Cà Kê Dê Ngỗng
Những khóa học kỳ lạ chỉ có ở Trung Quốc
Từ khóa học lấy chồng, học chăm sóc người chết, cho đến học tiếng phổ thông với... bikini.
Lớp học dạy lấy chồng giàu
Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, ngày càng nhiều cô gái trẻ muốn tìm chồng giàu có. Vì thế, một loạt các Trung tâm Giáo dục Đạo đức tại Bắc Kinh, Thành Đô và rất nhiều tỉnh thành khác đã mở ra để dạy... cách lấy chồng giàu. Những ngôi trường đó đang trở thành tâm điểm thu hút các cô gái.
Học viên theo học ở tuổi từ 20 đến 26, chiều cao từ 1m62 đến 1m70, cân nặng dưới 50 kg… Các khóa học được thiết kế để dạy các cô gái làm thế nào để đáp ứng một người đàn ông giàu có.
Giáo viên của trung tâm đều là những chuyên gia tâm lý nổi tiếng. Họ dạy các cô gái nói chuyện bằng giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, ứng xử thông minh linh hoạt và làm cho ngoại hình luôn đẹp trong mắt các đại gia.
Các khóa đào tạo này có chi phí vô cùng đắt đỏ, khoảng 12.800 nhân dân tệ (2.500 USD), đặc biệt là khóa đào tạo "VIP" chi phí 20.000 nhân dân tệ.
Ngành học chăm sóc người chết
Mỗi năm số lượng tân sinh viên đăng ký theo học ngành dịch vụ mai táng hay chăm sóc người chết lại tăng lên bất chấp sự sợ hãi và những quan niệm truyền thống khác.
Hiện nay, tại Trung Quốc có 4 trường cao đẳng kỹ thuật đào tạo dịch vụ tang lễ. Trường cao đẳng Lao động Xã hội Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam là đơn vị tiên phong, đã bắt đầu chuẩn hóa các hoạt động trong ngành công nghiệp này từ năm 1995. Trường Cao đẳng Lao động Xã hội Trường Sa, có hơn 1.500 sinh viên theo học để trở thành người chăm sóc hậu sự mỗi năm. Nhiều người đã tìm được một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.
Các khóa học về dịch vụ tang lễ kéo dài 3 năm. Sinh viên được đào tạo cách chăm sóc cho một người vừa mới chết bao gồm ướp (xác), trang điểm cho người chết và tổ chức đám tang cho họ. Đến kỳ thực tập, các sinh viên thường đến các đám tang ở địa phương.
Nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành này cho biết mức thu nhập của nghề cực cao, khoảng 4.000 tới 5.000
Khóa học leo cây
Mới đây, Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đưa vào khóa học leo cây dành cho sinh viên. Theo các giảng viên giáo dục thể chất của trường thì việc trèo cây thực sự là một phần quan trọng để rèn luyện “khả năng sinh tồn”, ứng phó khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Khóa học sẽ đem lại cho các học viên kỹ thuật trèo cây an toàn nhất cho bản thân, nâng cao sức khỏe, cũng như không gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng thực vật.
Ý tưởng về khóa học đặc biệt này xuất phát từ một lần ông Zhu Chongshi - Hiệu trưởng Đại học Hạ Môn khi tới thăm trường Đại học Cornell, Mỹ và nhận thấy trường này cũng tổ chức lớp học trèo cây rất thú vị.
Khóa học online với bikini
Năm 2011, với phương châm "Học tiếng phổ thông bằng phương thức đặc biệt", một trang mạng dạy tiếng Trung Quốc online có tên mandarin.com đã sử dụng hình ảnh các giáo viên mặc bikini để dạy học.
Người sáng lập ra khóa học này cho biết: "Nếu mọi người học theo sách giáo khoa với tất cả các ký tự của tiếng Trung thì sẽ gặp khó khăn. Đây là cách làm cho người học dễ tiếp cận với từ ngữ hơn. Hơn nữa, cách dạy học này sẽ truyền cảm hứng khiến người học cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng".
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Những khóa học kỳ lạ chỉ có ở Trung Quốc
Từ khóa học lấy chồng, học chăm sóc người chết, cho đến học tiếng phổ thông với... bikini.
Lớp học dạy lấy chồng giàu
Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, ngày càng nhiều cô gái trẻ muốn tìm chồng giàu có. Vì thế, một loạt các Trung tâm Giáo dục Đạo đức tại Bắc Kinh, Thành Đô và rất nhiều tỉnh thành khác đã mở ra để dạy... cách lấy chồng giàu. Những ngôi trường đó đang trở thành tâm điểm thu hút các cô gái.
Học viên theo học ở tuổi từ 20 đến 26, chiều cao từ 1m62 đến 1m70, cân nặng dưới 50 kg… Các khóa học được thiết kế để dạy các cô gái làm thế nào để đáp ứng một người đàn ông giàu có.
Giáo viên của trung tâm đều là những chuyên gia tâm lý nổi tiếng. Họ dạy các cô gái nói chuyện bằng giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, ứng xử thông minh linh hoạt và làm cho ngoại hình luôn đẹp trong mắt các đại gia.
Các khóa đào tạo này có chi phí vô cùng đắt đỏ, khoảng 12.800 nhân dân tệ (2.500 USD), đặc biệt là khóa đào tạo "VIP" chi phí 20.000 nhân dân tệ.
Ngành học chăm sóc người chết
Mỗi năm số lượng tân sinh viên đăng ký theo học ngành dịch vụ mai táng hay chăm sóc người chết lại tăng lên bất chấp sự sợ hãi và những quan niệm truyền thống khác.
Hiện nay, tại Trung Quốc có 4 trường cao đẳng kỹ thuật đào tạo dịch vụ tang lễ. Trường cao đẳng Lao động Xã hội Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam là đơn vị tiên phong, đã bắt đầu chuẩn hóa các hoạt động trong ngành công nghiệp này từ năm 1995. Trường Cao đẳng Lao động Xã hội Trường Sa, có hơn 1.500 sinh viên theo học để trở thành người chăm sóc hậu sự mỗi năm. Nhiều người đã tìm được một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.
Các khóa học về dịch vụ tang lễ kéo dài 3 năm. Sinh viên được đào tạo cách chăm sóc cho một người vừa mới chết bao gồm ướp (xác), trang điểm cho người chết và tổ chức đám tang cho họ. Đến kỳ thực tập, các sinh viên thường đến các đám tang ở địa phương.
Nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành này cho biết mức thu nhập của nghề cực cao, khoảng 4.000 tới 5.000
Khóa học leo cây
Mới đây, Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đưa vào khóa học leo cây dành cho sinh viên. Theo các giảng viên giáo dục thể chất của trường thì việc trèo cây thực sự là một phần quan trọng để rèn luyện “khả năng sinh tồn”, ứng phó khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Khóa học sẽ đem lại cho các học viên kỹ thuật trèo cây an toàn nhất cho bản thân, nâng cao sức khỏe, cũng như không gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng thực vật.
Ý tưởng về khóa học đặc biệt này xuất phát từ một lần ông Zhu Chongshi - Hiệu trưởng Đại học Hạ Môn khi tới thăm trường Đại học Cornell, Mỹ và nhận thấy trường này cũng tổ chức lớp học trèo cây rất thú vị.
Khóa học online với bikini
Năm 2011, với phương châm "Học tiếng phổ thông bằng phương thức đặc biệt", một trang mạng dạy tiếng Trung Quốc online có tên mandarin.com đã sử dụng hình ảnh các giáo viên mặc bikini để dạy học.
Người sáng lập ra khóa học này cho biết: "Nếu mọi người học theo sách giáo khoa với tất cả các ký tự của tiếng Trung thì sẽ gặp khó khăn. Đây là cách làm cho người học dễ tiếp cận với từ ngữ hơn. Hơn nữa, cách dạy học này sẽ truyền cảm hứng khiến người học cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng".