúng phải giữ chặt vì đó là sự sống còn của chế độ CSBV và chiến lược nhuộm đỏ thế giới của Đệ tam quốc tế. Vì thế, chúng đã điều động một lực lượng đông đảo chưa từng thấy và mở ra nhiều trận tấn công biển người vào các lực lượng của ta.Một đơn vị của SĐ1 BB (dưới mũi tên là Đại Uý Tư, khoá 22 VB)

Chúng đã thành lập Binh đoàn B70 gồm các Sư đoàn 304 +308 +320 ở phía đông, tăng cường cho Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559 + 8 Binh trạm) quân số lên tới 64.000 người gồm bộ đội, dân công và thanh niên xung phong. Ngoài ra Binh đoàn còn được tăng cường SĐ 968 và SĐ2 thuộc Mặt trận B5, hiện đang chịu trách nhiệm vùng Atropeu và toàn bộ vùng hạ Lào. Ở phía Nam có SĐ 324 thuộc Quân khu Trị Thiên với các Binh trạm 41, 32 và 33 trực tiếp đối đầu với LĐ147 và 258/TQLC. Nên nhớ mỗi Binh trạm là một đơn vị chiến đấu độc lập của VC.

Ngày 18/2, những trận tấn công của địch bắt đầu với TĐ 39/BĐQ ở phía bắc. Địch điều động Trung đoàn 102 thuộc SĐ320, tấn công áp đảo, nhưng TĐ39 vẫn bảo vệ được vị trí. Pháo binh từ căn cứ Phú Lộc đã yểm trợ một cách tích cực. Ngày hôm sau thời tiết xấu và phòng không của địch quá mạnh, khiến không quân của ta không can thiệp hữu hiệu được.

Đến chiều ngày 20/2, liên lạc truyền tin với TĐ39 bị cắt. Th/Tá TĐT Vũ đình Khang, cùng Đ/U Đỗ Đức Chiến, đã phải rời bỏ căn cứ và đưa 199 quân nhân trong tổng số 430 người còn khả năng chiến đấu mở đường máu về TĐ21 /BĐQ. Ngày 21/2, vị trí này đã bị pháo 130 ly của địch dập nát. Ba ngày sau đó (24/2), TĐ21 nhận được lịnh rút về CCHL 30, rồi từ đây họ được trực thăng vận về Phú Lộc.

(Rất tiếc, không có Bạn nào K22 ở hai TĐ/BĐQ kể trên xác nhận).

Bây giờ địch tập trung lực lượng vào CCHL 31, bản doanh của BCH/LĐ3 (Đ/Tá Nguyễn Văn Thọ, Tr/Tá Phạm Hy Mai) + BCH/TĐ3 + BCH/TĐ3/PB , và ĐĐ 31. Bên ngoài căn cứ còn có ĐĐ3 Trinh sát bố trí trên một ngọn đồi phía tây. Và ba ĐĐ 34, 33 và 32 đã mở rộng hành quân quanh vùng núi tây bắc và đông nam. Để tăng cường an ninh cho CCHL 31, một kế hoạch tăng viện nhằm trực thăng vận TĐ6 Dù vào một sườn núi phía tây bắc của căn cứ trong ngày 13/2. Sườn này kiểm soát được thung lũng chạy theo hướng đông nam của căn cứ và là nơi phát xuất những đợt pháo kích của địch vào quân bạn. Mặc dầu nhiều đợt B52 đã trải thảm để dọn bãi đáp và những đường tiến sát, đoàn trực thăng chở ĐĐ đầu tiên của TĐ6 bị pháo kích dữ dội ngay khi vừa đáp xuống bãi. Những ĐĐ khác phải đáp xuống những bãi không được dự trù trước ở kế bên. Khi vừa chạm đất họ phải tản rộng ra trong vòng một cây số nhưng pháo địch vẫn bám theo. TĐ bị tan nát và phải lui về phía nam để đến gần căn cứ 31. Từ đó cho đến ngày nhận được lịnh lui binh, TĐ6 không thể nhận được một nhiệm vụ nào.

Cũng để tăng cường cho Căn cứ 31, TĐ7 Dù (Th/Tá Lê Minh Ngọc, Th/Tá Trần Đăng Khôi) cũng nhận được lịnh trong ngày 20/2, rời khu vực Hương Hóa, di chuyển bằng xe đến Làng Vei, theo QL 9 mà tiến về Bản Đông. TĐ đã đến căn cứ A Lưới 3 ngày sau đó.

Trong đêm 23/2, một toán đặc công đã xâm nhập vào căn cứ từ phía tây. Địch tiếp tục pháo kích và không cho trực thăng đến gần để yểm trợ. Nhiều quân nhân tử thương và bị thương vẫn còn giữ lại căn cứ 3, 4 ngày vì không thể tản thương.

Lúc 1100G ngày 25/2, địch pháo kích vào căn cứ bằng đủ các loại đạn. Hai giờ sau đó, hỏa lực của các loại súng nhỏ từ mọi hướng đồng loạt nhắm vào căn cứ và tăng địch xuất hiện ở phía nam. Sau đó căn cứ đã bị tràn ngập. Trung đoàn 64 thuộc SĐ 320 là đơn vị chính tràn vào căn cứ. Một số lính Dù đã tìm cách để thoát ra khỏi căn cứ nhưng một số đã bị bắt trong đó có Đ/tá Nguyễn Văn Thọ LĐT/LĐ3 và Tr/tá Lê Văn Châu TĐT/TĐ3/PB. Riêng Đ/U Nguyễn Văn Đương PĐT/Dù đã tự sát. Tr/tá Lê Văn Phát đã thoát được ra ngoài. 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm