Trang lá cải

Những người rừng huyền thoại *

Người Mỹ gọi họ là Mountain Man – Sơn nhân. Nhưng họ là Người rừng chính hiệu. Ngày đêm họ cô độc lầm lũi trong núi rừng. Những cánh rừng hoang dã ngập đầy tuyết trắng, chết chóc, giá băng. Những dãy núi dựng đứng chập chùng hiểm trở

Người Mỹ gọi họ là Mountain Man – Sơn nhân. Nhưng họ là Người rừng chính hiệu. Ngày đêm họ cô độc lầm lũi trong núi rừng. Những cánh rừng  hoang dã ngập đầy tuyết trắng, chết chóc, giá băng. Những dãy núi dựng đứng chập chùng hiểm trở. Đối diện với họ ngoài giá băng, thú dữ, băng trôi, đá lở, đói khát và bệnh tật còn là những  người da đỏ tàn bạo chuyên lột da đầu và những mũi tên độc.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai

Sau khi đất nước Mỹ mở mang bờ cõi về phía Tây từ khi Louisiana được mua lại, vùng đất mênh mông bạt ngàn và hoang dã này còn quá mới mẻ chưa có dấu chân người. Và trước khi những người Mỹ trắng tiên phong đến nơi này sinh sống thì đã có những kẻ đi trước cả chính phủ liên bang cùng các đội quân viễn chinh. Họ là những tay bạt mạng liều lĩnh xem thường mạng sống, những người rừng vô danh góp phần không nhỏ trong lịch sử lập quốc nước Mỹ.

Họ bẫy, săn thú để lột da, lấy bộ lông quý giá đem bán cho các công ty. Họ là những người ít học, trong tay chỉ có cây súng, râu tóc bù xù, trùm bộ da thú nên trông họ giống như mãnh thú. Họ rành việc cài bẫy, tìm phương hướng và dấu vết thú hoang, kiên nhẫn ngụy trang ngày đêm, có khi tháng trời ròng rã. Phần lớn bỏ xác trong sự tĩnh mịch tàn khốc của núi rừng, nơi dấu chân con người chưa bao giờ đặt tới. Tên tuổi của họ cũng nhanh chóng bị lãng quên. Những câu chuyện huyền thoại của họ thường được cái chết đem theo mà người đời mấy ai biết được. Núi rừng là nơi cung cấp da lông thú, những nguồn lợi kinh tế, nhưng núi rừng cũng chính là nghĩa trang chôn cất thân xác vô danh. Không một nắm mồ, may mắn lắm chỉ có nhành cây thập giá trên một nhúm đá núi tạm thời. Thú hoang sẽ đào bới, san bằng nay mai… Những công ty buôn bán lông thú có ghi chép lại tên tuổi và vài sự kiện xấu xảy ra trong đời họ, những dòng vắn tắt. Trong số đó có câu chuyện về Hugh Glass, câu chuyện kinh hoàng về sự sống còn đã được dựng thành phim The Revenant – Người về từ cõi chết do Leonardo DiCaprio nhập vai tuyệt hay.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai3
Người da đỏ buôn bán da thú với thương lái Châu Âu – nguồn The Bowery Boys: New York City History

Hugh Glass gần 40 tuổi, là một trong những tay đặt bẫy chuyên nghiệp, đặc biệt là bộ lông con hải ly quý giá của nhóm Andrew Henry thuộc công ty mua bán lông thú Ashley trong cuộc thám hiểm ở Yellowstone River hè năm 1823. Khi nhóm đang đi dọc Grand River, họ bất ngờ gặp phải một gia đình gấu xám. Gấu mẹ lớn phóng ra đè ngã Glass xuống, móng vuốt dài cùng hàm răng bén nhọn đã xé thịt da của anh từ đầu đến chân. Glass cố chống cự lại bằng dao và quay lật người dùng lưng che chở. Chân bị dập gãy, lồng ngực mở toang và máu tràn khắp người, phập phồng những bọt bong bóng từ trong phổi. Glass bị thương nặng và tìm cách trườn thoát thì con gấu mẹ lại chụp vào vai Glass, cắn xé day nát bả vai và tay. Ðồng bọn của Glass đến bắn và giải cứu. Nhưng tính mạng Glass xem chừng như khó giữ, khu rừng lại nằm trong lãnh thổ của người da đỏ. Trưởng nhóm Henry thưởng tiền cho 2 người ở lại chăm sóc và bảo đợi cho Glass mất để chôn cất. Ðoàn tiếp tục hành trình. Một trong 2 người ở lại với Glass là cậu thiếu niên James Bridger, họ xé áo và tìm cách băng bó vết thương quá nặng. Sau 5 ngày tình trạng của Glass không khả quan, bất động trong máu me và mạch thở như ngọn đèn trước gió. Họ định đào huyệt nhưng vì sợ người da đỏ Arikara tấn công, nên bỏ Glass lại trong rừng và chạy theo kịp đoàn, nói rằng Glass đã chết.

Glass sống sót như phép lạ. Ðồng bạn của ông đã mang đi các vật dụng và súng của Glass nhưng không lấy đi cái nghị lực phi thường, cái khát vọng sống còn và lòng căm thù, không phải từ con gấu xám, mà từ đồng loại đã bỏ rơi mình với cái chết nơi hoang dã. Lúc tỉnh lúc mê, Glass chập chờn bên bờ sinh tử, ông để những vết thương nay đã có dòi bọ nhung nhúc ăn lấy phần da thịt chết để tránh hoại tử, bò lê nhiều ngày trong rừng đến bờ suối, ăn những trái dâu rừng và rêu xanh, uống nước suối và sương. Glass dần hồi phục khi giết được con rắn và dùng đá xẻ thịt nhỏ để nuốt. Ðộng lực sống còn của Glass càng mạnh mẽ khi muốn báo thù những người đã bỏ rơi mình. Glass tìm cách bò lê về Ðồn Kiowa, nằm ven sông Missouri, cách chừng 200 dặm. Glass thấy một con bò rừng con bị chó sói tấn công và cắn xé. Glass đợi đàn chó đi và lê tới xác con bò, xé thịt bằng răng rồi ngấu nghiến những miếng thịt sống đỏ tươi cần thiết cho sức cạn kiệt của mình. Ðêm lạnh Glass chui vào trong bụng con bò nằm ngủ, sau đó tìm cách mang theo ít thịt dự phòng cho đường đi. Ðịnh hướng bằng ngọn núi cao, kẹp nạng vào chân và dùng cánh tay còn lại ghép cây làm thuyền thả xuôi dòng sông Cheyenne, cuối cùng bằng hình thù quái dị máu me, Glass đã lê về đến trại Kiowa (S. Dakota bây giờ.)

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai1
Bia tưởng niệm Hugh Glass ở  Shadehill, South Dakota

Khi những vết sẹo chưa liền da thì Glass đã hăm hở lên đường, nhằm hướng Ðông theo một nhóm thợ săn. Khi đến gần làng của người da đỏ Mandan, Glass quyết định bỏ thuyền, vượt một khúc sông cong, may mắn cho Glass, toàn bộ nhóm sau đó bị người bộ lạc Arikara đón giết. Một nhóm thổ dân hiền lành Mandan đã đưa Glass đến Ðồn Tilton. Glass quyết tâm truy tìm 2 người bỏ rơi mình, trong đêm tối Glass lại bỏ trại lên đường vào hoang dã. Sau 38 ngày xuyên qua rừng núi, Glass đến Ðồn Henry ở Montana. Nơi này Glass gặp lại cậu trai trẻ Bridger, một trong hai người bỏ rơi mình. Bridger còn quá trẻ và Glass mềm lòng tha thứ. Ðược tin người phản bội còn lại đã gia nhập quân đội, biết không còn làm gì được, lòng Glass nguội lạnh khi tìm lại được khẩu súng của mình và tham gia trở lại đoàn thám hiểm của Công ty Ashley. Sau đó với kinh nghiệm dày dạn, Glass được mướn làm người hướng đạo cho quân đội Mỹ trú tại Ðồn Union, N. Dakota. Mùa xuân 1833 Glass cùng 2 người đi đặt bẫy thì chạm trán thổ dân Arikara dọc sông Yellowstone và ông bị giết.

Những người rừng như Hugh Glass đã một thời làm nên một ngành thương mại phát triển rầm rộ ở Châu Âu và Mỹ quốc. Ngành buôn lông thú đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và kỹ nghệ của Bắc Mỹ trong hơn 300 năm, kéo theo sự tham gia của phần lớn quốc gia Châu Âu và vài bộ lạc ở châu Mỹ. Người da đỏ trao đổi da, lông thú để đổi lấy dụng cụ, vũ khí và ngựa. Ngược lại các lái buôn da trắng dùng da lông thú làm áo quần, mũ nỉ, mền chăn và vật dụng rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày lúc bấy giờ. Khi những người thủy thủ và thám hiểm của các thương đoàn Châu Âu đến Bắc Mỹ vào đầu những năm 1550, những bộ lông thú của hải ly đã làm người Châu Âu ưa chuộng. Và thế là các loại da, lông thú dần được đặt mua và tìm kiếm.  Những công ty đầu tiên và lừng danh thời ấy là John Jacob Astor’s American Fur Company, Hudson’s Bay Company, cùng vài chục công ty nhỏ khác. Ðến cuối thế kỷ 17 thì nguồn thú hoang ngày càng khan hiếm. Khi những nhà sản xuất ngành dệt ở Châu Âu đầu tư vào máy dệt tơ lụa từ 1830 thì các thương vụ buôn bán da lông thú mới thưa dần và chấm dứt.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai2
Sinh hoạt tại một đồn trại trong rừng

Những lối mòn và các đường rừng heo hút mà chỉ có các người rừng này biết được, đã để lại những giá trị to lớn sau này cho các cuộc thám hiểm và mở mang đất nước. Brigham Young, người đạo Mormon đã dẫn dắt nhóm người di dân và được xem như là người sáng lập ra vùng Salt Lake, Utah cũng nhờ những tin tức chỉ đường của họ. Trong cuộc chiến tranh với quân Mễ Tây Cơ, quân đội Mỹ dưới trướng của John Charles Fremont đã nhờ các người hướng đạo từng làm thợ đặt bẫy, dẫn qua các lối mòn và đèo xa, để tìm đường đến tận biển Thái Bình. Cả khi những làn sóng di dân về Oregon và California thì những con đường mòn chuyền tai hay vẽ bản đồ bằng tay đã giúp họ nhiều trong chuyến đi ngàn dặm mơ hồ.

Những ghi chép sử sách về các người rừng này thật ít ỏi. Phần lớn bị thất lạc, đa phần là truyền khẩu quanh đống lửa trại ven rừng, bên các cốc rượu heo hút đèo xa, bên các saloon dọc đường gió bụi. Nhưng vài ghi chép xác tín đã nhắc đến các công lao của vài người như John Colter năm 1807, một thành viên trong đoàn thám hiểm của Clark và Lewis. Khi bắt đầu khởi hành từ sông Missouri thì bị sa thải. Ông ta trở về săn bẫy thú hoang trong rừng núi, bặt tăm nhiều năm và sau đó được mọi người biết đến khi tìm ra Yellowstone National Park hùng vĩ ngày nay. Riêng câu chuyện của Hugh Glass luôn làm xúc động mọi người, mọi thời. Câu chuyện thật nói lên vai trò thầm lặng của những người rừng, nói lên bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người, nhất là trong những tháng ngày hoang sơ của lịch sử nước Mỹ. Nơi con người phải đấu tranh sống còn với nghịch cảnh thiên nhiên hoang dã và đã chiến thắng, cũng như Glass đã chiến thắng nỗi hận thù đồng loại trong tim.

Những người rừng như những người về từ cõi chết huyền thoại.

Sean Bảo

( Báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những người rừng huyền thoại *

Người Mỹ gọi họ là Mountain Man – Sơn nhân. Nhưng họ là Người rừng chính hiệu. Ngày đêm họ cô độc lầm lũi trong núi rừng. Những cánh rừng hoang dã ngập đầy tuyết trắng, chết chóc, giá băng. Những dãy núi dựng đứng chập chùng hiểm trở

Người Mỹ gọi họ là Mountain Man – Sơn nhân. Nhưng họ là Người rừng chính hiệu. Ngày đêm họ cô độc lầm lũi trong núi rừng. Những cánh rừng  hoang dã ngập đầy tuyết trắng, chết chóc, giá băng. Những dãy núi dựng đứng chập chùng hiểm trở. Đối diện với họ ngoài giá băng, thú dữ, băng trôi, đá lở, đói khát và bệnh tật còn là những  người da đỏ tàn bạo chuyên lột da đầu và những mũi tên độc.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai

Sau khi đất nước Mỹ mở mang bờ cõi về phía Tây từ khi Louisiana được mua lại, vùng đất mênh mông bạt ngàn và hoang dã này còn quá mới mẻ chưa có dấu chân người. Và trước khi những người Mỹ trắng tiên phong đến nơi này sinh sống thì đã có những kẻ đi trước cả chính phủ liên bang cùng các đội quân viễn chinh. Họ là những tay bạt mạng liều lĩnh xem thường mạng sống, những người rừng vô danh góp phần không nhỏ trong lịch sử lập quốc nước Mỹ.

Họ bẫy, săn thú để lột da, lấy bộ lông quý giá đem bán cho các công ty. Họ là những người ít học, trong tay chỉ có cây súng, râu tóc bù xù, trùm bộ da thú nên trông họ giống như mãnh thú. Họ rành việc cài bẫy, tìm phương hướng và dấu vết thú hoang, kiên nhẫn ngụy trang ngày đêm, có khi tháng trời ròng rã. Phần lớn bỏ xác trong sự tĩnh mịch tàn khốc của núi rừng, nơi dấu chân con người chưa bao giờ đặt tới. Tên tuổi của họ cũng nhanh chóng bị lãng quên. Những câu chuyện huyền thoại của họ thường được cái chết đem theo mà người đời mấy ai biết được. Núi rừng là nơi cung cấp da lông thú, những nguồn lợi kinh tế, nhưng núi rừng cũng chính là nghĩa trang chôn cất thân xác vô danh. Không một nắm mồ, may mắn lắm chỉ có nhành cây thập giá trên một nhúm đá núi tạm thời. Thú hoang sẽ đào bới, san bằng nay mai… Những công ty buôn bán lông thú có ghi chép lại tên tuổi và vài sự kiện xấu xảy ra trong đời họ, những dòng vắn tắt. Trong số đó có câu chuyện về Hugh Glass, câu chuyện kinh hoàng về sự sống còn đã được dựng thành phim The Revenant – Người về từ cõi chết do Leonardo DiCaprio nhập vai tuyệt hay.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai3
Người da đỏ buôn bán da thú với thương lái Châu Âu – nguồn The Bowery Boys: New York City History

Hugh Glass gần 40 tuổi, là một trong những tay đặt bẫy chuyên nghiệp, đặc biệt là bộ lông con hải ly quý giá của nhóm Andrew Henry thuộc công ty mua bán lông thú Ashley trong cuộc thám hiểm ở Yellowstone River hè năm 1823. Khi nhóm đang đi dọc Grand River, họ bất ngờ gặp phải một gia đình gấu xám. Gấu mẹ lớn phóng ra đè ngã Glass xuống, móng vuốt dài cùng hàm răng bén nhọn đã xé thịt da của anh từ đầu đến chân. Glass cố chống cự lại bằng dao và quay lật người dùng lưng che chở. Chân bị dập gãy, lồng ngực mở toang và máu tràn khắp người, phập phồng những bọt bong bóng từ trong phổi. Glass bị thương nặng và tìm cách trườn thoát thì con gấu mẹ lại chụp vào vai Glass, cắn xé day nát bả vai và tay. Ðồng bọn của Glass đến bắn và giải cứu. Nhưng tính mạng Glass xem chừng như khó giữ, khu rừng lại nằm trong lãnh thổ của người da đỏ. Trưởng nhóm Henry thưởng tiền cho 2 người ở lại chăm sóc và bảo đợi cho Glass mất để chôn cất. Ðoàn tiếp tục hành trình. Một trong 2 người ở lại với Glass là cậu thiếu niên James Bridger, họ xé áo và tìm cách băng bó vết thương quá nặng. Sau 5 ngày tình trạng của Glass không khả quan, bất động trong máu me và mạch thở như ngọn đèn trước gió. Họ định đào huyệt nhưng vì sợ người da đỏ Arikara tấn công, nên bỏ Glass lại trong rừng và chạy theo kịp đoàn, nói rằng Glass đã chết.

Glass sống sót như phép lạ. Ðồng bạn của ông đã mang đi các vật dụng và súng của Glass nhưng không lấy đi cái nghị lực phi thường, cái khát vọng sống còn và lòng căm thù, không phải từ con gấu xám, mà từ đồng loại đã bỏ rơi mình với cái chết nơi hoang dã. Lúc tỉnh lúc mê, Glass chập chờn bên bờ sinh tử, ông để những vết thương nay đã có dòi bọ nhung nhúc ăn lấy phần da thịt chết để tránh hoại tử, bò lê nhiều ngày trong rừng đến bờ suối, ăn những trái dâu rừng và rêu xanh, uống nước suối và sương. Glass dần hồi phục khi giết được con rắn và dùng đá xẻ thịt nhỏ để nuốt. Ðộng lực sống còn của Glass càng mạnh mẽ khi muốn báo thù những người đã bỏ rơi mình. Glass tìm cách bò lê về Ðồn Kiowa, nằm ven sông Missouri, cách chừng 200 dặm. Glass thấy một con bò rừng con bị chó sói tấn công và cắn xé. Glass đợi đàn chó đi và lê tới xác con bò, xé thịt bằng răng rồi ngấu nghiến những miếng thịt sống đỏ tươi cần thiết cho sức cạn kiệt của mình. Ðêm lạnh Glass chui vào trong bụng con bò nằm ngủ, sau đó tìm cách mang theo ít thịt dự phòng cho đường đi. Ðịnh hướng bằng ngọn núi cao, kẹp nạng vào chân và dùng cánh tay còn lại ghép cây làm thuyền thả xuôi dòng sông Cheyenne, cuối cùng bằng hình thù quái dị máu me, Glass đã lê về đến trại Kiowa (S. Dakota bây giờ.)

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai1
Bia tưởng niệm Hugh Glass ở  Shadehill, South Dakota

Khi những vết sẹo chưa liền da thì Glass đã hăm hở lên đường, nhằm hướng Ðông theo một nhóm thợ săn. Khi đến gần làng của người da đỏ Mandan, Glass quyết định bỏ thuyền, vượt một khúc sông cong, may mắn cho Glass, toàn bộ nhóm sau đó bị người bộ lạc Arikara đón giết. Một nhóm thổ dân hiền lành Mandan đã đưa Glass đến Ðồn Tilton. Glass quyết tâm truy tìm 2 người bỏ rơi mình, trong đêm tối Glass lại bỏ trại lên đường vào hoang dã. Sau 38 ngày xuyên qua rừng núi, Glass đến Ðồn Henry ở Montana. Nơi này Glass gặp lại cậu trai trẻ Bridger, một trong hai người bỏ rơi mình. Bridger còn quá trẻ và Glass mềm lòng tha thứ. Ðược tin người phản bội còn lại đã gia nhập quân đội, biết không còn làm gì được, lòng Glass nguội lạnh khi tìm lại được khẩu súng của mình và tham gia trở lại đoàn thám hiểm của Công ty Ashley. Sau đó với kinh nghiệm dày dạn, Glass được mướn làm người hướng đạo cho quân đội Mỹ trú tại Ðồn Union, N. Dakota. Mùa xuân 1833 Glass cùng 2 người đi đặt bẫy thì chạm trán thổ dân Arikara dọc sông Yellowstone và ông bị giết.

Những người rừng như Hugh Glass đã một thời làm nên một ngành thương mại phát triển rầm rộ ở Châu Âu và Mỹ quốc. Ngành buôn lông thú đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và kỹ nghệ của Bắc Mỹ trong hơn 300 năm, kéo theo sự tham gia của phần lớn quốc gia Châu Âu và vài bộ lạc ở châu Mỹ. Người da đỏ trao đổi da, lông thú để đổi lấy dụng cụ, vũ khí và ngựa. Ngược lại các lái buôn da trắng dùng da lông thú làm áo quần, mũ nỉ, mền chăn và vật dụng rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày lúc bấy giờ. Khi những người thủy thủ và thám hiểm của các thương đoàn Châu Âu đến Bắc Mỹ vào đầu những năm 1550, những bộ lông thú của hải ly đã làm người Châu Âu ưa chuộng. Và thế là các loại da, lông thú dần được đặt mua và tìm kiếm.  Những công ty đầu tiên và lừng danh thời ấy là John Jacob Astor’s American Fur Company, Hudson’s Bay Company, cùng vài chục công ty nhỏ khác. Ðến cuối thế kỷ 17 thì nguồn thú hoang ngày càng khan hiếm. Khi những nhà sản xuất ngành dệt ở Châu Âu đầu tư vào máy dệt tơ lụa từ 1830 thì các thương vụ buôn bán da lông thú mới thưa dần và chấm dứt.

nhung-nguoi-rung-huyen-thoai2
Sinh hoạt tại một đồn trại trong rừng

Những lối mòn và các đường rừng heo hút mà chỉ có các người rừng này biết được, đã để lại những giá trị to lớn sau này cho các cuộc thám hiểm và mở mang đất nước. Brigham Young, người đạo Mormon đã dẫn dắt nhóm người di dân và được xem như là người sáng lập ra vùng Salt Lake, Utah cũng nhờ những tin tức chỉ đường của họ. Trong cuộc chiến tranh với quân Mễ Tây Cơ, quân đội Mỹ dưới trướng của John Charles Fremont đã nhờ các người hướng đạo từng làm thợ đặt bẫy, dẫn qua các lối mòn và đèo xa, để tìm đường đến tận biển Thái Bình. Cả khi những làn sóng di dân về Oregon và California thì những con đường mòn chuyền tai hay vẽ bản đồ bằng tay đã giúp họ nhiều trong chuyến đi ngàn dặm mơ hồ.

Những ghi chép sử sách về các người rừng này thật ít ỏi. Phần lớn bị thất lạc, đa phần là truyền khẩu quanh đống lửa trại ven rừng, bên các cốc rượu heo hút đèo xa, bên các saloon dọc đường gió bụi. Nhưng vài ghi chép xác tín đã nhắc đến các công lao của vài người như John Colter năm 1807, một thành viên trong đoàn thám hiểm của Clark và Lewis. Khi bắt đầu khởi hành từ sông Missouri thì bị sa thải. Ông ta trở về săn bẫy thú hoang trong rừng núi, bặt tăm nhiều năm và sau đó được mọi người biết đến khi tìm ra Yellowstone National Park hùng vĩ ngày nay. Riêng câu chuyện của Hugh Glass luôn làm xúc động mọi người, mọi thời. Câu chuyện thật nói lên vai trò thầm lặng của những người rừng, nói lên bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người, nhất là trong những tháng ngày hoang sơ của lịch sử nước Mỹ. Nơi con người phải đấu tranh sống còn với nghịch cảnh thiên nhiên hoang dã và đã chiến thắng, cũng như Glass đã chiến thắng nỗi hận thù đồng loại trong tim.

Những người rừng như những người về từ cõi chết huyền thoại.

Sean Bảo

( Báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm