Kinh Đời
Những ký ức cần đập bỏ
Chuyện Đà Nẵng. Gác lại toà “cùi bắp” tai tiếng. Rộ tiếp chuyện toà biệt thự cũ 70 Bạch Đằng. Tuy nhiên, quả này có vẻ báo chí đã quá đà.
Trương Duy Nhất
Trương Duy Nhất
MGNK -
Chuyện Đà Nẵng. Gác lại toà “cùi bắp” tai tiếng. Rộ tiếp chuyện toà
biệt thự cũ 70 Bạch Đằng. Tuy nhiên, quả này có vẻ báo chí đã quá đà.
Không bàn cãi ở việc giữ lại toà này cho Mặt trận, hay mở nới cho trụ sở
Thành uỷ kế bên. Bởi không thể nói Đảng hay Mặt trận, ông nào quan
trọng hơn. Nếu đem so vậy, thì vẫn có thể nói ngược lại: Dẹp Thành uỷ đi
nơi khác, để mở nới thêm cái toà 72 gộp vào 70 cho Mặt trận.
Ông nào cũng vậy, miễn đừng đem xẻ phân lô, bán mua chia chác.
Điều cần nói ở đây là, có nên cố giữ mãi cái toà 70 Bạch Đằng ấy?
Toà 72 (trụ sở Thành uỷ), sát bên, vẫn lối kiến trúc ấy, trước đã phải đập bỏ để xây mới như hiện nay.
Tôi đã từng có thời gian làm việc trong cái toà 70 ấy. Tôi biết nó xập
xệ mức nào, tường mái bong tróc, toạc hoạc ra sao, thậm chí ngồi toilet
chỉ giật cần nước xả mạnh tay tí đã… chấn rung cả cầu thang.
Nó có là di sản không? Không! Có thuộc di tích xếp hạng nào không? Không! Cho dù di tích cấp… phường cũng không!
Thế thì, tại sao lại không đáng đập bỏ khi đã quá đát?
Những ngôi nhà dáng dấp biệt thự Pháp cổ ấy, có thể bắt gặp bất cứ đâu,
bất kể đô thị nào. Có thể, với nhiều đô thị khác, những quần thể kiến
trúc ấy đã tạo thành một bản sắc, hồn cốt, thậm chí định danh nên một
điều gì đó.
Với Đà Nẵng, nó có là gì đâu? Nói cái toà 70, và vài (chính xác không
quá ba) căn biệt thự xập xệ kia trên trục đường Bạch Đằng dài ngoẵng ấy
là “bản sắc” hay “hồn cốt” gì gì đấy nghe hơi quá, lố!
Cái gì cần phá, nên phá. Đừng cố níu giữ những “ký ức” không đáng giữ.
Cứ vin vào ký ức, thì Đà Nẵng làm sao xoá bỏ được bến phà, làm sao xoá
dẹp được những khu nhà chồ nhếch nhác ven sông. Đấy, ký ức đấy. Có ai
dám nói cái “ký ức nhà chồ” ấy đáng phải lưu giữ?
Con đường ven sông ấy, tôi muốn đập hết, phá tan hết các khu dãy cổ nhom
nhoem, chẳng có biệt thự với Pháp phiếc chi hết. Làm mới lại, định
khung lại bằng một phố thị chân chọc nước đỉnh ngút trời.
Cũng như dòng sông Hàn. Không chỉ một, hai cây cầu “Tình yêu” với con
tàu DHC ấy. Tôi muốn dọc xuôi hai bờ phải dựng gắn thêm hàng chục, hàng
trăm những bến tàu, điểm nhấn ấy, cho sông Hàn sôi động hẳn lên. Thậm
chí có cái máy nào đấy thổi cho sông Hàn cuộc sóng lên. Đừng để phí mãi
một dòng sông chảy giữa lòng đô thị lại chết lặng thế.
Sông Hàn không phải sông Hương. Đà Nẵng không phải Huế. Và cũng đừng cột ép Đà Nẵng sống- xây theo kiểu… Hội An!
Có thể hơi cực đoan. Nhưng tôi muốn Đà Nẵng của tôi không còn cái gì cổ
hết. Cổ kiếc ở đâu, nhưng Đà Nẵng đừng! Đà Nẵng phải là một đô thị trẻ
trung, năng động và dậy sóng. Lối kiến trúc, từ công sở, tư gia, phố xá
đến từng hàng cây cột điện cũng phải vậy, hiện đại và trẻ trung.
Cái gì quá đát, xập xệ rồi, nên đập. Hãy mạnh bạo dám đập bỏ những gì
nên đập. Ở nghĩa lớn hơn, nhìn rộng hơn, chứ không chỉ một căn nhà.
Và cũng không chỉ riêng cho Đà Nẵng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những ký ức cần đập bỏ
Chuyện Đà Nẵng. Gác lại toà “cùi bắp” tai tiếng. Rộ tiếp chuyện toà biệt thự cũ 70 Bạch Đằng. Tuy nhiên, quả này có vẻ báo chí đã quá đà.
Trương Duy Nhất
MGNK -
Chuyện Đà Nẵng. Gác lại toà “cùi bắp” tai tiếng. Rộ tiếp chuyện toà
biệt thự cũ 70 Bạch Đằng. Tuy nhiên, quả này có vẻ báo chí đã quá đà.
Không bàn cãi ở việc giữ lại toà này cho Mặt trận, hay mở nới cho trụ sở
Thành uỷ kế bên. Bởi không thể nói Đảng hay Mặt trận, ông nào quan
trọng hơn. Nếu đem so vậy, thì vẫn có thể nói ngược lại: Dẹp Thành uỷ đi
nơi khác, để mở nới thêm cái toà 72 gộp vào 70 cho Mặt trận.
Ông nào cũng vậy, miễn đừng đem xẻ phân lô, bán mua chia chác.
Điều cần nói ở đây là, có nên cố giữ mãi cái toà 70 Bạch Đằng ấy?
Toà 72 (trụ sở Thành uỷ), sát bên, vẫn lối kiến trúc ấy, trước đã phải đập bỏ để xây mới như hiện nay.
Tôi đã từng có thời gian làm việc trong cái toà 70 ấy. Tôi biết nó xập
xệ mức nào, tường mái bong tróc, toạc hoạc ra sao, thậm chí ngồi toilet
chỉ giật cần nước xả mạnh tay tí đã… chấn rung cả cầu thang.
Nó có là di sản không? Không! Có thuộc di tích xếp hạng nào không? Không! Cho dù di tích cấp… phường cũng không!
Thế thì, tại sao lại không đáng đập bỏ khi đã quá đát?
Những ngôi nhà dáng dấp biệt thự Pháp cổ ấy, có thể bắt gặp bất cứ đâu,
bất kể đô thị nào. Có thể, với nhiều đô thị khác, những quần thể kiến
trúc ấy đã tạo thành một bản sắc, hồn cốt, thậm chí định danh nên một
điều gì đó.
Với Đà Nẵng, nó có là gì đâu? Nói cái toà 70, và vài (chính xác không
quá ba) căn biệt thự xập xệ kia trên trục đường Bạch Đằng dài ngoẵng ấy
là “bản sắc” hay “hồn cốt” gì gì đấy nghe hơi quá, lố!
Cái gì cần phá, nên phá. Đừng cố níu giữ những “ký ức” không đáng giữ.
Cứ vin vào ký ức, thì Đà Nẵng làm sao xoá bỏ được bến phà, làm sao xoá
dẹp được những khu nhà chồ nhếch nhác ven sông. Đấy, ký ức đấy. Có ai
dám nói cái “ký ức nhà chồ” ấy đáng phải lưu giữ?
Con đường ven sông ấy, tôi muốn đập hết, phá tan hết các khu dãy cổ nhom
nhoem, chẳng có biệt thự với Pháp phiếc chi hết. Làm mới lại, định
khung lại bằng một phố thị chân chọc nước đỉnh ngút trời.
Cũng như dòng sông Hàn. Không chỉ một, hai cây cầu “Tình yêu” với con
tàu DHC ấy. Tôi muốn dọc xuôi hai bờ phải dựng gắn thêm hàng chục, hàng
trăm những bến tàu, điểm nhấn ấy, cho sông Hàn sôi động hẳn lên. Thậm
chí có cái máy nào đấy thổi cho sông Hàn cuộc sóng lên. Đừng để phí mãi
một dòng sông chảy giữa lòng đô thị lại chết lặng thế.
Sông Hàn không phải sông Hương. Đà Nẵng không phải Huế. Và cũng đừng cột ép Đà Nẵng sống- xây theo kiểu… Hội An!
Có thể hơi cực đoan. Nhưng tôi muốn Đà Nẵng của tôi không còn cái gì cổ
hết. Cổ kiếc ở đâu, nhưng Đà Nẵng đừng! Đà Nẵng phải là một đô thị trẻ
trung, năng động và dậy sóng. Lối kiến trúc, từ công sở, tư gia, phố xá
đến từng hàng cây cột điện cũng phải vậy, hiện đại và trẻ trung.
Cái gì quá đát, xập xệ rồi, nên đập. Hãy mạnh bạo dám đập bỏ những gì
nên đập. Ở nghĩa lớn hơn, nhìn rộng hơn, chứ không chỉ một căn nhà.
Và cũng không chỉ riêng cho Đà Nẵng.