Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam,

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bất ổn trong khu vực này mang đến một cơ hội quan trọng. Bằng cách đạt được một chỗ đứng vững chắc ở Trung Đông, ông hy vọng làm sống lại hình ảnh đã phai mờ từ lâu của nước Nga như một siêu cường thế giới, khôi phục vị thế là đối thủ địa chính trị chính của Mỹ, và giành các lợi thế mặc cả nhằm thúc đẩy các mối quan tâm trước mắt của mình ở vùng cận hải ngoại của Nga. Theo tính toán của Putin, thành công ở những khu vực này sẽ củng cố quyền lực của ông và sự ủng hộ của dân chúng ở trong nước.

Trên những mặt trận này, Putin đã đạt được một số tiến triển, gắn chặt nước Nga vào đời sống chính trị Trung Đông. Nhưng vị thế của Nga ở khu vực vẫn mong manh. Hiện nay nó không đủ khả năng giúp thiết lập – chưa nói đến giám sát – một trật tự khu vực mới, vì một lẽ đơn giản: Kremlin thiếu các đồng minh thực sự ở đó.

Chắc chắn, Nga có ảnh hưởng đáng kể ở Syria (một di sản của Chiến tranh Lạnh), và những lợi ích chung giữa hai nước đã giúp Putin liên kết với một số cường quốc khu vực. Nhưng ngày nay không quốc gia Trung Đông nào là đối tác ràng buộc của Kremlin kiểu như Ai Cập trong Chiến tranh Lạnh.

Chẳng hạn, sự hợp tác gần đây của Nga với Iran không có dấu hiệu của một tình bạn đang nảy nở như một số chuyên gia vẫn tin. Mặc dù cả hai chính phủ đều ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, và Iran cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân của mình trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (ISIS), Iran vẫn kiên quyết muốn giữ vai trò là người bảo trợ chính cho Assad. Hơn nữa, Iran sẽ không muốn gây nguy hiểm cho những nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ kinh tế với phương Tây – một mục tiêu làm nền móng cho hiệp ước quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran được ký kết năm 2015. Về phần Nga, hợp tác với Iran (do người Hồi giáo dòng Shia chi phối) trong một chính sách Trung Đông rộng hơn sẽ phá vỡ vị thế của Nga trong mắt các cường quốc Hồi giáo Sunni của khu vực.

Trong khi đó, các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chủ yếu đang hợp tác với Nga như một kiểu phản kháng trong bối cảnh căng thẳng với các đồng minh thân cận hơn tại phương Tây. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ cho tới gần đây vẫn bất hòa với Nga xoay quanh việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ của nước này gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria hồi tháng 11 năm ngoái. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã hòa giải với Nga, và giảm vai trò của mình trong cuộc chiến chống Assad, đối tác chính của Nga trong khu vực.

Điều này không phản ánh nhận thức của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga là một tác nhân thiết yếu đáng giữ bên mình. Đúng hơn là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan muốn Nga giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại người Kurd ở Syria, những người vốn có những tham vọng dân tộc chủ nghĩa mà Erdoğan nóng lòng ngăn chặn vì sợ rằng chúng sẽ kích động chủ nghĩa ly khai trong người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Erdoğan cảm thấy nản lòng với các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn không đoái hoài gì đến vấn đề người Kurd của quốc gia này. Ngược lại, người Kurd ở Syria là đối tác hiệu quả nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống ISIS, tổ chức mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều đang chiến đấu. Việc vũ trang cho các lực lượng dân quân người Kurd, như Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc, sẽ đẩy Erdoğan vào gần vòng tay của Putin hơn. Với mong muốn chia rẽ NATO, Putin sẽ nồng nhiệt chào đón một kết quả như vậy.

Ngoài ra còn có những động lực kinh tế trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm khoảng 30 tỷ USD thương mại hàng năm. Nga, vốn bị đè nặng bởi giá hàng hóa cơ bản thấp và các lệnh trừng phạt dai dẳng của phương Tây, cũng rất mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, tiềm năng của mối quan hệ Nga-Thổ là có giới hạn. Trước hết, dù có bất kỳ căng thẳng nào tồn tại giữa mình với phương Tây, Erdoğan cũng không dại gì mạo hiểm đánh mất sự bảo đảm an ninh từ phía NATO. Do vậy, bất kỳ sự cấu kết nào với Putin tại Syria cũng rất có thể đều hời hợt và ngắn ngủi.

Về phần mình, Nga cũng không muốn củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc khu vực. Xét cho cùng, lâu nay Nga vẫn luôn cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giành ảnh hưởng ở Biển Đen và Trung Đông. Phản ứng của Nga trước việc Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần hơn với cựu đồng minh Israel – hai nước vốn có bất hòa từ năm 2010 khi lính biệt kích Israel tấn công một con tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đội tàu chuyển viện trợ đến Gaza – phản ánh sự cạnh tranh này.

Ban đầu, phản ứng của Nga khá thờ ơ, chủ yếu vì Israel là một cường quốc năng lượng đang lên tại Trung Đông, nên việc hòa giải (giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ làm hỏng kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng sang Thổ Nhĩ Kỳ của Nga. Nhưng sau đó Putin lại ủng hộ bước đi hòa giải, không phải vì ông thích ý tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cũng có quan hệ gần gũi với Hamas, sẽ đạt được tiếng nói quan trọng hơn trong các vấn đề của Gaza, mà bởi vì ông muốn thể hiện Nga là một tác nhân chủ chốt trong khu vực.

Thật vậy, sau đó Putin tuyên bố rằng ông sẵn lòng chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Chắc chắn ông cũng biết, Nga thiếu ảnh hưởng, về kinh tế và các mặt khác, vốn cần thiết cho một thỏa thuận. Dường như Putin đã quyết định rằng đề xuất này sẽ củng cố cách nhìn về Nga như một tác nhân khu vực cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thậm chí là Mỹ.

Tuy nhiên, sự thật là Mỹ vẫn tiếp tục là nhân tố không thể thiếu được trong bất kỳ giải pháp nào cho xung đột giữa Israel và Palestine. Nói rộng hơn, mong mỏi tự do và dân chủ kiểu phương Tây vẫn là ước mơ của các thế hệ trẻ ở Trung Đông; nó chỉ đơn thuần là bị lu mờ trước phản ứng theo hướng độc tài đối với các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập, và trước sự nở rộ sau đó của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Mỹ hiện đang tập trung vào một châu Á đang lên. Thay vì sử dụng vũ khí chiến tranh, Mỹ đang dùng các công cụ của toàn cầu hóa – đặc biệt là các liên kết thương mại và đầu tư – để giúp định hình sự phát triển của khu vực này. Khi Trung Đông sẵn sàng, chắc chắn Mỹ sẽ làm điều tương tự ở đó. Và khi điều đó diễn ra, bất kỳ chỗ đứng quân sự bị cô lập và liên minh tạm bợ nào mà Nga duy trì cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Giống như Liên Xô ở Trung và Đông Âu, nước Nga ngày nay không có chỗ trong một khu vực đang trải qua cải cách kinh tế xã hội và chuyển tiếp sang dân chủ.

Shlomo Ben-Ami, cựu ngoại trưởng Israel, là phó chủ tịch Trung tâm Quốc tế Toledo về Hòa bình. Ông là tác giả cuốn Scars of War, Wound of Peace: The Israeli-Arab Tragedy.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Russia’s Ephemeral Middle East Alliances



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam,

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bất ổn trong khu vực này mang đến một cơ hội quan trọng. Bằng cách đạt được một chỗ đứng vững chắc ở Trung Đông, ông hy vọng làm sống lại hình ảnh đã phai mờ từ lâu của nước Nga như một siêu cường thế giới, khôi phục vị thế là đối thủ địa chính trị chính của Mỹ, và giành các lợi thế mặc cả nhằm thúc đẩy các mối quan tâm trước mắt của mình ở vùng cận hải ngoại của Nga. Theo tính toán của Putin, thành công ở những khu vực này sẽ củng cố quyền lực của ông và sự ủng hộ của dân chúng ở trong nước.

Trên những mặt trận này, Putin đã đạt được một số tiến triển, gắn chặt nước Nga vào đời sống chính trị Trung Đông. Nhưng vị thế của Nga ở khu vực vẫn mong manh. Hiện nay nó không đủ khả năng giúp thiết lập – chưa nói đến giám sát – một trật tự khu vực mới, vì một lẽ đơn giản: Kremlin thiếu các đồng minh thực sự ở đó.

Chắc chắn, Nga có ảnh hưởng đáng kể ở Syria (một di sản của Chiến tranh Lạnh), và những lợi ích chung giữa hai nước đã giúp Putin liên kết với một số cường quốc khu vực. Nhưng ngày nay không quốc gia Trung Đông nào là đối tác ràng buộc của Kremlin kiểu như Ai Cập trong Chiến tranh Lạnh.

Chẳng hạn, sự hợp tác gần đây của Nga với Iran không có dấu hiệu của một tình bạn đang nảy nở như một số chuyên gia vẫn tin. Mặc dù cả hai chính phủ đều ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, và Iran cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân của mình trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (ISIS), Iran vẫn kiên quyết muốn giữ vai trò là người bảo trợ chính cho Assad. Hơn nữa, Iran sẽ không muốn gây nguy hiểm cho những nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ kinh tế với phương Tây – một mục tiêu làm nền móng cho hiệp ước quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran được ký kết năm 2015. Về phần Nga, hợp tác với Iran (do người Hồi giáo dòng Shia chi phối) trong một chính sách Trung Đông rộng hơn sẽ phá vỡ vị thế của Nga trong mắt các cường quốc Hồi giáo Sunni của khu vực.

Trong khi đó, các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chủ yếu đang hợp tác với Nga như một kiểu phản kháng trong bối cảnh căng thẳng với các đồng minh thân cận hơn tại phương Tây. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ cho tới gần đây vẫn bất hòa với Nga xoay quanh việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ của nước này gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria hồi tháng 11 năm ngoái. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã hòa giải với Nga, và giảm vai trò của mình trong cuộc chiến chống Assad, đối tác chính của Nga trong khu vực.

Điều này không phản ánh nhận thức của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga là một tác nhân thiết yếu đáng giữ bên mình. Đúng hơn là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan muốn Nga giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại người Kurd ở Syria, những người vốn có những tham vọng dân tộc chủ nghĩa mà Erdoğan nóng lòng ngăn chặn vì sợ rằng chúng sẽ kích động chủ nghĩa ly khai trong người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Erdoğan cảm thấy nản lòng với các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn không đoái hoài gì đến vấn đề người Kurd của quốc gia này. Ngược lại, người Kurd ở Syria là đối tác hiệu quả nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống ISIS, tổ chức mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều đang chiến đấu. Việc vũ trang cho các lực lượng dân quân người Kurd, như Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc, sẽ đẩy Erdoğan vào gần vòng tay của Putin hơn. Với mong muốn chia rẽ NATO, Putin sẽ nồng nhiệt chào đón một kết quả như vậy.

Ngoài ra còn có những động lực kinh tế trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm khoảng 30 tỷ USD thương mại hàng năm. Nga, vốn bị đè nặng bởi giá hàng hóa cơ bản thấp và các lệnh trừng phạt dai dẳng của phương Tây, cũng rất mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, tiềm năng của mối quan hệ Nga-Thổ là có giới hạn. Trước hết, dù có bất kỳ căng thẳng nào tồn tại giữa mình với phương Tây, Erdoğan cũng không dại gì mạo hiểm đánh mất sự bảo đảm an ninh từ phía NATO. Do vậy, bất kỳ sự cấu kết nào với Putin tại Syria cũng rất có thể đều hời hợt và ngắn ngủi.

Về phần mình, Nga cũng không muốn củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc khu vực. Xét cho cùng, lâu nay Nga vẫn luôn cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giành ảnh hưởng ở Biển Đen và Trung Đông. Phản ứng của Nga trước việc Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần hơn với cựu đồng minh Israel – hai nước vốn có bất hòa từ năm 2010 khi lính biệt kích Israel tấn công một con tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đội tàu chuyển viện trợ đến Gaza – phản ánh sự cạnh tranh này.

Ban đầu, phản ứng của Nga khá thờ ơ, chủ yếu vì Israel là một cường quốc năng lượng đang lên tại Trung Đông, nên việc hòa giải (giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ làm hỏng kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng sang Thổ Nhĩ Kỳ của Nga. Nhưng sau đó Putin lại ủng hộ bước đi hòa giải, không phải vì ông thích ý tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cũng có quan hệ gần gũi với Hamas, sẽ đạt được tiếng nói quan trọng hơn trong các vấn đề của Gaza, mà bởi vì ông muốn thể hiện Nga là một tác nhân chủ chốt trong khu vực.

Thật vậy, sau đó Putin tuyên bố rằng ông sẵn lòng chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Chắc chắn ông cũng biết, Nga thiếu ảnh hưởng, về kinh tế và các mặt khác, vốn cần thiết cho một thỏa thuận. Dường như Putin đã quyết định rằng đề xuất này sẽ củng cố cách nhìn về Nga như một tác nhân khu vực cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thậm chí là Mỹ.

Tuy nhiên, sự thật là Mỹ vẫn tiếp tục là nhân tố không thể thiếu được trong bất kỳ giải pháp nào cho xung đột giữa Israel và Palestine. Nói rộng hơn, mong mỏi tự do và dân chủ kiểu phương Tây vẫn là ước mơ của các thế hệ trẻ ở Trung Đông; nó chỉ đơn thuần là bị lu mờ trước phản ứng theo hướng độc tài đối với các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập, và trước sự nở rộ sau đó của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Mỹ hiện đang tập trung vào một châu Á đang lên. Thay vì sử dụng vũ khí chiến tranh, Mỹ đang dùng các công cụ của toàn cầu hóa – đặc biệt là các liên kết thương mại và đầu tư – để giúp định hình sự phát triển của khu vực này. Khi Trung Đông sẵn sàng, chắc chắn Mỹ sẽ làm điều tương tự ở đó. Và khi điều đó diễn ra, bất kỳ chỗ đứng quân sự bị cô lập và liên minh tạm bợ nào mà Nga duy trì cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Giống như Liên Xô ở Trung và Đông Âu, nước Nga ngày nay không có chỗ trong một khu vực đang trải qua cải cách kinh tế xã hội và chuyển tiếp sang dân chủ.

Shlomo Ben-Ami, cựu ngoại trưởng Israel, là phó chủ tịch Trung tâm Quốc tế Toledo về Hòa bình. Ông là tác giả cuốn Scars of War, Wound of Peace: The Israeli-Arab Tragedy.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Russia’s Ephemeral Middle East Alliances



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm