Di Sản Hồ Chí Minh
Những lớp người công cụ - Phạm Đình Trọng
Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lí tưởng.
Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.
Ngày khai trường là ngày hội của tuổi học trò, ngày náo nức trở lại trường gặp bầu bạn sau một mùa hè rời phòng học, xa bạn bè, xa thầy cô, xa mái trường thân yêu, xa mảnh sân trường lưu giữ bao kỉ niệm còn tươi rói.
Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày hội vui khai trường thành ngày khai giảng nặng nề, khô khan, màu mè hình thức. Khai giảng thì chỉ còn là ngày bắt đầu làm việc của những người thầy trang nghiêm, đạo mạo, không còn là ngày náo nức vui gặp gỡ của những gương mặt học trò bừng sáng như những tia nắng sớm.
Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày đầu năm học, tức là ngày tết của học trò, của tuổi trẻ hồn nhiên thành ngày của người lớn, biến sân trường rộn rã tiếng cười nói của những thanh âm mảnh mai non nớt như tiếng chim, sân trường của những tà áo tung bay, của những bàn chân sáo tung tăng ríu rít thành sân khấu chính trị của quan chức.
Học trò thay vì được tụm năm, tụm ba, kể cho nhau nghe những ngày hè xa nhau rồi vào lớp dành thời gian làm quen với lớp mới, thầy mới, bạn mới thì phải ngồi bó gối trong hàng ngũ chỉnh tề nghe những quan chức rao giảng, huấn thị những lời đao to búa lớn nhưng sáo rỗng, mòn cũ muôn thuở.
Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính.
Chưa tính đến nội dung giáo dục của nhà trường bị chính trị hóa nặng nề, áp đặt, méo mó, chỉ nhìn hình thức tập hợp học trò đã thấy những lớp người trẻ, tương lai của đất nước đang bị nền giáo dục xã hội chủ nghĩa làm hư hỏng như thế nào
Cơ đồ Việt Nam không phải chỉ bị mất đất đai biên cương, biển đảo, tài nguyên bị bòn rút, đất nước bị tàn phá tan hoang, rừng biển bị sang nhượng, nền kinh tế bị thất thoát, thua lỗ lụn bại mà cả những thế hệ trẻ cũng đang bị hủy hoại.
Đất nước với một nền giáo dục không tạo ra những con người sáng tạo chỉ tạo ra những con người công cụ. Đó là đất nước nô lệ, đất nước bị chiếm đóng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Những lớp người công cụ - Phạm Đình Trọng
Từ bao giờ ngành giáo dục chỉ chăm chăm biến thế hệ trẻ thành công cụ của chính trị, không biết đến sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của những người thầy là đánh thức những tâm hồn của lớp người đang hình thành nhân cách, gieo những hạt mần nhân văn vào những mảnh hồn được đánh thức đang khát khao cái đẹp, khát khao lí tưởng.
Từ bao giờ một ngày hội vui hồn nhiên, náo nức biến thành một ngày làm việc khô khan, tẻ nhạt, nặng nề.
Ngày khai trường là ngày hội của tuổi học trò, ngày náo nức trở lại trường gặp bầu bạn sau một mùa hè rời phòng học, xa bạn bè, xa thầy cô, xa mái trường thân yêu, xa mảnh sân trường lưu giữ bao kỉ niệm còn tươi rói.
Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày hội vui khai trường thành ngày khai giảng nặng nề, khô khan, màu mè hình thức. Khai giảng thì chỉ còn là ngày bắt đầu làm việc của những người thầy trang nghiêm, đạo mạo, không còn là ngày náo nức vui gặp gỡ của những gương mặt học trò bừng sáng như những tia nắng sớm.
Từ bao giờ ngành giáo dục đã biến ngày đầu năm học, tức là ngày tết của học trò, của tuổi trẻ hồn nhiên thành ngày của người lớn, biến sân trường rộn rã tiếng cười nói của những thanh âm mảnh mai non nớt như tiếng chim, sân trường của những tà áo tung bay, của những bàn chân sáo tung tăng ríu rít thành sân khấu chính trị của quan chức.
Học trò thay vì được tụm năm, tụm ba, kể cho nhau nghe những ngày hè xa nhau rồi vào lớp dành thời gian làm quen với lớp mới, thầy mới, bạn mới thì phải ngồi bó gối trong hàng ngũ chỉnh tề nghe những quan chức rao giảng, huấn thị những lời đao to búa lớn nhưng sáo rỗng, mòn cũ muôn thuở.
Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính.
Chưa tính đến nội dung giáo dục của nhà trường bị chính trị hóa nặng nề, áp đặt, méo mó, chỉ nhìn hình thức tập hợp học trò đã thấy những lớp người trẻ, tương lai của đất nước đang bị nền giáo dục xã hội chủ nghĩa làm hư hỏng như thế nào
Cơ đồ Việt Nam không phải chỉ bị mất đất đai biên cương, biển đảo, tài nguyên bị bòn rút, đất nước bị tàn phá tan hoang, rừng biển bị sang nhượng, nền kinh tế bị thất thoát, thua lỗ lụn bại mà cả những thế hệ trẻ cũng đang bị hủy hoại.
Đất nước với một nền giáo dục không tạo ra những con người sáng tạo chỉ tạo ra những con người công cụ. Đó là đất nước nô lệ, đất nước bị chiếm đóng.