Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những ngày cuối cùng của nhà độc tài A. Hitler - Mai Tú Ân

( HNPĐ ) Cuộc tấn công của hàng triệu Hồng quân Liên Xô đang như những cơn thác nước đổ ập vào nước Đức Quốc Xã, và cuốn phăng đi tất cả những nỗ lực cuối cùng của những đoàn quân Đức

( HNPĐ ) Cuộc tấn công của hàng triệu Hồng quân Liên Xô đang như những cơn thác nước đổ ập vào nước Đức Quốc Xã, và cuốn phăng đi tất cả những nỗ lực cuối cùng của những đoàn quân Đức đang chiến đấu trong tuyệt vọng nhằm cản đường Hồng quân. Lẽ ra quân Liên Xô nên tấn công thẳng vào Berlin thì chiến sự đã chấm dứt cả tháng trước vì Berlin chỉ còn rất ít đơn vị chiến đấu thực sự. Dân quân, gồm cả người già và các chú nhóc 13 - 17 tuổi trong đoàn Thanh Thiếu Niên Hitler đã trở thành lực lượng chiến đấu quan trọng, cùng một số sư đoàn không kịp rút về phía Tây để đầu hàng quân Đồng Minh Anh - Mỹ. Thêm vào đó là các lực lượng SS trung thành với Quốc Trưởng cũng đã kịp vội vào thủ đô Berlin của Đệ Tam Đế Chế Đức trước khi bị bao vây để đánh trận sinh tử cuối cùng với quân Nga. Không ai lên tiếng về thất bại cuối cùng đang đến nhưng ai cũng biết vòng vây của quân Nga ngày càng siết chặt dần và Berlin cùng Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng đang đi vào cơn hấp hối cuối cùng. Không còn đường để thoát, người Đức đã chiến đấu đến cùng trong một trận đánh tuyệt vọng trên các đường phố của thủ đô Berlin và biến trận đánh phòng thủ Berlin này thành một thiên anh hùng ca bi tráng nhất của Chiến Tranh Thế Giới 2.

Quân Đồng Minh Anh Mỹ ở mặt trận phía Tây đã dừng lại ở sông Enber, và có thể hiểu được là họ đã thỏa thuận để cho một mình quân đội Liên Xô tiến vào Thủ Đô và sẽ là kẻ kết liễu số phận, và cũng là kẻ đóng đinh cuối cùng lên cái quan tài của nước Đức Quốc Xã…

Nhưng thay vì thọc một nhát gươm kết thúc thẳng vào các lực lượng phòng thủ Berlin yếu ớt và dứt điểm chế độ Quốc Xã trước cả tháng thì họ lại đi vòng qua và bao vây hoàn toàn thủ đô Berlin. Có thể lãnh tụ Liên Xô J. Stalin không nắm rõ tình hình Berlin, mà cũng có thể họ muốn bao vây để ngừa trước Đồng Minh Anh - Mỹ cũng muốn chiếm thủ đô Đức Quốc Xã.

Để tránh những trận oanh tạc ngày càng ác liệt hơn cúa phi cơ Đồng Minh vào Berlin thì Quốc Trưởng A. Hitler đã cùng Eva Braun đã dọn vào hầm hầm được xây vội vã ngay dưới chân của Dinh Thủ Tướng vào tháng 1 năm 1945. Sau đó hai người phải phải đối mặt với một cuộc bao vây Berlin của Liên Xô, và tiếng bom nổ ầm ĩ của máy bay Anh Mỹ dội suốt đên với công thức Anh ném bom ban ngày, Mỹ ném bom ban đêm. Quốc Trưởng cũng đã phải lập Tổng Hành Dinh ngay ở dưới boong ke này để chỉ đạo cuộc chiến đấu tuyệt vọng của nước Đức với lại các nước Đồng Minh ngày càng mạnh hơn. Ông đã không rời khỏi nơi ở và nơi làm việc cuối cùng này lần nào cho đến khi tự sát ở đây vào ngày 30/4/1945.

Nằm sâu 55 feet (gần 17 mét) bên dưới phủ thủ tướng đồ sộ, boong ke có hàng chục phòng và đượctrang bị tiện nghi đầy đủ, có hệ thống cung cấp nước và điện riêng. Chỉ có Hitler và Eva Braun ở lại trong hầm cùng đội lính SS bảo vệ tin cẩn do tướng Mot chỉ huy. Gần những ngày cuối cùng thì Quốc Trưởng có mời gia đình của Bộ Trưởng Tuyên Truyền Gơbbel đến boongke ở cùng để tránh bom. Vợ chồng Gobbel cùng 6 đứa trẻ ở trong một căn phòng, và họ sống rất kín tiếng ở trong căn phòng nhỏ bé đó. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới có tiếng bọn trẻ con nô đùa vọng ra. Các thủ lĩnh như Hermann Gơring, Heinrich Himmler cũng liên tục ở lại hầm và họp hành cho đến khi họ được Quốc Trưởng cử hai người đi những công việc khác nhau và họ đã thoát khỏi Berlin trước khi bị quân Nga bao vây hoàn toàn

Các tướng tá Đức đã khuyên Hitler và Eva Braun, cùng gia đình Gobbel nên vượt thoát khỏi vòng vây ở Berlin để đến với vùng Nam nước Đức chưa bị chiếm để lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Đức. Quốc Trưởng đã yêu cầu họ lập một bản kế hoạch cho một cuộc phá vây mạo hiểm này. Sau nhiều lần xem xét thì các trợ lý thân cận của Hitler đã bác bỏ kế hoạch cải trang cho Hitler và bí mật vượt vòng vây theo các đường dẫn của lực lượng an ninh. Họ biết rằng Hitler không đời nào chấp nhận cải trang thành một người khác để thoát thân.

Cuối cùng thì kế hoạch phá vòng vây cũng đã hoàn thành với sự tham gia của gần như toàn bộ lực lượng quân sự ở thủ đô lúc đó. Đến giờ J. ngày N. thì tất cả các lực lượng chiến đấu Đức ở Berlin đều đồng loạt tung ra hàng loạt các cuộc tấn công cảm tử và tạo nên hàng loạt các cuộc phá vây giả đi về mọi hướng để hỗ trợ và đánh lạc hướng cho cuộc phá vây lớn nhất ở Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng. Ở mũi tấn công phá vây chính này sẽ có sự tham gia của khoảng hơn 200 xe tăng, xe bọc sắt và pháo tự hành là sự vét sạch trong số vũ khí còn lại của Đức sẽ cùng với lực lượng quân đội còn lại, của các quân đoàn 56, các đơn vị SS trung thành sẽ bố trí thành một mũi nhọn duy nhất tấn công một mạch xuyên qua vòng vây dày đặc quân Nga để thoát ra vùng miền Nam chưa bị chiếm. Ở giữa là 30 xe bọc thép chở Hitler, Braun và những người đi cùng. Họ sẽ được đơn vị SS bảo vệ THD do tướng Mon chỉ huy cùng các đơn vị văn phòng võ trang bảo vệ. Đi sau cùng là các đơn vị quân đội rời rạc được tập hợp lại để chặn hậu và dự bị cho mũi nhọn tấn công.

Kế hoạch đại thể như thế được trình lên Quốc Trưởng trước ngày sinh nhật của ông 20/11/1945. Quốc Trưởng không quan tâm nhiều lắm đến kế hoạch này, nhất là khi Bộ Trưởng Tuyên Truyền Gobel quyết định ở lại và tự sát chứ không theo đoàn phá vây. Nhóm lập kế hoạch phá vây biết rằng Hitler sẽ quyết định ở lại chứ không thoát khỏi vòng vây nữa. Và ngày 25/4 Hitler đã tuyên bố rằng :

- Phá vây để làm gì ? Để thoát khỏi vòng vây này và chui vào một vòng vây mới hả. Nếu số mệnh đặt tôi ở thủ đô vào lúc nguy nan này thì tôi sẽ sống chết cùng nó.
Công cuộc phòng thủ Berlin vẫn được Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng điều hành tuy chỉ còn chỉ huy vài trăm ngàn quân trong một diện tích nhỏ xíu ở các quận trung tâm Berlin. Chính THD này với những người thủ lãnh điều hành suốt cuộc chiến như A. Hitler Keytel, Jolb. đã từng điều hành một lực lượng khổng lồ đến 20 triệu quân Đức và Đồng Minh đóng trên một diện tích gấp 20 lần nước Đức. Nhưng giờ đây ngồi chen nhau trên những cái ghế gập, các sĩ quan ưu tú củq quân đội Đức vẫn cắm đầu vào các phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn không có thực cùng các lệnh hành quân đa phần là tưởng tượng cửa Hiler. Họ nghiêm túc làm việc đến cùng đúng theo tinh thần lao động của người Đức.

Trên các hướng tấn công thì người Nga gặp phải một khó khăn không ngờ. Đó là các đơn vị Thanh Niên Chiến Đấu của các đoàn viên Hitler. Toàn những bọn nhóc 13 -17 tuổi được ép ra tuyến đầu chiến đấu. Với những khẩu phóng bom vác vai, và luồn lách thông thạo qua những tòa nhà đổ nát trong thành phố, chúng đã tiêu diệt một số lượng xe tăng Liên Xô khổng lồ. Hơn 2000 xe tăng Nga đã bị bắn cháy và phần lớn do những bọn nhóc này gây ra.

Quốc Trưởng đã có một cuộc đi thăm chớp nhoáng bọn trẻ ưu tú đó để gắn Huân Chương Chữ Thập Sắt cho vài đứa nhưng đó là chuyến đi ra bên ngoài boong ke cuối cùng của ông.

Mọi việc rõ ràng hơn khi Quốc Trưởng nhận được báo cáo về cái chết của người bạn thân Mussolini. Ông này cùng người tình chạy trốn nhưng không thoát và người dân Ý đã giết cả hai người và treo ngược xác trên quảng trường trung tâm ở thành phố Milan. Hitler lần đầu tiên công khai ý định tự tử và phải thiêu xác ông ngay. “Tôi không muốn bọn Nga đem xác tôi vào trưng ở Viện Bảo Tàng” Quốc Trưởng nhấn mạnh. Phải hỏa thiêu xác của tôi ngay...

Ông cũng gấp rút hoàn thành bức thư chính trị cuối cùng. Trong đó ông vẫn không nhận lỗi lầm tai họa khi gây ra cuộc chiến tranh thảm khốc cho nhân loại và cho cả nước Đức của ông, mà lại cố đổ lỗi cho người Do Thái, người CS gây ra. Ông cũng bào chữa cho việc truy bức và tàn sát người Do Thái một cách tàn bạo mà Đức Quốc Xã đã tiến hành. Ông cũng tuyên bố cắt hết chức vụ và yêu cầu bắt giữ hai người thân thiết nhất của ông vì sự phản bội. Đó là H. Himle và H. Goring

Trong ý nguyện và di chúc cuối cùng của mình, Hitler đã bổ nhiệm Đô đốc Karl Dönitz làm nguyên thủ quốc gia, và Joseph Göbbels làm thủ tướng. Hai chức vụ mà nhà độc tài nước Đức Quốc xã nắm giữ suốt 12 năm qua.

Sau đó Hitler lặng lẽ bắt tay từ biệt khoảng 20 người thân tín nhất của mình ngay của phòng riêng . Rồi ông cùng vợ mới cưới Eva Braum rút vào phòng riêng. Những người chờ đợi bên ngoài nghe thấy một tiếng súng vang lên trong phòng. Họ bước vào để thấy cả hai người đều đã chết.

Eva Braun đã tự sát bằng thuốc độc, còn Hitler thì tự bắn vào đầu mình bằng một khẩu súng lục.

Mai Tú Ân ( HNPĐ )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những ngày cuối cùng của nhà độc tài A. Hitler - Mai Tú Ân

( HNPĐ ) Cuộc tấn công của hàng triệu Hồng quân Liên Xô đang như những cơn thác nước đổ ập vào nước Đức Quốc Xã, và cuốn phăng đi tất cả những nỗ lực cuối cùng của những đoàn quân Đức

( HNPĐ ) Cuộc tấn công của hàng triệu Hồng quân Liên Xô đang như những cơn thác nước đổ ập vào nước Đức Quốc Xã, và cuốn phăng đi tất cả những nỗ lực cuối cùng của những đoàn quân Đức đang chiến đấu trong tuyệt vọng nhằm cản đường Hồng quân. Lẽ ra quân Liên Xô nên tấn công thẳng vào Berlin thì chiến sự đã chấm dứt cả tháng trước vì Berlin chỉ còn rất ít đơn vị chiến đấu thực sự. Dân quân, gồm cả người già và các chú nhóc 13 - 17 tuổi trong đoàn Thanh Thiếu Niên Hitler đã trở thành lực lượng chiến đấu quan trọng, cùng một số sư đoàn không kịp rút về phía Tây để đầu hàng quân Đồng Minh Anh - Mỹ. Thêm vào đó là các lực lượng SS trung thành với Quốc Trưởng cũng đã kịp vội vào thủ đô Berlin của Đệ Tam Đế Chế Đức trước khi bị bao vây để đánh trận sinh tử cuối cùng với quân Nga. Không ai lên tiếng về thất bại cuối cùng đang đến nhưng ai cũng biết vòng vây của quân Nga ngày càng siết chặt dần và Berlin cùng Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng đang đi vào cơn hấp hối cuối cùng. Không còn đường để thoát, người Đức đã chiến đấu đến cùng trong một trận đánh tuyệt vọng trên các đường phố của thủ đô Berlin và biến trận đánh phòng thủ Berlin này thành một thiên anh hùng ca bi tráng nhất của Chiến Tranh Thế Giới 2.

Quân Đồng Minh Anh Mỹ ở mặt trận phía Tây đã dừng lại ở sông Enber, và có thể hiểu được là họ đã thỏa thuận để cho một mình quân đội Liên Xô tiến vào Thủ Đô và sẽ là kẻ kết liễu số phận, và cũng là kẻ đóng đinh cuối cùng lên cái quan tài của nước Đức Quốc Xã…

Nhưng thay vì thọc một nhát gươm kết thúc thẳng vào các lực lượng phòng thủ Berlin yếu ớt và dứt điểm chế độ Quốc Xã trước cả tháng thì họ lại đi vòng qua và bao vây hoàn toàn thủ đô Berlin. Có thể lãnh tụ Liên Xô J. Stalin không nắm rõ tình hình Berlin, mà cũng có thể họ muốn bao vây để ngừa trước Đồng Minh Anh - Mỹ cũng muốn chiếm thủ đô Đức Quốc Xã.

Để tránh những trận oanh tạc ngày càng ác liệt hơn cúa phi cơ Đồng Minh vào Berlin thì Quốc Trưởng A. Hitler đã cùng Eva Braun đã dọn vào hầm hầm được xây vội vã ngay dưới chân của Dinh Thủ Tướng vào tháng 1 năm 1945. Sau đó hai người phải phải đối mặt với một cuộc bao vây Berlin của Liên Xô, và tiếng bom nổ ầm ĩ của máy bay Anh Mỹ dội suốt đên với công thức Anh ném bom ban ngày, Mỹ ném bom ban đêm. Quốc Trưởng cũng đã phải lập Tổng Hành Dinh ngay ở dưới boong ke này để chỉ đạo cuộc chiến đấu tuyệt vọng của nước Đức với lại các nước Đồng Minh ngày càng mạnh hơn. Ông đã không rời khỏi nơi ở và nơi làm việc cuối cùng này lần nào cho đến khi tự sát ở đây vào ngày 30/4/1945.

Nằm sâu 55 feet (gần 17 mét) bên dưới phủ thủ tướng đồ sộ, boong ke có hàng chục phòng và đượctrang bị tiện nghi đầy đủ, có hệ thống cung cấp nước và điện riêng. Chỉ có Hitler và Eva Braun ở lại trong hầm cùng đội lính SS bảo vệ tin cẩn do tướng Mot chỉ huy. Gần những ngày cuối cùng thì Quốc Trưởng có mời gia đình của Bộ Trưởng Tuyên Truyền Gơbbel đến boongke ở cùng để tránh bom. Vợ chồng Gobbel cùng 6 đứa trẻ ở trong một căn phòng, và họ sống rất kín tiếng ở trong căn phòng nhỏ bé đó. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới có tiếng bọn trẻ con nô đùa vọng ra. Các thủ lĩnh như Hermann Gơring, Heinrich Himmler cũng liên tục ở lại hầm và họp hành cho đến khi họ được Quốc Trưởng cử hai người đi những công việc khác nhau và họ đã thoát khỏi Berlin trước khi bị quân Nga bao vây hoàn toàn

Các tướng tá Đức đã khuyên Hitler và Eva Braun, cùng gia đình Gobbel nên vượt thoát khỏi vòng vây ở Berlin để đến với vùng Nam nước Đức chưa bị chiếm để lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Đức. Quốc Trưởng đã yêu cầu họ lập một bản kế hoạch cho một cuộc phá vây mạo hiểm này. Sau nhiều lần xem xét thì các trợ lý thân cận của Hitler đã bác bỏ kế hoạch cải trang cho Hitler và bí mật vượt vòng vây theo các đường dẫn của lực lượng an ninh. Họ biết rằng Hitler không đời nào chấp nhận cải trang thành một người khác để thoát thân.

Cuối cùng thì kế hoạch phá vòng vây cũng đã hoàn thành với sự tham gia của gần như toàn bộ lực lượng quân sự ở thủ đô lúc đó. Đến giờ J. ngày N. thì tất cả các lực lượng chiến đấu Đức ở Berlin đều đồng loạt tung ra hàng loạt các cuộc tấn công cảm tử và tạo nên hàng loạt các cuộc phá vây giả đi về mọi hướng để hỗ trợ và đánh lạc hướng cho cuộc phá vây lớn nhất ở Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng. Ở mũi tấn công phá vây chính này sẽ có sự tham gia của khoảng hơn 200 xe tăng, xe bọc sắt và pháo tự hành là sự vét sạch trong số vũ khí còn lại của Đức sẽ cùng với lực lượng quân đội còn lại, của các quân đoàn 56, các đơn vị SS trung thành sẽ bố trí thành một mũi nhọn duy nhất tấn công một mạch xuyên qua vòng vây dày đặc quân Nga để thoát ra vùng miền Nam chưa bị chiếm. Ở giữa là 30 xe bọc thép chở Hitler, Braun và những người đi cùng. Họ sẽ được đơn vị SS bảo vệ THD do tướng Mon chỉ huy cùng các đơn vị văn phòng võ trang bảo vệ. Đi sau cùng là các đơn vị quân đội rời rạc được tập hợp lại để chặn hậu và dự bị cho mũi nhọn tấn công.

Kế hoạch đại thể như thế được trình lên Quốc Trưởng trước ngày sinh nhật của ông 20/11/1945. Quốc Trưởng không quan tâm nhiều lắm đến kế hoạch này, nhất là khi Bộ Trưởng Tuyên Truyền Gobel quyết định ở lại và tự sát chứ không theo đoàn phá vây. Nhóm lập kế hoạch phá vây biết rằng Hitler sẽ quyết định ở lại chứ không thoát khỏi vòng vây nữa. Và ngày 25/4 Hitler đã tuyên bố rằng :

- Phá vây để làm gì ? Để thoát khỏi vòng vây này và chui vào một vòng vây mới hả. Nếu số mệnh đặt tôi ở thủ đô vào lúc nguy nan này thì tôi sẽ sống chết cùng nó.
Công cuộc phòng thủ Berlin vẫn được Tổng Hành Dinh Quốc Trưởng điều hành tuy chỉ còn chỉ huy vài trăm ngàn quân trong một diện tích nhỏ xíu ở các quận trung tâm Berlin. Chính THD này với những người thủ lãnh điều hành suốt cuộc chiến như A. Hitler Keytel, Jolb. đã từng điều hành một lực lượng khổng lồ đến 20 triệu quân Đức và Đồng Minh đóng trên một diện tích gấp 20 lần nước Đức. Nhưng giờ đây ngồi chen nhau trên những cái ghế gập, các sĩ quan ưu tú củq quân đội Đức vẫn cắm đầu vào các phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn không có thực cùng các lệnh hành quân đa phần là tưởng tượng cửa Hiler. Họ nghiêm túc làm việc đến cùng đúng theo tinh thần lao động của người Đức.

Trên các hướng tấn công thì người Nga gặp phải một khó khăn không ngờ. Đó là các đơn vị Thanh Niên Chiến Đấu của các đoàn viên Hitler. Toàn những bọn nhóc 13 -17 tuổi được ép ra tuyến đầu chiến đấu. Với những khẩu phóng bom vác vai, và luồn lách thông thạo qua những tòa nhà đổ nát trong thành phố, chúng đã tiêu diệt một số lượng xe tăng Liên Xô khổng lồ. Hơn 2000 xe tăng Nga đã bị bắn cháy và phần lớn do những bọn nhóc này gây ra.

Quốc Trưởng đã có một cuộc đi thăm chớp nhoáng bọn trẻ ưu tú đó để gắn Huân Chương Chữ Thập Sắt cho vài đứa nhưng đó là chuyến đi ra bên ngoài boong ke cuối cùng của ông.

Mọi việc rõ ràng hơn khi Quốc Trưởng nhận được báo cáo về cái chết của người bạn thân Mussolini. Ông này cùng người tình chạy trốn nhưng không thoát và người dân Ý đã giết cả hai người và treo ngược xác trên quảng trường trung tâm ở thành phố Milan. Hitler lần đầu tiên công khai ý định tự tử và phải thiêu xác ông ngay. “Tôi không muốn bọn Nga đem xác tôi vào trưng ở Viện Bảo Tàng” Quốc Trưởng nhấn mạnh. Phải hỏa thiêu xác của tôi ngay...

Ông cũng gấp rút hoàn thành bức thư chính trị cuối cùng. Trong đó ông vẫn không nhận lỗi lầm tai họa khi gây ra cuộc chiến tranh thảm khốc cho nhân loại và cho cả nước Đức của ông, mà lại cố đổ lỗi cho người Do Thái, người CS gây ra. Ông cũng bào chữa cho việc truy bức và tàn sát người Do Thái một cách tàn bạo mà Đức Quốc Xã đã tiến hành. Ông cũng tuyên bố cắt hết chức vụ và yêu cầu bắt giữ hai người thân thiết nhất của ông vì sự phản bội. Đó là H. Himle và H. Goring

Trong ý nguyện và di chúc cuối cùng của mình, Hitler đã bổ nhiệm Đô đốc Karl Dönitz làm nguyên thủ quốc gia, và Joseph Göbbels làm thủ tướng. Hai chức vụ mà nhà độc tài nước Đức Quốc xã nắm giữ suốt 12 năm qua.

Sau đó Hitler lặng lẽ bắt tay từ biệt khoảng 20 người thân tín nhất của mình ngay của phòng riêng . Rồi ông cùng vợ mới cưới Eva Braum rút vào phòng riêng. Những người chờ đợi bên ngoài nghe thấy một tiếng súng vang lên trong phòng. Họ bước vào để thấy cả hai người đều đã chết.

Eva Braun đã tự sát bằng thuốc độc, còn Hitler thì tự bắn vào đầu mình bằng một khẩu súng lục.

Mai Tú Ân ( HNPĐ )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm